Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn PHƯƠNG PHÁP TÍCH hợp GIÁO dục bảo vệ môi TRƯỜNG vào GIẢNG dạy bộ môn CÔNG NGHỆ THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.93 KB, 19 trang )

Trường THPT Võ Trường Toản

Năm học: 2012-2013

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN

Mã số:............

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO
GIẢNG DẠY BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Người thực hiện: Trần Hữu An.
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục:........................
Phương pháp dạy học bộ môn: Công nghệ
Lĩnh vực khác...........................................

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình
Phần mềm
Phim ảnh
Hiện vật khác

Năm học: 2012- 20113

Người thực hiện: Trần Hữu An

1




Trường THPT Võ Trường Toản

Năm học: 2012-2013

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I . THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: Trần Hữu An
2. Sinh ngày: 02 tháng 10 năm 1980.
3. Giới tính: Nam.
4. Địa chỉ: Giáo viên Trường THPT Võ Trường Toản, Cẩm Mỹ, Đồng Nai.
5. Điện thoại: 01693885422 ( Cơ quan). 01693885422.
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Võ Trường Toản, Cẩm Mỹ, Đồng Nai.

II . TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị: ( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Kỹ Sư
- Năm nhận bằng: 2007.
- Chuyên ngành đào tạo: Kỹ Sư Nhiệt – Điện Lạnh .

III . KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Giảng dạy các nội dung thuộc chuyên ngành:Kỹ Thuật-Điện.
- Số năm kinh nghiệm: 07 năm.

Người thực hiện: Trần Hữu An

2



Trường THPT Võ Trường Toản

Năm học: 2012-2013

ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO
GIẢNG DẠY BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môi trường có một vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống. Đó không chỉ là
nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động sản xuất, nghỉ ngơi, hưởng
thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ,…đó là không gian sinh sống của con
người, sinh vật, là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất,
nguồn gen, các loại động thực vật, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên…
Việc bảo vệ môi trường là mối quan tâm mang tính toàn cầu. Nước ta đang quan
tâm sâu sắc về vấn đề bảo vệ môi trường. Nghị quyết 41/ NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm
2004 của bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quyết định 1363/ QĐ-TT ngày 17 tháng 10 năm
2001 thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án ‘’ Đưa nội dung bảo vệ môi trường
vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Quyết định 256/ QĐ-TT ngày 02 tháng 12 năm 2003
của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia năm
2010 và định hướng đến năm 2020 là cơ sở pháp lí, nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi
trường, phát triển một trương lai bền vững của đất nước.
Chủ trương của Đảng và nhà nước ngày 31 tháng 01 năm 2005 của bộ trưởng bộ
Giáo dục và Đào tạo đề ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi
trường . Giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và
bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp trong các môn học phổ thông.Trong thực
tế thế hệ trẻ mà phần lớn là học sinh, sinh viên vẫn xem nhẹ , ít quan tâm, tìm hiểu về
việc bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học còn hạn chế, ý

thức thực hiện chưa cao như: xả rác, vệ sinh công cộng, vật dụng thiết bị bằng kim loại,
dầu mỡ, chất bôi trơn, hóa chất khi thực hành… chưa có ý thức cao trong môi trường tập
thể cũng như nội quy của nhà trường, xã hội.
Do vậy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học công nghệ là cần thiết
nhằm định hướng cho người học nhìn thấy tầm quan trọng của môn học, đồng thời phát
huy tính tích cực, chủ động, nâng cao kiến thức kĩ năng về việc bảo vệ môi trường trong
nhà trường và trong đời sống hàng ngày.
Từ thực tế trên, bản thân là giáo viên đang dạy môn công nghệ, tôi nhận thấy
rằng: Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Nhưng như thế nào để vừa có hiệu quả , vừa phát huy hết tác dụng của môn học nên tôi
chọn nghiên cứu đề tài “ Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng
dạy bộ môn công nghệ theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ” Nhằm nâng
cao hiệu quả bộ môn nói chung và giáo dục về việc bảo vệ môi trường cho học sinh nói
riêng. Xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹp phù hợp với vùng miền.

Người thực hiện: Trần Hữu An

3


Trường THPT Võ Trường Toản

Năm học: 2012-2013

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lí luận.
Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì
nhà trường là nơi đào tạo nên những con người mới, có đức, có tài, có ý thức, trách
nhiệm về môi trường sống, môi trường tự nhiên và xã hội…
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội, đặc biệt là sự phát triển về khoa học

kĩ thuật trong những năm qua đã làm thay đổi về bộ mặt xã hội, chỉ số tăng trưởng kinh
tế không ngừng tăng cao. Tuy vậy sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc
bảo vệ môi trường. Vì vậy môi trường Việt Nam đã xuống cấp, ô nhiễm nghiêm trọng.
Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, khu công nghiệp... Mọi
công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành, đấu tranh, chống mọi hành vi, các vi phạm
trong việc bảo vệ môi trường của nhà nước.

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh
vật” ( Điều 3, Luật bảo vệ môi trường năm 2005).
Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết vấn đề
về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ban ngành và đông đảo
tầng lớp nhân dân đặc biệt quan tâm và thu được một số kết quả đáng khích lệ.
Tuy vậy,việc bảo vệ môi trường nước ta vẫn chưa được đáp ứng được yêu cầu
của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung môi trường nước
ta vẫn xuống cấp nghiêm trọng, tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, hạn hán, lũ
lụt…đe dọa đến sức khỏe của con người.
Do vậy việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng và trong nhà
trường. Giáo dục cho mọi người có trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường vì cuộc
sống hành tinh không chỉ hôm nay và cho cả thế hệ tương lai ngay từ khi họ còn ngồi
trên ghế nhà trường và cả ở tuổi trước khi đến trường.
2. Nội dung và biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
2.1. Những yêu cầu trong quá trình tích hợp giáo dục môi trường.
2.1.1. Đối với giáo viên:
Cần có kiến thức sâu rộng, thường xuyên trau dồi, tích lũy kiến thức về môi
trường qua việc tự học, tự nghiên cứu trong sách vở, báo chí, mạng lưới thông tin, báo
đài, intenet… Nêu cao trình độ, tư duy, góp phần tìm ra những hình thức, biện pháp
thích hợp để thực hiện đề tài. Đồng thời đổi mới phương pháp dạy học tích cực, chủ
động sáng tạo, tăng cường sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, khả năng vận dụng
truyền đạt kiến thức một cách linh hoạt, đặc biệt là ứng dụng thiết bị và công nghệ thông

tin.
2.1.2. Đối với học sinh.
Tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt bài học, tìm hiểu, nghiên cứu về môi
trường trên mạng lưới hệ thống thông tin.Trả lời câu hỏi, giải quyết tình huống theo yêu
cầu giáo viên, làm tiết học thêm phong phú và thực tế.

Người thực hiện: Trần Hữu An

4


Trường THPT Võ Trường Toản

Năm học: 2012-2013

2.2. Các bước thực hiện tích hợp giáo dục môi trường.
2.2.1. Xác định mục tiêu, nội dung bài học có thể tích hợp.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào
môn học, các hoạt động, hướng hội nhập vào chương trình.Mục tiêu, nội dung và
phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp
học, khai thác tình hình thực tế của địa phương. Thực hành kĩ năng đặt câu hỏi, vấn đáp,
trắc nghiệm nhằm giúp học sinh độc lập suy nghĩ, giải quyết vấn đề. Phát hiện các vấn
đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo
viên. Bảo đảm kiến thức, rút ra nhận xét, kết luận, không làm quá tải lượng kiến thức và
tăng thời gian của bài học. Tổ chức học sinh tham quan nhà máy, khu công nghiệp, nơi
xử lí chất thải…
2.2.2. Tổ chức hoạt động tích hợp.
Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các bài, các chương cụ
thể trong bộ môn.
a. Biện pháp đặt câu hỏi:

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hệ thống đặt câu hỏi từ nội dung
bài học, từ kinh nghiệm hiểu biết thực tế có liên quan bài học, dẫn dắt vào nội dung bài
học.
Bước 1: Nhiệm vụ:
Giáo viên hướng dẫn tài liệu liên quan đến bài học, giao nhiệm vụ từng nhóm, cả
lớp, tìm hiểu, chuẩn bị từng nội dung.
Bước 2: Tổ chức:
Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi cho những bài học có nội dung tích hợp,
dẫn dắt đưa nội dung tích hợp vào bài giảng, học sinh căn cứ vào đó để trả lời câu hỏi.
* VD1: Khi dạy bài 21: (Nguyên lí làm việc động cơ đốt trong- công nghệ 11),
giáo viên có thể đặt câu hỏi:
Khí thải động cơ có ảnh hưởng như thế nào môi trường xung quanh?
* VD2: Khi dạy bài 38: ( Thực hành vận hành và bảo dưỡng động cơ đốt trongcông nghệ 11) : Giáo viên đặt câu hỏi về tích hợp môi trường:
Tại sao xung quanh các trạm, bảo dưỡng ô tô, xe máy cây cối thường kém phát
triển?
* VD3: (Động cơ đốt trong dùng cho ô tô-Bài 33-công nghệ 11).
Tại sao khi ngồi trên ô tô, đi đường không bằng phẳng, ta có cảm giác say xe( mệt
mỏi, buồn nôn)?
*VD4: (Khi dạy bài đại cương về động cơ đốt trong-bài 20), giáo viên có thể đặt
các câu hỏi liên tiếp về môi trường.
- Dầu điêzen, xăng, dầu bôi có gây ra ô nhiễm môi trường không?
- Khi động cơ ô tô, xe máy chuyển động, gây ra tiếng ồn lớn, điều đó ảnh hưởng
đến môi trường như thế nào?
* VD5: (Khi dạy bài linh kiện bán dẫn và IC bài4- công nghệ 12): Câu hỏi.
Tác động kĩ thuật điện tử đến môi trường như thế nào?

Người thực hiện: Trần Hữu An

5



Trường THPT Võ Trường Toản

Năm học: 2012-2013

Bước 3:Tổng kết, đánh giá:
Giáo viên chia bảng thành 2-3 phần, dành cho từng nhóm thảo luận, đại diện từng
nhóm lên trình bày, cả lớp nghe và bổ sung thêm ( nếu thiếu sót), có thể đứng tại chổ
trình bày các câu hỏi.
Giáo viên căn cứ vào nội dung cho điểm, khen thưởng những cá nhân, nhóm tích
cực. Bên cạnh đó tác động, phê bình những em chưa tham gia phát biểu, hoạt động
nhóm chưa tốt.
b. Biện pháp đặt câu hỏi trắc nghiệm:
Bước 1: Giáo viên xác định mục tiêu, nội dung những bài học có liên quan đến
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm, học sinh tìm
hiểu và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, xác định được lựa chọn đúng nhất trong đáp án
trắc nghiệm.
Bước 2: Giáo viên có thể chia lớp thành nhóm, các phiếu trắc nghiệm liên quan
đến nội dung bài học và tích hợp môi trường, học sinh chọn vào đáp án có lựa chọn
đúng nhất.
*VD1: Động cơ đốt trong ( bài 20- công nghệ 11 ).
Quá trình sử dụng nhiên liệu dùng cho động cơ, loại nhiên liệu nào ít làm ảnh
hưởng đến môi trường:
a/ Động cơ xăng b/ Động cơ điêzen c/ Động cơ ga d/ Động cơ năng lượng mặt trời
*VD2: Công nghệ chế tạo phôi ( bài 16- công nghệ 11)
Cacbon ở thể cứng ( muội than ) ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi
trường như thế nào:
a/ Cản trở quang hợp của cây xanh
b/ Cây trồng chết
c/ Ảnh hưởng đến hô hấp của con người

d/ Mưa axit
*VD3: Tự động hóa trong chế tạo cơ khí ( bài 19- công nghệ 11)
Trong sản xuất cơ khí phải sử dụng công nghệ cao để:
a/ Tạo ra lá phổi xanh, lọc sạch không khí b/ Hạn chế trong quá trình sử dụng nhiên liệu
c/Giảm chi phí năng lượng và tiết kiệm nguyên vật liệu d/Tạo năng lượng cho con người
*VD4: Các linh kiện điện tử, đã qua sử dụng, biện pháp nào không làm ảnh
hưởng đến môi trường:
a/ Cần tái chế khi sử dụng
b/ Thải ra môi trường
c/ Chúng tự phân hủy
d/ Không cần tái chế khi sử dụng
Bước 3: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm để học sinh lựa chọn đáp án chính xác.
Giáo viên đưa hình ảnh, nội dung lên máy chiếu, cho điểm, khen thưởng, động viên, phê
bình những học sinh chưa tích cực.
c. Phương pháp thuyết trình, thuyết minh:
Bước 1: Nhiệm vụ:
Từ việc giáo viên đưa ra các nội dung giáo dục, bảo vệ môi trường có liên quan,
thông qua đàm thoại để xây dựng đối tượng, nội dung bài học.
Bước 2: Tổ chức:
Giáo viên chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm có thể thuyết trình, thuyết minh theo
nội dung được giao. Học sinh có thể đặt câu hỏi, liên quan nội dung, yêu cầu người
thuyết minh trả lời.

Người thực hiện: Trần Hữu An

6


Trường THPT Võ Trường Toản


Năm học: 2012-2013




*VD: Khái quát khái niệm Hệ thống điện quốc gia sau khi giới thiệu về các cấp
điện áp lưới điện( Công nghệ 12). Giáo viên có thể đặt câu hỏi:
Ảnh hưởng của đường điện 500kv đến con người như thế nào?. Tại sao người ta
không xây dựng nhà máy điện tại các khu đô thị, khu dân cư mà phải xây dựng ở rất xa
rồi truyền tải điện năng về nơi tiêu thụ?
Bước 3: Tổng kết đánh giá:
Giáo viên cho lớp nhận xét và cho điểm, sau đó thông qua nội dung truyền tải các
bài thuyết minh để chốt nội dung bài học. Sau đó tuyên dương, khen thưởng, phê bình
những học sinh chưa tích cực.
d. Một số phương pháp khác.
Giáo viên xác định mục tiêu bài học, sưu tầm các tài liệu liên quan, tranh, ảnh,
các mẫu chuyện liên quan về vấn đề môi trường…
Đầu tiết học, giáo viên giới thiệu nội dung tiết học, lồng ghép thêm về nội dung
môi trường…Tổ chức tham quan, khảo sát, nghiên cứu thực địa, các nhà máy xử lí rác,
khu công nghiệp…
Khai thác những kinh nghiệm thực tế: Tầng ôzôn, trái đất nóng lên…
Phương pháp học tập theo dự án: Nghiên cứu một số vấn đề môi trường ở địa phương,
vừa sức với học sinh và phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường…
Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống: Kĩ năng nhận biết, xây dựng, quyết định…Kĩ
năng sống bảo vệ môi trường thông qua việc luyện tập, xử lí các tình huống môi trường
cụ thể.
Phần củng cố, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày những câu chuyện, hình ảnh
sưu tầm từ bộ môn liên quan đến môi trường mà các em sưu tầm được. Từ đó đặt câu
hỏi, tình huống, giới thiệu tài liệu liên quan bài mới, như vậy nội dung tích hợp có hiệu
quả.

2.4. Giáo án minh họa:
BÀI 16: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI ( Tiết 20 )
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Qua bài học giúp học sinh biết được:
- Biết được bản chất công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
- Hiểu được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.
- Biết được bản chất công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.
2. Kĩ năng:
Lập được quy trình công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
3. Thái độ:
Có thái độ, ý thức trong việc bảo vệ môi trường gia công cơ khí.
B. Chuẩn bị bài dạy:
1. Một số điểm cần lưu ý:
Đây là nội dung kiến thức khó, học sinh ít tiếp xúc, giáo viên cần nghiên cứu tài
liệu, giáo trình…
Nội dung bài, quy trình có nhiều bước, giáo viên cần phân tích rõ những nội dung
trọng tâm trong bài giảng.

Người thực hiện: Trần Hữu An

7


Trường THPT Võ Trường Toản

Năm học: 2012-2013

2. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu kĩ nội dung của bài.

-Tìm kiếm, sưu tầm thông tin, tranh ảnh, vật mẫu liên quan đến vật liệu cơ khí.
- Đọc phần thông tin bổ xung trong sgk
- Chuẩn bị tranh, quy trình công nghệ chế tạo phôi …
C. Tiến trình tổ chức dạy học.
I. Phân bố bài giảng trong 2 tiết.
Tiết 1: Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
Tiết 2: Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và phương
pháp hàn.
II. Các hoạt động dạy học
Tiết 1: Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
- Câu 1: Làm thế nào biết gang có độ cứng hơn so với đồng?
- Câu 2: Trình bày một số loại vật liệu thông dụng mà em biết?
2. Đặt vấn đề.
Trong cơ khí để giảm thời gian gia công các chi tiết, nâng cao năng suất lao động
phải có phôi. Phôi là gì? ( là hình dạng ban đầu của chi tiết khi chưa gia công. Nhiều
phương pháp gia công cơ khí như rèn, đúc,… tạo ra phôi).
3. Nội dung bài mới.( Tiết 1 )
Hoạt động 1:
Tìm hiểu bản chất và ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
Hoạt động học sinh
Trợ giúp giáo viên
1. Bản chất:
HS: Liên hệ thực tế và lấy ví dụ
Em hãy kể tên một số sản phẩm đúc mà em
biết?
Đỉnh đồng, tượng đồng, trống đồng… Như thế nào gọi là đúc?
Trả lời:
Kim loại đun lỏng rót vào khuôn, kết tinh và
Ghi nhận:

nguội ta được sản phẩm có hình dạng, kích
GV: Đặt câu hỏi, học sinh trả lời, nhận thước của lòng khuôn đúc.
xét các vấn đề đã nêu, trả lời và ghi - Đúc trong khuôn cát.
nhận.
- Đúc trong khuôn kim loại.
2. Ưu-Nhược điểm.
Ưu điểm:
Trong thực tế các vật liệu nào có thể đúc
được?
HS: Trả lời phần ưu nhược điểm.
- Đúc được tất cả kim loại và hợp kim khác
nhau.
Ghi nhận:
- Đúc được vật có khối lượng, kích thước lớn
và rất nhỏ.
- Tạo ra được hình dạng mà phương pháp khác
không tạo ra được( lỗ, hóc, rỗng bên trong).

Người thực hiện: Trần Hữu An

8


Trường THPT Võ Trường Toản

Giải thích từ ngữ: Rỗ khí, rỗ xỉ.

Năm học: 2012-2013
Nhược điểm:
Em hãy trình bày nhược điểm phương pháp

đúc?
Tạo ra khuyết tật, rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy
lòng khuôn, vật đúc bị nứt.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
Để thực hiện phương pháp đúc, nấu chảy kim
loại, có các chất thải nào thải vào không khí?

( Chất gây ô nhiễm không khí)
Trả lời:
Ghi nhận:
Khí thải trong quá trình sản xuất có được xử
HS: Quan sát tranh các nhà máy sản lí không?
suất thép và trả lời câu hỏi
Các chất phụ gia…
Hoạt động 2:

Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.
Em hãy cho biết công nghệ chế tạo phôi bằng
phương pháp đúc trong khuôn cát có mấy
HS: Đọc sgk và trả lời câu hỏi
bước?
Gồm 4 bước cơ bản.
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu làm khuôn.
Sơ đồ sgk 16.1
Mẫu làm bằng vật liệu gì? Hình dạng, kích
HS: Quan sát tranh, trả lời câu thước?
-Vật liệu: Cát=70-80%
hỏi( chú ý hình dạng và kích thước).
-Chất dính kết: 10-20%
Vì sao phải có chất dính kết?

Chia theo nhóm trả lời câu hỏi
Bước 2: Tiến hành làm khuôn.
Để tiến hành làm khuôn phải dùng dụng cụ
gì?
Nêu lên quy trình làm khuôn?
Quan sát sgk
Đặt mẫu, chèn cát, khô ráo, tháo khuôn giống
Trả lời: ( Cát + Đất sét )
như mẫu.
Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu
Vật liệu nấu có các chất gì?
Gang, than đá, chất phụ gia…
Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại vào khuôn
HS: Nhìn vào tranh và trả lời câu hỏi
Quá trình này thực hiện như thế nào?
Chú ý: Rót từ từ để tránh hỏng khuôn, Kim loại nấu chảy→rót kim loại→Kim loại
kết tinh→Mở khuôn→Vật đúc
rỗ khí.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
HS: Liên hệ thực tế, chia nhóm và trả Quá trình đúc, làm khuôn, lấy đi một lượng
cát, đá vôi…điều đó có ảnh hưởng như thế
lời câu hỏi.
nào đến việc bảo vệ môi trường?
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá giờ học( tiết 1).

Người thực hiện: Trần Hữu An

9



Trường THPT Võ Trường Toản

Năm học: 2012-2013

-Học sinh trả lời câu hỏi sgk ( phần nội dung tiết 1)
-Nhận xét về ý thức, tinh thần, thái độ học tập của học sinh.
* Rút kinh nghiệm.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Bài 14: MẠCH ĐIỀU KHIỂN TÍN HIỆU ( Công nghệ 12, tiết 14 )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu.
- Biết được các khối cơ bản của mạch điều khiển tín hiệu.
2. Kỹ năng
Vẽ được sơ đồ khối, nắm được các khối cơ bản của sơ đồ mạch bảo vệ quá điện
áp.
3. Thái độ
Có ý thức tìm hiểu mạch điều khiển tín hiệu, giáo dục ý thức việc bảo vệ môi
trường trong việc sử dụng linh kiện và điều khiển tín hiệu của mạch điện.
II. Chuẩn bị.
1. Nội dung: Nghiên cứu kỹ bài 14 ( sgk) và các tài liệu liên quan.
2. Đồ dùng .
Vật thể, thiết bị có sử dụng mạch điều khiển tín hiệu như:
Quạt, đèn điều khiển từ xa, tranh vẽ, mô hình…
III. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.

a. Mạch như thế nào gọi là mạch điện tử điều khiển?
b. Hãy nêu các cách phân loại mạch điện tử điều khiển?
3. Tiến trình:
* Hoạt động 1:
Tìm hiểu khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu
Hoạt động học sinh
HS: Lắng nghe

Trợ giúp giáo viên
- Giới thiệu khái quát bài học

HS: Trả lời, cho ví dụ
Đèn giao thông, hệ thống báo
cháy, màn hình làm việc máy
giặt, nồi cơm điện…
HS: Trả lời
- Ghi nhận
HS: Trả lời
Điều khiển tín hiệu đỏ, vàng,
xanh để hướng dẫn phương

Em hãy nêu một số ví dụ sử dụng mạch điện tử
điều khiển ?

Người thực hiện: Trần Hữu An

Tranh vẽ, mô hình
Đèn giao thông sử dụng mạch điều khiển tín hiệu
vào công việc gì ?


10


Trường THPT Võ Trường Toản

Năm học: 2012-2013

tiện giao thông đi đúng thứ tự Mạch điều khiển trong bộ bảo vệ tủ lạnh có chức
HS: Trả lời
năng gì ?
Tự ngắt khi điện áp vượt quá
giá trị cho phép để bảo vệ tủ Từ những mô hình ví dụ đó, Em hãy cho biết mạch
lạnh…
điện tử điều khiển là gì ?
Mạch điện tử dùng để điều khiển sự thay đổi trạng
thái của các tín hiệu, trạng thái hoạt động, chế độ
làm việc của máy móc, thiết bị… gọi là mạch điện
tử điều khiển.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu công dụng của mạch điều khiển tín hiệu.
HS: Trả lời
Ghi nhận

Em hãy nêu một số công dụng trong thực tế về mạch
điều khiển tín hiệu? Cho ví dụ

VD: Điện áp cao, thấp trong
máy biến áp, quá nhiệt độ, cháy
nổ…
VD: Đèn giao thông…

VD: Bảng quảng cáo…
VD: Máy giặt, nồi cơm điện…

-Thông báo tình trạng thiết bị, gặp sự cố.
- Thông báo thông tin cần thiết cho con người thực
hiện theo hiệu lệnh.
- Làm các thiết bị trang trí bằng điện tử.

- Thông báo tình trạng hoạt động máy móc.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
HS: Suy nghĩ, liên hệ thực tế,
Trong quá trình sử dụng điện năng để điều khiển
trả lời câu hỏi
tín hiệu, ánh sáng, tia laze… có ảnh hưởng như thế
( Sóng điện từ, nhiễm điện trong
nào đến môi trường?
không khí, bão từ…)
Hoạt động 3:
Nguyên lí chung của mạch điều khiển tín hiệu.
HS: Trả lời câu hỏi
Ghi nhận:

Những mạch điều khiển tín hiệu đơn
giản thường chia làm mấy khối cơ bản ?

Nhận lệnh – Xử lí – Khuếch đại –
Chấp hành

Người thực hiện: Trần Hữu An


11


Trường THPT Võ Trường Toản

Năm học: 2012-2013

HS: Xem sgk

Từ sơ đồ em hãy nêu lên nguyên lí chung của
mạch ?
Trả lời
Nguyên lí
Sau khi nhận lệnh từ các bộ cảm biến, mạch
Ghi nhận
điều khiển sẽ xử lí tín hiệu đã nhận điều chế theo
một nguyên tắc nào đó. Sau khi xử lí xong, tín hiệu
- BA:Biến áp, hạ điện áp 220V được khuếch đại đến công suất hợp lí và đưa tới
xuống 15V.
khối chấp hành, khối chấp hành phát lệnh bằng đèn
- Đ1,C: Điốt, tụ, biến đổi điện báo, đèn chữ.
xoay chiều thành một chiều.
- VR,R1: Điện trở điều chỉnh
ngưỡng tác động.
Em hãy quan sát hình 14.3:
Đo,R2: Điốt, điện trở tạo ngưỡng
tác động cho T1, T2 .
R3, Đ2, - T1, T2 Điều khiển rơ le
- K Rơ le đóng cắt nguồn.


Em hãy cho biết tên gọi, chức năng của các
linh kiện điện tử trong mạch?
Nguyên lí làm việc của mạch.
Bình thường điện áp 220V rơle không hút, K 1 đóng
điện cho tải. Khi điện áp tăng cao VR nhận tín hiệu
điện áp vượt ngưỡng của Đo, cho phép dòng điện
chạy qua.
Hai tranzito T1, T2 nhận tín hiệu và khuếch đại, cấp
điện cho cuộn rơle ( K ). Rơle tác động, mở K 1,
đóng K2, đèn sang, chuông kêu báo hiệu điện áp quá
cao nên bị cắt điện.
HS : Lắng nghe, liên hệ thực tế
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trả lời câu hỏi
Sau việc sử dụng các linh kiện điện tử, thiết bị trong
( Tái chế, xử lí, chôn cất...)
kĩ thuật, các chất thải rắn được sử lí như thế nào?
Hoạt động 4:
Vận dụng, củng cố.

HS: Trả lời

Em hãy cho biết khái niệm về mạch điều khiển
tín hiệu?
Hãy mô tả các khối cơ bản của mạch điều khiển
tín hiệu?
Trong mạch báo hiệu và bảo vệ quá điện áp,
linh kiện dùng để điều chỉnh ngưỡng tác động
khi quá áp :


Ghi nhận: Đáp án b

a/ Rơle b/ Biến trở c/ Tranzito d/ Điôt

HS:
TL:

Đọc trước bài 15 sgk
* Rút kinh nghiệm.

Người thực hiện: Trần Hữu An

12


Trường THPT Võ Trường Toản

Năm học: 2012-2013

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
III. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA CÓ TÍCH HỢP KIẾN THỨC VỀ GIÁO DỤC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG ( Lớp 11, thời gian 45 phút)
I. Phần trắc nghiệm ( 4 điểm )
Câu 1: Quá trình sử dụng nhiên liệu dùng cho động cơ, loại nhiên liệu nào ít làm ảnh
hưởng đến môi trường:
A. Động cơ xăng
B. Động cơ điêzen

C. Động cơ ga
D. Động cơ năng lượng mặt trời
Câu 2: Khi động cơ xăng 2 kì làm việc, hành trình của pittông đi từ DCT đến ĐCD,
trong xilanh sẽ diễn ra lần lượt các quá trình:
A. Cháy dãn nở-sinh công, thải tự do, quét-thải khí.
B. Cháy dãn nở-sinh công,quét-thải khí, thải tự do.
C. Cháy dãn nở, thải tự do, quét-nạp.
D. Cháy-dãn nở, quét-thải khí, thải tự do.
Câu 3: Biện pháp hiệu quả giảm sự độc hại từ khí thải động cơ điêzen:
A. Cho khí trực tiếp thải ra môi trường.
B. Chế tạo và xử dụng hệ thống pin lọc khi thải khí.
C. Chế tạo nhiên liệu điêzen đúng tiêu chuẩn.
D. Pha thêm dầu bôi trơn vào nhiên liệu.
Câu 4: Ở động cơ điêzen 4 kì, nhiên liệu được phun vào xilanh trong giai đoạn nào:
A. Đầu kì nạp
B. Đầu kì nén
C. Cuối kì nén
D. Cuối kì nạp
Câu 5: Chốt pittông liên kết giữa:
A. Pittông với chốt khuỷu
B. Pittông với cổ khuỷu
C. Pittông với đầu to thanh truyền
D. Pittông với đầu nhỏ thanh truyền
Câu 6: Cacbon ở thể cứng ( muội than ) ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi
trường như thế nào:
A. Cản trở quang hợp của cây xanh
B. Cây trồng chết
C. Ảnh hưởng đến hô hấp của con người
D. Mưa axit
Câu 7: Bộ phận chính dùng để điều khiển quá trình tiện trong máy tự động cứng:


Người thực hiện: Trần Hữu An

13


Trường THPT Võ Trường Toản

Năm học: 2012-2013

A. Con đội
B. Trục cam
C. Mâm cạp
D. Đài gá dao
Câu 8: Trong sản xuất cơ khí phải sử dụng công nghệ cao để:
A. Tạo ra lá phổi xanh, lọc sạch không khí
B. Hạn chế trong quá trình sử dụng nhiên liệu
C. Giảm chi phí năng lượng và tiết kiệm nguyên vật liệu
D.Tạo năng lượng cho con người
Câu 9: Trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền bộ phận nào làm nhiệm vụ truyền lực
chính
A. Pittông
B. Truc khuỷu
C. Thanh truyền
D. Bánh đà
Câu 10: Bộ phận nào sau đây không có trong hệ thống truyền lực của xe máy
A. Li hợp
B. Hộp số
C. Bộ vi sai
D. Các đăng ( xích )

Câu 11: Thể tích buồng cháy của động cơ là không gian xilanh được giới hạn:
A. Nắp máy, xilanh, đỉnh pit tông khi pit tông ở điểm chết trên.
B. Nắp máy, xilanh, đỉnh pit tông khi pit tông ở điểm chết dưới.
C. Nắp máy, đỉnh pit tông, cacte, khi pit tông ở điểm chết trên.
D. Nắp máy, đỉnh pit tông khi pit tông ở điểm chết trên.
Câu 12: Trong một chu trình làm việc của động cơ 2 kì, trục khuỷu quay bao nhiêu
vòng:
A. 3 vòng
B. 1 vòng
C. 2 vòng
D. 4 vòng
Câu 13: Ở động cơ 2 kì, hòa khí được nạp vào xilanh động cơ bằng cách:
A. Nén trong cacte làm tăng áp suất rồi mới đưa vào xilanh động cơ.
B. Đưa trực tiếp vào xilanh qua cửa nạp.
C. Tự vào xilanh qua cửa nạp do chênh áp.
D. Đưa qua vòi phun.
Câu 14. So với động cơ xăng, thời gian tạo thành hòa khí động cơ điêzen diễn ra:
A. Bằng nhau
B. Ngắn hơn
C. Phụ thuộc thể tích buồng cháy
D. Dài hơn
Câu 15: Khi động cơ đốt trong làm việc các kì nạp, nén và thải là các kì tiêu tốn công
của động cơ, công này được cấp bởi:
A. Công cơ học được cấp từ bên ngoài làm quay trục khuỷu và bánh đà
B. Nhiên liệu xăng và điêzen

Người thực hiện: Trần Hữu An

14



Trường THPT Võ Trường Toản

Năm học: 2012-2013

C. Kì cháy-giản nở được tích lũy trong bánh đà
D. Kì nén hòa khí với áp suất cao, nhiệt độ cao.
II. Tự luận ( 6 điểm )
Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy viết một bài
báo cáo ngắn gọn về việc lưu hành và sử dụng của các loại động cơ hiện nay trên địa
phương chúng ta? ( Khoảng 12-15 hàng )
Câu 2: Có nên tháo yếm xe máy khi xử dụng không? Tại sao?
……………… Hết……………………..
ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu
Đáp án

1
D

2
A

3
B

4
C

5

D

6
C

7
B

8
C

9
C

10
C

11
A

12
C

13
A

14
B

15

C

III. TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua thực tiễn áp dụng đề tài, học sinh đã phát huy tính tích cực, ý thức tự giác,
tinh thần học tập, biết vận dụng những kiến thức tích hợp giáo dục môi trường vào trong
học tập và thực tiễn. Từ đó thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong thực hiện việc bảo vệ
môi trường .
Cùng với các bộ môn khác nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, việc
soạn giảng và thực hiện đề tài “ Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong giảng dạy bộ môn công nghệ theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ”
Đã góp phần đáng kể ý thức về việc bảo vệ cảnh quan môi trường, trường học, nét đẹp
văn hóa trong xã hội.
Học sinh rất tích cực trong việc tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn
đề bảo vệ môi trường, nắm chắc nội dung bài học, biết vận dụng vào thực tiễn, tạo nên
tiết học sôi nổi, đạt hiệu quả cao. Từ đó học sinh tự giác cao trong trong việc thực hiện
nề nếp, vệ sinh, các nội quy, quy định của nhà trường.
Kết quả thực nghiệm.
Điểm kiểm tra trước và sau tác động
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


Lớp thực nghiệm( 11B1)
Họ và Tên
Điểm KT
Nguyễn Thanh Bình
8
Lý Quang Cảnh
7
Bùi Q M Cường
9
Trần Ngọc T Dương
10
Đinh Thị T Điển
9
Lê Hoành Hải
8
Nguyễn Thị Mỹ Hiền
8
Trần Trọng Hiếu
9
Nguyễn Thị Mai Hoa
7
Võ Kiều Diễm Huyền
9

Người thực hiện: Trần Hữu An

Lớp đối chứng(11B3)
Họ và Tên
Điểm KT
Hồ Thị Anh

7
Lê Đức Anh
7
Ngô Ngọc Anh
8
Ng Thị Ngọc Ánh
9
Trần Thanh Bình
9
Trần Đắc Chiến
7
Mai Thị T Diễm
6
Nguyễn Sơn Duy
7
Mai Thị M Duyên
8
Trần Thị X Dũ
8

15


Trường THPT Võ Trường Toản
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38

Chống Sìn Kiệt
Nguyễn Thị Kim
Tô Quang Lệ
Hồ Thị Ng Liên
Thiều Thị P Liên
Huỳnh Thị M Linh
Nguyễn Thị Ng Linh

Phạm Thị K Linh
Võ Thị K Loan
Trần Thị K Ly
Tăng Thị H Mơ
Đỗ Minh Nhật
Hứa Thị T Nhi
Nguyễn H N Nhung
Nguyễn Thị K Oanh
Huỳnh T B Phượng
Nguyễn Đ H Quyên
Đỗ Thị T Tâm
Trương Thị T Tâm
Sín Quảng Thành
Lê Thị H Thảo
Thái Thị M Thi
Cao Thị N Thịnh
Lê Thị T Thủy
Phùng T T Thúy
Phan Văn thức
Nguyễn T T Trang
Đào Thị H Trâm

Năm học: 2012-2013
6
8
7
9
9
8
10

9
7
8
8
9
6
7
6
9
10
9
9
8
8
9
7
8
6
9
8
8

Trần Quang Đảm
Phan Khắc Định
Nguyễn Đình Hậu
Nhan Ngọc M Hiền
Nguyễn Đức Hiếu
Nguyễn Trung Hiếu
Nguyễn T T Hòa
Phạm Sỹ Hòa

Hà Thị D Huệ
Đoàn Quốc Duy
Hỳ Nhật Hùng
Nguyễn T T Linh
Ừng Tú Loan
Hồ Ngọc Long
Trần Thị M Lý
Hà Xuân Nam
Mai Thị H Nga
Lâm Thị M Ngà
Nguyễn Hoàng Phi
Trần Thanh Phương
Trần Minh Quân
Trương Vũ Quân
Trương Quang Quý
Nguyễn Thị M Thanh
Nguyễn Nhật Thiên
Trần Thị H Thương
Huỳnh Quang C Trí
Trương Đức Trọng

6
6
7
7
6
8
8
7
6

7
8
7
6
6
6
7
8
7
9
7
7
8
6
6
6
8
7
7

So sánh điểm bài kiểm tra trước và sau tác động
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Điểm TB cộng
8.13
7.05
Độ lệch
0.86
1.15
Điều đó chứng tỏ sau khi tích hợp giáo dục môi trường vào môn kĩ thuật đã mang

lại hiệu quả.

Người thực hiện: Trần Hữu An

16


Trường THPT Võ Trường Toản

Năm học: 2012-2013

IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Cơ sở lí luận của đề tài được suất phát từ thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục phù hợp với hoạch định đường lối chính sách của ngành, của cơ quan quản lí
giáo dục.
Giáo viên bộ môn cần mạnh dạn đầu tư nghiên cứu thêm về thực tế, khả năng
ứng dụng cũng như tính hiệu quả của đề tài để khuyến khích đồng nghiệp trong bộ môn,
thường xuyên tích cực và vận dụng trong giảng dạy.
Ý tưởng đề tài không chỉ dùng cho chương trình bộ môn công nghệ, mà còn
mạnh dạn vận dụng cho các môn học khác trong nhà trường tạo ra phương thức học tập
hiệu quả. Việc ứng dụng đề tài đã đóng góp một phần nhỏ về việc đổi mới phương pháp
giáo dục trong giảng dạy.
Kiến nghị:
Giáo dục công nghệ kĩ thuật là một trong những môn học quan trọng, tuy nhiên
để có tính hiệu quả trong môn học cần có những biện pháp phù hợp như sau:
* Đối với giáo viên
Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học trong quá trình hướng dẫn học sinh,
cũng như tìm hiểu về môi trường, không áp đặt học sinh.Vận dụng kiến thức đã học vào
thực tiễn cuộc sống.
Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình giảng dạy.

Cung cấp cho học sinh về nguồn tư liệu cần thiết và hướng dẫn học sinh thu thập
thông tin.
Tạo niềm vui hứng thú học tập giúp học sinh ý thức được vai trò và trách nhiệm
của mình trong quá trình xây dựng bài, việc bảo vệ môi trường, yêu quê hương, đất
nước, môi trường thiên nhiên của mình hơn.
* Đối với Nhà trường và Ban giám hiệu:
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để giáo viên giảng dạy bộ môn, ứng
dụng đề tài có hiệu quả.
Cần cung cấp thêm tư liệu, thiết bị liên quan tới môn học, tài liệu liên quan về
luật bảo vệ môi trường để phục vụ cho việc tìm đọc của giáo viên và học sinh.
* Đối với Sở giáo dục và các cấp lãnh đạo:
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức kĩ thuật cũng như
vấn đề bảo vệ môi trường để giáo viên có thêm những kinh nghiệm trong giảng dạy, trao
đổi với đồng nghiệp.
Thực hiện những buổi giao lưu, tuyên truyền, tham quan với các cơ sở, khu công
nghiệp, khu xử lí chất thải…
Cẩm Mỹ, ngày 27 tháng 02 năm 2013
NGƯỜI THỰC HIỆN

Trần Hữu An

Người thực hiện: Trần Hữu An

17


Trường THPT Võ Trường Toản

Năm học: 2012-2013


V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa nghề điện dân dụng: Đặng Văn Đào.
2. Sách giáo khoa công nghệ 12: Nguyễn Văn Khôi (chủ biên).
3. Sách giáo khoa công nghệ 11: Nguyễn Văn Khôi (chủ biên).
4. Sách giáo dục Việt Nam.
5. Giáo trình cơ khí ôtô : GS-TS Đỗ Văn Dũng.
6. Giáo trình điện tử :TS Nguyễn Viết Hòa.
5. Luật bảo vệ môi trường nước CHXHCNVN ( 24-03-2005).
Truy cập mạng: www.baovemoitruong.vn ...

Người thực hiện: Trần Hữu An

18


Trường THPT Võ Trường Toản

Năm học: 2012-2013

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Cẩm Mỹ, ngày 27 tháng02 năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2012- 2013

Tên sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng
dạy bộ môn Công nghệ theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
Họ và tên: Trần Hữu An

Chức vụ : Giáo viên

Đơn vị: Trường THPT Võ Trường Toản.
Lĩnh vực: ( Đánh dấu x vào ô tương ứng )
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn:

- Phương pháp giáo dục

- Lĩnh vực khác :……………….

1. Tính mới:
- Có giải pháp hoàn toàn mới.
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có.
2. Hiệu quả.
- Hoàn toàn mới đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả.
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong
tòan ngành có hiệu quả cao.
- Hoàn thành mới và triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao.
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn
vị có hiệu quả.
3. Khả năng áp dụng. ( Đánh dấu x vào ô tương ứng )
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt


Khá

Đạt

- Đưa ra các giải pháp kiến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi
vào cuộc sống:
Tốt

Khá

Đạt

- Đã đuợc áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng.
Tốt

Khá

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Người thực hiện: Trần Hữu An

Đạt

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

19




×