Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

đổi mới cơ chế quản lý tài chính giáo dục- đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.65 KB, 2 trang )

Cần sớm đổi mới cơ chế quản lý tài chính giáo dục- đào tạo
9/8/2008 11:49:23 AM

Trường PTTH Thụy Hương (huyện Kiến Thụy) được xây mới kịp đón năm học 20082009
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2008-2009 của ngành Giáo dục-Đào tạo thành
phố, các đại biểu là cán bộ quản lý giáo dục thẳng thắn nêu những bức xúc, trăn trở và
kiến nghị nhiều vấn đề xác đáng, trong đó nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề đổi mới cơ chế
quản lý tài chính của ngành.
Phân cấp và xây dựng quy chế phối hợp
Nhiều đại biểu cho rằng, một nguyên nhân yếu kém trong năm học qua là kết quả phối hợp giữa
các Phòng GD-ĐT với Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính- Kế hoạch một số quận, huyện chưa tốt,
nhất là trong việc triển khai một số thông tư liên bộ và Nghị định của Chính phủ, như thông tư 71/
2007 về giáo dục mầm non, thông tư 35/ 2006 về các trường phổ thông, thông tư 35 ngày 14-72008 về chức năng nhiệm vụ của Sở và Phòng GD-ĐT, Nghị định 166 ngày 16-9-2004 của Chính
phủ… Sở GD-ĐT nên sớm phối hợp với các Sở Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch-Đầu tư, hướng dẫn
xây dựng quy chế phối hợp nhằm tạo sự thống nhất trong tất cả các quận, huyện khi thực hiện
các nghị định và thông tư liên bộ. Trong đó, có việc tham mưu với thành phố về phương án biên
chế cho từng phòng GD-ĐT dựa trên tổng số dân hay trên tổng số đầu mối quản lý để các quận,
huyện thực hiện. Việc dành tỷ lệ phần trăm quản lý một số nội dung như bán trú, dạy 2 buổi/
ngày ở tiểu học, dạy thêm-học thêm, chưa có hướng dẫn, chỉ đạo thống nhất nên nơi nào tham
mưu tốt thì hoạt động hiệu quả và ngược lại. Một số đại biểu thẳng thắn đề nghị ngành và thành
phố làm rõ việc đổi mới công tác tài chính, phân cấp Phòng GD và các trường phải làm gì và làm
như thế nào? Bởi ở nhiều địa phương, Phòng GD quận, huyện không có quyền, không được
tham gia quản lý tài chính; việc phân bổ kinh phí, kiểm tra… do Phòng Tài chính- Kế hoạch tham
mưu với lãnh đạo quận, huyện.
Hướng dẫn các khoản thu trước năm học mới
Trưởng Phòng GD-ĐT Vĩnh Bảo Nguyễn Văn Khiêm cho biết: đời sống của giáo viên mầm non
ngoại thành rất thấp, nhưng không phải do dân không có khả năng hoặc không muốn đóng góp.
Vấn đề là cần có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của thành phố làm căn cứ pháp lý để Phòng GDĐT tham mưu với UBND quận, huyện, không nên “thoả thuận miệng” như thời gian qua- nơi nào
chính quyền và dân quan tâm thì khá, còn lại hết sức khó khăn. Nhiều ý kiến đề nghị thành phố
sớm hướng dẫn các khoản thu trước hoặc đầu năm học mới, tạo điều kiện cho cơ sở sớm có kế
hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tránh bị động. Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia trong


giai đoạn hiện nay hết sức khó khăn, bởi giá vật liệu tăng cao, diện tích trường không được mở
rộng, tiền xây dựng không được huy động… Cùng chung nỗi niềm trăn trở ấy, các cán bộ quản lý
giáo dục kiến nghị thành phố sớm có sự điều chỉnh và định hướng vấn đề này.
Thực hiện 3 công khai, 4 kiểm tra
Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường
xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008-2009 vừa được Bộ GD-ĐT ban hành ngày 13-8
với 6 nội dung quan trọng. Bên cạnh các nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục như tăng
cường cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường lớp, phổ cập..., Chỉ thị đặc biệt lưu ý việc thực hiện đổi
mới cơ chế tài chính trong GD-ĐT. Cụ thể, đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch
ngân sách cho ngành GD-ĐT theo hướng lập kế hoạch và giao trần ngân sách trung hạn (3
năm). Sở GD-ĐT là cơ quan đầu mối cấp tỉnh thực hiện tổng hợp kế hoạch phát triển và dự toán
ngân sách GD-ĐT ở địa phương để báo cáo UBND tỉnh, thành phố và Bộ.
Chỉ thị cũng yêu cầu, điều chỉnh từng bước cơ cấu chi ngân sách Nhà nước cho các cấp học
theo hướng ưu tiên cho thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ, hỗ trợ phổ cập một
năm lớp mẫu giáo 5 tuổi, bảo đảm chi cho giáo dục ở các xã đặc biệt khó khăn, bảo đảm tiền
lương cho đội ngũ nhà giáo và kinh phí hỗ trợ cho học sinh chính sách, học sinh nghèo.
Thực hiện phân cấp quản lý tài chính cho các cơ sở giáo dục nhằm tăng cường tính tự chủ, tự


chịu trách nhiệm về sử dụng ngân sách, tài chính, tài sản. Các cơ sở giáo dục xây dựng quy chế
chi tiêu nội bộ để tăng cường quản lý và điều hành thu chi tài chính.
Nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới cơ chế tài chính ở các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công
lập được chỉ rõ trong Chỉ thị với "3 công khai và 4 kiểm tra" để người học và xã hội giám sát,
đánh giá. Theo đó, 3 công khai là: chất lượng đào tạo, các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ
giáo viên và công khai thu, chi tài chính.4 kiểm tra là: việc phân bổ và sử dụng ngân sách GDĐT; việc thu và sử dụng học phí trong các nhà trường; việc sử dụng các khoản đóng góp tự
nguyện của người dân và các tổ chức cho nhà trường và kiểm tra việc thực hiện chương trình
kiên cố hóa trường, lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên.




×