Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

tình hình và những vấn đề gay cấn hiện nay trong kiểm tra đánh giá của giáo dục nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.7 KB, 5 trang )

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
LỚP CAO HỌC CHUYÊN NGÀNH
QUẢN LÝ GIÁO DỤC KHOÁ 2008 – 2011
____________________________
BÀI KIỂM TRA
Môn: Kiểm tra – đánh giá trong giáo dục
Họ và tên học viên: Hoàng Thu Hồng
Câu hỏi:
Anh chị hãy trình bày về vai trò quan trọng của kiểm tra – đánh giá trong
giáo dục, tình hình và những vấn đề gay cấn hiện nay trong kiểm tra – đánh giá
của giáo dục nước ta, những giải pháp và những biện pháp kỹ thuật có thể áp
dụng để cải tiến khâu này.
Bài làm:
Khái niệm cơ bản:
Kiểm tra là quá trình xác định mục đích, nội dung, lựa chọn phương pháp,
tập hợp số liệu, bằng chứng để xác định mức độ đạt được của người học trong
quá trình học tập, rèn luyện và phát triển. Kiểm tra bao gồm việc xác định điều
cần kiểm tra, công cụ kiểm tra và sử dụng kết quả kiểm tra, tức là đánh giá. Vì
vậy, cũng có khi người ta viết liền nhau “kiểm tra – đánh giá”, hoặc chỉ nói đánh
giá thì cũng bao hàm cả kiểm tra.
Đánh giá là đưa ra những nhận định, xét đoán về kết quả công việc, dựa
vào sự phân tích những bằng chứng thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu
chuẩn đã đề ra, để đi tới những kết luận thích hợp nhằm điều chỉnh công việc,
cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Vai trò quan trọng của kiểm tra – đánh giá trong giáo dục:
Kiểm tra – đánh giá là một khâu vô cùng quan trọng đối với suốt quá trình
giáo dục cũng như đối với mọi cấp bậc học và mọi trình độ đào tạo. Đối với giáo
dục đại học, do tính lựa chọn cao và mối liên quan trực tiếp đến hoạt động xã
hội, nghề nghiệp nên kiểm tra – đánh giá được toàn xã hội quan tâm.
Kiểm tra – đánh giá là hoạt động thường xuyên trong giáo dục – đào tạo,
kể từ trước lúc bắt đầu cho đến sau lúc kết thức các khoá học. Nó tạo ra động cơ,


theo dõi và điều chỉnh quá trình, cho biết kết quả đào tạo và sự kiểm nghiệm của
thực tế.
Nghiên cứu giáo dục đại học cho rằng kiểm tra – đánh giá trong giảng dạy
đại học là chất xúc tác để tạo ra sự thay đổi của chính bản thân người học với
đầy đủ ý nghĩa của nó. Nó giúp cho sinh viên nhận ra chính mình, giúp họ tìm
cách củng cố, phát triển những kinh nghiệm, những tiềm năng sẵn có, tạo nên sự


hào hứng, tạo ra động lực cho việc học tập, hình thành và phát triển năng lực
nghề nghiệp, hoàn thiện nhân cách bản thân.
Cải tiến kiểm tra – đánh giá kết quả học tập ở trường đại học hiện nay là
đòi hỏi chính đáng của những người vừa đóng góp vừa thụ hưởng kết quả của
giáo dục đại học là sinh viên, các bậc cha mẹ, người sử dụng sinh viên tốt
nghiệp. Công khai hoá kết quả kiểm tra – đánh giá là khâu tất yếu của khâu công
khai hoá chất lượng đào tạo.
Một nguyên nhân quan trọng của sự gia tăng áp lực là sự thiếu hụt về tài
chính cho giáo dục ở tất cả các nước và đang có sự nghi ngờ về chất lượng thực
sự của việc giáo dục và đào tạo sinh viên ở các trường đại học để đáp ứng nhu
cầu của xã hội trong đầu thiên niên kỷ thứ ba. Những thông tin thu được từ kiểm
tra – đánh giá làm bộc lộ nhu cầu thay đổi chương trình, nội dung, phương pháp
giáo dục, tổ chức phục vụ sinh viên. Đầu tư nguồn lực để tăng hiệu quả của
kiểm tra – đánh giá cũng là cách làm tăng thêm niềm tin của xã hội đối với hệ
thống giáo dục – đào tạo, tương xứng với nguồn lực xã hội đã dành cho lĩnh vực
này.
Tình hình và những vấn đề gây cấn hiện nay trong kiểm tra – đánh
giá của giáo dục nước ta:
Cùng một lúc, Giáo dục đại học nước ta phải giải quyết nhiều việc: vừa
đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội ngay trước mắt, vừa nâng cao chất lượng
để bắt nhịp với bước tiến về khoa học và công nghệ của thế giới hiện đại, vừa
tìm biện pháp tăng động lực để tạo ra sự phát triển. Những công việc đó Giáo

dục đại học các nước phát triển trên thế giới đã thực hiện hàng trăm năm nay.
Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, tác động từng bước của nền
kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không ít đến mọi người và đến quá trình kiểm
tra – đánh giá trong giảng dạy đại học nước ta hiện nay. Kết quả của kiểm tra –
đánh giá trong giảng dạy đại học đã ảnh hưởng đến sinh viên, gia đình họ và nhà
trường, những người quản lý giáo dục và quản lý xã hội.
Các yêu cầu đối với kiểm tra – đánh giá là đủ tin cậy, đúng giá trị, khách
quan và công bằng là một vấn đề chung của đại học nhiều nước trên thế giới.
1. Động lực học tập chưa được tăng cường:
Trong quá trình kiểm tra – đánh giá ở đại học cần phải đạt được ba cấp độ
sau: sự thích hợp, sự tăng cường và sự phát triển được cấu trúc trong một ma
trận hai chiều với các mối tương quan dọc ngang của chúng.
Khi đánh giá năng lực sinh viên ta có thể so sánh ở hai khoảng thời gian
như sau:
- Vào những năm 60 khi điều kiện kinh tế, phương tiện vật chất kỹ thuật
rõ ràng là không bằng hiện nay nhưng đa số sinh viên có thể và đã phát triển tốt
về mọi phương diện. Ví dụ: ở khoa Toán trường Đại học Tổng hợp năm ấy, chỉ


có vài giảng viên có học vị, các giảng viên khác hầu hết mới tốt nghiệp đại học.
Nhiều chuyên đề mới như xác suất, thống kê, lý thuyết đồ thị, giải tích hàm, lý
thuyết quy hoạch, máy tính…giảng viên và sinh viên cùng đọc, cùng thảo luận,
cùng khai thác một số lượng tài liệu ít ỏi, nhưng họ tự khắc phục nhiều mặt yếu
kém để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Phần lớn sinh viên ngày ấy nay đã trưởng
thành và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toán học ở nước ta.
Đó chính là nhờ động lực học tập luôn được tăng cường và phát triển.
- Hiện nay, một bộ phận sinh viên cũng đang có dấu hiệu đáng mừng như
vậy. Một số sinh viên sau khi tốt nghiệp đã tự học thêm máy tính, ngoại ngữ…
để bù đắp những thiếu hụt giữa nhu cầu của thực tiễn xã hội với khả năng của
mình và họ cũng đã mau chóng trưởng thành.

Thực tế cho thấy rằng yêu cầu thực tiễn đã định hướng sinh viên nhiều
hơn so với hoạt động kiểm tra – đánh giá trong trường đại học.
2. Kiểm tra – đánh giá chưa đáp ứng mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục của môn học được nêu ra một cách quá chung và quá
rộng, ở mức độ đó đã dễ dàng đi đến thống nhất. Song khi bàn đến những yêu
cầu chi tiết, cụ thể thì lại nảy sinh rất nhiều ý kiến khác nhau và ai cũng muốn
theo y kiến riêng của mình. Giảng viên không quen kiểm tra – đánh giá chi tiết,
kiểm tra – đánh giá thường xuyên trong quá trình hình thành những kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo. Những bộ môn tiến hành kiểm tra – đánh giá theo học chế tín
chỉ cũng ở trong tình trạng như vậy, thường sau 3,4 đơn vị học trình mới tiến
hành kiểm tra. Vì vậy, sinh viên không thấy nhu cầu bổ sung những thiếu sót
trong quá trình học tập.
3. Phương pháp kiểm tra – đánh giá quá đơn giản
Phương pháp chủ yếu để kiểm tra – đánh giá trong giảng dạy của các
trường đại học nước ta hiện nay là:
- Kết thúc một số đơn vị học trình hay kết thúc một môn học, sinh viên
phải qua một kỳ thi viết (có nơi phòng Đào tạo rọc phách) với thời gian khoảng
2 hoặc 3 giờ; với số lượng từ 3 đến 5 câu hỏi tuỳ theo từng môn học.
- Các kỳ thi ấy có thể được tiến hành bằng thi vấn đáp
- Dạng thi phổ biến là tự luận
Những giải pháp và những biện pháp kỹ thuật có thể áp dụng để cải
tiến khâu này:
Cơ sở để xây dựng quy trình kiểm tra – đánh giá:
Các phương pháp dạy và học ở đại học rất phong phú nên không thể có
một quy trình kiểm tra – đánh giá duy nhất với những quy tắc, quy chế, điều lệ
cố định. Về mặt nhận thức, quá trình kiểm tra – đánh giá vẫn được các giảng
viên coi là quá trình giáo dục sinh viên, một nhiệm vụ thường xuyên của nhà


trường, việc sử dụng công cụ kiểm tra là rất linh hoạt tuỳ theo sự xem xét của

giảng viên trong các tình huống cụ thể.
Với nhận thức và quan niệm như vậy, quy trình kiểm tra – đánh giá trong
giảng dạy đại học rất phong phú, các bước của một quy trình giả định cụ thể
không thể chứa đựng đầy đủ các tình huống và người giảng viên luôn luôn đóng
vai trò chủ động trong khi vận dụng.
Quy trình kiểm tra – đánh giá trình bày ở đây chủ yếu dựa vào phương
pháp đo lường trực tiếp để đánh giá quy trình hình thành năng lực của sinh viên.
Đây là quy trình khái quát cho chương trình kiểm tra – đánh giá trong trường đại
học. Tuỳ thuộc vào chủ định của giảng viên mà có thể vận dụng trong đánh giá
quá trình hình thành hay đánh giá tổng kết.
Các quy trình kiểm tra – đánh giá dựa trên 5 nguyên tắc chung về đánh
giá sau đây:
a/ Điều tiên quyết là phải xác định rõ mục tiêu đánh giá. Tổ chức việc
đánh giá như là một quá trình tiến hành có hệ thống để xác định phạm vi đạt
được các mục tiêu đã đề ra.
b/ Quy trình và công cụ đánh giá phải được lựa chọn theo mục tiêu đánh
giá.
c/ Cần phải có nhiều công cụ và biện pháp đánh giá được sử dụng đồng
thời để nhận được giá trị tổng hợp.
d/ Cần biết rõ mặt hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng cho
đúng.
e/ Đánh giá chỉ là phương tiện để đi đến mục đích chứ bản thân nó không
phải là mục đích.
Mục đích của đánh giá là để có những quyết định đúng đắn về quá trình
dạy học. Theo Cronbach, đánh giá là quá trình thu thập thông tin để đi đến 3 loại
quyết định cụ thể sau đây:
a/ Quyết định để cải tiến, hoàn thiện nội dung đào tạo: quyết định xem tài
liệu, phương pháp, phương tiện nào là thích hợp và có cần thay đổi gì không?
b/ Quyết định có liên quan đến cá nhân: xác định nhu cầu của người học,
làm cho sinh viên hiểu được khả năng của họ so với yêu cầu chung, đánh giá

sinh viên với mục đích tuyển chọn hay phân loại.
c/ Quyết định về mặt quản lý hành chính: đánh giá hệ thống nhà trường,
giảng viên, các tổ chức thực hiện.
Trong thực tiễn đánh giá ở đại học chúng ta mới chú trọng đến loại quyết
định thứ hai nêu ở trên, và mục tiêu đánh giá cũng bị hạn chế trong phạm vi của
loại quyết định này, do đó không tận dụng được hết các kết quả của đánh giá.


Quy trình tiến hành kiểm tra – đánh giá:
Với ý thức đầy đủ về sự hạn chế của một quy trình kiểm tra – đánh giá cụ
thể, bất cứ quy trình nào cũng không thể bao hàm mọi tình huống, chúng tôi cố
gắng nêu các bước nên tiến hành ở một kỳ kiểm tra như sau:
- Phân tích mục tiêu, nội dung kiểm tra
- Chọn các hình thức kiểm tra phù hợp
- Lựa chọn hoặc xây dựng các câu hỏi kiểm tra
- Phân tích các câu hỏi
- Chọn các cách chấm và cách cho điểm
- Phân tích thống kê số liệu kết quả
- Đánh giá câu hỏi
- Chuẩn hoá kết quả
- Công bố kết quả
- Định các bước tiếp theo



×