Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.9 KB, 19 trang )

Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM
THOẠI GỢI MỞ ĐỂ PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Người thực hiện: TRẦN THỊ QUỲNH LIÊN
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ĐỊA LÝ 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: .................................................. 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Phần mềm
 Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học: 2012 - 2013


Trần Thị Quỳnh Liên

1


Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: TRẦN THỊ QUỲNH LIÊN
2. Ngày tháng năm sinh: 23 – 08 - 1976
3. Nam, nữ:
Nữ
4. Địa chỉ: G1A- KP6- P. Trung Dũng- Biên Hòa - Đồng Nai
5. Điện thoại:
(CQ)/
(NR); ĐTDĐ:
0904.934.379
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1998
- Chuyên ngành đào tạo: Địa Lý
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy
Số năm có kinh nghiệm: 14 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

+ Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ Átlát địa lý Việt Nam
+ Sử dụng một số phương tiện dạy học môn địa lý lớp 10 theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh

Trần Thị Quỳnh Liên

2


Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việc đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra rất cấp thiết nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục, dạy học vẫn còn những hạn chế, bất cập. Nghị quyết
TW 2 khoá VIII cũng đã có nhận định: “... Phương pháp giáo dục đào tạo
chậm được đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học
...” và để thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúphọc simh phát triển
toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”
và trong luật giáo dục thì đã nhấn mạnh vai trò của phương pháp giáo dục là
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Trong qúa trình dạy học địa lí, bản thân tôi có nhiều suy nghĩ, trăn trở khi
nhận thấy trong giờ học các em thụ động, các em chỉ dừng lại ở việc ghi chép,
nghe giảng và gần như không đóng góp ý kiến, không khí lớp học rất trầm, tẻ

nhạt dễ gây buồn ngủ, không thích học bộ môn. Vì vậy cần phải thay đổi
phương pháp dạy học để học sinh tham gia tích cực vào bài học, phát huy khả
năng tư duy, nhận thức.
Có nhiều phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh,
nhưng tôi quan tâm nhất là phương pháp đàm thoại gợi mở.
Phương pháp đàm thoại gợi mở có vai trò rất quan trọng trong việc dạy học,
nó giúp học sinh nắm vững được tri thức bài học và hứng thú hơn trong học
tập. Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng phương pháp này còn nhiều hạn chế.
Để nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở trong
dạy học, cần phải có những nghiên cứu cụ thể. Vì vậy tôi chọn đề tài “Sử
dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học
sinh”

II.
Trần Thị Quỳnh Liên

NỘI DUNG
3


Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH CỰC
1.1 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1.1.1. Khái niệm
- Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) để chỉ những phương
pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của người học.
- PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động
nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của

người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người
dạy.
1.1.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS: HS được
cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự
lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu
những tri thức đã được GV sắp đặt.
- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của HS.
- Trong dạy học, việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện
nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
- Trước đây GV giữ độc quyền đánh giá HS. Trong phương pháp tích
cực, GV phải hướng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh
cách học. Liên quan với điều này, GV cần tạo điều kiện thuận lợi để HS được
tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời
là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang
bị cho HS.
1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI GỢI MỞ TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ
Trần Thị Quỳnh Liên

4


Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

1.2.1. Khái niệm
Đàm thoại gợi mở là phương pháp, trong đó GV soạn ra những câu hỏi

lớn, thông báo cho HS. Sau đó, chia câu hỏi lớn ra thành một số câu hỏi nhỏ
hơn, có quan hệ lôgic với nhau, tạo ra những cái mốc trên con đường thực hiện
câu hỏi lớn. Phương pháp đàm thoại gợi mở là phương pháp mà trong đó một
hệ thống câu hỏi của GV và câu trả lời của học sinh được gắn bó chặt chẽ với
nhau một cách lôgic. Mỗi câu hỏi là một bước trên con đường đi đến giải quyết
vấn đề. Nhờ những câu hỏi đưa ra, GV kích thích học sinh tìm tòi một cách
độc lập những kiến thức mới, rút ra những kết luận do suy nghĩ, phán đoán dựa
trên những quan sát, nhớ lại những sự kiện cần thiết, nêu ví dụ, lựa chọn
những dẫn chứng để cụ thể hóa một khái niệm.
1.2.2. Đặc điểm và ưu, nhược điểm của phương pháp đàm thoại gợi
mở.
1.2.2.1. Đặc điểm:
- Phương pháp đàm thoại gợi mở là phương pháp dạy học mà GV và HS
dùng lời là chủ yếu trong quá trình dạy học. Những câu hỏi được đưa ra
thường đòi hỏi HS phải suy nghĩ, tìm tòi để trả lời trực tiếp với GV. Một câu
hỏi đưa ra thường liên quan về một hoặc một số kiến thức đã học, đã biết, các
kiến thức đó là chỗ dựa để HS đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
1.2.2.2. Ưu điểm:
- Phương pháp đàm thoại gợi mở huy động được học sinh tham gia vào
quá trình nhận thức.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở có tác dụng tích cực đến việc cung cấp
cho HS những kiến thức cơ bản dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực học tập
của HS.
- Là công cụ quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học địa lý .
1.2.2.3. Hạn chế:
Phương pháp dạy học đàm thoại gợi mở không thể bao quát toàn bộ lĩnh
vực giáo dục, có những kiến thức không thể do HS phát hiện được mặc dù
Trần Thị Quỳnh Liên

5



Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

cung cấp cho HS bất cứ phương tiện nào. Cũng không phải tất cả HS đều sẵn
sàng tham gia vào hoạt động tích cực.
1.3. HỆ THỐNG CÂU HỎI
1.3.1. Khái niệm câu hỏi và vai trò của câu hỏi:
1.3.1.1. Câu hỏi
Câu hỏi có thể hiểu rằng là dạng cấu trúc ngôn ngữ rõ ràng diễn đạt một
yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh đề cần được giải quyết.
1.3.1.2. Vai trò của câu hỏi trong bài dạy học địa lí
- Việc sử dụng câu hỏi có vai trò to lớn đối với phương pháp dạy học hiện
nay và phù hợp với nhu cầu phát triển. Câu hỏi có vai trò định hướng hoạt
động tự nghiên cứu tài liệu giáo khoa của học sinh, lúc này tài liệu giáo khoa
là nguồn tư liệu không thể thiếu để học sinh tra cứu, phân tích, tìm tòi lời giải
đáp. Qua đó nâng cao vai trò của tài liệu giáo khoa trong dạy học, đồng thời
giúp HS hình thành kĩ năng đọc sách, đọc tài liệu tham khảo.
- Câu hỏi ở một chừng mực nhất định luôn đặt HS vào các tình huống có
vấn đề, buộc HS giải quyết các mâu thuẫn, tích cực chủ động lĩnh hội tri thức.
- Câu hỏi đóng vai trò quan trọng trong việc đưa HS vào vai trò chủ thể
của quá trình nhận thức, qua đó khắc phục được tình trạng dạy học lấy GV làm
trung tâm.
- Câu hỏi cho phép biến những nội dung “tường minh” trong sách giáo
khoa thành những nội dung cần phải khám phá, tìm tòi với người học.
- Câu hỏi là công cụ để GV rèn luyện các biện pháp lôgic, cách lập luận
lôgic của HS.
- Câu hỏi có tác dụng trí dục, phát triển năng lực nhận thức của HS trong
dạy học.
- Hệ thống câu hỏi giữ vai trò chủ động định hướng tư duy của HS theo

một lôgic hợp lí, phát hiện ra bản chất, qui luật của sự vật hiện tượng.
1.3.2. Hệ thống câu hỏi:

Trần Thị Quỳnh Liên

6


Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

- Mang tính chất nêu vấn đề: Hệ thống câu hỏi vửa là kim chỉ nam, vừa là
định hướng để học sinh tư duy theo một logic hợp lý. Mặt khác, hệ thống câu
hỏi còn phải kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh tạo ra những
động lực cần thiết giúp cho học sinh luôn cố gắng, tích cực, chủ động, độc lập
tìm lời giải đáp.
- Có một cấu trúc hợp lý: Hệ thống câu hỏi phải bao gồm những câu hỏi
lớn nhỏ khác nhau nhưng có quan hệ logic với nhau, tạo nên những cái mốc
trên đường tìm tòi phát hiện một vấn đề.
- Có chức năng kép: Hệ thống câu hỏi vừa tạo nên nội dung trí dục của
của bài học, vừa tạo nên một mẫu mực về phương giải quyết một vấn đề. Học
sinh không chỉ nắm vững nội dung bài học mà còn học cả phương pháp nhận
thức và cách diễn đạt tư tưởng bằng ngôn ngữ nói.
Trong dạy học, hệ thống câu hỏi là tập hợp những câu hỏi có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau nhằm giải quyết một số vấn đề bộ phận.
1.3.3. Những yêu cầu và biện pháp thực hiện đổi mới:
1.3.3.1. Tăng cường việc sử dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi phát hiện trong các giờ học trên lớp:
- Loại đàm thoại này được sử dụng trong các giờ học nhằm dẫn học sinh
đi tới những kiến thức mới trên cơ sở tỉm tòi, phát hiện và với sự trợ giúp là hệ
thống câu hỏi định hướng mà giáo viên đưa ra. Phương pháp này có những nét
khác biệt so với đàm thoại tái hiện và đàm thoại giải thích – minh họa

- Do hệ thống câu hỏi có trật tự logic chặt chẽ, có tác dụng hướng dẫn học
sinh từng bước khám phá, phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng nên
phương pháp tìm tòi - phát hiện có ý nghĩa tích cực trong việc gây hứng thú
nhận thức và lôi cuốn sự tham gia tích cực, tự lực vào việc giải quyết vấn đề
đặt ra, từ đó học sinh nắm vững bài.
1.3.3.2. Những yêu cầu cơ bản đối với việc đặt câu hỏi câu hỏi trong
dạy học.

Trần Thị Quỳnh Liên

7


Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

- Bắt đầu bằng những câu hỏi định hướng bài học trong đó việc đưa ra
các câu hỏi nêu vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Câu hỏi vấn đề là câu hỏi
đặt học sinh vào một tình huống có vấn đề, một trạng thái tâm lý mà mâu
thuẫn giữa cái đã biết và cai chưa biết đang tồn tại.
- Câu hỏi bao trùm các mức độ nhận thức khác nhau của học sinh: Câu
hỏi mà giáo viên nêu lên không đơn thuần đòi hỏi học sinh tái hiện kiến thức
đã lĩnh hội được mà phải tạo điều kiện để học sinh phát triển trình độ nhận
thức của mình ở những mức độ khác nhau.
1.3.4. Phân loại câu hỏi
1.3.4.1. Dựa vào thao tác tư duy, có các loại câu hỏi sau:
+ Câu hỏi phân tích: nhằm gợi ý HS tách riêng từng phần của sự vật và
hiện tượng địa lí, hoặc các thành phần của mối liên hệ.
+ Câu hỏi tổng hợp: nhằm làm cho HS xác lập tính thống nhất và mối liên
hệ của các thuộc tính của các sự vật, bộ phận hay dấu hiệu của chúng. Câu hỏi
tổng hợp không phải là sự cộng đơn thuần của các bộ phận của sự vật địa lí. Sự

tổng hợp đúng là một hoạt động tư duy mang lại kết quả mới về chất.
+ Câu hỏi so sánh, liên hệ: nhằm liên hệ các sự vật và hiện tượng địa lí lại
với nhau trong tất cả các mối quan hệ có thể trong địa lí và sự thiết lập sự
giống nhau và khác nhau giữa chúng. Khi đặt câu hỏi so sánh, tránh so sánh
khập khiễng. Những đối tượng so sánh có thể có những nét tương đồng hay
trái ngược nhau.
+ Câu hỏi nguyên nhân - kết quả: là loại câu hỏi nêu lên mối liên hệ nhân
qủa, một trong những dạng liên hệ có tính chất phổ biến trong bài địa lí.
+ Câu hỏi khái quát: là loại câu hỏi nhằm dùng khái quát hóa các kiến
thức cụ thể, nêu lên cái chính, cái căn bản, cái “chung”, thường được dùng vào
cuối chương hay câu hỏi tổng quát cuối bài.
1.3.4.2. Dựa vào cấp độ lĩnh hội kiến thức, câu hỏi được chia làm 6
loại:

Trần Thị Quỳnh Liên

8


Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

+ Nhận biết: Câu hỏi yêu cầu HS nhắc lại một kiến thức đã biết và học
sinh chỉ dựa vào trí nhớ để trả lời.
+ Thông hiểu: Câu hỏi yêu cầu HS sắp sếp lại các kiến thức đã học và
diễn đạt lại bằng ngôn từ của mình những kiến thức đã học.
+ Áp dụng: Câu hỏi yêu cầu HS áp dụng kiến thức đã học vào một tình
huống mới, khác bài học.
+ Phân tích: Câu hỏi yêu cầu HS phân tích nguyên nhân hay kết quả của
một hiện tượng.
+ Tổng hợp: Câu hỏi yêu cầu HS kết hợp các kiến thức cụ thể trong một

sự thống nhất mới hoặc trong việc giải đáp một vấn đề khái quát hơn.
+ Đánh giá: Câu hỏi yêu cầu HS nhận định, phán đoán về một vấn đề.
1.3.4.3. Dựa vào mục đích của việc dạy học, có thể chia câu hỏi ra
hai loại:
+ Câu hỏi sự kiện: chỉ đòi hỏi tái hiện các kiến thức, sự kiện, nhớ và trình
bày một cách có hệ thống, có chọn lọc.
+ Câu hỏi nhận thức: là câu hỏi đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng
hợp, đánh giá, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức.

2. XÂY DỰNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ
2.1. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÂU HỎI
Trong giảng dạy việc sử dụng câu hỏi để tổ chức cho học sinh lĩnh hội
kiến thức, đem lại hiệu quả cao trong học tập, phụ thuộc rất nhiều vào việc xây
dựng hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp. Vì thế, khi xây dựng các câu hỏi trong
dạy học cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau
- Câu hỏi phải bám sát nội dung cơ bản
- Câu hỏi phải phát huy được tính tích cực của học sinh
- Câu hỏi phải có mục đích rõ ràng, đảm bảo tính nguyên tắc hệ thống
- Câu hỏi phải phù hợp với trình độ, đối tượng học sinh
2.2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CÂU HỎI
Trần Thị Quỳnh Liên

9


Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

2.2.1. Các bước và kĩ thuật xây dựng câu hỏi
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài
- Xác định HS phải có những kiến thức, kĩ năng, thái độ gì, ở mức như

thế nào sau khi học xong bài học, định rõ mức độ hoàn thành công việc học tập
của HS.
- Xác định được kiến thức trọng tâm của bài, phương pháp giảng dạy như
thế nào, thái độ học tập của HS ra sao để việc đánh giá tiết học không bị chệch
khỏi mục tiêu của bài dạy, GV đề xuất những nội dung để đánh giá và kế
hoạch đánh giá. Cần bám sát mục tiêu khi quyết định nội dung đánh giá. Như
vậy, việc đánh giá gồm đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Bước 2: Xác định mục tiêu cần hỏi
- Đọc kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, sách bài tập; tìm
ra những nội dung kiến thức chính, kiến thức bổ sung, kiến thức nâng cao, mở
rộng, kiến thức xuất phát cần có của HS; hình thành sơ bộ tiến trình sẽ trình
bày.
- Phân tích lôgic nội dung bài học trong sách giáo khoa.
- Xác định nội dung cơ bản, trọng tâm của bài dạy là yếu tố quan trọng
nhất trong việc xây dựng câu hỏi.
- Kế thừa kiến thức mà HS đã được học ở bài trước, chuẩn bị nội dung
kiến thức nào ở phần sau cho hợp lí.
Để thuận lợi cho GV xây dựng câu hỏi thì bước phân tích lôgic nội dung
bài học rất quan trọng, từ đó giúp GV sơ đồ hóa được các kiến thức cốt lõi, xác
định được những kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao, mối quan hệ bản chất
bên trong những kiến thức đó.
Bước 3: Xác định kiến thức cơ bản của HS cần nắm qua câu hỏi
- Xác định những vấn đề: Nội dung bài học, những nội dung chính, những
nội dung bổ sung, nội dung cần đào sâu; kiến thức xuất phát của HS; chia nội
dung thành từng phần nhỏ phù hợp với khả năng của HS.
- Tìm khả năng để đặt câu hỏi, để tổ chức hoạt động tích cực của HS.
Trần Thị Quỳnh Liên

10



Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

- Phân kiến thức ra thành từng phần chi tiết, tìm những phần kiến thức có
thể đặt câu hỏi.
- Diễn đạt các khả năng đó thành câu hỏi.
+ Khi diễn đạt các khả năng thành câu hỏi. Các câu hỏi gây mâu thuẫn
trong nhận thức của HS, nhằm kích thích tư duy, hoạt động tích cực của HS,
gây hứng thú trong học tập.
+ Lựa chọn, sắp xếp các câu hỏi thành hệ thống theo yêu cầu lôgic nội
dung bài học và mục đích lí luận của bài dạy. Các câu hỏi mã hóa nội dung
kiến thức trong từng phần, từng mục của bài dạy nên cần được lựa chọn, sắp
xếp theo một lôgic chặt chẽ, đảm bảo tính hệ thống, câu hỏi của phần trước,
mục trước phải đặt trong mối liên hệ với phần sau, mục sau, để sao cho trả lời
của HS sẽ lĩnh hội được nội dung kiến thức mới về một chủ đề trọn vẹn trong
bài dạy.
Bước 4: Xác định kiểu câu hỏi
Có nhiều loại câu hỏi khác nhau, như: câu hỏi yêu cầu giải thích, yêu cầu
chứng minh, yêu cầu so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng
hóa, quy nạp, diễn dịch, tái hiện kiến thức.... Cần ưu tiên cho những câu hỏi
yêu cầu HS phát triển tư duy.
Bước 5: Soạn câu hỏi và bố trí hệ thống câu hỏi trong giáo án
- Từ kết quả của các bước trên, GV tiến hành soạn câu hỏi đáp ứng các
yêu cầu đã nêu.
- Các câu hỏi trên được bố trí vào giáo án thành một hệ thống câu hỏi
hoàn chỉnh, phù hợp với tính lôgic của nội dung và kế hoạch dạy học.
2.2. SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG DẠY BÀI MỚI TRÊN LỚP
2.2.1. Nêu câu hỏi cho HS
- Phải đặt vào trọng tâm của bài học địa lí. Câu hỏi phải rõ ràng nhằm giải
quyết một vấn đề, một nhiệm vụ cụ thể, không được đặt câu hỏi chung chung.

- Câu hỏi phải ngắn gọn, nhưng không quá vụn.

Trần Thị Quỳnh Liên

11


Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

- GV không nên đặt câu hỏi để hỏi trực tiếp HS đứng dậy trả lời có hoặc
không, đúng hoặc sai. Không nên gọi HS trước khi đặt câu hỏi mà đặt câu hỏi
trước rồi gọi HS.
- Không nên đặt câu hỏi xong gọi ngay HS trả lời. Nên đọc câu hỏi hai
lần trước khi gọi HS, tốc độ đọc hai lần khác nhau.
- GV đặt câu hỏi phải cho cả lớp nghe được, hiểu được.
- Trước khi nêu câu hỏi GV nên có câu dẫn hoặc xuất phát từ một câu
nhắc nhở kiểu tổ chức dạy học.
2.2.2. Học sinh trả lời
- Khi HS trả lời GV nên chú ý lắng nghe nhưng vẫn phải bao quát toàn bộ
lớp học.
- Gọi một số HS khác trả lời bổ sung hoặc ý kiến của riêng mình.
- Tôn trọng học sinh.
2.2.3. Nhận xét câu trả lời của học sinh
- GV nên khuyến khích, khen thưởng HS sau khi trả lời. Không nên phản
bác, chê bai HS khi trả lời sai.

3. VÍ DỤ BÀI DẠY SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM
THOẠI GỢI MỞ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC
SINH
Bài 37: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN

I.
Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được những khó khăn, thuận lợi và triển vọng của việc phát huy
các thế mạnh nhiều mặt của Tây Nguyên, đặc biệt là phát triển cây CN lâu
năm của vùng
- Biết được các tiến bộ về mặt KT-XH của Tây Nguyên gắn với việc
khai thác các thế mạnh của vùng; những vấn đề KT-XH và môi trường gắn với
việc khai thác thế mạnh này
2. Về kĩ năng:
Phân tích các bản đồ tự nhiên, kinh tế, đọc Atlat Việt Nam và sử lý các
phương tiện thông tin đại chúng.
II.
Phương tiện dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên, kinh tế Việt Nam.
Trần Thị Quỳnh Liên

12


Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

- Bản đồ tự nhiên, kinh tế vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Một số hình ảnh về sự phát triển kinh tế Tây Nguyên.
III.
Họat động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
HĐ 1: Tìm hiểu vị trí và ý nghĩa của vị trí

địa lý vùng
- Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam:
? Xác định vị trí vùng Tây Nguyên? Các đơn
vị hành chính của vùng?
? Tại sao nói VTĐL của Tây Nguyên có ý
nghĩa rất lớn đối với quốc phòng và sự phát
triển KT-XH của vùng?
GV có thể gợi ý câu hỏi nhỏ
? Tại sao cửa khẩu Bờ Y còn được gọi là ngã
ba Đông Dương?
? Vì sao việc phát triển KT-XH của vùng còn
nhiều khó khăn?
HS:
- Đường biên giới dài, giáp với 2 nước Lào,
Campuchia (cửa khẩu Bờ Y được xem là ngã
ba Đông Dương), là cửa ngõ ra biển của nước
bạn  giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt
hiện nay đang đẩy mạnh hợp tác trong tiểu
vùng Mê Kông
- Khu vực đường biên giới chủ yếu là đổi
núi khó khăn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và
phát triển kinh tế.
- Chịu hậu quả của chiến tranh, nhiều dân tộc
ít người sinh sống, có sự chênh lệch lớn về
trình độ phát triển kinh tế  nhà nước cần có
chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vùng
- Giáp với ĐNB, DHNTB  giao lưu phát
triển kinh tế giữa các vùng (ĐNB (cung cấp
sản phẩm CN chế biến, hàng tiêu dùng…),
DHNTB (thuỷ sản), có thị trường tiêu thụ

lớn)
- HS trình bày, HS khác bổ sung, GV nhận xét
và kết luận.
HĐ 2: Tìm hiểu các thế mạnh và hạn chế
của vùng trong phát triển cây CN lâu năm.
- Dựa vào Átlát địa lý VN và kiến thức đã học
Trần Thị Quỳnh Liên

NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
- Diện tích: 54,7 nghìn km2
(16,5% diện tích cả nước)
- Dân số: 4,9 triệu người
(5,8% dân số cả nước) (2006)
- Gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia
Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông,
Lâm Đồng.
- VTĐL:
+ Nằm sát DHNTB, liền kề
với ĐNB  phát triển kinh tế
với các vùng tyrong nước
+ Phía tây giáp Hạ Lào và
đông bắc Campuchia  có vị
trí đặc biệt quan trọng về
quốc phòng và phát triển kinh
tế.
+ Là vùng duy nhất nước ta
không giáp biển

13



Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

em hãy:
? Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên có thể
phát triển những ngành kinh tế nào?
HS: Đó là các ngành: trồng cây công
nghiệp lâu năm, chăn nuôi đại gia súc, lâm
nghiệp và thuỷ điện, khai thác khoáng sản
(boxit).
- GV: Bạn trả lời rất đúng, chúng ta tìm hiều
các ngành kinh tế ở Tây Nguyên.
? Tại sao Tây Nguyên là vùng chuyên canh
cây công nghiệp lớn thứ hai nước ta?
HS:
- Có các cao nguyên rộng (Kon Tum, Đắc
Lắc, PlâyKu, Mơ Nông, Lâm Viên) tương đối
bằng phẳng, đất đỏ bazan chiếm diện tích lớn.
- Khí hậu cận xích đạo, có sự phân hóa theo
độ cao  cây nhiệt đới (cà phê, cao su, tiêu,
điều), cận nhiệt (chè)
- Thị trường tiêu thụ lớn, giá trị xuất khẩu
cao, CNCB được đầu tư, nhà nước hỗ trợ ….
? Nhà nước đã có những chính sách gì để
thúc đẩy sự phát triển cây CN lâu năm ở TN?
- Chính sách hỗ trợ người dân về vốn, kỹ
thuật, thị trường tiêu thụ ....
- Khuyến khích người dân đi xây dựng vùng
kinh tế mới giúp mở rộng diện tích trồng cây

CN đồng thời giải quyết vấn đề thiếu lao
động, tạo tập quán sản xuất mới cho vùng vì ở
đây chủ yếu là các dân tộc ít người trình độ
thấp.
- Nhiều thương hiệu cà phê, chè nổi tiếng
trong nước và nước ngoài: Cà phê Trung
Nguyên, chè Bảo Lộc
? Theo em việc phát triển cây CN lâu năm có
khó khăn gì?
? Trên thực tế thị trường tiêu thụ nông sản
còn nhiều bấp bênh, vì sao?(giá sản phẩm. thị
trường tiêu thụ, chất lượng sản phẩm...)
- HS trình bày, HS khác bổ sung, GV nhận xét
và kết luận.
? Dựa vào Átlát địa lý VN em hãy nêu sự
phân bố cây công nghiệp ở TN?
 HS trả lời
Cho bảng số liệu diện tích và sản lượng cà
phê nhân ở Tây Nguyên (phụ lục)
Trần Thị Quỳnh Liên

II. PHÁT TRIỂN CÂY
CÔNG
NGHIỆP
LÂU
NĂM:
1. Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:
- Đất đỏ bazan với tầng phong
hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng,

tập trung với những mặt bằng
rộng  hình thành các nông
trường và vùng chuyên canh
cây CN quy mô lớn.
- Khí hậu: cận xích đạo có
mùa mưa cung cầp nước, mùa
khô  phơi sấy bảo quản sản
phẩm; khí hậu thay đổi theo
độ cao, từ 400m 500(cây
nhiệt đới), trên 1000m (cây
cận nhiệt)
- Thị trường lớn, nhà nước có
chính sách phát triển cây cà
phê, thu hút nhiều lao động,
CNCB được cải thiện.
b. Khó khăn:
- Vào mùa khô thiếu nước,
mùa mưa đất dễ bị xói mòn.
-Thị trường nhiều biến động,
chất lượng sản phẩm chưa
cao, CNCB còn hạn chế.
2. Tình hình phát triển:
- Cà phê: quan trọng nhất, 450
nghìn ha (4/5 diện tích cà phê
cả nước) Đắc Lắc trồng nhiều
nhất (259000 ha). Cà phê chè
trồng ở nơi cao, cà phê vối ở
14



Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

? Nhận xét diện tích và sản lượng cà phê của
TN so với cả nước?
 HS:
- Tây Nguyên chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu
diện tích và sản lượng (85,5% diện tích cà phê
cả nước, 98,4 % sản lượng cà phê nhân của
cả nước) năm 2005
- Diện tích cà phê tăng liên tục từ 147,3 nghìn
ha (1995) lên 445,4 nghìn ha (2005) tăng 3
lần
- Sản lượng cà phê nhân tăng nhanh từ 180
nghìn tấn (1995) lên 763,6 nghìn tấn (2005)
tăng 4,3 lần
? Ý nghĩa của việc phát triển cây công
nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?
? Cần có biện pháp nào để phát triển vùng
chuyên canh cây công nghiệp ở TN?
? Tại sao phải đa dạng hoá cơ cấu cây
CN?
HS: sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước,
thị trường tiêu thụ rộng, tránh được sự rủi ro
khi tiêu thụ sản phẩm.
HĐ 4: Tìm hiểu hoạt động khai thác và chế
biến lâm sản
? Tại sao nói Tây Nguyên là “kho vàng
xanh” của nước ta? Kể tên các vườn quốc
gia ở Tây Nguyên?
 HS trả lời

? Tây Nguyên là“lá phổi” của nước ta nhưng
hiện nay diện tích rừng có xu hướng thu hẹp
dần , vì sao? hậu quả?
 HS
- Có nhiều nguyên nhân: cháy rừng, khai thác
rừng quá mức, trái phép (do lấy rừng làm
nương rẫy, lâm tặc khai thác gỗ, trồng cây
công nghiệp...) làm diện tích rừng, chất lượng
rừng giảm mạnh.
- Hậu quả:
+ Sản lượng gỗ giảm sút, diện tích rừng
nghèo tăng, nghèo sự đa dạng sinh học (nhiều
loài thú bị tuyệt chủng (tê giác một sừng)
Trần Thị Quỳnh Liên

khí hậu nóng, cà phê Buôn Mê
Thuột ngon nổi tiếng.
- Chè: Lâm Đồng (diện tích
lớn nhất nước), Gia lai. Nhà
máy chế biến chè ở Biển Hồ
(Gia Lai), Bảo Lộc (Lâm
Đồng).
- Cao su: thứ 2 sau ĐNB,
trồng ở Gia Lai, Đắc Lắc
- Dâu tằm: Lâm Đồng (diện
tích lớn nhất nước).
* Ý nghĩa: Phát triển vùng
chuyên canh cây CN đã thu
hút lao động từ nơi khác đến,
tạo tập quán sản xuất mới,

phát triển mô hình kinh tế
vườn.
3. Biện pháp phát triển:
- Hoàn thiện quy hoạch vùng
chuyên canh cây CN, mở
rộng diện tích đi đôi với bảo
vệ rừng, phát triển thủy lợi.
- Đa dạng hóa cơ cấu cây CN.
- Đẩy mạnh chế biến sản
phẩm cây CN và xuất khẩu.
III. KHAI THÁC VÀ CHẾ
BIẾN LÂM SẢN
- Độ che phủ 60% diện tích
lãnh thồ, chiếm 36% diện tích
đất có rừng và 52% sản lượng
gỗ cả nước.
- Rừng nhiều gỗ quý (cẩm lai,
gụ mật, nghiến, táu, sến ….),
nhiều chim, thú quý (voi, bò
tót, gấu).
 “Kho vàng xanh” của
nước ta.
- Sản lượng gỗ khai thác
giảm sút mạnh, còn khoảng
200 - 300 nghìn m3/năm.
- Nạn phá rừng gia tăng làm
giảm sút trữ lượng gỗ quí, đe
dọa môi trường sống của các
loài chim, thú quí, hạn hán.
15



Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

nguy cơ tuyệt chủng cao (voi, bò tót..), nhiều
cây gỗ quý không còn...
+ Thiên tai: hạn hán, lũ quét, xói mòn, hiện
tượng đất trượt...
? Biện pháp bảo vệ rừng và nâng cao hiệu
quả sử dụng tài nguyên rừng?
? Hiện nay Tây Nguyên đang có trữ lượng
lớn boxit, theo em việc khai thác tài nguyên
này có ảnh hưởng đến môi trường không? Vì
sao?
- HS: Chắc chắn là có ảnh hưởng lớn đến môi
trường. Vì: trong quá trình khai thác một diện
tích lớn rừng bị phá để khai thác (làm đường
giao thông, một khối lượng đất đá lớn trong
quá trình khai thác vận chuyền đổ xung
quanh, một diện tích lớn đất bị đào xới để
khai thác quặng...) chưa kể đến tác động đến
sản xuất nông nghiệp (diện tích đất đỏ bazan
bi thu hẹp), ô nhiễm không khí, nguồn nước
(nơi đây là thượng nguồn của nhiều sông đặc
biệt là sông Đồng Nai) vấn đề sử lý chất thải
của ngành công nghiệp này đòi hỏi phải có
công nghệ và độ an toàn cao...
? Nếu như em trình bày thì không nên khai
thác bôxit ở Tây Nguyên?
 HS: Vẫn khai thác Boxit nhưng phải tuân

thủ nghiêm về bảo vệ môi trường, tài nguyên
rừng và các ngành kinh tế khác, nếu sự tác
động quá lớn cần tiến hành khảo sát, cân nhắc
kỹ trước khi khai thác và cũng có thể chưa
tiến hành khai thác khi chưa có sự chuẩn bị
tốt về khoa học kỹ thuật.
- HS khác bổ sung ý kiến, GV nhận xét, bổ
sung.
HĐ 5: Tìm hiểu thế mạnh khai thác thủy
năng kết hợp thủy lợi (cặp)
?Dựa vào Atlat, SGK điền các thông tin sau?
Sông
Nhà máy thủy điện, Ý
công suất
nghĩa
Đang XD
Đã XD
Xêxan
Xêpôc
Đồng
Nai
Trần Thị Quỳnh Liên

- Phần lớn gỗ khai thác xuất
khẩu dưới dạng gỗ tròn, chưa
tận thu gỗ cành, gỗ ngọn.
* Biện pháp:
- Đẩy mạnh CNCB gỗ.
- Ngăn chặn phá rừng, trồng
rừng.

- Đẩy mạnh giao đất, giao
rừng.

IV. KHAI THÁC THỦY
NĂNG KẾT HỢP THỦY
LỢI
- Tiềm năng thủy điện lớn
trên sông Xêxan, Xêpốc,
Đồng Nai
- Các nhà máy thủy điện đã
và đang được xây dựng theo
bậc thang
+ Trên sông Xêxan: thủy
điện Yaly (720 MW), Xêxan
16


Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

? Em có nhận xét gì về việc xây dựng các nhà
máy thủy điện ở Tây Nguyên?
HS: Trên cùng một con sông người ta xây
dựng nhiều nhà máy thuỷ điện, các nhà máy
thuỷ điện này có công suất nhỏ và trung bình.
? Vì sao?
 Do địa hình có các độ cao khác nhau
(dạng bậc thang), thượng nguồn của sông
nhỏ.

? Tại sao nói việc phát triển thuỷ điện có ý

nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
của vùng Tây Nguyên?
 HS:
- Cung cấp năng lượng cho công nghiệp khai
thác boxít, cơ sở phát triển công nghiệp chế
biến.
- Các hồ thuỷ lợi cung cấp nước tưới vào mùa
khô, điều hòa dòng chảy chống lũ mùa mưa.
- Phát triển du lịch (thác nước, chèo thuyền..)
- Nuôi thủy sản cung cấp cho vùng.

3, Xêxan 3A, Xêxan 4 tổng
công suất 1500 MW
+ Trên sông Xrêpốk: 6 bậc
thang thủy điện đã được xây
dựng (600MW): thủy điện
Buôn Kuop (280MW), Buôn
Tua Srah (85MW), Xrêpốk
3(137MW),
Xrêpốk
4
(33MW),
Đức
Xuyên
(58MW),
Đrây
Hling
(28MW)
- Trên sông Đồng Nai
(800MW): thủy điện Đại Ninh

(300MW), Đồng Nai 3(180
MW), Đồng Nai 4 (340 MW)
* Ý nghĩa: Các nhà máy
thủy điện thúc đẩy sự phát
triển CN năng lượng, khai
thác chế biến bôxít, nguồn
nước tưới cho nông nghiệp,
phát triển du lịch, thuỷ sản

Phụ lục bảng : Diện tích và sản lượng cà phê nhân của Tây Nguyên

Cả nước
Tây Nguyên

Diện tích (nghìn ha)
1995
2000
2005
186.4
561.9
497.4
147.3
468.6
445.4

Sản lượng (nghìn tấn)
1995
2000
2005
218.1

802.5
776.4
180.4
689.9
763.6

IV. Củng cố.
V. Dặn dò

III.

KẾT LUẬN

1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trần Thị Quỳnh Liên

17


Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh

- Bước đầu đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng
và sử dụng câu hỏi theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo trong học tập
địa lý
- Nắm được thực trạng giảng dạy, học tập, mức độ nhận thức và cách
thức sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở trong quá trình dạy học địa lí của
GV THPT
- Ở các lớp thực hiện, số HS phát biểu xây dựng bài hơn hẳn, hệ thống
câu hỏi kích thích tính tò mò, tìm tòi, giải thích của HS, phát huy được tính
tích cực trong học tập, HS lĩnh hội được kiến thức mới vững vàng hơn.

- Không khí lớp học sôi nổi trước các tình huống của câu hỏi do GV đưa
ra, gây hứng thú, nâng cao năng lực tư duy của HS thể hiện ở khả năng biết
phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và vận dụng kiến thức một cách hợp lí.
2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
- Cần tăng cường bồi dưỡng phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi để
GV chủ động đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
- Tăng cường đầu tư thiết bị dạy học, đồ dùng, phương tiện trực quan và
các tài liệu bồi dưỡng cho GV.
- Cần có những biện pháp cụ thể khuyến khích GV đổi mới PPDH, tích
cực sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở trong dạy học, tập trung nhiều
hơn vào việc biên soạn các câu hỏi có chất lượng cao.
- Cần tăng cường khảo sát, thăm dò HS xem thử thực trạng việc vận
dụng, đổi mới tổ chức hoạt động tích cực hóa của GV bộ môn.
- Đối với GV: tăng cường thời gian và thường xuyên vận dụng các cách
thức phương pháp mới trong các giờ lên lớp theo hướng tích cực, đặc biệt nâng
cao chất lượng sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở trong dạy học.

BM04-NXĐGSKKN

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị : THPT chuyên
Lương Thế Vinh
Trần Thị Quỳnh Liên

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

18



Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát huy tính tích cực của học sinh
Biên Hòa., ngày 1 tháng 5 năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012-2013
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để phát

huy tính tích cực của học sinh
Họ và tên tác giả: Trần Thị Quỳnh Liên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: .Địa lý

- Phương pháp giáo dục

Lĩnh
vực
khác: ........................................................ 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong
Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới

- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có


2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của
người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến
kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Trần Thị Quỳnh Liên


THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

19



×