Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn SKKN “giáo dục truyền thốngcho học sinh thông qua các hoạt động đoàn”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 12 trang )

SKKN: “Giáo dục truyền thốngcho học sinh thông qua các hoạt động Đoàn”

SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC
I1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
II-

THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên: Phạm Thanh Lam
Ngày, tháng, năm sinh: 17/01/1983
Giới tính: Nam
Địa chỉ: Tổ 12 – khu 10 – thị trấn Tân Phú – Tân Phú – Đồng Nai
Điện thoại: 0914.449655
Fax: ……….. Email:
Chức vụ: Bí thư Đoàn trường
Đơn vị công tác: Trường THPT Đoàn Kết

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
1- Học vị: Đại học sư phạm
2- Năm nhận bằng: 2006
3- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng

III- KINH NGHIỆM KHOA HỌC
1- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công tác Đoàn thanh niên
2- Số năm kinh nghiệm: 07 năm


3- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
- Năm 2010 – 2011: “Kinh nghiệm tổ chức Hội trại”.
- Năm 2011 – 2012: “Vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực”.

Phạm Thanh Lam – Bí thư Đoàn trường THPT Đoàn Kết

1


SKKN: “Giáo dục truyền thốngcho học sinh thông qua các hoạt động Đoàn”
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ĐOÀN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Lý do khách quan:
Giáo dục truyền thống là một trong những hoạt động cơ bản của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, nhằm góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện cho
đoàn viên, thanh niên.
Truyền thống là những tư tưởng, đức tính, lối sống, tập quán, thói quen,
hành động được hình thành và duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có truyền
thống tốt cần được kế thừa và nâng cao, lại có những truyền thống đã lạc hậu, trì
trệ, thậm chí có hại, cần phải loại trừ. Ở bài viết này tôi chỉ nói đến kinh nghiệm
giáo dục những truyền thống tốt.
Trong mọi thời đại, giáo dục luôn giữ vai trò hết sức quan trọng, giáo dục
là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, đối với nước ta là một nước đang phát
triển thì: “Giáo dục – đào tạo gắn liền với sự phát triển kinh tế, phát triển
khoa học kỹ thuật, xây dựng nền nếp văn hóa mới, con người mới. Nhà nước
có chính sách toàn diện, thực hiện phổ cập giáo dục, phù hợp với khả năng,
yêu cầu của nền kinh tế, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài” (Trích
văn kiện đại hội VIII của Đảng). Đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà đứng

đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh người luôn quan tâm đến giáo dục nhằm đào tạo
thế hệ trẻ trở thành những người chủ tương lai của đất nước: “… Non sông
Việt Nam có trở nên vẽ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các
cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập
của các em…” (Bác Hồ).
2. Lý do chủ quan:
Huyện Tân Phú là huyện miền núi, điều kiện sống còn gặp nhiều khó
khăn, địa bàn dân cư phân bố dải dác, người dân đến từ nhiều vùng miền khác
nhau. Trường THPT Đoàn Kết là trường điểm của Huyện Tân Phú, các em học
sinh đến từ tất cả các xã trên địa bàn Huyện. Vì vậy việc giáo dục truyền thống
cho các em là điều rất cần thiết nhằm mục đích phát huy hơn nữa những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc nói chung và từng vùng miền nói riêng.
Nghị quyết đại hội Chi bộ và kế hoạch hoạt động của trường THPT Đoàn
Kết luôn nêu cao chất lượng giáo dục truyền thống cho các em học sinh.
Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh trường THPT Đoàn Kết hàng năm đều lấy chỉ tiêu 100% đoàn viên, thanh
niên được tuyên truyền, giáo dục truyền thống của dân tộc.
Qua việc tổ chức các hoạt động Đoàn, nhận thấy các em tham gia rất hứng
thú tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, dã ngoại, vui chơi. Với vai trò là bí
thư Đoàn trường nhiều năm, bản thân tôi đã được tham gia rất nhiều các hoạt
Phạm Thanh Lam – Bí thư Đoàn trường THPT Đoàn Kết

2


SKKN: “Giáo dục truyền thốngcho học sinh thông qua các hoạt động Đoàn”
động phong trào Đoàn, được tham gia các lớp tập huấn tuyên truyền cho đoàn
viên thanh niên. Chính vì vậy tôi nhận thấy việc giáo dục truyền thống cho đoàn
viên, thanh niên trước hết phải thu hút, tập hợp được các em vào hoạt động, từ
đó thông qua các hoạt động để giáo dục truyền thống cho các em.

Với những lí do trên trên mà tôi chọn đề tài: “Giáo dục truyền thốngcho
học sinh thông qua các hoạt động Đoàn” để áp dụng tại trường THPT Đoàn
Kết.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận
Sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Lời dạy của Bác đến nay vẫn còn thấm thía đặc biệt là với thế hệ thanh
thiếu niên. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, cuộc cách mạng khoa
học công nghệ như một luồng gió mới thổi vào và làm lay động nhiều lĩnh vực
trong cuộc sống. Hơn bao giờ hết con người đang đứng trước những diễn biến
thay đổi to lớn, phức tạp về lịch sử xã hội và khoa học - kỹ thuật. Nhiều mối
quan hệ mâu thuẫn của thời đại cần được giải quyết, đó là mâu thuẫn giữa quan
hệ sức ép của khối lượng tri thức ngày càng tăng và sự tiếp nhận của con người
có giới hạn, bởi vì sự nhận thức của con người nói chung là tuyệt đối và không
có giới hạn song sự thu nhận, hiểu biết kiến thức của mỗi con người đều hữu hạn
và tương đối.
Lịch sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ
những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu về truyền thống dân tộc, tự hào với
thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, từ đó xác định nhiệm vụ trong hiện
tại, có thái độ đúng đối với sự phát triển hợp quy luật cuả tương lai.
Trong “Di chúc” thiêng liêng để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, trên cơ sở
tổng kết những thực tiễn vô cùng phong phú của cách mạng nước ta, Chủ tịch
Hồ Chí Minh kính yêu đã nêu tư tưởng chiến lược vĩ đại của Người: “Bồi dưỡng
lịch sử cách mạng cho đời sau là một viêc rất quan trọng và cần thiết”.
Chân lí sáng ngời ấy đã soi sáng quá khứ và đang tiếp tục soi sáng tương
lai cách mạng của Tổ quốc ta. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc Lần thứ IV
cũng đã vạch rõ: “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nằm
trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.
Đất nước của chúng ta đang trong thời kì hội nhập, nhiều nền văn hóa mới

du nhập vào nước ta, những người chịu tác động trực tiếp của văn hóa ngoại lai
đó chính là thế hệ thanh thiếu niên, đặc biệt là thiếu niên khi các em chưa đủ
trình độ, đủ năng lực để phân biệt được những điều tốt, xấu thì việc giáo dục
nhận thức đối với các em là rất quan trọng. Trong đó giáo dục truyền thống cách
mạng là rất cần thiết bởi điều đó giáo dục cho các em lòng tự tôn dân tộc, sự tự
hào về truyền thống quê hương đất nước.
Phạm Thanh Lam – Bí thư Đoàn trường THPT Đoàn Kết

3


SKKN: “Giáo dục truyền thốngcho học sinh thông qua các hoạt động Đoàn”
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Trước hết là giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống chống giặc
ngoại xâm, truyền thống cách mạng của Đảng, truyền thống lao động, học tập
sáng tạo tự lập tự cường xây dựng quê hương đất nước, truyền thống đoàn kết
thương yêu đùm bọc lẫn nhau,... Giáo dục truyền thống gia đình, kính yêu ông
bà, cha mẹ, thầy cô giáo.
Giáo dục truyền thống Đoàn, giúp đoàn viên, thanh niên hiểu rõ lịch sử và
phong trào của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Những tấm gương tiêu biểu của tập
thể và cá nhân, từ đó các em thấy vinh dự là người đoàn viên để tiếp tục hoạt
động theo truyền thống, tạo ra những thành tích mới, tổ chức cho các em học tập
và làm theo truyền thống cần có những phương pháp thích hợp với đặc điểm tâm
sinh lý và hoàn cảnh cụ thể.
Giáo dục truyền thống có rất nhiều hình thức tùy theo điều kiện sẵn có của
địa phương sau đây là các hình thức mà tôi đã áp dụng có hiệu quả:
- Tổ chức các cuộc toạ đàm, giao lưu, nói chuyện với các chiến sĩ lão
thành, các chú là cựu chiến binh nhân các ngày lễ lớn. Ví dụ như: 22/12, 03/2, ..
Làm báo tường, báo ảnh, bản tin phát thanh thanh niên.
- Tổ chức thi múa hát, kể chuyện, viết vẽ, hái hoa dân chủ theo chủ đề giáo

dục.
- Tổ chức tham quan du lịch về nguồn, tham quan viện bảo tàng, danh lam
thắng cảnh, các công trình nhà máy lớn của đất nước.
- Tìm địa chỉ đỏ, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ bằng các công trình
của chi Đoàn. Giúp đỡ, chăm sóc thăm hỏi gia đình liệt sỹ, gia đình có công
cách mạng.
- Tổ chức sinh hoạt truyền thống về một giai đoạn lịch sử, nhân vật anh
hùng dưới hình thức sân khấu hoá (có minh hoạ, diễn xuất, lời thuyết minh bằng
thơ nhạc, múa hát...).
- Tổ chức hoạt động lớn tập trung: dạ hội văn nghệ, hội hoá trang, hội trại,
trò chơi lớn về chủ đề cần giáo dục.
- Sưu tầm tranh ảnh, hiện vật, xây dựng phòng truyền thống Đoàn.
2. 1. Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống Đoàn thông qua các
hoạt động tập thể.
a. Nội dung tổ chức
Bám sát vào các chủ điểm năm học và các chủ điểm của từng tháng chúng
tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động theo từng chủ điểm đó.
- Tháng 8: Tiếp sức đến trường.
- Tháng 9: Chào năm học mới
Phạm Thanh Lam – Bí thư Đoàn trường THPT Đoàn Kết

4


SKKN: “Giáo dục truyền thốngcho học sinh thông qua các hoạt động Đoàn”
- Tháng 10: Văn hóa học đường thân thiện, lành mạnh.
- Tháng 11: Tri ân thầy cô.
- Tháng 12: Học nghiêm túc - thi chất lượng,
chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần X.
- Tháng 1: Noi gương anh Trần Văn Ơn.

- Tháng 2: Vững bước dưới cờ Đảng quang vinh.
- Tháng 3: Tháng Thanh niên và hành động của tuổi trẻ học đường
- Tháng 4: Ngày hội thống nhất đất nước
- Tháng 5: Học tập và làm theo lời Bác
- Tháng 6+7: Chiến dịch tình nguyện Hè.
Trong từng tháng có các ngày lễ lớn
. Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 03/02/1930
. Giải phóng Miền Nam thống nhất tổ quốc 30/4/1975.
. Ngày Quốc tế phụ nữ 08/3/1910.
. Ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/1931.
. Ngày Quốc tế lao động 1/5/1986.
. Ngày sinh nhật Bác 19/5/1890.
. Ngày thương binh liệt sỹ 27/7/1947
. Ngày thành lập Hội LHPNVN 20/10/1930.
. Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/1982.
Trong các giờ chào cờ hàng tuần tổ chức cho học sinh các trò chơi như :
“Rung chuông vàng” được tổ chức vào ngày 26/3 đã thu hút rất nhiều học sinh
tham gia. Trong các hoạt động trên chúng tôi chú trọng đến các kiến thức lịch sử
Đảng CSVN, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh và lịch sử địa
phương bên cạch đó có lồng ghép một vài câu hỏi khác liên quan đến các môn
học. Thông thường ở các buổi sinh hoạt dưới cở đầu tuần chúng tôi chỉ tổ chức
các hoạt động ngắn gọn bằng các hình thức giáo đặt câu hỏi học sinh trả lời, Các
hoạt động lớn như ngày 20/11, 26/3, 22/12, 7/5….chúng tôi tổ chức quy mô lớn
thường dùng máy chiếu để tải được các tư liệu lịch sử liên quan
b. Hình thức tổ chức:
Đa phần các hoạt động đều diễn ra trong 30 phút dưới cờ các buổi thứ 2
hàng tuần. Tổ chức dưới hình thức các câu hỏi nhanh cho học sinh trả lời, khi tổ
chức các hoạt động dưới cở thời gian rất ngắn do vậy chúng tôi phải có sự chuẩn
bị chu đáo từ các nội dung câu hỏi vị trí tổ chức và các tiết mục văn nghệ xen
kẽ.

Phạm Thanh Lam – Bí thư Đoàn trường THPT Đoàn Kết

5


SKKN: “Giáo dục truyền thốngcho học sinh thông qua các hoạt động Đoàn”
Mỗi học sinh trả lời đúng sẽ có cơ hội nhận được những phần quà trong
chiếc hộp may mắn. Trong chiếc hộp đó sẽ để những mảnh giấy ghi các phần
quà có thể là chiếc bút, quyển vở, quyển sách, hoặc một tràng vỗ tay của các
bạn….
Đối với các buổi hoạt động toàn trường như ngày 20/11, 26/3, 22/12,7/5
thì sẽ chiếu trên màn hình rộng được thiết kế trên Power point.
Thông thường chia làm 3 khối các phần thi chủ yếu là tìm hiểu các sự
kiện lịch sử về Đoàn và Đảng CSVN sao cho cân sức giữa khối 10, 11, 12
Ban giám khảo được chấm trên biểu điểm rõ ràng
Kết thúc sẽ có phần thưởng tinh thần và vật chất cho các đội chơi….
2. Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống qua các địa danh và
nhân vật lịch sử.
a. Tổ chức cho học sinh tham quan các địa danh lịch sử.
Hàng năm Đoàn trường đều tổ
chức thăm quan du lịch về nguồn cho
đoàn viên, thanh niên, như tham quan
trường Dục Thanh – Phan Thiết; thăm
quan địa đạo Củ Chi, Chiến khu D,
Dinh Độc Lập, Viện bảo tàng chiến
tranh, khu di tích lịch sử quốc gia
Minh Đạm – Vũng Tàu, ….
Tham quan giáo dục truyền thống là việc làm không thể bỏ qua của các
ngành, các cấp. Trường THPT Đoàn Kết luôn luôn coi trọng việc giáo dục
truyền thống cho học sinh thông qua tham quan các di tích lịch sử, các viện bảo

tàng, danh lam thắng cảnh là một phương pháp giáo dục rất có hiệu quả của nhà
trường và tổ chức Đoàn.
Các cụ ta ngày xưa có câu: " Đi một ngày đàng học một sàng khôn” hay
"Trăm nghe không bằng một thấy". Để nói rằng đi nhiều sẽ mở mang hiểu
biết, sẽ khôn ra là một thực tế…và cũng để nói rằng thực tế phải được kiểm
nghiệm bằng tai mắt, chứ không phải chỉ cảm nhận. Vì vậy việc giáo dục truyền
thống cho đoàn viên, thanh niên bằng trực quan sinh động sẽ mang lại hiệu quả
cao.
Chúng ta có thể đưa học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, văn hoá và
cách mạng kháng chiến để từ đây khơi dậy trong lòng thanh niên niềm tự hào và
ý thức tự tôn dân tộc bởi bề dày của nền văn hoá lâu đời, giúp các em hiểu biết
vệ sự kiện, con người bàn những thành quả tốt đẹp của các thế hệ trước. Để từ
đó, các em sẽ trân trọng, biết ơn và đền đáp công ơn thế hệ ông cha.

Phạm Thanh Lam – Bí thư Đoàn trường THPT Đoàn Kết

6


SKKN: “Giáo dục truyền thốngcho học sinh thông qua các hoạt động Đoàn”
Tham quan viện bảo tàng - nơi ghi lại dấu tích ông cha hào hùng một
thuở, nơi ghi lại những giá trị truyền thống muôn đời không lay chuyển của con
người Việt Nam: anh dũng, trung kiên, hào hùng, bất khuất. Đến bảo tàng dâng
hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, thăm nại nơi ghi dấu tích của chiến
trường máu lửa và sứ mạng thần ký "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" suốt 16
năm trời đầy gian khổ, hy sinh trước mưa bom, bóo đạn của kẻ thù, học sinh mới
hiểu, thấm thía cuộc sống hoà bỡnh ngày hụm nay. Cũng tại bảo tàng lịch sử,
chiều dài thời gian dân tộc Việt Nam đã xoá bỏ áp bức bất công và xiềng xích tù
đầy để lại dấu ấn cho muôn đời qua hình ảnh hiện vật và tư liệu.
Làng nghề truyền thống, các khu công nghiệp và làng văn hoá Việt Nam

cũng là nơi cần đưa học sinh đến giúp các em hiểu về giá trị của lao động, sáng
tạo về truyền thống "khéo tay hay nghề" mang đậm bản sắc của người Việt
Nam: cần cù, tự hào về bàn tay và khối óc tinh thần hăng say lao động của dân
tộc ta.
Sau khi tham quan các di tích lịch sử, các bảo tàng, các làng nghề truyền
thống giúp các em hiểu biết thêm về quê hương đất nước con người Việt Nam.
Từ đó cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn, có ý giữ bảo vệ và gìn giữ giá trị truyền
thống của cha anh.
* Chú ý:
- Khi tổ chức cho học sinh đi tham quan chúng ta phải xây dựng chương
trình, lên kế hoạch rõ ràng, tỉ mỉ cẩn thận.
- Xác định mục đích yêu cầu, địa điểm và thời gian tham quan.
- Chủ động linh hoạt trong vấn đề giải quyết những phát sinh của buổi tham
quan.
- Nội dung của mỗi buổi tham quan. Tập trung vào vấn đề gì. Nội dung
thể hiện và hình thức hoạt động có phù hợp không.
- Chương trình phải thể hiện được đặc trưng của phương pháp giáo dục và
tự giáo dục. Khai thác động viên và phát huy được sự tham quan của học sinh
một cách tự giác, sáng tạo từ khi mở đầu cho đến khi kết thúc, phải tạo được
không khí thoải mái vui tươi hấp dẫn.
- Chương trình buổi tham quan phải được sắp xếp phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý, với quy trình phát triển tình cảm, nhận thức và năng lực của đoàn
viên.
- Sau chuyến tham quan cần tổ chức lấy ý kiến của chuyến tham quan và
cho đoàn viên làm bài thu hoạch (tốt nhất là bài trắc nghiệm) để nắm bắt được
mong muốn của người tham gia, rút kinh nghiệm cho lần tổ chức sau.
b. Tổ chức cho đoàn viên dọn vệ sinh khu tưởng niệm liệt sĩ, thăm các
gia đình thương binh, liệt sĩ.

Phạm Thanh Lam – Bí thư Đoàn trường THPT Đoàn Kết


7


SKKN: “Giáo dục truyền thốngcho học sinh thông qua các hoạt động Đoàn”
Tổ chức cho học sinh thăm viếng, dọn dẹp khu tưởng niệm liệt sỹ, khu
tưởng niệm nhà ngục Tà Lài vào các ngày lễ như ngày 22/12, lễ báo công ngày
26/3 và thăm các gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sỹ nhân ngày
thương binh liệt sỹ (27/7) là việc làm cần thiết để đoàn viên, thanh niên hiểu rõ
những giá trị truyền thống muôn đời không lay chuyển của con người Việt Nam:
anh dũng, trung kiên, hào hùng, bất khuất. Từ đó giáo dục tình cảm và lòng biết
ơn đối với các thế hệ cha ông, để các em quyết tâm rèn luyện, học tập, phấn đấu
thành những con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt.
Đoàn trường có kế hoạch phân công cụ thể cho các chi đoàn theo phần
việc của chi đoàn, mỗi chi đoàn đăng ký phần việc theo tuần, mỗi chi đoàn phụ
trách mỗi tuần. Giao cho 1 đồng chí Phó bí thư Đoàn trường là giáo viên phụ
trách đôn đốc, theo dõi.
3. Giáo dục truyền thống học sinh thông qua hình thức tuyên truyền qua
hệ thông phát thanh của Ban phát thanh Đoàn trường:
Chương trình phát thanh của Ban phát thanh Đoàn trường được xây dựng
từ những năm học 2004 – 2005, đã qua nhiều năm học nhưng chương trình vẫn
được duy trì thường xuyên, mang hiệu quả tuyên truyền cao. Hiện nay vào mỗi
tháng đều có 2 chương trình phát thanh, phát vào các buổi sinh hoạt chào cờ,
sinh hoạt 15 phút đầu giờ, 15 phút ra chơi.
Công cụ để làm 1 chương trình phát thanh khá đơn giản: 1 bộ máy vi tính,
1 micro, phần mềm thu âm Sound Forge.
Bố cục chương trình gồm 4 chuyên mục:
- Mục 1: Điểm tin
Bao gồm những tin tức hoạt động của nhà trường, của Đoàn thanh niên,
những tin tức thời sự liên quan đến giáo dục.

- Mục 2: Góc nhìn cuộc sống
Là những bài viết, bài cảm nhận của các em học sinh về các vấn đề của
cuộc sống.
- Mục 3: Mỗi tuần một câu truyện
Là những mẩu chuyện ngắn về Bác Hồ, về những nhân vật nổi tiếng,
truyền thống của dân tộc.
- Mục 4: Quà tặng âm nhạc
Là những bài hát truyền thống, ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước, về
tình bạn, dưới mái trường, …
Mỗi chương trình phát thanh đều gắn với chủ điểm của từng tháng, gắn
với các ngảy lễ lớn của dân tộc. Ví dụ tháng 9 sẽ gắn với tuyên truyền về Ngày
Quốc Khánh (02/9/1945), Ngày tựu trường (05/9); tháng 10 tuyên truyền về

Phạm Thanh Lam – Bí thư Đoàn trường THPT Đoàn Kết

8


SKKN: “Giáo dục truyền thốngcho học sinh thông qua các hoạt động Đoàn”
ngày thành lập Hội liên hiệp thanh niên (15/10), ngày Phụ nữ Việt Nam; tháng
11 nói về Nhà giáo Việt Nam (20/11), ….
Thông qua chương trình phát thanh Đoàn trường đã thực hiện được vai
trò, nhiệm của mình trong việc giáo dục truyền thống, lý tưởng sống cho đoàn
viên thanh niên.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Trong thực tế tổ chức các hoạt động để giáo dục truyền thống cho Đoàn
viên ở trường THPT Đoàn Kết nhiều năm qua. Nhờ áp dụng những kinh nghiệm
như tôi đã trình bày ở trên nên chất lượng đoàn viên ngày càng được nâng cao.
Truyền thống của nhà trường luôn được giữ vững, truyền thống dân tộc luôn
được phát huy.

Về truyền thống giúp nhau vượt khó: Đoàn trường luôn có quỹ đồng hành
với tynah niên nhằm giúp bạn vượt khó học tập. Sau đây là số liệu quỹ đồng
hành qua các năm:
TT

Năm học

Số tiền

Số bạn được giúp đỡ

1

2010 - 2011

6.650.000

12

2

2011- 2012

8.020.000

16

3

2012 - 2013


10.150.000

20

Ghi chú

Về truyền thống hiếu học: nhiều năm liền Đoàn trường không có đoàn
viên nào bỏ học, nhiều bạn tuy hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn học
tập tiến bộ như: Nguyễn Thị Ánh Hồng lớp 12A8, Vòng Kiều Nga lớp 12A4,
Nguyễn Nhật Cương lớp 11A7, …
Về kết quả xếp loại đoàn viên cuối năm cuối năm, tỷ lệ đoàn viên xếp loại
Xuất sắc tăng dần theo các năm, không có đoàn viên xếp loại yếu, kém:
TT

Năm học

Số đoàn viên

XL xuất sắc

Tỷ lệ

1

2010 - 2011

1416

720


50,8%

2

2011- 2012

1409

886

62,8%

3

2012 - 2013

1337

919

68,7%

Ghi chú

Về truyền thống dân tộc và địa phương: Thông qua chương trình rèn
luyện đoàn viên trong thời kỳ mới kiểm tra mỗi năm ta thấy kết quả thể hiện rõ:
Đoàn viên hiểu biết nội dung và ý nghĩa của các ngày lễ lớn như: 20/10, 20/11,
22/12, 03/2, 08/3, 26/3, …
Về truyền thống Đoàn trường: Nhiều năm liên tục đều đạt danh hiệu cơ sở

vững mạnh xuất sắc, được tặng nhiều bằng khen của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, Tỉnh
Đoàn, UBND Huyện, Huyện Đoàn:
Phạm Thanh Lam – Bí thư Đoàn trường THPT Đoàn Kết

9


SKKN: “Giáo dục truyền thốngcho học sinh thông qua các hoạt động Đoàn”

Năm

Hình thức khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết
định khen thưởng; cơ quan ban
hành quyết định

2011

Đạt thành tích trong 6 năm
thực hiện Nghị quyết 63 –
NQ/TU của Tỉnh uỷ về “Công
tác thanh niên và xây dựng tổ
chức Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh”

Số 19-QĐ/BDVTU ngày 23/7/2011
của Ban dân vận Tỉnh uỷ Đồng Nai

2012


Giấy khen đạt thành tích xuất
sắc trong công tác Đoàn và
thanh thiếu nhi Huyện Tân
Phú nhiệm kỳ 2007 – 2012.

Số 756/QĐ-UBND ngày 19/4/2012
của UBND Huyện Tân Phú

2012

Bằng khen đã có thành tích
trong công tác Đoàn và phong
trào thanh niên trường học
tỉnh Đồng Nai năm học 2011 –
2012.

Số 2814/QĐ-UBND ngày
02/10/2012 của UBND tỉnh Đồng
Nai

2013

Giấy khen có thành tích xuất
sắc trong các hoạt động Tháng
Thanh niên năm 2013.

Số 624/QĐ-UBND ngày 22/4/2013
của UBND Huyện Tân Phú


IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Đề xuất
- Với giáo viên chủ nhiệm lớp: Cần quan tâm đến từng cá nhân học
sinh, phát huy kịp thời những em có năng khiếu hoạt động đồng thời giúp đỡ
những em còn hạn chế trong sinh hoạt tập thể.
- Với Ban giám hiệu nhà trường:
+ Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các em hoạt động trên cơ sở tiết
kiệm nhưng không quá hạn hẹp. Kịp thời động viên khen thưởng những cá nhân
và tập thể đạt thành tích trong hoạt động.
+ Bố trí thời khóa biểu hợp lý tạo điều kiện cho hoạt động của Đoàn.
Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với cán bộ đoàn, có chế độ miễn
giảm học học phí cho những học sinh trong ban chấp hành đoàn trường và bí thư
đoàn các lớp, tạo điều kiện cho Đoàn có kinh phí hoạt động để chủ động trong
công tác phong trào.
+ Ban giám hiệu cần chỉ đạo các tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà
trường phối hợp tốt hơn với tổ chức đoàn trong việc thực hiện kế hoạch của
Đoàn trường.
Phạm Thanh Lam – Bí thư Đoàn trường THPT Đoàn Kết

10


SKKN: “Giáo dục truyền thốngcho học sinh thông qua các hoạt động Đoàn”

- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
+ Cần phải có công văn liên tịch với Tỉnh Đoàn chỉ đạo các trường xây
dựng tổ chức Đoàn thanh niên trường học vững mạnh, khâu cơ bản là tổ chức
nhân sự và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Cần có sự thay đổi trong cơ chế về kinh phí cho hoạt động Đoàn bằng
các văn bản chỉ đạo cụ thể văn bản liên tịch, có chế độ ưu đãi cho các thành viên

trong Ban chấp hành đoàn trường.
- Đối với Tỉnh Đoàn:
+ Cần chú trọng vào công tác tổ chức, bồi dưỡng nhận thức, phương pháp
làm việc, tổ chức quản lý hồ sơ cho ban chấp hành các chi đoàn và ban chấp
hành đoàn trường.
+ Hình thức mở lớp tập huấn nên chú ý về thời gian, trách nhiệm tránh
ảnh hưởng đến công tác giảng dạy của cán bộ đoàn giáo viên.
2. Khuyến nghị khả năng áp dụng
Với nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm này đã thực hiện thành công
tại trường THPT Đoàn Kết thì cũng sẽ thực hiện tốt ở các đơn vị trường THPT
khác. Tùy theo thực tế mỗi đơn vị cùng sự sáng tạo của mỗi Đoàn trường, tôi tin
rằng sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng và ngày càng phát triển.
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm mà tôi đã có được trong nhiều
năm làm nhiệm vụ Bí thư đoàn trường. Qua nhiều lần tổ chức các hoạt động và
thông qua đó để giáo dục truyền thống cho Đoàn viên. Tôi đã cố gắng nghiên
cứu, tìm hiểu nhiều biện pháp khác nhau và tìm ra biện pháp phù hợp nhất với
từng hoạt động nhưng chắc chắn rằng cũng còn những thiếu sót, mong các bạn
đồng nghiệp góp ý, xây dựng để hoạt động giáo dục truyền thống cho Đoàn viên
ngày càng tốt hơn.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Kỹ năng tổ chức dã ngoại

- Nhiều tác giả

- NXB thanh niên.

2. Cẩm nang người Bí thư Đoàn

- Bùi Sĩ Tụng


- NXB Giáo dục.
NGƯỜI THỰC HIỆN

PHẠM THANH LAM

Phạm Thanh Lam – Bí thư Đoàn trường THPT Đoàn Kết

11


SKKN: “Giáo dục truyền thốngcho học sinh thông qua các hoạt động Đoàn”
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – tự do – hạnh phúc
======
Tân Phú, ngày 15 tháng 05 năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 – 2013
Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua
các hoạt động Đoàn”.
Họ và tên tác giả: Phạm Thanh Lam
Đơn vị: Trường THPT Đoàn Kết
Lĩnh vực:

Chức vụ: Bí thư Đoàn trường

Quản lí giáo dục


Phương pháp dạy học bộ môn

Phương pháp giáo dục

Lĩnh vực khác



1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toán mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ phương pháp đã có



2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn nghành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những phương pháp đã có và đã triển khai
áp dụng trong toàn nghành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và triển khai áp dụng
tại đơn vị có hiệu quả cao.

3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định, đường lối chính
sách.
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng áp dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng.


XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Phạm Thanh Lam – Bí thư Đoàn trường THPT Đoàn Kết

12



×