Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Bài giảng bảo trì hệ thống phần i đh sư phạm huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.65 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ

KHOA TIN HỌC

Bài giảng

BẢO TRÌ HỆ THỐNG

Huế, 2006


MỤC LỤC
Chương I . CẤU TẠO MÁY VI TÍNH .....................................................................................3
BÀI 1. TỔNG QUAN CÁC THÀNH PHẦN MÁY VI TÍNH ....................................................3
BÀI 2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỘP MÁY DESKTOP .......................................................6
BÀI 3. CÁC THIẾT BỊ VÀO RA THÔNG DỤNG .................................................................. 23
Chương II. LẮP RÁP, CÀI ĐẶT MÁY TÍNH VÀ MẠNG LAN .......................................... 29
BAI 1. LẮP RÁP MÁY TÍNH PC ...........................................................................................29
BÀI 2. THIẾT LẬP BIOS SETUP ..........................................................................................34
BÀI 3. CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS VÀ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ .......................39
BÀI 4. CÀI ĐẶT MẠNG LAN ...............................................................................................57
Chương III. BẢO TRÌ MÁY VI TÍNH ..................................................................................76
BÀI 1. BẢO DƯÕNG MÁY TÍNH .........................................................................................76
BÀI 2. GIỚI MỘT SỐ TIỆN ÍCH HỆ THỐNG .......................................................................79
BAI 3. PHÒNG CHỐNG VIRUS VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH LÂY NHIỂM.........................91
BÀI 4. SỰ CỐ MÁY TÍNH.....................................................................................................96

1


Mục đích yêu cầu :




Những hiểu biết cơ bản về cấu trúc, các bộ phận của máy tính.



Lắp ráp, cài đặt đơn giản máy PC và mạng LAN



Bảo đảm sự hoạt động của máy vi tính.



Một số phương pháp khắc phục sự cố của máy tính

Tài liệu tham khảo


Cẩm nang sửa chữa, nâng cấp và bảo trì máy tính cá nhân – Scoll Mueller – NXB Đà
Nẳng.



Cẩm nang sửa chữa và nâng cấp máy tính cá nhân - Nguyễn Văn Khoa – NXB Thống
Kê.



Hổ trợ bạn đọc trở thành chuyên gia sửa chữa, nâng cấp, bảo trì máy vi tính – VNGUIDE – NXB Thống Kê.




Internet !

2


Chương I CẤU TẠO MÁY VI TÍNH
.

Bài 1. TỔNG QUAN CÁC THÀNH PHẦN MÁY VI TÍNH
1. Sơ đồ cấu trúc máy tính

Các thành phần của một máy tính
1. Vỏ máy(Case): Là nơi để gắn các thành phần của máy tính thành khối như nguồn, Mainboard, card
v.v... có tác dụng bảo vệ máy tính.
2. Nguồn điện (Power supply): Cung cấp hầu hết hệ thống điện cho các thiết bị bên trong máy tính.
3. Mainboard: Bảng mạch chính của máy vi tính, có chức năng liên kết các thành phần tạo nên máy
tính.
4. CPU (Central Processing Unit): Bộ vi xử lý chính của máy tính. CPU bao gồm 3 thanh phần: Bộ
điều khiển (Control Unit), Bộ tính toán số học và logic (Arithmetic Logic Unit) và các thanh ghi
(Registers).
5. Bộ nhớ trong (ROM, RAM): Là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình phục vụ trực tiếp cho việc xử lý
của CPU, nó giao tiếp với CPU không qua một thiết bị trung gian.
6. Bộ nhớ ngoài: Là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình gián tiếp phục vụ cho CPU, bao gồm các loại:
đĩa mềm, đĩa cứng, CDROM, v.v... Khi giao tiếp với CPU nó phải qua một thiết bị trung gian (thường
là RAM).
7. Màn hình (Monitor): Là thiết bị đưa thông tin ra giao diện trực tiếp với người dùng. Ðây là thiết bị
xuất chuẩn của máy vi tính .

8. Bàn phím (Keyboard): Thiết bị nhập tin vào giao diện trực tiếp với người dùng. Ðây là thiết bị nhập
chuẩn của máy vi tính.
9. Chuột (Mouse): Thiết bị điều khiển trỏ giao diện trực tiếp với người sử dụng.
3


10. Máy in (Printer): Thiết bị xuất thông tin ra giấy thông dụng nhất.
11. Các thiết bị như Card mạng, Modem, máy Fax,... phục vụ cho việc lắp đặt mạng máy tính và các
chức năng khác.
...
2. Tương tác giữa phần mềm và phần cứng
Quá trình khởi động máy tính

Sau khi bật nguồn, chương trình BIOS khởi động được kích hoạt. Quá trình
POST (Power On Seft Test) bắt đầu. Đó là quá trình kiểm tra thiết bị máy
tính.
Các lỗi, nếu có, có thể được thông báo ra màn hình hoặc qua loa (các tiếng
bíp).
Nếu quá trình POST thành công, BIOS sẽ kích hoạt Hệ điều hành. Hệ điều
hành tiếp tác vụ khởi động, thông thường sẽ có một quá trình kiểm tra thiết
bị, nạp các chương trình điều khiển thiết bị.
Quá trình vận hành của máy tính

4


Trong quá trình hoạt động của máy tính, các phần mềm tương tác với phần
cứng thông qua Hệ điều hành, Hệ điều hành có thể truy xuất phần cứng
thông qua BIOS (gọi các ngắt) hay thông qua các chương trình điều khiển
thiết bị (Driver). Bản thân các hệ điều hành ngày nay cũng được tích hợp các

chương trình điều khiển thiết bị.

5


Bài 2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỘP MÁY DESKTOP

1. Vỏ máy:
Chứa nút công tắc, reset, các vị trí để gắn nguồn, mainboard, các ổ đĩa, các card điều khiển thiết
bị ngoại vi, các cổng…

2. Nguồn (Power Supply)
Nguồn điện máy tính có chức năng chuyển đổi nguồn điện 110V/220V thành nguồn điện một
chiều ±3, ±5V và ±12V… cung cấp cho toàn bộ hệ thống máy tính trong hộp.

6


Nguồn điện và các dây nguồn cung cấp cho các thiết bị

7


Hai loại nguồn thường dùng hiện nay AT và ATX, các máy đời mới dùng ATX. Sự khác nhau:
Bộ nguồn ATX

Bộ nguồn AT

Nguồn dành cho mainboard có 20 dây.


Nguồn dành cho mainboard có 12 dây.

Có khả năng điều khiển tắt tự động. Công Thường không có khả năng điều khiển tắt tự
tắc nguồn nối vào mainboard.
động, khi đó nút Power của máy tính nối trực tiếp
với bộ nguồn.
Điện thế các dây nguồn:
Loại phích 4 dây dành cho ổ đĩa:
Chân

Màu

Tín hiệu

1

Đỏ

+5

2

Đen

Nối đất

3

Đen


Nối đất

4

Vàng

+12

Nguồn dành cho mainboard của ATX:
Thứ tự dây ở chổ cắm nguồn của mainboard:
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Dây

Màu

Tín hiệu

Dây

Màu

Tín hiệu

1

Gạch

+3.3


11

Gạch

+3.3

2

Gạch

+3.3

12

Xanh sẩm

-12

3

Đen

Nối đất

13

Đen

Nối đất


4

Đỏ

+5

14

Xanh lục

Bật nguồn

5

Đen

Nối đất

15

Đen

Nối đất

6

Đỏ

+5


16

Đen

Nối đất

7

Đen

Nối đất

17

Đen

Nối đất

8

Xám

Có điện

18

Trắng

-5


8


9

Tím

+5 STB

19

Đỏ

+5

10

Vàng

+12

20

Đỏ

+5

Các máy từ P4 được bổ sung thêm 4 dây nguồn cho mainboard bằng một đầu cắm 4 dây riêng
hoặc chổ cắm nguồn cho main trở thành 24 pin.
Nguồn dành cho mainboard của AT

Thứ tự dây ở chổ cắm nguồn của mainboard:

Dây

Màu

Tính hiệu

Dây

Màu

Tính hiệu

1

Gạch

Có điện

7

Đen

Nối đất

2

Đỏ


+5

8

Đen

Nối đất

3

Vàng

+12

9

Trắng

-5

4

Xanh

-12

10

Đỏ


+5

5

Đen

Nối đất

11

Đỏ

+5

6

Đen

Nối đất

12

Đỏ

+5

3. Mainboard
Mainboard, cũng được gọi là motherboard. Ðây là bảng mạch lớn nhất trong máy vi tính.
Mainboard có chức năng liên kết và điều khiển các thành phần được cắm vào nó, là cầu nối trung
gian cho quá trình giao tiếp của các thiết bị. Khi có một thiết bị yêu cầu được xử lý thì nó gửi tín

hiệu qua mainboard, ngược lại, khi CPU cần đáp ứng lại cho thiết bị nó cũng phải thông qua
mainboard. Hệ thống làm công việc vận chuyển trong mainboard gọi là Bus.
Các thành phần cơ bản trên Mainboard
1. Khe cắm CPU: Có hai loại cơ bản là Slot và Socket.
- Slot: Là khe cắm dài như một thanh dùng để cắm các loại CPU như Pentium II, Pentium III,
Pentium Pro. Khi ấn CPU vào Slot còn có thêm các vit để giữ chặt CPU.
- Socket: là khe cắm hình chữ nhật có một ma trận các pin âm (lỗ nhỏ) hoặc pin dương để cắm
CPU vào. Loại này dùng cho tất cả các loại CPU còn lại không cắm theo Slot. Một số socket:
Socket 7 (AMD), Socket 370 (có vát 1 chân), socket 478 (P4), 775 (P4), socket A (Duron,
Althon XP).
2. Khe cắm RAM: Thường có hai loại chính DIMM và SIMM. Ngoài ra, còn có các loại DIMM
RAM, SIMM RAM thường được gắn sẵn đi cùng với mainboard.
9


- DIMM (Dual in-line memory module – Module nhớ 2 hàng chân): Loại khe RAM có
168/184/240 chân dùng cho loại 16 MB trở lên (dùng phổ biến hiện nay).
- SIMM (Single in-line memory module - Module nhớ 1 hàng chân): Loại khe cắm 72 chân dùng
cho các loại cũ.
Hiện nay, các khe cắm RAM chủ yếu là DIMM loại 180 hay 240 pin tương ứng cho các loại
DDRAM1 và DDRAM2.
Ngoài ra, khe cắm RAM cũng phải tương thích với các loại RAM.
3. Bus: Là đường dẫn thông tin trong bảng mạch chính, nối từ vi xử lý đến bộ nhớ và các thẻ
mạch, khe cắm mở rộng. Bus được thiết kế theo nhiều chuẩn khác nhau như PCI, ISA, EISA,
VESA v.v...
+ ISA (Industry Standard Architecture): 16 bit (80286 – Pentium, trước đó 8 bit).
+ EISA (Extended Industry Standard Architecture): Là chuẩn cải tiến của ISA để tăng khả năng
giao tiếp với Bus mở rộng và không qua sự điều khiển của CPU, 32 bit.
+ PCI (Peripheral Component Interface-(Microsoft: “Peripheral Component Interconnect”)): 32
hay 64 bit .

+ VESA (Video Electronic Standards Association), 64 bit.
+ USB (Universal Serial Bus), 10Mbps, mở rộng đến 100Mbps.
+ AGP (Accelerated Graphics Port): 64 bit.
4. Khe cắm bộ điều hợp: Dùng để cắm các bộ điều hợp như Card màn hình, Card mạng, Card âm
thanh v.v... Chúng cũng gồm nhiều loại được thiết kế theo các chuẩn như ISA, EISA, PCI,
VESA, AGP v.v...
5. Khe cắm IDE (Integrated Drive Electronics): Có hai khe cắm dùng để cắm cáp đĩa cứng và
CDROM.
6. Khe cắm Floppy: Dùng để cắm cáp ổ đĩa mềm.
7. Cổng nối bàn phím, chuột (DIN, PS/2).
8. Các khe cắm nối tiếp (thường là COM1 và COM2): sử dụng cho các thiết bị nối tiếp như:
chuột, modem v.v... Các bộ phận này được sự hỗ trợ của các chip truyền nhận không đồng bộ
vạn năng UART (Univeral Asynchronous Receiver Transmitter) được cắm trực tiếp trên
mainboard để điều khiển trao đổi thông tin nối tiếp giữa CPU với các thiết bị ngoài. Các chip này
thường có tên Intel 8251, 8250 hay motorola 6821, 6530 v.v...
9. Các khe cắm song song (thường là LPT1 và LPT2): Dùng để cắm các thiết bị giao tiếp song
song như máy in.
Cổng là điểm nối thiết bị bên ngoài với máy tính để trao đổi dữ liệu. Cổng nối tiếp (serial port,
communication port – COM port) là cổng cho phép gửi dữ liệu không đồng bộ theo từng bit.
Cổng song song truyền dữ liệu song song, một lần 8 bit, công song song chuẩn: LPT1, LPT2…
Hiện nay, giao tiếp qua cổng nối tiếp USB được sử dụng phổ biến, thay thế cho các giao tiếp qua
cổng COM hay LPT.
10. Khe cắm điện cho mainboard.
10


11. Các ROM chứa các chương trình hỗ trợ khởi động và kiểm tra thiết bị. Tiêu biểu là ROM
BIOS chứa các trình điều khiển, kiểm tra thiết bị và trình khởi động máy.
12. Các chip DMA (Direct Memory Access): Ðây là chip truy cập bộ nhớ trực tiếp, giúp cho
thiết bị truy cập bộ nhớ không qua sự điều khiển của CPU.

13. Pin và CMOS lưu trữ các thông số thiết lập cấu hình máy tính gồm cả RTC (Real Time
Clock - đồng hồ thời gian thực).
14. Các thành phần khác như thỏi dao động thạch anh, chip điều khiển ngắt, chip điều khiển thiết
bị, bộ nhớ Cache v.v... cũng được gắn sẵn trên mainboard.
15. Các Jumper, DIP thiết lập các tham số thiết bị, chế độ điện, chế độ truy cập, đèn báo v.v...
Trong một số mainboard mới, các Jump này được thiết lập tự động bằng phần mềm.
16. Chipset, chíp hổ trợ CPU việc truy xuất bộ nhớ cache, điều khiển các bus dữ liệu…
Mặc dù được thiết kế tích hợp nhiều phần nhưng được sản xuất với công nghệ cao, nên khi bị
hỏng một bộ phận thường phải bỏ nguyên cả mainboard.
Đặc tính đáng chú ý là khả năng hổ trợ CPU, RAM, Card mở rộng… và tốc độ bus, đặc biệt là
System Bus (còn gọi là Front size bus – FSB, memory bus…), là bus dữ liệu giữa CPU và RAM.

11


Hình ảnh một Mainboard
4. CPU (Central Processing Unit)
Bộ xử lý trung tâm, đây là bộ não của máy tính, nó thực hiện chương trình và điều khiển hoạt
động của máy tính.

12


CPU liên hệ với các thiết bị khác qua mainboard và hệ thống cáp của thiết bị. CPU giao tiếp trực
tiếp với bộ nhớ RAM và ROM, còn các thiết bị khác được liên hệ thông qua một vùng nhớ (địa
chỉ vào ra) và một ngắt thường gọi chung là cổng.
Khi một thiết bị cần giao tiếp với CPU nó sẽ gửi yêu cầu ngắt (Interrupt Request - IRQ) và CPU
sẽ gọi chương trình xử lý ngắt tương ứng và giao tiếp với thiết bị thông qua vùng địa chỉ quy
định trước.
Ðể đánh giá các CPU, người ta thường căn cứ vào các thông số: tốc độ (Hz), độ rộng của bus,

độ lớn của Cache, tập lệnh, khả năng đa xử lý, chức năng đặc biệt (ví dụ: Pentium MMX hổ trợ
mạnh multimedia).
Phân loại: Theo đời và theo hãng sản xuất.
Intel
Ðời trước: 8080, 8086, 8088, 80286, 80386 ,80484SX, 80486DX v.v...
Pentium I: (PR 75- PR 166, PR 166MMX- PR 233 MMX)
Pentium II: (266 - 450), Celeron v.v...
Pentium III, IV...
AMD
K5 (PR75 - PR166)
K6 (PR166 -PR 233)
K7
AMD Duron
Thunderbird XP ...
Cyrix/IBM
M1: PR120, PR133, PR150, PR166, PR200, PR200L
M2: PR166, PR200, PR233
Hệ số Ratio: Để điều khiển đồng hồ gõ nhịp đồng bộ, là hệ số đồng bộ giữa tốc độ CPU và tốc
độ bus dữ liệu (Ví dụ: CPU có tốc độ 200 MHz, Mainboard bus 66 MHz thì hệ số này là 3 vì
66x3 200). Hệ số này thường cũng được ghi trực tiếp trên CPU.
Một số công nghệ mới về CPU :
- Công nghệ siêu phân luồng (Hyper-Threading Technology)
Công nghệ của Intel trên chip P4, cho phép xử lý song song các thread như 2 CPU logic,
tăng tốc độ xử lý của CPU. Theo Intel, công nghệ siêu phân luồng cho phép cải tiến tốc
độ 15% - 30%.
- Chíp đa lõi (Multi-Core)
Là sự kết hợp nhiều bộ vi xử lý vào một. Hiện nay phổ biến là Dual Core (2 lõi), Quad
core (4 lõi)
13



Mô hình một chip Dual Core của Intel, mỗi lõi có cache L1 riêng và chúng chia sẻ Bus và Cache
L2
Một số chip Intel P4 hiện nay:
Họ

Đặc tính chung

Intel 845

Hầu hết các loại chipset
Intel 845 đều có tốc độ Bus
từ 400~533 Mhz và hỗ trợ
cho việc điều khiển cũng
như kết nối các thiết bị
phần cứng như:kết nối
mạng LAN, điều khiển
sound card, card AGP…

Intel 848

Hầu hết các loại chipset
Intel 845 đều có tốc độ Bus
từ 533~800 Mhz và hỗ trợ
cho việc điều khiển cũng
như kết nối các thiết bị
phần cứng như:kết nối
mạng LAN, điều khiển
sound card, card AGP…


Tên

Đặc tính riêng

Intel 845, Intel -Cache:256K
845GL
-Support:SDRAM
133
Mhz,DDRAM 200~266 Mhz.
-Support HDD Ultra ATA 100~133.
-Support AGP 4X
Intel 845E,Intel -Cache:256K
845GV,Intel
-Support:DDRAM 266 Mhz.
845G
-Hỗ trợ công nghệ siêu phân
luồng.(HyperThreadingTechnology)
-Support HDD Ultra ATA 100~133.
-Support AGP 4X
Intel
-Cache:256K
845GE,Intel
-Support:DDRAM 333 Mhz.
845PE
-Hỗ trợ công nghệ siêu phân
luồng.(HyperThreadingTechnology)
-Support HDD Ultra ATA 100~133.
-Support AGP 4X
Intel 848
-Cache:512K

-Support:DDRAM 266~400 Mhz.
-Hỗ trợ công nghệ siêu phân
luồng.(HyperThreadingTechnology)
-Support HDD Ultra ATA 100~133
& SATA(Serial ATA) 150 Mhz
-Support AGP 8X
14


Intel 850

Hầu hết các loại chipset Intel 850
Intel 850 đều có tốc độ Bus
400 Mhz và hỗ trợ cho việc
điều khiển cũng như kết
nối các thiết bị phần cứng Intel 850E
như:kết nối mạng LAN,
điều khiển sound card, card
AGP…

Intel 852

Hầu hết các loại chipset Intel 852PM
Intel 852 đều có tốc độ Bus
từ 400~533 Mhz và hỗ trợ
cho việc điều khiển cũng
như kết nối các thiết bị Intel 852GM
phần cứng như:kết nối
mạng LAN, điều khiển
sound card, card AGP…

Intel 852GME

-Cache:512K
-Support:RDRAM 800 Mhz.
-Support HDD Ultra ATA 100~133
-Support AGP 4X
-Bus 533 Mhz.
-Cache:512K
-Support:RDRAM 800 Mhz.
-Support HDD Ultra ATA 100~133
-Support AGP 4X
-Support
Hyper-ThreadingTechnology.
-Cache:256K
-Support:DDRAM 266~333 Mhz.
-Support HDD Ultra ATA 100~133.
-Support AGP 4X
-Cache:256K
-Support:DDRAM 200~266 Mhz.
-Support HDD Ultra ATA 100~133.
-Support AGP 4X
-Cache:256K
-Support:DDRAM 266~333 Mhz.
-Support HDD Ultra ATA 100~133.
-Support AGP 4X

5. Bộ nhớ trong (RAM, ROM)
a. ROM (Read Only Memory):
Ðây là bộ nhớ mà CPU chỉ có quyền đọc và thực hiện chứ không có quyền thay đổi nội dung
vùng nhớ. Loại này chỉ được ghi một lần với thiết bị ghi đặc biệt. ROM thường được sử dụng để

ghi các chương trình quan trọng như chương trình khởi động, chương trình kiểm tra thiết bị v.v...
Tiêu
biểu
trên
mainboard

ROM
BIOS.
ROM-BIOS là nơi chứa chương trình BIOS(Basic Input/Output System - Hệ thống vào ra cơ
bản) được nhà sản xuất ghi sẵn. Tuy nhiên hiện nay đa số máy tính sử dụng loại bộ nhớ có thể
ghi lại được bằng xung điện (flash memory).
BIOS còn chưa chương trình khởi động máy tính (POST). Các tham số dành cho BIOS (các
thông tin thiết lập về cấu hình hệ thống) được lưu trong chip RAM gọi là CMOS (thiết kế theo
công nghệ Complementary Metal Oxide Semiconductor - "Bán dẫn bù Oxit Kim loại") và có 1
viên pin cấp nguồn để giữ thông tin gọi là PIN CMOS được gắn trên Mainboard.
b. RAM (Random Access Memory):
Bản thân tên RAM là chỉ các loại bộ nhớ có thể đọc ghi tại bất kỳ vị trí (địa chỉ) nào và thường
phải được nuôi bởi nguồn điện để duy trì thông tin. Bộ nhớ chính máy tính, CMOS hay bộ nhớ
cache đều thuộc loại RAM.
15


Máy tính khi hoạt động cần một bộ nhớ để lưu chương trình và dữ liệu giúp cho CPU đọc và
thực hiện. Bộ nhớ chính này là bộ nhớ RAM, là một thành phần cơ bản nhất của máy tính. Do
vậy, khi nói đến RAM, người ta nghĩ đến bộ nhớ chính của máy tính. Ở mục này, RAM được
xem xét ở vai trò là bộ nhớ chính của máy tính.
Phân loại:
* Theo khe cắm: DIMM và SIMM (xem phần mainboard)
* Theo công nghệ:
- SRAM (Static Random Access Memory): Còn được gọi là RAM tĩnh, loại này có tốc độ cao

nhưng giá thành cao nên được dùng làm bộ nhớ Cache, làm nhiệm vụ trung gian của bộ nhớ và
CPU để tăng tốc độ xử lý.
- DRAM (Dynamic Random Access Memory): Còn gọi là RAM động, RAM động giá thành
thấp, được sử dụng làm bộ nhớ chính.
Các loại DRAM:
+ SDRAM (Synchronous Dynamic Random Access Memory): RAM động đồng bộ là loại RAM
động được sử dụng rộng rãi gần đây để chế tạo các thanh DIMM, SIMM. SDRAM được phát
triển qua nhiều thế hệ:






SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM). Có 168 chân, được dùng trong các máy vi
tính từ Pentium 3 trở về trước. Thực ra nó được đặt tên thế sau khi ra đời các thế hệ
SDRAM sau, trên thị trường, người ta gọi nó là SDRAM.
DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là
"DDR". Có 184 chân. DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp
đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ.
DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là
"DDR2". Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là
có tốc độ bus cao gấp đôi tốc độ đồng hồ.

+RDRAM (Rambus Dynamic RAM), gọi tắt là "Rambus". Tốc độ Rambus đạt từ 400-800MHz.
Rambus tuy không nhanh hơn SDRAM là bao nhưng lại đắt hơn rất nhiều nên có rất ít người
dùng.
Sơ đồ các thế hệ RAM phổ biến:

16



Các "đời" SDRAM:
DDR SDRAM:
DDR-200(PC-1600): 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.
DDR-266(PC-2100): 133 MHz bus,2100 MB/s
DDR-333(PC-2700): 166 MHz bus, 2667 MB/s
DDR-400(PC-3200): 200 MHz bus, 3200 MB/s
DDR2 SDRAM
DDR2-400(PC2-3200): 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
DDR2-533(PC2-4200): 133 MHz clock, 266 MHz bus, 4267 MB/s.
DDR2-667(PC2-5300): 166 MHz clock, 333 MHz bus , 5333 MB/s.
DDR2-800(PC2-6400): 200 MHz clock, 400 MHz bus , 6400 MB/s.
DDR2-1066 (PC2-8500),266MHz clock, 533 MHz bus, 8500MB/s
DDR2 SDRAM
DDR2-400(PC2-3200): 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
DDR2-533(PC2-4200): 133 MHz clock, 266 MHz bus, 4267 MB/s.
DDR2-667(PC2-5300): 166 MHz clock, 333 MHz bus , 5333 MB/s.
DDR2-800(PC2-6400): 200 MHz clock, 400 MHz bus , 6400 MB/s.
DDR2-1066 (PC2-8500),266MHz clock, 533 MHz bus, 8500MB/s
Các thông số


Tốc độ (Hz), băng thông (bit/s)

Mỗi thanh RAM có tốc độ truy xuất, tính bằng Hz, khi lắp vào mấy tính, nó phải được hổ trợ
bởi Mainboard, tốc độ này phải đồng bộ với tốc độ Bus hệ thống.tốc độ này ảnh hưởng trực
tiếp đến tốc độ máy tính vi khi hoạt động, CPU thường xuyên truy xuất dữ liệu tù RAM.



Dung lượng (Byte)

Dung lượng bộ nhớ chính máy tính là tổng dung lượng các thanh RAM được gắn. Dung
lượng tối đa của máy tính là mộ thông số của Mainboard
Nếu trong quá trình hoạt động, các chương trình (kể cả hệ điều hành - HĐH) và dữ liệu của
chúng vượt quá dung lượng RAM thì các HĐH sẽ dùng đĩa cứng để làm bộ nhớ ảo. Điều này
khiến máy tính hoạt động chậm lại rất nhiều và làm giảm tuổi thọ đĩa cứng. Do vậy cần phải
nâng cấp để bộ nhớ đủ lớn để máy tính hoạt động tốt.
6. Bộ nhớ ngoài (Đĩa cứng, mềm, CD Rom)
17


a. Đĩa mềm
Có các loại: 5.1/4 inch: 360 KB, 720 KB, 1.2 MB v.v...
3.1/2 inch: 360KB, 720KB, 1.2MB, 1.44 MB v.v...
Gần đây đa số dùng loại 3.1/2 inch 1.44MB và càng ngày đĩa mềm càng hiếm được sử dụng vì
sự phát triển của thẻ nhớ Flash (USB).
b. Đĩa cứng
Ổ cứng là một thiết bị lưu trữ có dung lượng lớn dùng để lưu trữ toàn bộ phần mềm của máy tính
bao gồm:
+ Các hệ điều hành
+ Các chương trình ứng dụng
+ Các File văn bản v v ...
Cùng với sự ra đời của máy tính cá nhân năm 1981, năm 1982 hãng IBM giới thiệu chiếc ổ cứng
đầu tiên dành cho máy PC chỉ có 10MB nhưng bán với giá 1500USD, cho đến năm 2000 thế giới
đã sản xuất được ổ cứng có dung lượng trên 40GB ( gấp 4000 lần ) và giá thì giảm xuống còn
75USD, và ngày nay (2006) đã xuất hiện ổ trên 300GB , trong tương lai sẽ xuất hiện những ổ
cứng hàng nghìn GB .



Cấu tạo
o Đĩa từ : Bên trong ổ đĩa gồm nhiều đĩa từ được làm bằng nhôm hoặc hợp chất
gốm
thuỷ
tinh,
đĩa
được
phủ
một
lớp
từ

lớp bảo vệ ở 1 hoặc cả 2 mặt, các đĩa được xếp chồng và cùng gắn với một trục
mô tơ quay nên tất cả các đĩa đều quay cùng tốc độ, các đĩa quay nhanh trong suốt
phiên dùng máy .
o Đầu từ đọc - ghi (Head): Mỗi mặt đĩa có một đầu đọc & ghi vì vậy nếu một ổ có 2
đĩa
ghi
2
mặt
thì

4
đầu
đọc
ghi
ghi
Mô tơ hoặc cuộn dây điều khiển các đầu từ : giúp các đầu từ dịch chuyển ngang
trên bề mặt đĩa để chúng có thể ghi hay đọc dữ liệu.
o Mạch điều khiển : Là mạch điện nằm phía sau ổ cứng , mạch

này có các chức năng :

+ Điều khiển tốc độ quay đĩa
+ Điều khiển dịch chuyển các đầu từ
+ Mã hoá và giải mã các tín hiệu ghi và đọc

18


Hình ảnh đĩa cứng tháo nắp

19


Sơ đồ tổ chức Head/Cylinder/Sector


Chuẩn giao tiếp đĩa cứng
o Chuẩn ATA (Advanced Technology Attachement) gồm hai loại Parallel ATA
(PATA) và Serial ATA (SATA) vừa phát triển gần đây và đang thịnh hành

Một trong các phiên bản của PATA đoợc sử dụng phổ biến cho máy tính cá nhân, tồn tại cho đến
ngày nay là IDE (Intergrated Drive Electronics) .
Các loại đĩa IDE giao tiếp với hệ thống thông qua Bus cắm vào hai khe cắm IDE1 và IDE2 trên
Mainboard. Mỗi khe cắm cho dùng chung hai thiết bị làm việc theo chế độ chủ - tớ. Như vậy,
trên toàn bộ máy tính sử dụng ổ đĩa IDE có thể sử dụng 4 ổ đĩa như sau: Primary Master,
Primary Slave, Secondary Master và Secondary Slave. Primary hay Secondary phân biệt ở khe
IDE trên mainboard, Master, Salve hay Single (chỉ có một đĩa được gắn) xác định bởi JUMP trên
chính ổ đĩa.
Ngày nay, đĩa cứng SATA tốc độ cao đang dần thay thế cho đĩa IDE. Các mainboard ngày nay

hỗ trợ đĩa SATA có các cổng nối riêng theo chuẩn này.

o



Chuẩn SCSI (Small Computer System Interface), đối với loại đĩa giao diện SCSI
thì cần phải có Card giao diện SCSI để điều khiển đĩa này. Card này được cắm
vào bus PCI hay ISA của Mainboard. Các loại đĩa này cho phép sử dụng tối đa 7
thiết bị và không qua kiểm tra của CMOS. Đĩa SCSI thường sử dụng cho các máy
chủ cần nhiều đĩa cứng.

Một số thông số, đặc tính kỹ thuật

o
o
o
o

Dung lượng (M, G), ví dụ 10GB, 20GB, 40GB.
Tốc độ quay (rmp), ví dụ : 5400 rpm, 7200 rpm.
Chuẩn (IDE/SCSI).
Tuổi thọ trung bình (hours).
20


Tốc độ truyền dữ liệu (Data transfer rate).
Ngoài ra các loại đĩa cứng còn có một số khã năng khác như:
 SELF DIANOSTICS: Khả năng tự chẩn đoán.
 SHOCK & VIBRATION: Ðã kiểm tra hoạt động dưới những điều kiện bất

thường như va đập hay rung động.
 AUTO PARKING & LOAD: Tự động kéo đầu từ về vị trí an toàn khi tắt
máy, giảm thiểu nguy cơ làm hỏng đĩa cứng.
 AUTO RESSIGN DEFECTIVE SECTOR: Tự động cấp phát lại cung từ
mới thay cho cung từ bị hỏng để tính toàn vẹn dữ liệu được nâng cao.
Master Boot Record là Sector đầu tiên của ổ đĩa cứng, nó chứa các thông tin về các
Partition như số thứ tự, tên ổ đĩa logic, trạng thái, kích thước của Partition v.v... gọi là các
điểm vào. Mỗi Master Boot Record có thể quản lý 4 điểm vào, mỗi điểm vào có kích
thước 16 bytes, như vậy cần 64 bytes để lưu giữ các điểm vào này gọi là bảng Partition.
Sector đầu tiên của Partition thứ 4 để quản lý các phần chia tiếp theo như là một Master
Boot Record thực thụ gọi là Master Boot Record phụ, cứ như thế mà ta có thể chia đĩa
cứng thành nhiều phần khác nhau.
o
o



Không gian còn lại của Sector này được lưu trữ chương trình Bootrap của đĩa khởi động.


Partition (Phân khu):

Là phần được chia bởi ổ đĩa cứng, nó làm việc như một ổ đĩa biệt lập và có cấu trúc giống hệt
như ổ đĩa mềm. Thông tin về Partition được lưu giữ trong bảng Partition trên Master Boot
Record.
Ðối với các hệ điều hành DOS và Windows chỉ cho phép khởi động ở Partition đầu tiên. Ngoài
ra, còn có một số hệ điều hành cho phép khởi động từ các Partition khác.
Ðể phân đĩa cứng thành các Partition, ta dùng lệnh Fdisk của DOS, theo dõi các trình đơn của
tiện ích này để chia đĩa cứng và tạo Partition khởi động. Củng có thể chia parition khi cài
Windows.

Trong Windows có thể chia đĩa bằng các phần mềm, chẳng hạn Partion Magic có thể thực hiện
chia đĩa mà không làm mất dữ liệu hay thay đổi kích thước của partition.
c. Ðịnh dạng ổ đĩa:
Ðể ổ đĩa cứng có thể làm việc được ta cần phải định dạng nó để tạo ra cấu trúc logic. Toàn bộ
quát trình định dạng có thể chia thành các bước như sau:


Ðịnh dạng cấp thấp: Ðây là phương án định dạng về các mặt vật lý cho ổ đĩa cứng như
Track, Cluster, Cylinder, hệ số đan xen. Chương trình này kiểm tra đến từng Sector của
đĩa cứng và đánh dấu bỏ qua các Sector hỏng và đưa các giá trị thông tin về cùng một
dạng 0,1. Do đó, đây cũng là chương trình cần để loại tận gốc dữ liệu trên đĩa cứng cũng
21


như sửa các lỗi Bad Sector của đĩa cứng. Các Mainboard hiện nay đa số có hỗ trợ chương
trình này trong BIOS qua mục Hard disk Level Low Format.


Phân chia đĩa: Phân chia đĩa cứng thành nhiều thành phần (Partition) để tạo các ổ đĩa
logic như đã trình bày ở trên.



Ðịnh dạng cấp cao: Ðây là phần xác định các thông số logic, cấu hình các Partition đã
được chia để nó làm việc như một ổ đĩa thực thụ. Phần này do chương trình Format của
hệ điều hành đảm nhiệm, nhằm tạo ra Boot Sector, FAT, Root Directory v.v... Các hệ
điều hành Windows hiên nay sử dụng các loại định dạng FAT16 (<=4G), FAT32, NTFS.

d. CDROM (Compact Disk Read Only Memory)
Khác với 2 loại đĩa trước hoạt động bằng phương thức nhiễm từ, CDROM hoạt động bằng

phương pháp quang học. Nó được chế tạo bằng vật liệu cứng có tráng chất phản quang trên bề
mặt. Khi ghi đĩa CD, người ta sử dụng tia lazer để chiếu lên bề mặt của đĩa tạo ra vùng dữ liệu
ứng với các giá trị của bit 0 và 1. Khi đọc ổ đĩa CDROM chiếu tia sáng xuống bề mặt phản
quang và thu tia phản xạ, căn cứ vào cường độ tia phản xạ người ta suy ra đó là bit 0 hay bit 1.
Cách tổ chức về cấu trúc vật lý và logic của đĩa CDROM tương tự như trên đĩa mềm. CDROM
có dung lượng rất lớn khoảng 650MB), có thể di chuyển dễ dàng và giá tương đối rẻ, rất thuận
tiện cho việc lưu giữ các chương trình nguồn có kích thước lớn, phim ảnh, v.v... nên hiện nay nó
được dùng rất rộng rãi.
Ðể có thể đọc được ổ CDROM cần có một ổ đĩa CDROM được cài đặt đúng vào
máy tính. Ổ đĩa CDROM hiện nay có rất nhiều loại có tốc độ khác nhau như 4x, 8x,
16x, 24x, 32x, 64x v.v...(1x=150 kbyte/s). Ổ CDROM hiện nay được thiết kế theo
tiêu chuẩn SCSI nhưng nó có bảng mạch chuyển theo chuẩn IDE nên thường được
cắm vào khe cắm IDE trên như đĩa cứng.

22


Bài 3. CÁC THIẾT BỊ VÀO RA THÔNG DỤNG
1. Màn hình (Monitor)
Hiện nay, có nhiều hãng sản xuất màn hình như Acer, IBM, Funal, Samsung, LG, Hitashi v.v...
Nếu phân loại theo tính năng, màn hình bao gồm: Mono, EGA, VGA, Super VGA v.v... Hiện
nay còn một số ít màn hình VGA, phần lớn la Super VGA.

Về mặt cấu tạo, màn hình có nhiều loại:





Màn hình CRT (Cathode Ray Tube )

LCD (Liquid Crystal Display)
GPD ( Ga Flasma Display) : ion hoá khí để hình thành hình ảnh
OLED ( Organic Light Emissing Diode) : dùng diode hữu cơ phát quang

Phổ biến hiện nay là màn hình CRT và LCD, Màn hình CRT cho chất lượng hiển thị tốt, giá rẻ
nhưng công kềnh, người ta dần chuộng màn hình LCD gọn nhẹ, chất lượng cang ngày càng tốt
hơn và giá thành cũng càng ngày càng hạ.
Màn hình giao tiếp với mainboard qua một bộ điều hợp gọi là card màn hình có thể được tích
hợp trên mainboard (on board) hay được cắm qua khe PCI, AGP, ISA hoặc EISA.
Đặc tính của màn hình
 Kích thước màn hình: Số đo đường chéo, thông dụng: 14 inch, 15 inch, 17 inch, 21
inch.
 Tốc độ làm tươi (Resfresh Rate, Response Time): Là số lần chùm tia điện tử quét hết
màn hình trong môt giây. Hiệp hội tiêu chuân điện tử video VESA (Video
Electronics Standards Association) ấn định tốc độ làm tươi tối thiểu là 70Hz cho
màn hình Super VGA.
 Bước điểm (dot pitch): Khoảng cách các điểm trên màn hình, nơi chùm tia điện tử đập
vào. Một điểm này được cấu thành từ 3 điểm do 3 tia đỏ, xanh lục và xanh dương
nên được gọi là một bộ ba (triad).
Hay gặp 0.25 mm, 0.28mm, 0.35mm, 0.38mm…
 Độ phân giải: Là số lượng điểm trên màn hình mà phần mềm lập địa chỉ được (gọi là
điểm ảnh, bao gồm nhiều bộ ba triad). Ví dụ 1024x768.
 Multiscan: đưa ra rất nhiều tốc độ làm tươi khác nhau nhằm hổ trợ đủ loại card màn
hình.
 Tính đan xen (interlace) và không đan xen (non-interlace): Monitor đan xen quét màn
hình bằng hai lần một lần quét các đường chẳn và một lần quét đường lẻ nhằm giảm
hiệu ứng do làm tươi chậm. Monitor không đan xen quét toàn bộ màn hình một lần.
Card màn hình

23



Hình ảnh một card màn hình
Nhiệm vụ của card màn hình là đổi dữ liệu số của máy tính thành tín hiệu cung cấp cho màn
hình. Dữ liệu trong máy tính muốn đưa ra màn hình được sao chép sang bộ nhớ RAM của card
màn hình để hiển thị. IC - DAC trên card màn hình sẽ đổi các bít nhị phân thành tín hiệu về
cường độ sáng của các điểm ảnh trên màn hình.
Bộ nhớ ROM trên card màn hình lưu trình điều khiển để giúp cho card màn hình có thể hoạt
động được khi máy chưa nạp hệ điều hành, trình điều khiển này được nạp khi máy khởi động.
Khi hệ điều hành được khởi động , nó tìm và nạp trình điều khiển cho card màn hình trong hệ
điều hành với một phiên bản chi tiết và đầy đủ hơn .

24


×