Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn khai thác tư liệu từ internet phục vụ giảng dạy môn công nghệ lớp 11 – phần động cơ đốt trong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 22 trang )

“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

Sáng kiến kinh nghiệm:

KHAI THÁC TƯ LIỆU TỪ INTERNET
PHỤC VỤ GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11
PHẦN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Dạy tốt và học tốt là mục tiêu phấn đấu của trong toàn ngành giáo dục nói
chung, trong từng trường THPT nói riêng và đó cũng chính là tiêu chí, mục tiêu,
định hướng trong mọi hoạt động giáo dục của bản thân tôi.
Thực hiện việc đổi mới chương trình sách giáo khoa từ năm học 2007-2008
đến nay, qua thực tiễn giảng dạy của bản thân tôi đã rút ra được kinh nghiệm, đặc
biệt là những kinh nghiệm thuộc học phần Động cơ đốt trong. Với phương châm
cùng nhau chia sẻ nhằm hướng tới chọn lựa phương pháp dạy học thiết thực, phù
hợp, phát huy vai trò chủ thể, năng động sáng tạo của học sinh đối với môn Công
nghệ lớp 11 trên nền tảng khai thác có hiệu quả nguồn tư liệu bổ trợ, sử dụng đồ
dùng dạy học và trang thiết bị được trang cấp một cách hợp lý, tôi mạnh dạn trình
bày sáng kiến kinh nghiệm: “Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy
môn Công nghệ lớp 11 – phần Động cơ đốt trong”. Để thực sự nâng cao hiệu quả
giảng dạy, cần phải phối kết hợp rất nhiều yếu tố từ việc chọn lựa phương pháp
phù hợp với đặc thù bộ môn, phù hợp từng đối tượng tương tác đến việc sử dụng
có hiệu quả các trang thiết bị hỗ trợ, đồ dùng dạy – học, nguồn tư liệu minh hoạ
hợp lí cũng như ứng dụng thành quả công nghệ thông tin trong công tác soạn
giảng… Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ xin đề cập đến việc sử dụng
có hiệu quả nguồn tư liệu đa dạng, phong phú từ Internet với phương châm thực
hiện các giải pháp giảng dạy tích cực nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.


Biển học vô bờ, tôi nghĩ rằng mỗi giáo viên đều có phương pháp riêng, kinh
nghiệm riêng trong việc truyền thụ kiến thức đến học sinh, trong giới hạn của sáng
kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ muốn góp phần nhỏ của mình trong việc đổi mới
phương pháp dạy học hướng đến mục đích nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn.
Do đó, rất mong được sự đóng góp, bổ sung từ phía quý thầy cô giáo để tôi có thể
hoàn thiện hơn, ngày càng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của một giáo viên.
II.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
1.1Đặc trưng bộ môn:

Môn Công nghệ là môn học gắn liền với thực tiễn khoa học và đời sống;
Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến quá trình tác động của con người vào thế
Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 1


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

giới tự nhiên để tạo ra các sản phẩm, của cải, vật chất phục vụ lợi ích của con
người. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ làm thay đổi toàn diện đời sống con
người cả mặt tích cực lẫn tiêu cực; nghiên cứu môn Công nghệ cần đặt trong mối
quan hệ giữa khoa học và thực tiễn đời sống xã hội, với tự nhiên, với môi trường
theo quan điểm sinh thái học.
Nội dung môn Công nghệ lớp 11 gồm 3 phần có quan hệ logic chặt chẽ với
nhau nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ quát về khoa học – công
nghệ:
- Phần 1: Vẽ kĩ thuật: Học phần mang tính hướng nghiệp sâu sắc, trang bị cho

học sinh những kiến thức kĩ thuật tổng hợp, nhằm chuẩn bị cho các em tư
duy kĩ thuật, sẵn sàng đi vào lao động.
- Phần 2: Chế tạo cơ khí: Vận dụng những kiến thức đã học ở phần trước,
bước đầu giúp học sinh tư duy về khả năng đưa lí thuyết vào thực tiễn sản
xuất và gia công cơ khí; sử dụng các trang thiết bị, máy móc trong sản xuất
nhằm từng bước góp phần đẩy mạnh thực hiện công cuộc công nghiệp hoá –
hiện đại hoá đất nước.
- Phần 3: Động cơ đốt trong: Là một sản phẩm hoàn chỉnh được tạo ra từ nền
tảng của hai học phần trên, là kết tinh giữa lí thuyết và thực tiễn sản xuất cơ
khí. Nội dung thể hiện được vai trò, vị trí và tầm quan trọng cũng như việc
ứng dụng động cơ đốt trong vào thực tế đời sống xã hội, trang bị cho học
sinh những kiến thức cơ bản về một sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh từ nguyên
lí, cấu tạo đến việc sử dụng phục vụ nhu cầu trong đời sống con người.
Từ những nội dung mang tính đặc thù trên, bản thân tôi nhận thấy cần phải
giúp học sinh lĩnh hội tốt chương trình môn học, tạo tiền đề cơ sở cho lực lượng
lao động, sáng tạo giàu tiềm năng, góp phần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc công
nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Để làm được điều đó, trước hết bản thân cần
phải nỗ lực học tập không ngừng, luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học đưa
các phương pháp giảng dạy mang tính tích cực vào thực tế giảng dạy nhằm phù
hợp với mục tiêu, bản chất của nội dung môn học, phù hợp với từng đối tượng học
sinh và các công cụ, phương tiện dạy học sẵn có, thực hiện tốt mục tiêu phấn đấu
của ngành và của bản thân.
1.2Nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học:
Hiện nay, trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng, trong tất cả các bậc
học, cuộc cách mạng về phương pháp giảng dạy đang diễn ra mạnh mẽ. Điều này
xuất phát từ như cầu bức thiết: chỉ có không ngừng cải tiến phương pháp dạy học
theo hướng đặc biệt coi trọng đến việc đào tạo học sinh là trung tâm phải biết tự
chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra
thì giáo dục mới thực sự là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của xã hội.
Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH


Trang 2


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

Về nguyên tắc, đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải đổi mới cả về nội
dung bài giảng, cách tiến hành các phương pháp dạy và phương pháp học, đổi mới
các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để
ưu điểm của các phương pháp truyền thống và vận dụng linh hoạt một số phương
pháp dạy – học tiên tiến nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo, năng lực phát hiện
và giải quyết các vấn đề, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của
học sinh, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, nâng cao các kĩ năng về tìm
kiếm, xử lí thông tin, kĩ năng trình bày, thuyết phục, kĩ năng tự phát triển.
Theo đó, khi tiến hành đổi mới phương pháp dạy học cần quan tâm đến những
vấn đề đã được đúc kết sau:
- Bắt đầu từ quan điểm: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
- Tuân thủ nguyên tắc: Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
- Kết hợp hài hòa giữa các phương pháp dạy học khác nhau, phù hợp với các
tình huống dạy học để đạt được mục tiêu và hiệu quả của bài giảng.
- Sự liên quan mật thiết giữa đổi mới phương pháp dạy học với việc sử dụng
có hiệu quả các phương tiện và thiết bị dạy học.
Từ quan niệm lấy học sinh làm trung tâm đòi hỏi giáo viên phải thay đổi từ
chỗ truyền đạt kiến thức theo kiểu cung cấp nội dung theo phương pháp truyền
thống bằng cách tiếp cận mục tiêu sao cho học sinh đạt được mục tiêu xây dựng
những kỹ năng cần thiết như phân tích, tổng hợp, phán đoán, phản biện, ra quyết
định, giải quyết vấn đề…
Người thầy đóng vai trò là người chỉ đường chứ không phải dẫn đường,
“người dạy phải chỉ ra con đường mà người học sẽ phải đi và cách đi trên con
đường đó, còn người học bắt buộc phải tự đi trên con đường đó trong suốt quá

trình học một học phần”. Trên tinh thần này, đòi hỏi phải tăng cường vai trò tổ
chức, hướng dẫn, định hướng và điều khiển của người thầy đối với hoạt động học,
hoạt động tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng của học sinh; thúc đẩy và tăng
cường mối liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt, người thầy cần chú ý giúp học sinh có được nhu cầu học tập, nâng
cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu; phát triển tư duy
sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, nâng cao kỹ năng làm việc cộng đồng, kỹ
năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng trình bày, thảo luận.
Trong đổi mới phương pháp dạy học người thầy đóng vai trò là người thiết kế
và tổ chức thực hiện các kế hoạch bài gảng một cách hợp lí, tạo ra môi trường học
tập tích cực, thân thiện, kích thích tính chủ động tiếp cận tri thức của học sinh.
Đồng thời, cần chú ý linh hoạt lồng ghép dạy cho học sinh các cách học: học quan
Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 3


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

sát; học thu thập, phân tích và xử lý thông tin; học cách tổng hợp vấn đề; học cách
khát quát hoá; học phán đoán; học cách thông tin; học quyết định và hành động;
học đánh giá thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú đặc biệt hơn cả cần
phải tăng cường hình thức thảo luận, trao đổi, học tập theo nhóm… nhằm kích
thích học sinh phải đọc tài liệu, nghiên cứu, đưa ra những chính kiến của mình, vận
dụng một cách chủ động từ lí luận vào thực tiễn, tạo sự hứng thú cho học sinh.
Ngoài ra, việc đánh giá và cho điểm những học sinh tham gia xây dựng bài học là
một trong những động thái mang tính động lực nhằm kích thích sự hăng hái tham
gia học tập trong từng học sinh.
1.3Vai trò của tư liệu trong giảng dạy:
Trước hết, tôi xin được phép khẳng định không có một hoạt động nghiên cứu

nào mà không cần dùng đến tư liệu và thông tin. Vậy tư liệu, thông tin có thể thu
thập từ đâu – từ thư viện, từ sách báo, từ các kênh thông tin khác nhau trong đời
sống xã hội và nguồn tư liệu đa dạng, phong phú, có thể truy cập, sử dụng, chia sẽ,
… ở khắp mọi nơi – đó chính là nguồn tư liệu, thông tin từ Internet.
Như tôi đã trình bày ở trên, bắt đầu từ quan điểm dạy học lấy học sinh làm
trung tâm; tuân thủ nguyên tắc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, người
thầy có vai trò định hướng giúp học sinh tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo khoa học;
tạo cảm giác hứng khởi, say mê với khoa học trong học sinh. Để thực hiện được
điều này, ngoài những nội dung được truyền đạt trong sách giáo khoa, người thầy
cần phải tích cực tìm kiếm các tư liệu có liên quan đến bài giảng để minh chứng,
mở rộng, đào sâu các vấn đề nêu ra; chỉ khi nào thực sự thoả mãn trong việc lĩnh
hội tri thức thì khi ấy mới kích thích được sự hăng say tìm hiểu khoa học trong học
sinh.
Tư liệu là chìa khoá mở ra các cánh cửa tri thức giúp lý giải, minh chứng cho
hàng vạn câu hỏi vì sao trong đầu chúng ta; đồng thời đó cũng chính là phương
tiện để làm sáng tỏ những khuất lấp mà đôi khi dùng từ ngữ, ngôn ngữ,… không
thể diễn tả hết được.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1Phần đại cương về động cơ đốt trong:
- Chân dung các nhà khoa học gắn liền với lịch sử phát triển động cơ đốt
trong:

Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 4


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

- Các tiêu chí phân loại động cơ đốt trong khác:

o Động cơ có píttông chuyển động xoay

Bên trong píttông của động cơ,
cùng một thể tích buồng đốt đã thực
hiện lần lượt 4 giai đoạn khác nhau –
nạp, nén, cháy và thải. Động cơ xoay
cũng thực hiện 4 giai đoạn đó, nhưng
khác biệt ở chỗ, mỗi giai đoạn được
thực hiện trong một khoang riêng.
Mỗi giai đoạn có một xilanh riêng và
rotor di chuyển liên tục từ xilanh này
tới xilanh kế tiếp.

Hỗn hợp không khí và nhiên liệu
được hút vào trong suốt kỳ hút nhiên
liệu.

Cũng tương tự như động cơ píttông,
động cơ xoay hoạt động dựa trên áp
lực được tạo ra khi hỗn hợp giữa
nhiên liệu và không khí bị đốt cháy.
Trong động cơ xoay, áp lực từ
buồng đốt được nén lại trong một
khoang chứa, khoang này chính là
một phần của buồng đốt và tiếp giáp
với một bề mặt của rotor hình tam
giác.

Rotor hình tam giác gắn với vòng
răng trung tâm chuyển động quanh

một bánh răng cố định.

Sau đó hỗn hợp không khí và nhiên
liệu được nén.

Và cuối cũng hỗn hợp khí sau khi
cháy được thải ra ngoài.

o Động cơ có nhiều xilanh phân bố khác nhau

Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 5


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

Kiểu chữ V

Bố trí hình sao

Bố trí về 2 phía

o Công nghệ động cơ đốt trong 5 kỳ:
Năm 2009, Hãng Ilmor trình làng sáng chế mới với động cơ xăng 3 xilanh
hoạt động thêm kỳ thứ 5 so với 4 như thường lệ.
Ilmor tuyên bố với 3 xilanh dung tích 700 phân khối, kiểu động cơ mới có
công suất lên tới 130 mã lực ở tốc độ quay 7.000 vòng/phút, mômen xoắn cực đại
166Nm ở tốc độ quay 5.000 vòng/phút. Các giá trị này tương đương với động cơ
điêzen dung tích 2.000 cm3.


Mặt cắt và cấu trúc tổng thể động cơ xăng 5 kỳ của Ilmor
Nguyên tắc của Ilmor, dĩ nhiên, vẫn dựa trên động cơ 4 kỳ nhưng được sắp
xếp lại. Động cơ 3 xilanh sử dụng hai trục cam. Trong đó trục cam áp suất cao (HP
- high pressure) dùng để vận hành các van của 2 xilanh ngoài cùng (có bán kính
nhỏ). Trục cam áp suất thấp (LP - low pressure) điều khiển van xilanh giữa (bán
kính lớn hơn). Trục HP có tốc độ quay bằng nửa trục khuỷu còn LP bằng đúng tốc
độ trục khuỷu.
Hai xilanh ngoài (sơ cấp) vẫn hoạt động theo 4 kỳ nạp, nén, cháy – dãn nở,
thải. Đến kỳ thải, cả hai không thoát khí thải ra ngoài mà lần lượt đưa vào xilanh ở
giữa. Tại đây, hỗn hợp khí áp suất cao sẽ đẩy píttông, cung cấp thêm năng lượng
để tăng tỷ số nén.

Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 6


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

Xilanh thứ cấp (áp suất thấp) tách riêng quá trình nén và giãn nên có thể
giúp tăng mức độ giãn và nén cho hai xilanh còn lại. Nhờ đó mà tỷ số nén có thể
đạt đến 14,5:1, gần bằng động cơ điêzen.
5 kỳ của động cơ được chia thành:
- Nạp hòa khí vào buồng đốt (2 xilanh
ngoài cùng).
- Nén hòa khí trong buồng đốt.
- Cháy – dãn nở.
- Xả khí thải vào xilanh thứ cấp.
- Xả khí khỏi động cơ.


Cấu tạo trục cam và vị trí các van
của từng buồng đốt. Ảnh: Ilmor.

Theo Ilmor, động cơ này có những ưu
điểm như cần áp suất bơm thấp, tăng tỷ số nén nên tăng hiệu suất đốt cháy. Các
công nghệ sử dụng là đơn giản nên không cần quá nhiều chi phí. Động cơ gọn nhẹ
do hai xilanh ngoài có kích cỡ nhỏ.
o Dùng phim tư liệu mô tả nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong:

(Một số hình ảnh cắt từ phim tư liệu – Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ)
Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 7


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

Giúp học sinh dễ dàng nhận ra sự chuyển biến của các nhóm chi tiết như
píttông, thanh truyền, trục khuỷu, xuppap, cò mổ,… và hoạt động của môi chất
công tác trong các kỳ làm việc của động cơ.
2.2Phần cấu tạo của động cơ đốt trong:
- Thân máy, nắp máy:

Dựa theo mục tiêu của bài học, giúp học sinh biết được nhiệm vụ, cấu tạo
chung, sự đa dạng của thân máy, nắp máy; phân biệt, nhận biết 2 loại thân máy,
nắp máy làm mát bằng nước và làm mát bằng không khí,… tôi sử dụng kết hợp cả
2 dạng thông tin tư liệu là hình ảnh và phim cho bài giảng.
Với hình ảnh, mô tả sự đa dạng, kết cấu, sự khác biệt của các loại thân máy,
nắp máy.

Với phim tư liệu diễn hoạ 3D quy trình lắp ghép động cơ đốt trong, tôi muốn
khẳng định với học sinh: Thân máy, nắp máy là “khung xương” cố định dùng để
lắp các cơ cấu, hệ thống của động cơ. Một số hình ảnh minh hoạt cắt ra từ phim:

Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 8


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền: Sử dụng tư liệu minh hoạ làm rõ các vấn đề
như: Tại sao phải có nhiều dạng đỉnh pittông khác nhau? Có những dạng
thanh truyền nào? Thanh truyền trên xe máy có gì khác so với hình biểu diễn
sách giáo khoa?...
o Các dạng đỉnh píttông và ứng dụng:
Dạng lồi: Có độ cứng vững cao, thường
dùng cho các động cơ 2 kỳ (xăng 2 kỳ).
Dạng bằng, hoặc lõm ít: Thường dùng
cho động cơ xăng 4 kỳ, dùng bộ chế hòa khí
do đã được hòa trộn tương đối kỹ trong bình
xăng con nên nhu cầu hòa trộn hòa khí trong
buồng đốt không còn nhiều nữa. Hoặc có thể
dùng trong các động cơ có buồng đốt phụ, tức
tạo một buồng đốt nhỏ trong nắp xilanh để
quá trình hoà trộn diễn ra trước được thuận
lợi.
Dạng lõm nhiều: Thường dùng đối với
động cơ điêzen hoặc động cơ sử dụng hệ
thống phun xăng trực tiếp, hoà khí được hình

thành ngay trong buồng cháy vì thế cần phải
có sự vận động xoáy lốc nhanh, mạnh, chính
dạng đỉnh píttông này sẽ giúp thực hiện hiệu
Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 9


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

quả việc này.

o Các dạng thanh truyền, cấu tạo trục khuỷu thanh truyền trên xe máy:

Trên xe máy, thanh truyền thường có đầu to liền khối, lắp ổ bi; Vì thế, để lắp
đầu to thanh truyền với chốt khuỷu, trục khuỷu
phải có cấu tạo thành nhiều phần, chốt khuỷu và
má khuỷu có thể tháo rời nhau.
Thuật ngữ phổ thông thường dùng trong sửa
chữa xe máy: Thanh truyền gọi là tay dên; Má
khuỷu gọi là má dên; Chốt khuỷu gọi là ắc dên.
- Hệ thống làm mát:
Bản chất của hệ thống làm mát
cho động cơ là phải giữ cho nhiệt độ các
chi tiết tại khu vực buồng cháy đạt mức
độ cho phép, lý tưởng cho quá trình đốt
cháy hoà khí diễn ra. Vì thế, nhiệt độ
nước làm mát trong hệ thống phải đạt
giá trị thích hợp, để thực hiện được điều
này cần phải có hệ thống sấy nước và

van hằng nhiệt.

Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 10


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

Trong xilanh của van hằng nhiệt
có chứa môi chất công tác là các hạt
paraphin rắn, các hạt parapin này sẽ
giãn nở khi gặp nhiệt độ cao điều khiển
sự đóng mở của van. Trên xilanh có
gắn cánh van, lò xo hồi vị luôn ép van
đóng.
(Sơ đồ cấu tạo van hằng nhiệt)

- Ở nhiệt độ bình thường lò so
hồi vị đẩy xilanh mang cánh van đi lên
làm van đóng, nước không qua van
hằng nhiệt.
- Khi nhiệt độ động cơ đạt nhiệt
độ làm việc, Parapin giãn nở thắng sức
cản lò xo đẩy xi lanh xuống làm mở
van và mở thông đường nước từ động
cơ ra két làm mát (trên két thường ghi
trị số nhiệt độ mở van khoảng 52÷900C
hoặc cao hơn)


(Các cách bố trí van hằng nhiệt trong hệ thống làm mát)
- Hệ thống khởi động: Sử dụng phim tư liệu các cách khởi động thường dùng
trên thực tế và diễn hoạ nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng
động cơ điện 1 chiều. Một số hình ảnh chụp từ phim:
Các cách khởi động động cơ thường dùng trên thực tế

Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 11


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

Diễn hoạ nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng điện

2.3Phần ứng dụng của động cơ đốt trong:
- Động cơ đốt trong dùng cho ôtô:
o Các phương án bố trí động cơ trên ôtô:

Bố trí ở đầu ôtô

Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Bố trí ở đuôi ôtô

Trang 12


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”


Bố trí ở giữa ôtô và truyền lực chủ động cả 2 hướng

o Hệ thống truyền lực trên ôtô; Truyền lực chính và bộ vi sai:

Bộ vi sai là một thiết bị dùng để chia mômen xoắn của động cơ thành hai
đường, cho phép hai bên bánh xe quay với hai tốc độ khác nhau. Chúng ta có thể
tìm thấy bộ vi sai ở tất cả các xe hơi và xe tải hiện đại, và đặc biệt ở các xe bốn
bánh chủ động hoàn toàn. Mỗi cầu chủ động của những xe này đều cần một bộ vi
sai và đương nhiên giữa bánh trước và bánh sau cũng cần vì khi vào cua, quãng
đường mà bánh trước và sau đi được cũng khác nhau.
Bộ vi sai trên xe có ba nhiệm vụ chính sau:
- Truyền mômen của động cơ tới các
bánh xe.
- Đóng vai trò là cơ cấu giảm tốc
cuối cùng trước khi mômen xoắn
truyền tới các bánh xe.
- Truyền mômen tới bánh xe trong
khi cho phép chúng quay với tốc
độ khác nhau.
Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 13


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

o Li hợp:

o Hộp số:
Các hộp số nói chung dùng để thay

đổi tỷ số tốc độ giữa động cơ và cầu chủ
động. Nói một cách khác nếu không có hộp
số, chiếc xe chỉ chạy được ở một tốc độ duy
nhất với một tốc độ cực đại nhất định.
Ngoài ra khả năng tăng tốc từ khi xuất phát
cùng với khả năng leo dốc của xe cũng bị
hạn chế nếu như nó không sử dụng hộp số.
Vì vậy hộp số sử dụng một hệ thống
bánh răng khác nhau từ nhỏ đến lớn để biến
đổi mômen xoắn của động cơ phù hợp với
nhiều điều kiện vận hành (khởi hành, tăng
tốc, leo dốc...). Các số có thể được cài theo
cách thông thường bằng tay hoặc tự động.

Loại hộp số cơ khí thông thường: Sử dụng các cặp bánh răng ăn khớp ngoài
có tỷ số truyền khác nhau. Để thực hiện chuyển số cần điều khiển chuyển vị trí ăn
khớp của các bánh răng, cần điều khiển bố trí liên động với càng gạt chuyển số
thông qua chân số bằng một cam xoay. Cần số còn có cơ cấu liên động để mở ly
Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 14


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy mơn Cơng nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

hợp của xe máy tạo cho khả năng chuyển số êm dịu và khơng va đập.
Hộp số vơ cấp cho xe tay ga: Khơng
giống như những hộp số tự động truyền
thống, hộp số vơ cấp CTV khơng có các cặp
bánh răng để tạo tỷ số truyền. Điều này có

nghĩa là nó khơng có sự ăn khớp giữa các
bánh răng. Loại CVT thơng thường nhất hoạt
động trên một hệ thống puli (ròng rọc) và dây
đai truyền cho phép một sự thay đổi vơ cấp và
liên tục giữa giới hạn thấp nhất và cao nhất
mà khơng có sự tách biệt riêng rẽ các vị trí số.
Trên đây là một số minh chứng ít ỏi của bản thân trong việc sử dụng nguồn tư
liệu phong phú, đa dạng từ Internet phục vụ trực tiếp trong cơng tác soạn giảng bộ
mơn Cơng nghệ lớp 11, rất mong được sự quan tâm, chia sẽ, đóng góp ý kiến từ
q đồng nghiệp để bản thân tơi ngày càng hồn thiện về kĩ năng, phương pháp
phục vụ tốt nhất nhiệm vụ chun mơn trong trường trung học phổ thơng nói
chung và đối với mơn cơng nghệ nói riêng.
2.4Giáo án minh hoạ:
Bài 22:
THÂN MÁY VÀ NẮP MÁY
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
1./ Biết được nhiệm vụ và cấu tạo chung của thân máy và nắp máy.
2./ Biết được đặc điểm cấu tạo của thân xilanh và nắp máy động cơ làm mát bằng nước
và bằng không khí.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
Biết được nhiệm vụ, đặc điểm, cấu tạo chung của thân máy và nắp máy.
C. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG:
1. Về nội dung:
-

Nghiên cứu kỹ bài học sách giáo khoa.
Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài giảng.
2. Về phương tiện:


-

Hình biểu diễn sách giáo khoa.
Hình minh hoạ khác (nếu có)
Máy vi tính, máy chiếu và các phương tiện hỗ trợ khác…

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 15


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy mơn Cơng nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

1. Ổn đònh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
-

Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ điêzen 4 kỳ?
3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

GV: Dùng hình 22.1 SGK, tư liệu minh hoạ I./ Giới thiệu chung:
khác giới thiệu
về thân máy và
nắp máy.
GV: Vẽ tóm

lược mô hình
động cơ đốt
trong, chia các
phần sẽ tìm
hiểu trong bài…

Nắp máy

Thân xilanh
Thân máy
cacte

GV: Để cấu thành nên một động cơ, đòi
hỏi phải thiết kế, chế tạo hàng trăm chi tiết,
những chi tiết đó phải được ghép nối với
nhau theo một quy luật nhất đònh; Trong số
các chi tiết ấy có thân máy là chi tiết chính
dùng để lắp ghép mọi thứ lên đấy.
GV: Dùng phim tư liệu để minh chứng.
HS: Qua phim tư liệu em nhận xét gì về
Thân máy và nắp máy là “khung xương”
vai trò của thân máy, nắp máy đối với động
cố đònh, dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống
cơ?
HS: Quan sát cấu tạo thân máy và nắp của động cơ.
Thân máy có hình dạng và kết cấu đa dạng
máy, em có nhận xét gì về hình dạng, kết
và phức tạp.
cấu của chúng?
Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH


Trang 16


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy mơn Cơng nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

GV: Thông thường thân máy được chế tạo
Thân máy có thể chế tạo liền khối hoặc
thành 2 phần: thân xilanh và cacte.
HS: Hoàn thành phần 1 phiếu học tập và riêng phần gồm: Thân xilanh và cacte.
báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung nếu cần.
GV: Có những động cơ có kích thước rất
lớn (VD: động cơ tàu thủy) thân máy có thể
được chia thành rất nhiều phần và chúng
được ghép nối với nhau bằng gugiông hoặc
bulông.
HS: Nhận biết, mô tả đặc điểm cấu tạo
của gugiông; bulông thông qua suy luận và tư
liệu minh hoạ từ giáo viên.
GV: Chuyển
II./ Thân máy:
HS: Em hãy cho biết nhiệm vụ của thân
1./ Nhiệm vụ:
máy?
Dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống của
GV: Bổ sung, chốt
động cơ.

GV: Sử dụng tư liệu minh hoạ về cấu tạo

của thân máy.
HS: Số lượng, cách bố trí các xilanh trong
động cơ có mối quan hệ gì về đặc điểm cấu
tạo của thân má?
GV: Chốt, ghi bài

2./ Cấu tạo:

Cấu tạo của thân máy phụ thuộc vào số
lượng, sự bố trí của các xilanh, các cơ cấu và
HS: Hãy quan sát hình 22.2 và cho nhận hệ thống của động cơ.
xét về cấu tạo của thân xilanh theo từng
phương thức làm mát động cơ?
- Động cơ làm mát bằng nước, thân xilanh
có “áo nước”.
- Động cơ làm mát bằng không khí, thân
xilanh có cánh tản nhiệt.
Xilanh có thể làm rời hoặc đúc liền với
thân xilanh.
HS: Hoàn thành phần 2 phiếu học tập và
báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung nếu cần.
III./ Nắp máy:
Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 17


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy mơn Cơng nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”


GV: Giới thiệu một số loại nắp máy của
1./ Nhiệm vụ:
động cơ đốt trong.
GV: Minh hoạ phim tư liệu về các nhóm
chi tiết được lắp trên nắp máy.
- Là nơi dùng để lắp: bugi, vòi phun,
HS: Kể tên các chi tiết, nhóm chi tiết được
xupap,…
lắp trên nắp máy?
- Cùng với xilanh, đỉnh pittông tạo thành
HS: Dùng kiến thức đã học ở bài 21
(Nguyên lý làm việc động cơ đốt trong), cho buồng cháy của động cơ.
biết thêm nhiệm vụ của nắp máy?
GV: Bổ sung nếu cần.
2./ Cấu tạo:
HS: Nêu nhận xét về cấu tạo của nắp máy
qua việc quan sát tư liệu minh hoạ?
Cấu tạo của nắp máy rất đa dạng, tù
GV: Chốt, ghi bài.
thuộc vào từng loại động cơ cũng như việc
lắp đặt, bố trí các chi tiết trên nó.
GV: Minh hoạ 2 dạng nắp máy tiêu biểu:
Nắp máy của động cơ làm mát bằng nước
hoặc có xupap; Nắp máy của động cơ làm
mát bằng không khí hoặc không có xupap.
HS: Nhận xét độ phức tạp về cấu tạo của
2 loại nắp máy trên?
GV: Bổ sung nếu cần.
- Động cơ làm mát bằng nước hoặc nắp
HS: Ghi bài, gạch sách.

máy có chứa xupap có cấu tạo khá phức tạp.
- Động cơ làm mát bằng không khí hoặc
động cơ 2 kỳ, nắp máy có cấu tạo đơn giản
hơn.
4. Củng cố, dặn dò:
-

Giáo viên đánh giá tinh thần, thái độ học tập của học sinh.
Giáo viên đặt câu hỏi củng cố các nội dung cơ bản của bài học.
Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa (nếu có thời gian).
Yêu cầu học sinh chuẩn bò bài Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

E. PHIẾU HỌC TẬP:
Phần 1:
1. Thân xilanh dùng để:............................................................................................................
2. Đặc điểm cấu tạo của cacte:................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Phần 2:
1. Vai trò của “áo nước” và cánh tản nhiệt:............................................................................
............................................................................................................................................................
Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 18


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy mơn Cơng nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

2. Vì sao mặt ngoài thân máy, nắp máy của động cơ làm mát bằng không khí không làm
phẳng để dễ gia công mà phải có các cánh tản nhiệt:.......................................................

F. KIẾN THỨC BỔ SUNG:
Thân máy là nơi gá lắp các cụm chi tiết, các hệ thống của động cơ và tạo dáng cho động
cơ. Thân máy được làm việc trong điều kiện phải chòu trọng lượng các chi tiết lắp trên đó,
đồng thời chòu tác dụng của lực khí thể biến đổi theo chu kỳ, có trò số lớn gây rung động và
va đập, chòu nhiệt độ cao của khí cháy. Vật liệu để chế tạo thân máy đòi hỏi phải rất bền, cơ
tính cao, nhẹ, chòu nhiệt và truyền nhiệt tốt. Thường được đúc bằng hợp kim nhôm (động cơ
xăng, công suất nhỏ) hoặc bằng gang hợp kim (động cơ Điêzen).
Hư hỏng thường gặp và nguyên nhân:
– Nứt, vỡ do sự cố của nhóm piston - thanh truyền hoặc đổ nước lạnh đột ngột khi nhiệt
độ động cơ đang cao.
– Vùng áo nước bò ăn mòn hoá học, bám cặn bẩn, tắc đường nước.
– Bò tắc đường dầu bôi trơn do dầu có cặn bẩn.
– Các lỗ ren bò hỏng do tháo lắp không đúng kỹ thuật.
– Mặt phẳng lắp ghép với nắp máy bò cong vênh.
– Xi lanh liền thân bò mòn côn, méo do tiếp xúc với vòng găng và piston.
............................................................................................................................................................

III.

HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Qua thực tế của bản thân, với việc khai thác có hiệu quả nguồn tư liệu đa
dạng, phong phú từ Internet và các kênh thơng tin trong thực tế đời sống xã hội
phục vụ cho cơng tác giảng dạy bộ mơn Cơng nghệ lớp 11 như trên tơi nhận thấy
đạt được một số kết quả như sau:
- Giúp bản thân ln phấn đấu học tập khơng ngừng, ln tìm tòi, khám phá
những nội dung mới, phù hợp và thiết thực cho bài giảng.
- Khơng khí giờ học vui tươi, giảm bớt áp lực cho học sinh.
- Học sinh thốt khỏi được thế bị động khi tiếp cận nguồn tri thức mới.
- Kết quả học tập ngày càng được cải thiện.
- Lồng ghép và sử dụng có hiệu quả tư liệu học tập, đồ dùng và trang thiết bị

phục vụ trong từng tiết học, giúp học sinh có thêm điều kiện để lĩnh hội tri
thức một cách tồn diện, hiệu quả.
- Trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về các vấn đề cơng nghệ
trong đời sống hằng ngày, giúp giải quyết phần nào các câu hỏi Tại sao…?
trong học sinh, tạo sự hứng thú với việc tìm hiểu và khám phá cơng nghệ
ứng dụng cho đời sống.

IV.

ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 19


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

- Đề tài này là sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân trong nhiều năm giảng
dạy bộ môn Công nghệ 11 tại nhà trường, tôi nhận thấy việc sử dụng, sưu
tầm các tư liệu này không khó và có thể sử dụng rất linh hoạt trong từng
tiết dạy, vì vậy khá năng vận dụng, áp dụng vào thực tế giảng dạy là dễ
dàng và hiệu quả.
- Tôi chỉ xin có một đề xuất nhỏ như sau: Với sự phát triển bùng nổ của
công nghệ thông tin như hiện nay, hội đồng bộ môn có thể lập ra một diễn
đàn trên trang web của phòng GDTrH dành riêng cho môn Công nghệ để
chúng tôi thuận tiện trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ tài nguyên,… nhằm nâng
cao hơn nửa khả năng lĩnh hội và truyền đạt đến với học sinh.
V.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1.

Nguyễn Văn Ánh, Nguyễn Trọng Bình,…
Sánh giáo khoa - CÔNG NGHỆ 11
NXB Giáo dục - 2006

2.

Bộ Giáo dục & Đào tạo – Vụ giáo dục trung học
Tài liệu BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN – MÔN CÔNG NGHỆ 11
NXB Giáo dục – 2007

3.

Bộ Giáo dục & Đào tạo
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn CÔNG NGHỆ
NXB Giáo dục – 2010

4.

Nguyễn Văn Bình – Nguyễn Tất Tiến
Nguyên lí ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
NXB Giáo dục – 1994

5.

Bộ Giáo dục & Đào tạo
Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn CÔNG NGHỆ THPT
Công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011
Tân Phú, ngày 10 tháng 5 năm 2013

NGƯỜI THỰC HIỆN

Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 20


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

TẠ DUY BÌNH

Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 21


“Khai thác tư liệu từ Internet phục vụ giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 – Phần Động cơ đốt trong”

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:.............................................................................1
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:.............................................................
1. Cơ sở lý luận:..................................................................................1
1.1 Đặc trưng bộ môn ............................................................1
1.2 Nhận thức về đổi mới PPDH............................................2
1.3 Vai trò của tư liệu trong giảng dạy..................................4
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:.................4

2.1 Phần đại cương về ĐCĐT.................................................4
2.2 Phần cấu tạo của ĐCĐT...................................................7
2.3 Phần ứng dụng của ĐCĐT..............................................11
2.4 Giáo án minh hoạ............................................................14
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:.......................................................................18
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:........................18
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:........................................................................19

Người thực hiện: TẠ DUY BÌNH

Trang 22



×