Khoa học Việt Nam đang ở đâu?
Điều đáng quan tâm hơn là tỉ lệ công trình nghiên cứu khoa học nội lực ở nước ta không tăng mà
còn có xu hướng giảm. Điều này có nghĩa là hiện nay các nhà khoa học nước ta chỉ công bố
được khoảng 120 bài báo khoa học mỗi năm.
Bảng 1. Số lượng bài báo khoa học từ Việt Nam, Thái
Lan, và Singapore công bố trên các tập san khoa học
quốc tế trong thời gian 1996 - 2006
Năm Số bài báo khoa học
Tỉ số bài báo khoa
học
Việt Thái
Singapore VN/
VN /
Nam Lan
Thái Singapore
Lan
1996 202
723
1948
0,28
0,10
1997 222
797
2275
0,28
0,10
1998 239
971
2629
0,25
0,09
1999 248
1085 3210
0,23
0,08
2000 320
1214 3565
0,26
0,09
2001 355
1376 4040
0,26
0,09
2002 355
1625 4440
0,22
0,08
2003 496
2104 5117
0,24
0,10
2004 429
2090 5370
0,21
0,08
2005 590
2609 6426
0,23
0,09
2006 603
3007 6613
0,20
0,09
Nguồn: số liệu của tác giả, được thu thập từ các cơ sở dữ
liệu như ISI, SCI, SCI-Expanded, SSCI, và AHCI.
Tập san khoa học quốc tế dùng để chỉ các tập san có tên trong danh bạ
của Viện thông tin khoa học (Institute of Scientific Information – ISI). Không
một tạp chí khoa học nào của VN có tên trong danh bạ của ISI.”T
ập san k
ông một tậpn khoa học nào của Việt Nam có trong danh bạ của ISI. p san khoa học quốc tế” ở đây dùng để chỉ các tập san có tên trong
danh bạ của Viện Thông tin Khoa học (Institute of Scientific Information - ISI). Không một tập san khoa học nào của Việt Nam có trong
danh bạ của ISI.
Chỉ tiêu đầu vào
GS-TS Nguyễn Xuân Hãn đã nêu một nghịch lý là, trong khi ta thua kém Thái
Lan và các nước khác trong khu vực về số lượng công trình khoa học, thì số
lượng tiến sĩ của ta lại đứng ở đầu bảng! Theo GS Phạm Duy Hiển, số người
làm R&D của ta hiện rất lớn so với Thái Lan: 21.000 so với 6.400! Các con số
này có thể khác nhau ít nhiều tuỳ theo nguồn tài liệu, song bản chất của vấn đề
vẫn không thay đổi. Trong khi đó, đơn cử như ở Philippines, để bảo vệ luận án
tiến sĩ (Ph.D), nghiên cứu sinh đã phải có ít nhất một công trình công bố trên các
tạp chí quốc tế theo danh mục của ISI.
Chỉ tiêu đầu ra
Để đánh giá khả năng sáng tạo công nghệ của một quốc gia, số đo cơ bản được
sử dụng là số lượng bằng sáng chế được cấp bởi những cơ quan có uy tín trên
thế giới. Vào khoảng năm 1997, số bằng sáng chế được cấp ở Mỹ đối với người
Mỹ là 80.295, Nhật: 30.841, Hàn Quốc: 2.359, Singapore: 120, Trung Quốc:
3.100, Malaysia: 23, Thái Lan: 13, Philippin: 8. Trong các thống kê của Việt Nam,
ta chỉ thấy số liệu về bằng sáng chế của người Việt là... 1.
Rõ ràng, khả năng sáng tạo công nghệ của ta hiện nay rất yếu. Về mặt này, ta
thua Thái Lan còn xa hơn về nghiên cứu khoa học.
Sử dụng chỉ tiêu số lượng bằng sáng chế được cấp ở Mỹ hay ở một nước công
nghiệp tiên tiến khác, là để biết về trình độ sáng tạo công nghệ, chúng ta đang ở
vị trí nào trên thế giới, ở khoảng cách nào đối với những nước đang phát triển
trong khu vực Đông Nam Á.
Theo báo cáo của hãng dự báo RAND biên soạn cho Ngân hàng Thế giới, năng
lực khoa học và công nghệ của Việt Nam đang đứng thứ 94 trên thế giới sau
Malaysia (thứ 71), Thái Lan (73), Philippines (80)...
Chỉ tiêu tác động
Công bố kết quả nghiên cứu không phải là để khoe tài, mà là để trao đổi với các
đồng nghiệp, mong được sự nhận xét của họ (ngoài sự đánh giá ngang hàng peer review - của những người phản biện của tạp chí). Và nếu được họ sử dụng
thì tác giả sẽ thấy rõ thêm giá trị công trình của mình.
Các khái niệm cơ sở của quản lý khoa học và công nghệ cũng rất đáng bàn. Sự
lẫn lộn giữa những khái niệm cơ bản: study (tạm dịch là khảo cứu, còn nếu dịch
là nghiên cứu thì cần nhớ rằng, đó không phải là nghiên cứu khoa học) với
research (nghiên cứu). Ở nước ta hiện nay, hai khái niệm này được gọi chung là
nghiên cứu và được hiểu rất phổ biến là nghiên cứu khoa học. Và như thế,
chúng ta chưa thể nói cùng tiếng nói với thế giới khoa học rộng lớn được.
Vẽ lại bức tranh nền khoa học nước ta theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế là sự
chẩn đoán cần thiết đầu tiên trước khi cùng bàn đến việc kê đơn bốc thuốc.
Tôi xin nhắc lại câu nói của nhà triết học Anh Francis Bacon ở thế kỷ XVI, đại ý:
Từ cái sai có thể xuất hiện chân lý, nhưng từ cái lộn xộn thì không ra cái gì cả(!).
Giáo sư Đặng Mộng Lân (Theo SGTT)