Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đặc điểm của triết học Hy lạp cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.72 KB, 13 trang )

đặt vấn đề
Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên
tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức, về thái độ của con ngời đối với
thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và
t duy.
Lịch sử triết học cho chúng ta khả năng hiểu biết và khái quát sự phát
triển lịch sử t tởng triết học của nhân loại, nắm đợc những kinh nghiệm
của nhận thức khoa học, sự hình thành và phát triển của những phơng
pháp nhận thức khoa học, góp phần xây dựng phơng pháp t duy đúng đắn.
Nghiên cứu lịch sử triết học giúp con ngời thâu tóm đợc trí tuệ của mỗi
thời đại lịch sử đợc kết tinh trong triết học, nhằm làm giàu trí tuệ của mỗi
ngời.
Mặt khác, trong tiến trình vận động và phát triển của lịch sử văn hóa
nhân loại nói chung và t tởng triết học nói riêng, triết học phơng Tây giữ
một vị trí đáng kể, bởi vì những nội dung phong phú, đa dạng và những
giá nhiều mặt của nó đã để lại những dấu ấn đậm nét và có ảnh hởng lớn
đối với lịch sử loài ngời. Và sự kết tập những giá trị của nó đã góp phần
không nhỏ đối với sự hình thành nền văn minh nhân loại.
Từ sự cần thiết của việc nghiên cứu lịch sử triết học, đồng thời để có
thể hiểu rõ hơn t tởng triết học phơng Tây, tôi đã chọn một đại diện tiêu
biểu ở phơng Tây, đó là Hy Lạp để nghiên cứu hệ thống t tởng triết học
của họ, đợc thực hiện trong đề tài tiểu luận Đặc điểm của triết học Hy
Lạp cổ đại.
Đề tài đợc nghiên cứu theo ba phần chính sau:
Phần I

: Hoàn cảnh ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại.

Phần II : Đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại.
Phần III : Kết luận.


1


Phần I
Hoàn cảnh ra đời và phát triển của
triết học hy lạp cổ đại
Để có khái quát đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại, trớc hết chúng
ta phải hiểu đợc điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học - Cơ sở
cho sự hình thành và phát triển triết học Hy Lạp cổ đại.
Về mặt địa lý, Hy Lạp cổ đại là một vùng đất rộng lớn, bao gồm miền
Nam bán đảo Bancăng, nhiều hòn đảo ở biển Êgiê và cả ven biển của bán
đảo Tiểu . Điều kiện địa lý thuận lợi: có rất nhiều đờng biển nên Hy Lạp
cổ đại có cơ hội giao lu với các nớc khác , điều này đã kích thích cho kinh
tế, khoa học của Hy Lạp cổ đại phát triển, tạo điều kiện cho thiên văn học
ra đời, góp phần thúc đẩy vấn đề thế giới quan ra đời.
Hy Lạp cổ đại là quê hơng của các nhà toán học, văn học, thần thoại, y
học. Hy Lạp cổ đại đợc coi là một trong cái nôi của khoa học nhân loại.
Đây cũng chính là một điều kiện thuận lợi thúc đẩy khoa học trong đó có
triết học phát triển.
Về mặt kinh tế, nền kinh tế của Hy Lạp thời kỳ này có thể gọi là phát
triển đều về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thơng nghiệp. Cơ sở của nền
kinh tế dựa trên chế độ chiếm hữu nô lệ, đó là quyền sở hữu của chủ nô
đối với t liệu sản xuất và ngời nô lệ. Nô lệ là những ngời giữ vai trò rất
quan trọng trong sản xuất. Lực lợng nô lệ chiếm đa số dân c, và tuy họ bị
coi là công cụ biết nói, động vật biết nói, nhng chính lực lợng này đã
quyết định sự đi lên mạnh mẽ của nền kinh tế thời kỳ này. Nhờ sự phát
triển mạnh mẽ của lực lợng sản xuất, trong xã hội đã diễn ra sự phân công
lao động: lao động chân tay, lao động trí óc. Điều này góp phần vào việc
phát sinh các ngành khoa học, trong đó có triết học.
Hơn nữa, nếu nh trong xã hội cộng sản nguyên thủy, cuộc sống của

mỗi ngời hòa tan vào cuộc sống cộng đồng, thì trong thời kỳ này đã
xuất hiện chế độ tu hữu về của cải, buộc mỗi ngời cần ý thức về bản thân
mình, cần có một quan điểm sống phù hợp với hoàn cảnh mới. Nhu cầu

2


đó đòi hỏi sự ra đời của triết học. Xôcrát đã nhận thấy điều đó khi ông coi
triết học là sự tự ý thức của con ngời về chính bản thân mình.
Về mặt chính trị - xã hội thì xã hội Hy Lạp cổ đại là xã hội chiếm hữu
nô lệ. Trong xã hội này có hai gia cấp chủ yếu là giai cấp chủ nô và giai
cấp nô lệ. Nô lệ không đợc tham gia và không đủ khả năng tham gia các
hoạt động xã hội, chính trị và văn hóa. Họ không có một chút quyền lợi
nào, ngoài sự lao động bị cỡng bức tàn bạo.
Chế độ nô lệ là một chế độ xã hội có hình thức áp bức bóc lột tàn bạo
nhất, vô nhân đạo nhất trong lịch sử so với tất cả các hình thức áp bức,
bóc lột ở các chế độ có giai cấp khác. Do vậy, những cuộc nổi dậy tự phát
của nô lệ chống lại giai cấp chủ nô luôn luôn diễn ra. Song họ lại không
có khả năng xây dựng một thế giới quan phản ánh những quyền lợi của
mình, vì bị lao động chân tay nặng nề và không có một ngôn ngữ chung,
tiếng nói chung bởi họ xuất thân từ nhiều bộ lạc khác nhau với những
ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, chế độ áp bức, bóc lột nô lệ cũng là cơ sở
kinh tế trên con đờng phát triển của Hy Lạp cổ đại. Nhờ có chế độ đó, giai
cấp chủ nô Hy Lạp mới có thể thoát ly khỏi cuộc đời lao động chân tay
vất vả để xây dựng các khoa học, trong đó có triết học, nghệ thuật. Trong
tác phẩm Chống Đuyrinh, Ăngghen đã nhận xét rằng, phải có những khả
năng của chế độ nô lệ mới xây dựng đợc một quy mô phân công lao động
lớn lao hơn trong nông nghiệp và công nghiệp, mới xây dựng đợc nớc Hy
Lạp cổ giàu có. Nếu không có chế độ nô lệ thì cũng không có quốc gia
Hy Lạp, không có khoa học và nghệ thuật Hy Lạp.

Quá trình lịch sử trên đây đã góp phần tạo nên sự hình thành và phát
triển về mọi mặt của đời sống xã hội Hy Lạp cổ đại, trong đó có triết học.

3


Phần II
Đặc điểm của triết học hy lạp cổ đại
Hy lạp cổ đại với điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội đã hình
thành và phát triển hệ thống triết học với những đặc điểm chủ yếu nh sau:
Thứ nhất, triết học Hy Lạp cổ đại ngày từ khi mới ra đời đã là thế giới
quan ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị trong xã hội Hy Lạp lúc bấy
giờ, cho nên triết học Hy Lạp cổ đại mang tính đảng, tính giai cấp sâu sắc.
Điều này đợc thể hiện ở cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm, giữa phơng pháp biện chứng và phơng pháp siêu hình, giữa
có thể biết và không thể biết, giữa nhất nguyên và đa nguyên, và xét cho
đến cùng là phản ánh cuộc đấu tranh giữa phái chủ nô dân chủ tiến bộ xét
trong điều kiện lịch sử thời kỳ đó với phái chủ nô quý tộc.
Những nhà triết học đại biểu cho chủ nghĩa duy vật thời cổ Hy Lạp là:
Anaxago, Ampêđocơlơ, Đêmôcrit, Êpiquya, Những quan điểm triết học
gắn liền với t tởng chính trị của họ là cơ sở lý luận cho sự hoạt động tiến
bộ của tầng lớp tiên tiến trong giai cấp chủ nô.
Những nhà triết học duy tâm là những nhà t tởng của phái chủ nô quý
tộc, đại biểu là: Xôcrát, Platôn Quan điểm triết học thù địch với tiến bộ
xã hội, khoa học và gắn liền với những quan điểm chính trị của họ làm cơ
sở lý luận cho hoạt động chính trị của trờng phái này.
Đối với vấn đề về chính trị - xã hội, Đêmôcrit bảo vệ chế độ chiếm hữu
nô lệ nhng đứng trên lập trờng của phái chủ nô tiến bộ, đấu tranh chống
lại bọn chủ nô quý tộc để bảo vệ chế độ dân chủ chủ nô mà quyền lợi gắn
liền với sự phát triển của thơng mại và công nghiệp, ca ngợi tình thân ái,

tính ôn hòa, ca ngợi quyền lợi chung của công dân tự do, ông kêu gọi chủ
nô đối xử với nô lệ nh những bộ phận trên cơ thể, ông kêu gọi đối xử với
nô lệ nhân đạo hơn. Ông cho rằng nền tảng của chế độ dân chủ chủ nô là
hình thức dân chủ của nhà nớc chủ nô, đó là nhà nớc công hòa dân cử.
Nhà nớc đóng vai trò duy trì trật tự và điều hành hoạt động xã hội, trừng
phạt nghiêm khắc những kẻ vi phạm pháp luật hay các chuẩn mực đạo
đức. Theo ông, thà sống nghèo còn hơn giàu có mà mất dân chủ và tự do.
4


Hạnh phúc là sự thanh thản tâm hồn, đợc tự do. Ông cho rằng, hoạt động
chính trị, quản lý nhà nớc là nghệ thuật cao nhất đem lại vinh dự và vinh
quang cho con ngời, làm cho con ngời sống hạnh phúc, đợc tự do. Tuy
nhiên, tự do mà Đêmôcrit đề cập là của chủ nô chứ không phải là của nô
lệ.
Đêmôcrit cũng có những cống hiến có ý nghĩa tích cực về đạo đức học.
Theo ông, đối tợng nghiên cứu của đạo đức học là cuộc sống, hành vi, số
phận của mỗi con ngời riêng biệt, nó phải giải quyết vấn đề về hành vi
con ngời và thái độ của con ngời đối với bản thân. Hạt nhân trung tâm
trong đạo đức của ông là lơng tâm, là sự lành mạnh về tinh thần của từng
cá nhân. Mỗi ngời phải sống đúng mực, ôn hòa, không gây hại cho ngời
khác, ông cho rằng con ngời tốt là con ngời không những không làm mà
còn không muốn làm điều phi nghĩa hay để nhận ra ngời trung thực và
không trung thực, phải căn cứ không chỉ vào việc làm của họ mà còn vào
ý muốn của họ. Ông nêu cao vai trò của trí tuệ trong đời sống hạnh phúc
của con ngời, ông nói: ngời hạnh phúc là ngời có trí tuệ và khả năng tinh
thần hay sống thiếu trí tuệ, không điều độ và không có lỗi lầm, có nghĩa
là sống không xấu nhng đó là chết dần.
Đối lập với t tởng về chính trị - xã hội của Đêmôcrit là nhà triết học
Platôn - đại biểu của trờng phái triết học duy tâm. Platôn là ngời bảo vệ

chế độ chiếm hữu nô lệ nhng đứng trên lập trờng của phải chủ nô quý tộc
bảo thủ. Ông đã đề xuất nhiều ý tởng nhằm củng cố chế độ chiếm hữu nô
lệ bằng mọi giá. Ông chống lại nền dân chủ Aten khi ấy. Ông đề ra một
nhà nớc không tởng mà ở đó có những ý tởng quân phiệt, chẳng hạn,
phải xóa bỏ gia đình và sở hữu, trẻ em sinh ra đa vào các trờng công để từ
đó chọn ra các nhà triết học, thông thái và vệ binh. Platôn chủ trơng cần
duy trì các hạng ngời trong xã hội, cũng có nghĩa là duy trì sự bất bình
đẳng giữa mọi ngời. Nhà nớc ra đời cũng để đáp ứng những nhu cầu đó.
Công lý là sự thực hiện hoàn toàn nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi hạng
ngời, là biết sống đúng với vị trí xã hội. Ông chia xã hội thành ba đẳng
cấp dựa theo đặc trng đạo đức của từng đẳng cấp: đẳng cấp thứ nhất là các
nhà triết học, các nhà thông thái đảm nhận vị trí lãnh đạo nhà nớc; đẳng
cấp thứ hai là các vệ quân, làm nhiệm vụ bảo vệ nhà nớc; đẳng cấp thứ ba

5


là nông dân và thợ thủ công, có nhiệm vụ chủ yếu là làm ra của cải vật
chất, đảm bảo cuộc sống cho nhà nớc. Nô lệ không phải là ngời nên
không thuộc tầng lớp nào. Platôn đã sùng bái nhà nớc tới mức biến con
ngời thành nô lệ của nhà nớc. Theo ông, con ngời phải sống vì nhà nớc,
chứ không phải nhà nớc vì con ngời.
Đêmôcrit và Platôn tuy sống gần nh cùng thời, nhng do đứng trên quan
điểm lập trờng khác nhau nên có những t tởng khác nhau về vấn đề chính
trị - xã hội khác nhau. Đêmôcrit có t tởng nhân đạo so với thời đại, còn
Platôn lại có t tởng bảo thủ duy tâm về chính trị - xã hội- đó là t tởng phản
tiến bộ.
Thứ hai, triết học Hy Lạp cổ đại đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau
thuộc về thế giới quan của ngời Hy Lạp cổ đại. Trớc hết là những vấn đề
nh tồn tại là gì, nguồn gốc của thế giới là gì, bản thể luận, nhận thức

luậnvà những vấn đề này luôn đợc giải quyết theo hai quan điểm đối
lập nhau, hoặc là duy vật, hoặc là duy tâm.
Về vấn đề bản thể luận, trớc hết chúng ta đi nghiên cứu quan điểm của
trờng phái duy vật. Với nền kinh tế phát triển, triết học tự nhiên của ngời
Hy Lạp Cổ đã phát triển rực rỡ. Đó là kết quả của quá trình quan sát tự
nhiên một cách nhạy bén, suy xét sâu sắc các hiện tợng và lòng mong
muốn có một cách giải thích tổng quát về giới tự nhiên muôn hình muôn
vẻ trong điều kiện ít bị các thành kiến tôn giáo và uy quyền chuyên chế,
gò ép. Chính vì vậy mà quan điểm duy vật về Vũ trụ, về các chất và những
nguyên tố tạo thành các chất vốn phổ biến trong các dân tộc thời Thợng
cổ đã đợc thể hiện đầy đủ nhất trong các học thuyết của các nhà triết học
Cổ Hy Lạp.
Theo Talet (sống vào khoảng năm 640 - 550 Tr.CN) cho rằng chất đầu
của mọi vật là nớc và toàn bộ Vũ trụ phát sinh từ nớc. Khi ta đun nóng, nớc (biển) bay hơi còn lại đất (muối) Nh vậy các vật đều có thể xuất hiện
từ nớc và biến trở lại thành nớc. Quan điểm về nguồn gốc duy nhất của
mọi vật thể lúc đó đợc mọi ngời thừa nhận một cách tự nhiên, không cần
tranh cãi và với các nhà triết học chỉ còn vấn đề: phải chăng nớc hay một
chất khác là nguồn gốc của mọi vật.

6


Còn theo Hêraclit (540 - 525 Tr.CN) ở Ephê cho rằng chất đầu của mọi
vật là lửa, mọi vật trên thế giới này đều biến đổi và linh động nh lửa. Ông
nói: không thể hai lần cùng tắm trên một dòng sông, toàn bộ Vũ trụ là
một dòng các hiện tợng thờng xuyên thay đổi, sự thống nhất của thế giới
nằm trong sự muôn màu muôn vẻ của nó.
Gần nh đồng thời với học thuyết về chất đầu, một học thuyết về cấu
tạo gián đoạn của vật chất cũng xuất hiện ở Hy Lạp Cổ. Ngời sáng lập ra
thuyết này là nhà triết học Lơkip (500 - 440 Tr.CN) ở Milet và học trò của

ông là Đêmôcit (470 - 360 Tr.CN) ở Apđen. Theo học thuyết này, mọi sự
vật, hiện tợng đều cấu tạo từ nguyên tử (tồn tại) và khoảng không trống
rỗng (không tồn tại). Nhờ có khoảng không trống rỗng mà các nguyên tử
mới vận động đợc. Nguyên tử là những hạt vật chất nhỏ nhất, không thể
phân chia đợc nữa và luôn vận động. Nguyên tử không màu sắc, không
mùi vị, không âm thanh, không nóng lên, không lạnh đi, Các nguyên tử
khác nhau về hình thức, về trật tự sắp xếp, về t thế, Các nguyên tử liên
kết với nhau tạo nên sự vật, tách rời khỏi nhau thì sự vật mất đi. Đêmôcrit
với quan điểm nh trên đã đợc coi là nhà triết học duy vật về vấn đề bản thể
luận, tuy nhiên những quan điểm nguyên tử của ông chỉ là những phỏng
đoán, cha đợc chứng minh.
Những quan điểm trên là cơ sở cho chủ nghĩa duy vật trong khoa học
tự nhiên, hoàn toàn đối lập với các học thuyết duy tâm và tôn giáo về
nguồn gốc tinh thần của thế giới và tính bất biến của Vũ trụ do Thợng đế
sáng tạo ra. Chính vì vậy sau khi xuất hiện thuyết nguyên tử thô sơ đã bị
các thế lực duy tâm và tôn giáo công kích từ mọi phía. Vào thời kỳ Trung
cổ và cho đến thời cận đại nó bị nhà thờ Thiên chúa giáo bài bác và đàn
áp. Đại biểu của phái duy tâm là Xôcrát và Platôn.
Xôcrát (469 - 399 Tr.CN) theo học thuyết duy tâm chủ quan cực đoan,
lấy cái tôi làm đối tợng của triết học, thừa nhận Thần là đấng tối cao tạo
ra thế giới theo một mục đích nhất định.
Platôn (427 - 347 Tr.CN) sáng lập ra phái duy tâm khách quan. Ông là
ngời chống khoa học tự nhiên, nhất là thuyết nguyên tử. Theo ông, vũ trụ
đợc hình thành từ hai thế giới. Một là thế giới ý niệm. Hai là thế giới của

7


các sự vật cảm tính. Thế giới ý niệm là thế giới tinh thần, nó hoàn hảo,
đúng đắn, chân thực, vĩnh viễn không đổi. Nó là cơ sở để sinh ra thế

giới các sự vật cảm tính, nó có trớc thế giới các sự vật cảm tính và quyết
định chúng. Thế giới các sự vật cảm tính là thế giới vật thể tĩnh (sông, núi,
cây,), nó có sau thế giới ý niệm, không chân thật, không hoàn hảo,
không đúng đắn vì mọi cái trong nó luôn biến đổi, có sinh ra và mất đi.
Thế giới các sự vật cảm tính chỉ là cái bóng của thế giới ý niệm, do thế
giới ý niệm quyết định.
Nh vậy, quá trình hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại
cũng phản ánh cuộc đấu tranh giữa tri thức khoa học và mê tín. Những
nhà triết học duy vật cũng chính là những ngời vô thần bảo vệ những quan
điểm khoa học tự nhiên tiến tiến, đề ra hàng loạt ý niệm khoa học, trong
đó có học thuyết về cấu tạo nguyên tử của vật chất, phê phán mê tín và
những t tởng thần học. Còn những nhà triết học duy tâm, bằng cách này
hay cách khác, chống những quan điểm khoa học tự nhiên tiên tiến, căm
thù chủ nghĩa vô thần, bảo vệ mê tín.
Về vấn đề nhận thức luận, theo Đêmôcrit của trờng phái duy vật cho
rằng thế giới quan là đối tợng của nhận thức. Ông công nhận khả năng
nhận thức thế giới của con ngời. Ông chia nhận thức làm 2 dạng: một là
nhận thức mờ tối - nhận thức thông qua cảm giác - đem lại cho ta hiểu
biết về vẻ ngoài của sự vật. Hai là nhận thức chân lý - nhận thức thông
qua các phán đoán logic - giúp chúng ta nhận thức đợc nguyên tử và
khoảng không trống rỗng. Với Đêmôcrit, nhận thức chân lý đáng tin cậy
hơn nhận thức mờ tối. Quan niệm về nhận thức của Đêmôcrit là duy vật
nhng còn giản đơn.
Bên cạnh đó, theo Platôn, một đại diện của trờng phái duy tâm, thì
quan niệm về nhận thức luận của ông cũng đối lập với quan niệm về nhận
thức luận của Đêmôcrit. Theo ông, tri thức có trớc sự vật, nhận thức lý
tính có trớc nhận thức cảm tính. Nhận thức về thực chất chỉ là quá trình
hồi tởng lại, nhớ lại những cái mà linh hồn trớc khi nhập vào thể xác con
ngời đã có sẵn, đã trải qua. Tri thức của các ý niệm, của linh hồn trớc khi
nhập vào thể xác con ngời mới là chân thực, đúng đắn, còn tri thức về các


8


sự vật cảm tính là tri thức lẫn lộn giữa đúng và sai. Platôn là một nhà triết
học có quan niệm duy tâm thần bí về nhận thức.
Thứ ba, triết học Hy Lạp cổ đại đề cập nhiều tới vấn đề con ngời và số
phận con ngời. Giữa các nhà triết học còn những quan niệm khác nhau về
bản chất con ngời, nhng nhìn chung họ đều coi con ngời là tinh hoa cao
quý của tạo hóa, con ngời cần phải chinh phục thiên nhiên, phục vụ cho
mình.
Theo Đêmôcrit, con ngời có thể xác và linh hồn. Cả thể xác và linh
hồn của con ngời đều không là bất tử. Theo ông, linh hồn đợc cấu tạo từ
nguyên tử hình cầu, giống nh nguyên tử của lửa, và vận động với tốc độ
lớn. Nguyên tử linh hồn sinh ra nhiệt, nhiệt làm cho toàn bộ cơ thể hng
phấn và vận động. Ông coi linh hồn không phải là hiện tợng tinh thần, ý
thức mà là một hiện tợng vật chất. Ông bác bỏ quan niệm tôn giáo về linh
hồn bất tử và cho rằng linh hồn chết cùng với cái chết của cơ thể. Ông có
quan điểm duy vật về con ngời tuy nhiên còn có quan điểm siêu hình do
đồng nhất nguyên tử (vật chất) với linh hồn (ý thức).
Theo Platôn, con ngời gồm cả thể xác và linh hồn. Thể xác có thể mất
đi vì nó đợc cấu tạo từ đất, nớc, lửa và không khí. Linh hồn thì bất diệt,
bởi vì linh hồn là sản phẩm của linh hồn vũ trụ đợc tạo ra từ lâu bởi Thợng
đế. Mỗi linh hồn trú ngụ ở một vì sao trên trời, rồi sau đó bay xuống trần
gian và nhập vào thể xác tạo ra con ngời. Khi nhập vào thể xác con ngời
thì nó quên hết mọi quá khứ. Vì thế nhận thức con ngời là sự hồi tởng
những gì mà linh hồn đã lãng quên.
Thứ t, triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó với khoa học tự nhiên đơng thời.
Đó là kết quả của khoa học tự nhiên còn ở thời kỳ nguyên thủy, mới phát
sinh và bắt đầu phát triển. Khoa học tự nhiên vẫn còn lẫn lộn với triết học,

cha thoát khỏi phạm vi của triết học. Các nhà triết học dờng nh đều là các
nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau nh toán học, thiên văn
học, vật lý học Các tri thức khoa học do các nhà triết học duy vật nêu ra
chỉ là sự phỏng đoán về thế giới xung quanh, chứ cha có cơ sở vững chắc,
song đó là những phỏng đoán thiên tài.

9


Thứ năm, triết học Hy Lạp cổ đại có tính biện chứng sơ khai tự phát
mà đỉnh cao là biện chứng duy vật của Hêraclit. Phép biện chứng của
Hêraclit cha đợc trình bày dới dạng một hệ thống các luận điểm khoa học
nh sau này, nhng hầu nh các luận điểm cốt lõi của phép biện chứng đợc
ông đề cập dới dạng các câu danh ngôn mang tính thi ca và triết lý. Đó là
những t tởng:
Một là, quan niệm về vận động vĩnh viễn của vật chất. Theo ông,
không có sự vật, hiện tợng nào của thế giới đứng im tuyệt đối, mà trái lại,
tất cả đều trong trạng thái biến đổi và chuyển hóa thành cái khác, và ngợc
lại.
Hêraclit nói: Nớc sinh ra từ cái chết của đất; không khí sinh ra từ cái
chết của nớc; lửa sinh ra từ cái chết của không khí và ngợc lại: chúng ta
không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông vì nớc mới không ngừng
chảy trên sông. Ngay cả mặt trời cũng mỗi ngày một mới. Hêgghen đã
nhận xét khi nói rằng mọi cái đang trôi đi, Hêraclit coi sinh thành là
phạm trù cơ bản của mọi tồn tại.
Theo quan điểm về vận động của Hêraclit, lửa chính là gốc của mọi sự
thay đổi. Tất cả các dạng khác nhau của vật chất chỉ là trạng thái chuyển
hóa của lửa mà thôi. Nh vậy, Hêraclit đã nêu khá rõ nét về tính thống nhất
của vũ trụ: Vũ trụ là một ngọn lửa duy nhất.
Hai là, Hêraclit đã nêu lên t tởng về sự tồn tại phổ biến của các mâu

thuẫn trong mọi sự vật, hiện tợng. Điều đó thể hiện trong những phỏng
đoán của ông về vai trò của những mặt đối lập trong sự biến đổi phổ biến
của tự nhiên, về sự trao đổi của những mặt đối lập, về sự tồn tại và
thống nhất của các mặt đối lập.
Hêraclit nói: Cùng một cái ở trong chúng ta - sống và chết, thức và
ngủ, trẻ và già. Vì rằng cái này mà biến đổi cái kia; và ngợc lại, cái kia
mà biến đổi là cái này ; cái lạnh nóng lên, cái nóng lạnh đi, cái ớt khô
đi, cái khô ớt lại, cái thù địch thống nhất lại từ những điểm phân cách
xuất hiện cái điều hòa đẹp đẽ nhất, và mọi vật sinh ra qua đấu tranh,
bệnh tật làm cho sức khỏe quý hơn, cái ác làm cho cái thiện cao cả hơn,

10


cái đói làm cho cái no dễ chịu hơn, mệt mỏi làm cho nghỉ ngơi dễ chịu
hơn.
Hêraclit đã phỏng đoán về sự phân đôi của một thể thống nhất thành
những mặt đối lập, bài trừ nhau, nhng gắn liền với nhau, về sự đấu tranh
và thống nhất của những mặt đối lập ấy. Ông viết: nớc biển vừa sạch vừa
không sạch, tất cả là thống nhất, cái phân chia đợc và cái không phân
chia đợc, cái đợc sinh ra và cái không đợc sinh ra, cái chết và cái không
chết, cái toàn bộ và cái không toàn bộ, cái quy tụ và cái phân tán, cái
động và cái bất động. Lênin đã đánh giá các luận điểm trên của Hêraclit
rằng: phân đôi cái thống nhất và nhận thức các bộ phận đối lập của nó là
thực chất của phép biện chứng.
Ba là, theo Hêraclit, sự vận động, phát triển không ngừng của thế giới
do quy luật khách quan (ông gọi là logos ) quy định. Logos khách quan là
trật tự khách quan của mọi cái diễn ra trong vũ trụ. Logos chủ quan là từ
ngữ, học thuyết, lời nói, suy nghĩ của con ngời. Logos chủ quan phải phù
hợp với logos khách quan, nhng nó biểu hiện ở từng ngời có khác nhau.

Ngời nào càng tiếp cận đợc logos khách quan bao nhiêu thì càng thông
thái bấy nhiêu.
Lý luận nhận thức của Hêraclit mang tính chất duy vật và biện chứng
sơ khai. Trong lý luận nhận thức, vấn đề quan trọng trớc tiên là quan niệm
nh thế nào (duy vật hay duy tâm) về cảm giác. Bởi vì, cảm giác là cửa
ngõ của nhận thức.
Hêraclit cho rằng, nhận thức bắt đầu từ cảm giác, không có cảm giác
thì không có bất cứ nhận thức nào. Ông nói: mắt, tai là ngời thầy tốt
nhất, nhng mắt là nhân chứng chính xác hơn tai. Coi trọng nhận thức
cảm tính, nhng ông không tuyệt đối hóa giai đoạn này. Ông viết: thị giác
thờng bị lừa bởi vì tự nhiên thích giấu mình nên khó nhận thức. Nhiệm
vụ của nhận thức là phải đạt tới sự nhận thức logos của sự vật, nghĩa là
phải chỉ ra đợc cái bản chất, quy luật của sự vật.
Hêraclit còn nêu lên tính chất tơng đối của nhận thức. Tùy theo hoàn
cảnh và điều kiện mà thiện - ác, xấu - tốt, lợi - hại chuyển hóa cho nhau.

11


Hêraclit đã đa triết học duy vật cổ đại tiến lên một bớc mới với những
quan điểm duy vật và những yếu tố biện chứng. Học thuyết của ông sau
này đợc nhiều nhà triết học cận đại và hiện đại kế thừa. Ăngghen đã viết:
Quan niệm về thế giới một cách nguyên thủy, ngây thơ, nhng căn bản ấy
là đúng, là quan niệm của các nhà triết học Hy Lạp thời cổ, và ngời đầu
tiên diễn đạt đợc rõ ràng quan niệm ấy là Hêraclit: mọi vật đều tồn tại nhng đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều không
ngừng thay đổi, mọi vật đều luôn luôn ở trong quá trình xuất hiện và biến
đi .

12



Phần III
Kết luận
Qua quá trình tìm hiểu về lịch sử Hy Lạp cổ đại, chúng ta thấy đợc nét
nổi bật của triết học Hy Lạp cổ đại đã đặt ra hầu hết các vấn đề triết học
căn bản mà sau này các học thuyết triết học sẽ từng bớc giải quyết theo
nội dung của thời đại mình, nó bao chứa mầm mống của tất cả thế giới
quan về sau này.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa
biện chứng và siêu hình của triết học Hy Lạp cổ đại là rất rõ nét, đặc biệt
là cuộc đấu tranh giữa đờng lối Đêmôcrit và đờng lối Platôn.
Một trong những thành quả quan trọng nhất của triết học Hy Lạp cổ
đại là thuyết nguyên tử đã đặt cơ sở cho sự phát triển của khoa học tự
nhiên.
Triết học Hy Lạp cổ đại đã đạt đợc những thành tựu lớn lao và cũng
bao chứa những thiếu sót không tránh khỏi do hoàn cảnh lịch sử quy định.
Tuy nhiên, triết học Hy Lạp cổ đại nói riêng và nền văn minh Hy Lạp nói
chung chính là một trong những nền móng của triết học Châu Âu sau này,
điều đó đã đợc Ăngghen nhận định: không có cơ sở văn minh Hy Lạp và
đế quốc La Mã thì tuyệt nhiên không có Châu Âu hiện đại.

13



×