Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Bài Tập Lớn Thanh Toán Quốc Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.28 KB, 36 trang )

Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế

Mục Lục
3.2.4. Vận đơn............................................................................................................... 33
Kết luận...............................................................................................................................................35

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

1


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế

LỜI MỞ ĐẦU
Giao dịch buôn bán ngoại thương giờ đây đã trở thành yếu tố thiết yếu đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế các nước. Bất kỳ quốc gia nào muốn
tồn tại và phát triển một cách thuận lợi đều phải tiến hành trao đổi kinh tế
thương mại với nhau và chính điều này đã làm phát sinh việc thanh toán quốc tế.
Có thể thấy, thanh toán tiền hàng là vấn đề hết sức quan trọng vì người xuất
khẩu và nhập khẩu ở hai quốc gia khác nhau, không quen biết nhau, đơn vị tiền
tệ, luật pháp, ngôn ngữ có thể khác nhau, có thể còn chưa tin cậy lẫn nhau và
việc thanh toán quốc tế vì thế hoàn toàn khác với thanh toán trong nước. Người
bán muốn chắc chắn khi hàng đã giao sẽ được thanh toán tiền hàng và trái lại,
người mua khi đã trả tiền hàng, muốn rằng sẽ nhận được hàng hoá phù hợp với
nhu cầu của mình. Vì thế điều khoản về thanh toán đã trở thành một trong các
điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng buôn bán ngoại thương, và việc lựa
chọn một phương thức thanh toán thích hợp đóng một vai trò tương đối quan
trọng.
Các phương thức thanh toán quốc tế thường dùng hiện nay như L/C, DA,
DP, TT... trong đó phương thức L/C (Letter of credit) được xem như quan trọng
và phổ biến nhất so với các cách thức thanh toán khác. Đó là hình thức thanh


toán linh hoạt, đảm bảo tinh an toàn cho các giao dịch thương mại quốc tế. Trên
thực tế, tín dụng chứng từ bắt đầu phát triển từ thời kì chiến tranh thế giới thứ
nhất 91914-1918). Các nhà xuất khẩu ở Bắc Mỹ do khoảng cách địa lý xa xôi đã
yêu cầu đối tác ở chau Âu mở thư tín dụng để đảm bảo khả năng thanh toán. Tín
dụng chứng từ được nhiều công ty, ngân hàng ưu tiên lựa chọn vì nó đáp ứng
được những yêu cầu chủ yếu của thương mại quốc tế. Thứ nhất, do các đối tác kí
kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn
tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp loại bỏ
những rào cản đó. Thứ hai, trong giao dịch tín dụng chứng từ luôn có sự hiện
diện của các ngân hàng đại diện của hai bên đối tác , cùng với những yêu cầu

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

2


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế
khắt khe về bộ chứng từ, những yếu tố đó sẽ dung hòa lợi ích đối nghịch giữa
các bên trong hợp đồng.
Chính điều đó đã làm cho thanh toán trở thành môn học nghiệp vụ quan
trọng trong chương trình đào tạo của các sinh viên kinh tế nói chung và sinh
viên ngành ngoại thương nói riêng. Xem xét phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ trong ngoại thương sẽ cho ta có cách nhìn đầy đủ về vai trò của của các
bên liên quan cũng như những nghiệp vụ liên quan đến hoạt động mua bán hàng
hoá trong ngoại thương, làm thế nào để thực hiện được việc thanh toán thông
qua phương thức tín dụng chứng từ, cách thức cũng như những khó khăn gì sẽ
gặp phải khi thanh toán theo phương thức này. Qua thời gian học tập và nghiên
cứu, em xin trình bày phần đồ án môn học bằng việc áp dụng lý thuyết vào thực
tiễn.
Bài thiết kế gồm 3 phần:

Phần 1: Viết giấy yêu cầu mở L/C
Phần 2: Lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C
Phần 3: Kiểm tra chứng từ do người hưởng lợi xuất trình

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

3


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế

Phần 1: Viết giấy yêu cầu mở L/C
1.1 Cơ sở lý luận về mở L/C
1.1.1 Giới thiệu về phương thức tín dụng chứng từ ( DocumentaryCredit ):
a) Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ:
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân
hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hang ( Người yêu cầu
mở thư tín dụng ) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác ( Người
hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký
phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín dụng.
b) Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
- Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant ): Là người nhập khẩu hoặc
người nhập khẩu uỷ thác cho một người khác.
Nhiệm vụ:
+ Căn cứ vào hợp đồng để viết giấy đề nghị xin mở L/C đồng thời cung cấp
các điều kiện cho việc mở L/C.
+ Kiểm tra chứng từ do ngân hàng xuất trình nếu bộ chứng từ thoả mãn các
điều kiện của L/C thì người mua sẽ phải trả tiền cho ngân hàng và nhận hàng.
- Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Là người xuất khẩu hay bất

kỳ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.
Nhiệm vụ:
+ Kiểm tra nội dung của L/C nếu có bất kì điều kiện nào còn chưa phù hợp
thì phải thông tin lại cho người mua để 2 bên bàn bạc, sửa đổi sao cho phù hợp,
nếu L/C hợp lí thì tiến hành giao hàng cho phù hợp với yêu cầu của L/C.
+ Nhanh chóng thiết lập bộ chứng từ cho phù hợp với L/C và xuất trình cho
ngân hàng để đòi tiền.
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng (Issuing Bank hay Issuer ): Là ngân
hàng của người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

4


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế
Nhiệm vụ:
+ Kiểm tra giấy đề nghị mở L/C nếu hợp lệ thì ngân hàng sẽ phát hành L/C
để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi và bằng mọi biện pháp nhanh chóng,
hợp lí thông báo tất cả nội dung của L/C cho người hưởng lợi biết.
+ Kiểm tra bộ chứng từ do người hưởng lợi xuất trình, nếu bộ chứng từ phù
hợp với L/C thì tiến hành thanh toán.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising Bank ): Là ngân hàng đại lý
của ngân hàng phát hành ở nước người hưởng lợi, thường nằm ở nước người thụ
hưởng, có mối quan hệ mật thiết với ngân hàng phát hành L/C.
- Một số bên khác: ngân hàng trả tiền (Paying bank ), ngân hàng xác nhận
(confirming bank ), ngân hàng chiết khấu...
c) Quy trình tiến hành nghiệp vụ chứng từ:

1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình yêu
cầu mở L/C cùng với các điều kiện và tiền đặt cọc, xuất trình cho ngân hàng.

2) Sau khi nhận đầy đủ điều kiện ngân hàng sẽ phát hành cam kết mở L/C
và bằng mọi biện pháp để nhanh chóng chuyển cho người xuất khẩu thông qua
đại lí hoặc đối tác của họ.
3) Ngân hàng đại lí chuyển nguyên văn L/C cho người XK.
4) Người hưởng lợi kiểm tra điều kiện L/C, chỉ khi nào L/C hợp lí thì người
XK mới được giao hàng phù hợp với quy định của L/C.

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

5


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế
5) Người xuất khẩu nhanh chóng thiết lập bộ chứng từ xuất trình cho ngân
hàng để xin thanh toán
6) Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với điều kiện
của L/C thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp,
ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất
khẩu.
7) Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ
cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
8) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì mới
thanh toán cho ngân hàng mở L/C và nhận hàng.
1.1.2 Nguyên tắc cơ bản khi viết giấy yêu cầu mở L/C:
Viết giấy yêu cầu mở L/C để gửi đến ngân hàng là một khâu quan trọng
của phương thức tín dụng chứng từ vì chỉ trên cơ sở của giấy này ngân hàng mới
có căn cứ để mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng lợi và sau đó người
XK mới giao hàng. Về mặt pháp lý giấy yêu cầu mở L/C là một khế ước dân sự
vì vậy nội dung của chứng từ phải đầy đủ, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, trành
những sơ xuất gây ra hiểu nhầm, lẫn lộn quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham

gia.
Theo quy định của ngân hàng ngoại thương Việt Nam, người xin mở L/C
của nước ta phải:
- Viết giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu theo mẫu in sẵn của ngân
hàng, sau đó điền vào những nội dung cần thiết.
- Giám đốc các đơn vị xin mở L/C phải ký vào giấy yêu cầu mở. Nếu uỷ
quyến phải tuân theo quy định uỷ quyền hiện hành ở nước ta.
- Các đơn vị xin mở L/C phải ký vào giấy yêu cầu mở. Nếu uỷ quyền phải
theo quy định uỷ quyền hiện hành ở nước ta.

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

6


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế
- Các đơn vị xin mở L/C phải làm 2 bản giấy yêu cầu mở tín dụng, cùng
với giấy này đơn vị nhập khẩu phải có 2 uỷ nhiệm chi: 1 để trả lệ phí mở
L/C, 1 để ký quỹ mở L/C.
- Nếu ngân hàng đồng ý mở L/C cho đơn vị xin mở L/C thì giám đốc NH
phải ký vào góc trái cuối cùng của giấy xin mở L/C và ghi rõ số hiệu L/C đã mở,
ngày mở L/C ở bên cạnh chữ ký của giám đốc ngân hàng.
Như vậy, giấy yêu cầu mở tín dụng nhập khẩu này đã trở thành khế ước
dân sự 2 bên, cụ thể nó được xem như 1 dạng hợp đồng đặc biệt giữa người xin
mở L/C và ngân hàng.
1.1.3 Cơ sở viết giấy yêu cầu mở L/C:
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán khá phức tạp đòi hỏi các
bên liên quan tham gia phải am hiểu thủ tục và chuyên môn. Có thể nói người
nhập khẩu là người khởi đầu thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ sau
khi 2 bên ký hợp đồng ngoại thương. Ở giai đoạn này căn cứ vào hợp đồng

ngoại thương đã ký kết nhà nhập khẩu sẽ lập giấy đề nghị mở L/C, nhà nhập
khẩu cần lưu ý:
- Đơn vị mình có đủ điều kiện để ngân hàng mở L/C hay không, nếu không
phải uỷ thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện mở L/C
- Những điều khoản của hợp đồng ngoại thương có đủ cơ sở ràng buộc
người xuất khẩu nhằm bảo vệ quyền lợi của mình hay chưa.


Điều kiện của người xin mở:

- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, nếu không đơn vị phải uỷ
thác việc mở L/C qua đơn vị khác và chịu chi phí uỷ thác.
- Có giấy phép nhập khẩu hàng hoá.
- Có giấy đề nghị mở L/C gửi đến ngân hàng.
- Thực hiện ký quỹ mở L/C theo yêu cầu của ngân hàng.

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

7


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế


Ký quỹ theo yêu cầu:

Để đảm bảo cho việc thanh toán L/C khi đến hạn, ngân hàng thường yêu cầu
đơn vị xin mở L/C thực hiện ký quỹ số tiền ký quỹ vào tài khoản riêng, không
được hưởng lãi để dành cho việc thanh toán L/C. Số tiền ít hay nhiều phụ thuộc
vào quan hệ của đơn vịvới ngân hàng, tình hình tài chính của ngân hang nhập

khẩu, khả năng tiêu thụ lô hàng.



Lập giấy đề nghị xin mở L/C:

Giấy đề nghị mở L/C được lập căn cứ vào các điều khoản thoả thuận trong
hợp đồng ngoại thương, có chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng. Nếu hợp
đồng không quy định người mua có thể lựa chọn một ngân hàng thích hợp
1.2 Căn cứ vào hợp đồng số 04/160- SOPC20 Ngày 02/08/2013 viết giấy
đề nghị xin mở L/C
Hợp đồng và đơn đề nghị mở L/C đính kèm sau đây:

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

8


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế

1.3 Giải thích cách viết L/C theo hợp đồng.
- Phần kính gửi ghi: Ngân hàng ngoại thương (Vietcombank ) vì đây là ngân
hàng uy tín, có quan hệ tốt với nhiều ngân hàng khác. Mặt khác doanh nghiệp có
mối quan hệ tốt với ngân hàng và có tài khoản mở tại đây.
- Thư tín dụng được phát hành dước dạng nào có thể do doanh nghiệp tự
do chọn lựa. Ở đây doanh nghiệp lựa chọn phát hành dưới dạng Telex vì nhanh
chóng, tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn.
- Doanh nghiệp lựa chọn Irrevocable L/C after signt vì trong điều khoản 7
(Payment) của hợp đồng quy định “By irrevocable L/C at sight through
MAHATAN BANK favouring VICTORIA negotiable with any BANK in

Singapore. This L/C shall be opened within 7 days after singing this contract “.
- Ô ( 50 ) Applicant ( Người mở L/C ) ghi:
DIVUTOHO TRADING CO.,Ltd
Add: 456 Lach Tray Street, Hai Phong, Viet Nam
Đây là tên và địa chỉ của người nhập khẩu trong hợp đồng. Khi thanh toán
bằng L/C, người nhập khẩu là người viết giấy xin mở tín dụng thư.
- Ô ( 59 ) Benificiary ( Người hưởng lợi ) ghi:
VICTORIA TRADING CO.,Ltd
Add: 123 CARMEN Str., Singapore
Vì đây là tên và địa chỉ của người xuất khẩu - người hưởng lợi và trong hợp
đồng mua bán tại điều khoản 7 quy định rõ người hưởng lợi của L/C “ By
irrrevocable L/C at sight through MAHATAN BANK favouring VICTORIA
negotiable with any BANK in Singapore. This L/C shall be opened within 7
days after singing this contract” (Thanh toán bằng tín dụng thư không huỷ ngang
trả tiền ngay thông qua ngân hàng thông báo MAHATA cho người hưởng lợi là
VICTORIA).

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

9


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế
- Ô (32B) Currency, amount on figure and word( Đơn vị tiền tệ, giá trị ghi
bằng số và chữ) ghi:
USD 412,500.0 ( US dollar four hundred twelve thousand five hundred
only)
Vì đây là giá trị của L/C hay nói cách khác là số tiền mà người nhập khẩu
phải thanh toán cho người hưởng lợi được quy định trong hợp đồng tại điều
khoản 1 “Total value USD 412,500.0”. Số tiền ghi như trong L/C dùng để chỉ

mức độ số tiền của L/C nên hiểu là cho phép xê dịch hơn kém không được quá
10% tổng số tiền đó - theo quy định của UCP600- ICC 1.72007
- Ô ( 39A ) Percentage credit amount tolerance (if any) ghi: +/- 10%.
Ghi như trên được hiểu là sai lệch về số tiền trong hối phiếu và L/C được phép
là 10%. Do L/C được lập trước khi giao hàng nên chưa xác định được chính xác
số hàng thực giao. Trong hợp đồng quy định khối lượng hàng được phép sai số
là 10% nên số tiền ghi trong L/C cũng sẽ được ghi trong khoảng sai số 10%.
- Term of shipment: FOB vì điều này dược quy định tại điều 1 hợp đồng
- Ô ( 31D ) Date and place of expiry ghi September 18th, 2013, phần này được
hiểu là ngày và nơi hết hạn của L/C. Do khoản 6 trong hợp đồng quy định
“Shipment: August 28th, 2013”, nên thời hạn hiệu lực cũng cần được kéo dài ít
nhất đến ngày 18/09/2013 để nếu chứng từ có sai sót, người xuất khẩu vẫn có
thời gian để sửa lại chứng từ cho phù hợp với L/C
- Ô ( 44A ) shipment from : ghi Singapore port vì theo điều 1 của hợp đồng quy
định“ FOB Singapore”
- Ô ( 44B ) shipment to : Chọn Haiphong port, Vietnam. Vì hàng đượcnhập
khẩu vào Việt Nam và công ty nhập khẩu có trụ sở tại Hải phòng lựa chọn nhập
khẩu từ cảng này.
- Ô ( 44C ) latest shipment date: August 28th, 2013.
Đây là thời hạn của việc giao hàng được quy định theo điều 6 của hợp đồng mua
bán “Shipment: Nov 18, 2013”

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

10


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế
- Ô ( 43P ) Partial shipment ghi Not allowed: điều này có thể được hiểu rằng
việc giao hàng từng phần là không được phép.

- Ô ( 43T ) Transhipment ghi Allowed: Diều này được hiểu rằng việc chuyển
tải là không được phép.
- Ô ( 45A ) Description of goods gồm: commodity, origin, quantity, price…
như trong hợp đồng đã quy định tại điều 1, 2, 3.
- Available by Beneficiary’s draft(s) drawn on Vietcombank 90days
sight/after BlL date for 100% invoice value accompanied by the following
documents ( hối phiếu được trả tại ngân hàng Vietcombank trong vòng 90
ngày ngay/sau ngày vận đơn cho 100% giá trị hóa đơn kèm các chứng từ
sau):
- Ô ( 46A ) : Các chứng từ yêu cầu theo như điều 8 trong hợp đồng.
- Chỉ thị cho ngân hàng mở L/C:
Ủy quyền ghi nợ vào tài khoản của chúng tôi số 054591 tại Quý ngân hàng
để kí quỹ mở L/C số tiền là USD 123,750.0 tương đương với 30% giá trị L/C
Chúng tôi đề nghị quý ngân hàng ghi nợ số 031152 tại Quý ngân hàng để
thanh toán thủ tục phí, điện phí, bưu phí liên quan đến L/C này
- Vì trong hợp đồng quy định L/C phải được mở trong vòng 7 ngày kể từ sau
ngày kí hợp đồng “This L/C shall be openned within 7 day after signing this
contract”, nghĩa là trong khoảng 02/08/2013 đến 09/08/2-13. Bởi vậy doanh
nghiệp viết đơn xin mở L/C ngày 07/08/2009 đủ thời gian để ngân hàng kiểm
tra và xem xét.

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

11


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế

- Phần 2: Lập bộ chứng từ thanh toán theo
yêu cầu của L/C

2.1 Cơ sở lý luận khi lập bộ chứng từ thanh toán.
- Trong L/C do ngân hàng nước người nhập khẩu mở ở phần những chứng
từ yêu cầu sẽ quy định các loại chứng từ mà người xuất khẩu cần chuẩn bị để
chuyển cho người nhận hàng, đồng thời là điều kiện đủ để người xuất khẩu nhận
được tiền khi xuất trình bộ chứng từ này cho ngân hàng phát hành L/C.
- Yêu cầu khi lập bộ chứng từ thanh toán:
+ Bộ chứng từ cần được lập trên cơ sở những quy định của tín dụng thư
+ Bộ chứng từ được lập phải rõ ràng, đúng, đủ, chính xác về loại, số lượng
mỗi loại theo quy định của L/C
+ Chứng từ phải đảm bảo tính chân thật hoàn hảo, phải được cấp cấp bởi cơ
quan có thẩm quyền theo qui định
+ Nội dung của chứng từ phải thống nhất và hợp lý giữa các chứng từ. Giữa
các chứng từ có sựtham chiếu lẫn nhau.Vì vậy không được có sự mâu thuẫn giữa
các chứng từ.
Xuất phát từ những yêu cầu như trên ta thấy rằng người xuất khẩu phải
xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tín dụng thư và phải xuất trình trong thời hạn
hiệu lực của L/C.
Vậy cơ sở để lập bộ chứng từ thanh toán chính là L/C
2.2. Tu chỉnh L/C (mẫu 03)
Sau khi L/C được phát hành và thông qua ngân hàng thông báo đến tay
người xuất khẩu, người xuất khẩu thấy 1 số điều bất hợp lí ở L/C nên đã yêu cầu
ngân hàng của người nhập khẩu tu chỉnh lại L/C.
Đơn đề nghi tu chỉnh và L/C đã được tu chỉnh như sau:


Giải thích lí do tu chỉnh
- Điều (32B)Currency code, amount: sửa thành USD 75,000.0
Theo đúng giá trị hợp đồng

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440


12


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế
- Điều (31C) Date or issue: sửa thành 130804
Vì ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng 1 khoảng thời gian hợp lí thông
thường từ 20-24 ngày, mà ngày giao hàng theo điều 44C là 25/8/2013 nên ngày
mở L/C không thể là 20/8/2013 như khi chưa tu chỉnh
- Điều (31D)Date and place of expiry : sửa thành 130915
Vì theo L/C này theo UCP 600 quy định ngày đáo hạn L/C sau 21 ngày kể
từ ngày giao hàng
_ Điều (42D) Drawee: sửa thành
INDUSTRIAL BANK OF KOREA, HONG KONG BRANCH BANK OF
AMERICA

TOWER SUITE 2401B 12 HARCOURT ROAD, CENTRAL,

HONGKONG
Vì đây là người trả tiền hối phiếu, phải phù hợp với điều (53D)
- Điều (45A) Desciption or goods and/or service: sửa mục “total of value
USD 75,00.0” thành “ total of value USD 75,000.0”
Vì cũng theo điều này, khối lượng của hàng là 1,000.0 kg với đơn giá
75.0/kg nên tổng giá trị phải là 75,000.0 USD
- Điều (47A): phần LETTER OF CREDIT NO sửa theo điều
20:M4560414NS321
Vì số của L/C phải thống nhất với nhau

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440


13


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế
2.3. Lập bộ chứng từ thanh toán theo mẫu L/C ( mẫu 03 )
Các chứng từ được yêu cầu phải xuất trình theo quy định của L/C là :
+ Phiếu đóng gói hàng hóa
+ Hóa đơn thương mại
+ Giấy chứng nhận xuất xứ
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm
+ Vận đơn
+ Hối phiếu

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

14


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế


Giải thích cách lập bộ chứng từ
2.3.1. Phiếu đóng gói hàng hóa ( Packing list )
- Ngày lập phiếu đóng gói: August 20th, 2013 vì Packing list phải lập trước

hoặc bằng thời gian giao hàng, ở đây thời gian giao hàng muộn nhất là vào
August 25th, 2013
- Tên và địa chỉ người bán: Nội dung này được căn cứ theo điều 59 của
L/C
INTIMEX TRADING CENTRE

22-32 LE THAI TO STREET, HA NOI, VIETNAM
- Tên và địa chỉ người mua: Nội dung này căn cứ theo điều 50 của L/C
ASIA PACIFIC TRADING
SAMHO BLDG A-1608, YANGAE-DONG
275-1 SEOCHO-KU, SEOUL, KOREA
Tel: 02-589-0901Fax:02-589-0901
- Số hợp đồng: BS9884-457Ngày: 19/07/2013
- Cảng xếp: Haiphong, Vietnam theo điều 44A của L/C
- Cảng dỡ: Busan, Korea theo điều 44B của L/C
- Nơi đến cuối cùng: Cảng Busan, Korea theo điều kiện bán hàng CIF
- Tên tàu: Ocean Star
- Sailing on about (Ngày giao hàng cuối cùng): August 25th, 2013( theo
điều số 44C của L/C )
- Các miêu tả liên quan đến hàng hoá: Theo điều 45A của L/C sẽ được
ghi như trên: BISU HIGH QUALITY
-No of Bag/pack: 10 bags
- MT/Bag: 0.1
- Net Weight: 1.0 MT
- G. Weight: 1.01 MT

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

15


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế
2.3.2.Hóa đơn thương mại ( Commercial invoice)
- Shipper/ exporter(người gửi hàng hay người xuất khẩu): Đây chính là
người hưởng lợi được ghi trong L/C ở điều số 59:
INTIMEX TRADING CENTRE

- For account and risks of Mrss (tính vào tài khoản của quý ngài):
ASIA PACIFIC TRADING
Đây chính là ghi người phải thanh toán số tiền cho lô hàng hay là người mở
L/C, đó được ghi trong L/C tại điều 50:
- Notify party:Thông báo cho bên phải trả tiền. Theo điều 50 của L/C thì
Notify party/ applicant là:
ASIA PACIFIC TRADING
- Port of loading (cảng xếp hàng): Theo điều 44A của L/C: Haiphong,
Vietnam
- Final destination (cảng đích): Theo điều 44B của L/C: Busan, Korea
- Carrier(người vận chuyển): ABC Lines
- Sailing on or board (ngày cuối cùng của việc giao hàng): Theo điều 44C
của L/C: 130825 (August 25th, 2013)
- No and date of invoice: Số và ngày của hoá đơn. Hóa đơn nên có số hiệu
riêng. Nó có các tác dụng sau:
* Phân biệt các hoá đơn khác nhau, tránh nhầm lẫn.
* Dùng để tham chiếu giữa các chứng từ với nhau để tạo ra bộ chứng từ
thống nhất, hợp lý.
* Đảm bảo thông tin liên lạc nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả.
Trong invoice thực tế này có số hoá đơn là No CM581231KP
- Ngày của hoá đơn: là ngày lập hoá đơn, cụ thể là ngày trước hoặc là ngày
giao hàng. Trong hoá đơn này ghi ngày lập hoá đơn là ngày August 20th, 2013
- Payment(thanh toán): Theo điều 40A của L/C quy định:
+ FORM OF DOCUMENTARY CREDIT: IRREVOCABLE (không hủy
ngang)
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

16



Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế
+ Theo điều 42C của L/C quy định: DRAFT AT 60 DAYS AFTER SIGHT
(trả tiền trong vòng 60 ngày sau ngày nhìn thấy hối phiếu)
- Remark:
+ L/C No M4560414NS321 (Theo điều 20 của L/C quy định)
+ Date: August 04,2013 ( theo điều 31C đã được chỉnh sửa của L/C)
- Description of goods (mô tả hàng hoá): Theo điều 45A của L/C:
BISH HIGH QUALITY
- Quantity unit(khối lượng):1,000.0 kg được quy định tại điều 45A của
L/C:
- Unit price(đơn giá): USD 75/KG
- Amount (giá trị):USD 75,000.0
Total
In figure: USD 75,000.0
In word: United States Dollars Seventy five thousand only
- Signature(chữ ký của bên bán)

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

17


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế
2.3.3.Giấy chứng nhận xuất xứ ( Cetificate of origin )
- Reference number( số C/O ): CO1534-241
- Goods consigned from( Exporter’s business name, address, contry ):
Theo điều số 59 của L/C
INTIMEX TRADING CENTRE
22-32 LE THAI TO STREET, HA NOI, VIETNAM
- Goods consigned to( Consignee’s name, address, country): The điều số

50 của L/C
ASIA PACIFIC TRADING
SAMHO BLDG A-1608, YANGAE-DONG
275-1 SEOCHO-KU, SEOUL, KOREA
- Issued in: VIETNAM (vì hàng có xuất xứ Việt Nam)
- Means of transport and route:
+ Vessel’s name( tên tàu chuyên chở ): Ocean Star
+ Departure date ( ngày giao hàng) : August 25th, 2013
+ From( đi từ ): Haiphong port,Vietnam
+ To( đến ): Busan port, Korea
- For Official Use: Dành cho cơ quan cấp chứng nhận xuất xứ (có thể để
trống hoặc đóng dấu RETROSPECTIVELY (cấp muộn) trong trường hợp chứng
nhận xuất xứ được cấp sau ngày vận đơn một khoảng thời gian dài, thường là
sau từ 1 -2 tuần
*Các ghi chú liên quan đến hàng hoá:
- Description of goods: BISU HIGH QUALITY, origin VIETNAM
- Origin criterion(tiêu chuẩn xuất xứ): Toàn bộ sản phẩm hàng hóa có 100%
nguyên liệu đầu vào và được sản xuất tại một quốc gia duy nhất thì ghi chữ "P",
- Gross weight or other quantity and value FOB: 1.01 MT
- Number and date of Invoice
+ Số hóa đơn: No CM581231KP
+ Ngày: August 20th,2013
Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

18


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế
- Certification:Xác nhận của cơ quan cấp chứng nhận xuất xứ (ngày tháng
năm cấp, chữ ký và dấu).

- Ngày cấp C/O:sau ngày giao hàng, ở đây chọn là ngày 26/08/2013
- All goods were produced in: VIETNAM
- Importing Country: KOREA

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

19


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế
2.3.4. Giấy chứng nhận bảo hiểm
- No: 031345
- Name and address of the assured: (tên người được bảo hiểm)
ASIA PACIFIC TRADING
SAMHO BLDG A-1608, YANGAE-DONG
275-1 SEOCHO-KU, SEOUL, KOREA
- B/L No (số Bill): 01122NT
- Number of pieces/packages (số gói hàng): 10 bags
- Weight (khối lượng): 1 MT
- Goods insured (hàng hóa đượcbảo hiểm): BISU HIGH QUALITY
- Amount insured (số tiền được bảo hiểm): USD 75,000.0
- Phí bảo hiểm: theo công thức I=CIFxR=75000x0,05=3750 (USD)
- Tỷ lệ phí bảo hiểm: R=5%
- Điều kiện bảo hiểm: FPA (là điều kiện bảo hiểm miễn trừ tổn thất riêng)
- Tên tàu vận chuyển: Ocean star
- Ngày khởi hành: 25/08/2013
- Đi từ: Hải Phòng, Việt Nam Chuyển tải: cho phép
Đến:Busan, Hàn
Quốc
- Nơi và cơ quan giam định: Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam

- Ngày cấp giấy chứng nhận bảo hiểm:20/08/2013

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

20


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế
2.3.5. Vận đơn ( Bill of lading )
Vận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
biển mà theo đó, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm nhận và chất hàng hoá
lên tàu, vận chuyển và giao cho người nhận tại cảng đích được chỉ định trên B/L
hoặc giao cho người được người nhận hàng uỷ nhiệm.
- Shipper (Chủ hàng):Chủ hàng ở đây là người hưởng lợi trong L/C, được
quy định tại điều 59 của L/C:
INTIMEX TRADING CENTRE
22-32 LE THAI TO STREET, HA NOI, VIETNAM
- Consignee (Người nhận hàng): Là ngân hàng mở L/C. Theo quy định tại
điều 46A của L/C
To order of KORAM BANK, SEOUL
- Notify address (Thông báo cho):Theo quy định tại điều 46A của L/C
ASIA PACIFIC TRADING
SAMHO BLDG A-1608
- Place of receipt (Nơi nhận): Busan, Korea
- Ocean vessel (tàu chuyên chở): Là một con tàu bất kỳ của hãng ABC
lines, ở đây ta chọn tàu Ocean Star.
- Port of loading (Cảng xếp hàng):Trong L/C điều 44A quy định:
Haiphong port, Vietnam
- Port of discharge (Cảng dỡ hàng):Trong L/C điều 44B quy định:
Busan port, Korea

- Place of delivery (Nơi gửi hàng):Haiphong, Vietnam
*Các ghi chú liên quan đến hàng hoá:
- Mark and Number: 10 Bags. Ở đây được hiểu là hàng hóa được chứa
trong 10 Bags
- Description of goods: Bisu high quality
- Gross weight: 1.01 MT

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

21


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế
- Freight amount (số tiền cước):As arranged. Điều này được hiểu là số
tiền cước vận chuyển đó thoả thuận giữa người gửi hàng và người vận chuyển
- Freight payable at (cước phí được trả tại): Do trong L/C trường 46A quy
định: Freight prepaid. Do đó, ô này sẽ được ghi: Haiphong, Vietnam
- Number of original FBL’s (số lượng bản gốc FBL):
Dotheo điều 46A L/C yêu cầu FULL SET OF CLEAN ON BOARD
OCEAN BILL OF LADING nên số lượng bản gốc ở đây là 3 bản.
- Place and date of issue (địa điểm và thời gian phát hành):
Sẽ là địa điểm nhận hàng và ngày cấp vận đơn, thông thường sau khi nhận
hàng hoá, người giao nhận sẽ phát hành ngay vận đơn cho người gửi hàng để
khẳng định mình đó nhận trách nhiệm đối với hàng hoá. Do đó, ngày phát hành
cũng chính là ngày giao hàng
Ô này sẽ ghi: Haiphong, August 25th, 2013
- Stamp and signature (chữ ký và đóng dấu): Ở đây có chữ ký của thuyền
trưởng

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440


22


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế
2.3.5. Hối phiếu ( Draft/ Bill of exchange)
- No: ( Số hiệu Hối phiếu) : 15895
- Exchange for: Phải điền số tiền mà người mua phải thanh toán cho người bán
theo L/C, theo trường 32B của L/C:
EXCHANGE FOR USD 75,000.0
- At X days after sight of: do L/C quy định trả chậm, 60 days after sight nên
ngoài các chứng từ quy định cụ thể trong L/C, người xuất khẩu phải phát hành
hối phiếu đòi tiền ngân hàng phát hành L/C. Số tiền trên hối phiếu chính là số
tiền ghi trong hóa đơn thương mại gửi cho người nhập khẩu.
- Pay to the order of:Trả theo lệnh của người xuất khẩu, cụ thể ghi là:
Pay to the order of INTIMEX TRADING CENTRE
- Say: Ghi ra số tiền bằng chữ
United States Dollars Twenty five Thousand only.
- Value received as per our Invoice(s) No(s):
Dựa trên hóa đơn thương mại số đơn số CM581231KP ngày 20/8/2013
- Drawn under: Ghi tên người trả tiền cho Hối phiếu. Theo điều 47A có quy
định:
Drawn under INDUSTRIAL BANK OF KOREA
- Irrevocable without resourse L/C:
No M4560414NS321

Date August 4th, 2013

- For: Ghi tên người hưởng thụ số tiền đó, theo trường 59 L/C:
INTIMEX TRADING CENTRE


Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

23


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế
22-32 LE THAI TO STREET,HANOI,VIETNAM
- To: Căn cứ vào mục 42D, mục Drawee.
INDUSTRIAL BANK OF KOREA, HONG KONG BRANCH BANK OF
AMERICA

TOWER SUITE 2401B 12 HARCOURT ROAD, CENTRAL,

HONGKONG

Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

24


Đồ Án Thanh Toán Quốc Tế

Phần 3: Kiểm tra chứng từ do người hưởng lợi
xuất trình
3.1 Cơ sở lý luận của việc kiểm tra chứng từ.
3.1.1 Cơ sở lý luận của việc kiểm tra chứng từ
Ngân hàng mở L/C sẽ có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ.Nếu xét thấy các
chứng từ mà người xuất khẩu xuất trình phù hợp với những qui định trong L/C
và giữa các chứng từ không mâu thuẫn với nhau thì ngân hàng phát hành tín

dụng sẽ trả tiền cho người xuất khẩu và sẽ dùng bộ chứng từ đó để đòi tiền
người nhập khẩu. Ngược lại, nếu thấy bộ chứng từ có những sự không phù hợp
thì ngân hàng sẽ từ chối thanh toán và chỉ rõ lí do từ chối cho người xuất khẩu
Khi kiểm tra bộ chứng từ của người xuất khẩu gửi đến ngân hàng chỉ chịu trách
nhiệm kiểm tra “trên bề mặt” của các chứng từ xem có phù hợp với tín L/C đã
phát hành hay không ( theo điều 13a của UCP 500) , điều này có nghĩa là ngân
hàng không chịu trách nhiệm về tính xác thực của các chứng từ đó cũng như
hàng hoá thực giao ra sao . Như vậy ngân hàng chỉ thanh toán khi người hưởng
lợi xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với tín dụng thư và trong thời hạn hiệu
lực của tín dụng thư .Mọi hậu quả phát sinh do lỗi bất cẩn, sai sót của ngân hàng
thì ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Chính vì vậy việc kiểm tra bộ
chứng từ là một khâu rất quan trọng trong phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ,nó quyết định xem người hưởng lợi có được thanh toán theo như qui
định trong tín dụng thư hay không.
Như vậy có thể nói rằng L/C là cơ sở để kiểm tra các bộ chứng từ và so sánh
giữa các chứng từ với nhau. Căn cứ theo nội dung của L/C, ngân hàng sẽ kiểm
tra bộ chứng từ theo các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.
Một số tiêu chuẩn của bộ chứng từ là phải có tính chuẩn mực: Đúng - Đủ- Hợp


Sinh Viên: Phạm Xuân Dũng - Lớp:KTN51ĐC2 - Mã SV:41440

25


×