Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hướng dẫn khám bảo hiểm y tế của bệnh viện Việt Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.35 KB, 3 trang )

VnDoc.com - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

HƯỚNG DẪN KHÁM BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
VnDoc.com xin gửi đến quý độc giả các bước hướng dẫn khám bảo hiểm y tế rất đầy đủ, để bạn
có thể chuẩn bị tốt khi muốn đi khám tại bệnh viện, mời các bạn cùng tham khảo.
1/ Giấy tờ cần thiết để được hưởng BHYT:
1. Thẻ BHYT.
2. Chứng minh thư nhân dân (hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ).
3.

Giấy tờ khác (nếu có) để được hưởng đúng tuyến.

 Giấy giới thiệu chuyển viện đúng tuyến chuyên môn (gồm bản gốc Giấy giới thiệu chuyển lên
Bệnh viện Việt Đức và bản photo các giấy giới thiệu chuyển lần lượt từ tuyến đăng ký ban đầu
lên tuyến trên).

 Giấy ra viện hoặc giấy hẹn khám lại của Bệnh viện Việt Đức (trong trường hợp người bệnh
hưởng BHYT đúng tuyến đến khám lại).
2/ Quy trình khám bệnh ngoại trú BHYT
2.1. Quy trình khám bệnh ngoại trú BHYT đối với trường hợp khám thường
Bước 1: Đăng ký khám và làm thủ tục BHYT
Người bệnh nộp các giấy tờ vào các cửa tiếp đón từ 2A1 đến 2A7 để làm thủ tục BHYT, người bệnh
được nhận “Phiếu giữ thẻ BHYT”, “Phiếu thu tạm ứng”, “Phiếu tiếp nhận”. Người bệnh đến khám
tại các phòng khám chuyên khoa theo chỉ dẫn ghi trên “Phiếu tiếp nhận”.
Lưu ý: Người bệnh đọc kỹ mục “HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH” trên phiếu giữ thẻ
BHYT.
Bước 2: Khám bệnh
 Tại các phòng khám chuyên khoa người bệnh được vào khám theo thứ tự trên bảng điện tử.
 Bác sỹ khám bệnh, ra chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trên máy và giao cho người bệnh.
Người bệnh cầm chỉ định đến các bộ phận thực hiện như phòng chụp XQ, siêu âm, xét
nghiệm….để thực hiện. Riêng chỉ định có chi phí lớn như: chụp MRI, city, pet city… đề nghị


người bệnh quay lại cửa tiếp đón ngoại trú BHYT từ 2A1 đến 2A7 để đóng dấu và nộp tiền
tạm ứng trước khi đến các bộ phận thực hiện.
 Người bệnh đợi để nhận kết quả siêu âm và chụp Xquang thường, MRI, city, pet city… Riêng
kết quả xét nghiệm sẽ được nhân viên y tế trả về các phòng khám chuyên khoa ban đầu.
Bước 3: Kết thúc khám


VnDoc.com - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Khi có đủ kết quả của các khoa cận lâm sàng, người bệnh quay trở lại phòng khám chuyên khoa ban
đầu để được Bác sỹ kết luận:
2.2. Đối với người bệnh cần điều trị ngoại trú:
Bác sỹ kê đơn thuốc và kết thúc khám, người bệnh cầm đơn thuốc đến cửa tiếp đón ngoại trú BHYT
từ 2A1 đến 2A7 để đóng dấu, thanh toán chi phí kết thúc đợt khám bệnh ngoại trú, nhận lại thẻ BHYT
và đến khoa Dược lấy thuốc.
Lưu ý: Trường hợp bác sỹ hẹn khám lại, người bệnh hưởng BHYT đúng tuyến cần giữ lại “Giấy hẹn
khám lại” của bệnh viện Việt Đức và các giấy chuyển viện phô tô để làm thủ tục BHYT đúng tuyến
cho 01 đợt khám lại theo hẹn tiếp theo.
2.3. Đối với người bệnh có chỉ định vào viện điều trị nội trú:
Bác sỹ kết thúc khám ngoại trú và cấp giấy vào viện. Người bệnh sang các cửa tiếp đón ngoại trú
BHYT từ 2A1 đến 2A7 để thanh toán chi phí, kết thúc khám bệnh ngoại trú.
2.4. Quy trình khám bệnh ngoại trú BHYT đối với trường hợp cấp cứu:
Người bệnh BHYT vào cấp cứu làm thủ tục khám và nộp tiền như người bệnh không có BHYT. Sau
khi bác sỹ khám và kê đơn thuốc cho điều trị ngoại trú người nhà mang toàn bộ “Biên lai thu tiền phí,
lệ phí”, sổ khám bệnh, thẻ BHYT, chứng minh thư nhân dân đến các cửa tiếp đón BHYT ngoại trú từ
2A1 đến 2A7làm thủ tục BHYT và lấy lại tiền trước khi đưa người bệnh ra khỏi bệnh viện. Nếu ngoài
giờ hành chính các cửa tiếp đón BHYT ngoại trú không làm việc, người nhà sang cửa thu viện phí
không BHYT (cửa 2B hoặc 2c) xuất trình thẻ BHYT để Bệnh viện vào sổ, sau đó người bệnh đem
toàn bộ “Biên lai thu tiền phí, lệ phí” kèm các giấy tờ có liên quan đến cơ quan BHXH quận, huyện
tại địa phương để thanh toán.
3/ Quy trình làm thủ tục BHYT nội trú

3.1 Quy trình làm thủ tục BHYT nội trú với người bệnh mổ theo lịch( mổ phiên):
Người bệnh cầm “Giấy vào viện” đến nhà C4 lấy mã số viện phí sau đó sang cửa tiếp đón BHYT
ngoại trú từ cửa 2A1 đến 2A7 để làm thủ tục kết thúc khám ngoại trú. Người nhà người bệnh sang cửa
BHYT nội trú 2A8 đến 2A12 để nộp tạm ứng viện phí và được đóng dấu BHYT trên “giấy vào
viện”.
Trong quá trình điều trị nội trú:
 Khi người bệnh có chỉ định truyền máu, chụp CT Scaner, MRI, người nhà cầm giấy chỉ định và
“Phiếu giữ thẻ BHYT” đến các cửa BHYT nội trú từ 2A8 đến 2A12 để đóng dấu BHYT vào
phiếu chỉ định và nộp thêm tiền tạm ứng viện phí.


VnDoc.com - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
 Trong trường hợp người bệnh điều trị dài ngày hoặc chi phí điều trị lớn, người bệnh được yêu cầu
phải nộp thêm tiền tạm ứng. Người nhà mang “Phiếu giữ thẻ BHYT” ra cửa BHYT nội trú từ
2A8 đến 2A12 để nộp thêm tạm ứng viện phí.
Khi có chỉ định ra viện: người nhà cầm “Giấy vào viện”, “Phiếu giữ thẻ BHYT”, các phiếu thu tạm
ứng viện phí nội trú đến cửa BHYT nội trú từ 2A8 đến 2A12 làm thủ tục thanh toán lấy lại thẻ BHYT
và “Biên lai thu tiền phí, lệ phí”.
Sau khi thanh toán xong người nhà mang “Biên lai thu tiền phí, lệ phí” đến văn phòng khoa nơi
người bệnh điều trị để lấy “Giấy ra viện”.
Lưu ý: Người bệnh khám bệnh BHYT đúng tuyến giữ “giấy ra viện”, giấy chuyển viện photo xuất
trình khi làm thủ tục BHYT khám lại để được hưởng BHYT đúng tuyến cho 01 đợt khám.
3.2 Quy trình làm thủ tục BHYT nội trú với người bệnh mổ cấp cứu:
Người bệnh BHYT cấp cứu làm thủ tục vào viện và nộp tiền như người bệnh không có BHYT. Sau
khi nhập viện có số giường người nhà mang thẻ BHYT, chứng minh thư nhân dân, giấy giới thiệu
chuyển viện (nếu có) của người bệnh đến văn phòng khoa nơi người bệnh đang điều trị để nhân viên
văn phòng khoa xác nhận sau đó người nhà người bệnh mang thẻ BHYT, chứng minh thư nhân dân và
“Giấy vào viện” đến nộp tại bộ phận tiếp đón BHYT ngoại trú từ cửa 2A1 đến 2A7 và nhận giấy hẹn.
Trong vòng 4 giờ (làm việc) sau khi nhận hồ sơ, Giám định viên BHYT sẽ kiểm tra bệnh án và trả lời
quyền lợi người bệnh được hưởng. Thời gian trình thẻ BHYT chậm nhất là 01 ngày trước khi người

bệnh ra viện.



×