Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

MỘT số KINH NGHIỆM hướng dẫn học sinh quan sát màn HÌNH để học tốt môn TIN học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.99 KB, 18 trang )

UBND QUẬN TÂN BÌNH
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH


ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN
HỌC SINH QUAN SÁT MÀN HÌNH
ĐỂ HỌC TỐT MÔN TIN HỌC

GV : NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG
MƠN: TIN HỌC
Năm học 2014 – 2015


Trường THCS Tân Bình

Năm học 2014-2015

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

M

ột trong những biện pháp để góp phần thực hiện đổi mới giáo dục là
tăng cường các phương tiện dạy học, đưa các thiết bị dạy học tiên tiến
vào giảng dạy cho học sinh. Trên cơ sở đó, giúp học sinh làm quen với

các phương pháp học tập tiên tiến, phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập
của học sinh.
Hiện nay, để phục vụ cho việc soạn giảng các bài dạy trên máy tính, hầu hết
các trường đều đã trang bị các máy chiếu Projector, màn chiếu, laptop. Một số


trường như Tân Bình, máy chiếu được sử dụng thường xuyên cho môn tin học. Do
đó, học sinh có thể dễ dàng quan sát màn hình và theo dõi các thao tác thực hiện của
Giáo Viên. Điều này rất có ý nghĩa trong việc học tập của học sinh, nhất là khi mà
Tin học được giảng dạy gần như đại trà ở tất cả các trường trong thành phố.
Hiện nay, đa số các bài dạy về Tin học đều được Giáo Viên dạy trực tiếp trên
màn chiếu. Học sinh có thể thấy được các màn hình mà Giáo Viên đang đề cấp đến.
Điều này tưởng như rất rõ ràng, dễ hiểu cho học sinh. Tuy nhiên, từ thực tế giảng
dạy Tin học một số năm, tôi nhận thấy học sinh tiếp thu bài từ màn hình có sẳn của
các chương trình Tin học một cách rất thụ động và hầu như “có nhìn” mà không có
“nhận biết”. Điều này làm cho học sinh tiếp thu bài rất mờ nhạt, không hiểu sâu bài
và thiếu tích cực trong việc vận dụng kiến thức cơ bản để đối phó với các tình
huống mà màn hình có sai khác với màn hình chuẩn mà Giáo Viên giảng dạy
Trong phạm vi SKKN nhỏ này, tôi xin được trình bày một số kinh nghiệm để
giúp học sinh có thể học tốt môn Tin học, đó là hướng dẫn học sinh quan sát “thật
kỹ” màn hình để nắm vững bài thông qua việc trả lời các câu hỏi liên quan dựa vào
màn hình

GV: Nguyễn Thị Bích Hồng

Trang 2


Trường THCS Tân Bình

Năm học 2014-2015

II. CÁCH GIẢI QUYẾT

V


iệc giảng dạy Tin học ở trường THCS Tân Bình có nhiều thuận lợi do
các phòng máy đều bố trí máy chiếu projector và màn chiếu. Các bài dạy
đều được Giáo Viên dạy trực tiếp trên màn hình. Đây là ưu điểm rất lớn

giúp học sinh có thể dễ dàng quan sát màn hình và Giáo Viên cũng có
thể tạo ra rất nhiều màn hình có những “vấn đề” để học sinh phải chú ý, suy nghĩ và
“buộc lòng’ phải động não để đối phó với tình huống không giống những gì mà học
sinh đã thấy.
Trong phạm vi SKKN này, tôi xin minh họa ý tưởng của đề tài thông qua bài
“Giới thiệu MS Word” (dùng trong chương trình nghề phổ thông)

1. CHUẨN BỊ CÁC MÀN HÌNH CHO HỌC SINH QUAN SÁT:
Ví dụ 1: Ở bài “Giới thiệu về MS Word” , khi dạy phần “Các thành phần trên cửa
sổ MS Word”.

Hình 1

Nội dung rất đơn giản khi GV nêu các thành phần như:
Thanh tiêu đề

Vùng soạn thảo

Thanh menu lệnh

Thanh trược ngang và thanh
trượt dọc

Thanh công cụ chuẩn
Thanh định dạng




Thước ngang và thước dọc

GV: Nguyễn Thị Bích Hồng

Trang 3


Trường THCS Tân Bình

Năm học 2014-2015

Nội dung trên tưởng như rất dễ hiểu và không có gì phức tạp. Một số học
sinh có thể đọc lại các thành phần trên rất “trơn tru” nhưng khi GV thay đổi vị trí
các thành phần thì có “vấn đề “xảy ra ngay. Một số học sinh đọc theo trình tự bài đã
ghi mà không biết rằng các thành phần đã bị đổi chỗ! Một số học sinh tỏ ra lúng
túng ngay khi nhận ra có điều không ổn. Rõ ràng học sinh ghi nhớ bài khá thụ
động, không chịu quan sát kỹ màn hình khi GV giảng các thành phần. Vấn đề này
gặp ở hầy hết các lớp. Kể các các học sinh lớp 9 đã từng học qua rất nhiều cửa sổ
chương trình của MicroSoft cũng vẫn “chào cờ” khi màn hình thay đổi so với
“chuẩn” GV vừa dạy trước đó
Trên cở sở thực tế đó, Giáo Viên có thể tạo các slide màn hình có nội dung
khác nhau để kiểm tra kiến thức thực sự của học sinh và học sinh phải động não chứ
không thụ động nghe một chiều

Hình 2

Với một màn hình đã thay đổi so với màn hình chuẩn vừa được giảng dạy
(hình 2), Giáo Viên nên hỏi học sinh về từng thành phần trên màn hình mới, gọi

nhiều học sinh cùng trả lời cho một thành phần (dù học sinh đầu có trả lời đúng hay
không). Sự trả lời rập khuôn hay khác nhau hàng loạt của nhiều học sinh đều có tác
dụng khiến học sinh cảm thấy có “vấn đề” và buộc học sinh phải chú ý quan sát kỹ
hơn để đối phó với các thành phần sau. Chính nhờ đó mà học sinh thoát được kiểu
nhìn màn hình một cách “thụ động” và tích cực hơn vì có nhiều “vấn đề” cần phải
quan sát mới có thể giải đáp.

GV: Nguyễn Thị Bích Hồng

Trang 4


Trường THCS Tân Bình

Năm học 2014-2015

Chú ý hướng dẫn học sinh đóng mở các thanh công cụ, di chuyển, đổi chỗ
các thanh. Điều này cũng khiến học sinh phải “nhìn” cho kỹ để có thể di chuyển các
thanh về đúng vị trí “chuẩn”. Nhấn mạnh cho học sinh quan sát một vài công cụ đặc
trưng để phân biệt giữa các thanh, vì học sinh chỉ mới tiếp xúc với chương trình
Word trong phạm vi bài đầu tiên, chưa có kiến thức gì nhiều. (ví dụ như thanh menu
toàn là chữ, thanh công cụ chuẩn bắt đầu bằng hình tờ giấy trắng, thanh công cụ vẽ
có từ “draw”,..). Giáo Viên có thể thay đổi hình dạng các thanh công cụ cơ bản trên
để học sinh phải chú ý nhận dạng chứ không nhận theo thứ tự bài ghi (ví dụ hình 3,
hình 4)

Hình 3

Hình 4


GV: Nguyễn Thị Bích Hồng

Trang 5


Trường THCS Tân Bình

Năm học 2014-2015

Khi dạy thanh tiêu đề chứa tên file và tên chương trình, Vấn đề tưởng như
không có gì khó hiểu nhưng khi Giáo Viên thay dổi màn hình thì cũng lại có “vấn
đề”.
Khi Giáo Viên như tình cờ mở vài chương trình khác chưa học qua (hình 5,
hình 6) và hỏi học sinh đây là chương trình gì thì đa số (gần như hầu hết) học sinh
đều phản ứng cho là chương trình chưa học nên không biết! Chỉ đến khi Giáo Viên
yêu cầu học sinh nhắc lại thanh tiêu đề chứa gì thì học sinh mới bắt đầu ngờ ngợ
nhận ra có vấn đề trong cách tiếp thu bài của mình và đến lúc này học sinh mới chú
ý quan sát một cách có dụng tâm hơn vào màn hình của Giáo Viên . Từ đó, học sinh
hiểu và có thể nhớ dễ dàng được ý: “thanh tiêu đề chứa tên chương trình”

Hình 5

Hình 6

GV: Nguyễn Thị Bích Hồng

Trang 6


Trường THCS Tân Bình


Năm học 2014-2015

Giáo Viên cần chuẩn bị trước các màn hình, thiết kế sẳn trên các slide
(Power Point) để học sinh quan sát,. Điều này rút ngắn thời gian mở các chương
trình và chủ động sắp xếp các slide có nội dung thích hợp với nội dung Giáo Viên
cần học sinh chú ý.
Việc yêu cầu học sinh cho biết tên File cũng có vấn đề tương tự như tên
chương trình

Hình 7

Hình 8

GV: Nguyễn Thị Bích Hồng

Trang 7


Trường THCS Tân Bình

Năm học 2014-2015

Rất nhiều học sinh vẫn còn trả lời sai tên File! Và số học sinh viết đúng tên
File lại còn khiêm tốn hơn, đa số học sinh bỏ qua tên mở rộng của File. Một số học
sinh lấy phần tựa bài làm tên File do nghe loáng thoáng các bạn đọc. Điều này cho
thấy học sinh khi lưu File thì thao tác ào ào nhưng kiến thức cơ bản cũng có phần
hụt hẫng. Việc đưa ra một số màn hình cụ thể để học sinh viết đúng tên File sẽ làm
học sinh phải quan sát kỹ và nắm vững bài hơn, củng cố được các kiến thức cũ
trước đó. (hình 7, hình 8)

Khi lưu File, học sinh thường có thói quen vào save As là nhập ngay tên File,
nên giúp học sinh phải chú ý đến đường dẫn của File bằng các màn hình trên slide

Hình 9

Màn hình trên (hình 9) có thể giúp học sinh chú ý đến các thông tin như File
hiện hành đã được lưu chưa? Lưu ở ổ đĩa nào? Thư mục nào? Tên File đã lưu là gi?
Màn hình dưới (hình 10), Giáo Viên có thể yêu cầu học sinh cho biết chuyện
gì sẽ xảy ra nếu học sinh nhấn nút Save. (Hoặc trong trường hợp Giáo Viên yêu cầu
mở File có tên như trên mà học sinh lại thao tác sai: vào save As thay vì phải vào
Open). Thông qua quan sát, học sinh sẽ nhớ bài và hiểu rõ vấn đề hơn. Điều quan
trọng là học sinh buộc phải tích cực suy nghĩ chứ không thụ động nghe Giáo Viên
hướng dẫn cách lưu hay mở File theo kiểu thuyết trình.
Việc cho học sinh quan sát nhiều màn hình có thể giúp cho bài lý thuyết trở
nên không khô khan, tiết học sinh động hơn nhiều chính một phần cũng do số lượng

GV: Nguyễn Thị Bích Hồng

Trang 8


Trường THCS Tân Bình

Năm học 2014-2015

học sinh trả lời sai khá nhiều, đôi khi có những câu trả lời khá ngô nghe khiến cả
lớp phải bật cười. Nếu có thêu1 sự điều khiển, hoạt náo của Giáo Viên một cách
“khôi hài” có thể làm cho bài trở nên rất lý thú, học sinh thôgn qua đó cũng dễ tiếp
thu bài lý thuyết hơn.


Hình 10

Các nội dung tiếp theo Giáo Viên đều có thể làm tương tự

2. SOẠN HỆ THỐNG CÂU HỎI CHO CÁC MÀN HÌNH:
Các màn hình đã được chuẩn bị sẳn trên các slide sẽ được trình chiếu, Giáo
Viên cần soạn thêm các câu hỏi tương ứng để học sinh theo dõi và biết Giáo Viên
yêu cầu điều gì. Mặt khác, việc soạn các câu hỏi cũng giúp Giáo Viên có thể chỉnh
sửa nhanh lại các câu hỏi cho phù hợp đối tượng và đảm bảo tất cả các lớp đều được
cung cấp các kiến thức chuẩn như nhau, thuận lợi khi Giáo Viên soạn các đề kiểm
tra có thể bám sát nội dung đã giảng dạy.
Các câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng và chỉ hỏi một nội dung nào đó để học
sinh tập trung quan sát màn hình ở những chỗ thích hợp để tìm ra lời giải. Mỗi nội
dung hỏi nên chuẩn bị sẳn một vài màn hình tương ứng, sau đó mới chuyển sang
các câu hỏi khác.
Ví dụ màn hình như hình 11, 12, Giáo Viên có thể dùng để hỏi hàng loạt câu hỏi
cho từng màn hình như:
GV: Nguyễn Thị Bích Hồng

Trang 9


Trường THCS Tân Bình

Năm học 2014-2015

Hãy cho biết tên File hiện hành (có thể dùng màn hình của chương trình mà
học sinh chưa học vì kiến thức này là chung của các chương trình)
Tên chương trình là gì? (như trên)
Số trang của File? Trang hiện hành là trang mấy?

Chỉ vị trí của thanh định dạng? (tương tự với các thanh khác)

Hình 11

Hình 12

GV: Nguyễn Thị Bích Hồng

Trang 10


Trường THCS Tân Bình

Năm học 2014-2015

Hệ thống câu hỏi nhiều và liên tục có thể khiến học sinh “mệt”. Do đó, Giáo
Viên cần soạn câu hỏi ngắn, dễ hiểu và phù hợp nội dung, không đánh đố. Giáo
Viên cũng cần chú ý hỏi bất kỳ học sinh nào chứ không tập trung vào các học sinh
xung phong trả lời và hỏi nhiều học sinh cho cùng một câu. Như thế, buộc cả lớp
phải tham gia quan sát màn hình để không bị “chào cờ” liên tục hoặc trả lời “khác
người”.
Mặt khác, hệ thống câu hỏi trong nhiều bài có thể tận dụng để trở thành bài
ôn tập chương, học kỳ cho học sinh. Các màn hình có thể trở thành một kiểu trắc
nghiệm trong các bài kiểm tra, xem như một dạng điền khuyết.

3. SOẠN ĐỀ KIỂM TRA SỬ DỤNG CÁC MÀN HÌNH
Các đề kiểm tra Lý thuyết Tin học thường ở dạng trắc nghiệm nhiều lựa
chọn. Dạng trắc nghiệm này có thể dễ dàng cho học sinh chọn lựa một kết quả dựa
trên các đáp án đã gợi ý sẳn, thậm chí có thể đánh dấu cho dù không thật sự biết câu
nào là đúng. Tuy nhiên lại có khuyết điểm lớn nhất là không thể kiểm tra được quá

trình tư duy của học sinh .
Giáo Viên có thể bù đắp cho yếu điểm trên của bài kiểm tra bằng cách soạn
các câu hỏi kèm theo màn hình cụ thể để học sinh dựa vào đó mà trả lời. Học sinh
chỉ có thể điền đáp án khi biết kết quả chứ không thể đoán đại
Ví dụ: hình 13 có thể dùng cho một bài kiểm tra

Hình 13

GV: Nguyễn Thị Bích Hồng

Trang 11


Trường THCS Tân Bình

Năm học 2014-2015

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU:
CÂU Dựa theo hình ở trên, hãy cho biết:

TRẢ LỜI

1. Số trang của file là:
2. Trang hiện hành là trang mấy
3. Tên file đang mở là gì?
4. Đối tượng đang được chọn là gì: Text box, Word Art, Picture,…:
5. Tên Font chữ của đối tượng đang được chọn
6. Cỡ chữ của đối tượng đang được chọn
7. Chữ có ở chế độ đậm? (có/ Không)
8. Chữ có ở chế độ nghiêng? (có/ Không)

9. Chữ có ở chế độ gạch dưới? (có/ Không)
10. Đối tượng đang được chọn canh lề gì?
Học sinh nếu không biết thì cũng không thể ghi gì vào phần trả lời. Nếu ghi đại thì
Giáo Viên có thể dựa vào các câu trả lời để đánh giá được thực chất kiến thức của
học sinh và biết được những lỗ hỗng nào cần được bù đắp cho học sinh .

GV: Nguyễn Thị Bích Hồng

Trang 12


Trường THCS Tân Bình

Năm học 2014-2015

Trong các năm học qua, tôi đã giảng dạy một số lớp Tin học và đã áp dụng cách
thiết kế các màn hình để học sinh quan sát như trên. Kết qủa Giáo Viên dễ dàng
hướng dẫn học sinh quan sát và nắm được nội dung bài, học sinh dễ dàng ghi nhớ
và hiểu sâu hơn các kiến thức mới. Các tiết dạy sinh động và học sinh hứng thú hơn
khi được quan sát và đối phó với các vấn đề
Kết quả cụ thể: Khảo sát trên một số lớp (mỗi câu kiểm tra khoảng 10 học sinh)

Không hướng dẫn kỹ năng
quan sát màn hình
Trả lời
Câu hỏi
Yêu cầu nêu tên
File

đúng

40%

Số trang


40%

Không
biết

đúng

sai

30%

>90%

<10%
chủ yếu do viết sai
(khoảng trắng, dấu,…)

0%

100%
khi gặp chương
trình khác

>90%


<10%
chủ yếu do
viết sai chính tả

0%

>60%

20%

>65%

30% ( không đúng
hoàn toàn 4 thanh)

5%

40%

20%

>90%

<10%

/

30%

Yêu cầu nêu

tên chương trình
khác (của MS
office)
Yêu cầu chỉ rõ
thanh tiêu đề,
công cụ chuẩn, <20%
định dạng, menu
đã đổi chỗ

Trả lời

Không
biết

sai

Có hướng dẫn kỹ năng
quan sát màn hình

Kết quả dạy nghề 2013-2014:
G

K

TB

HỎNG

LỚP


SS
THI

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

TIN 4

42

28

66.7

7

16.7


7

16.7

0

0

TIN 5

41

27

65.9

8

19.5

6

14.6

0

0

TIN 6


39

38

97.4

1

2.56

0

0

0

0

TỔNG

122

93

76.2

16

13.1


13

10.7

0

0

GV: Nguyễn Thị Bích Hồng

Trang 13


Trường THCS Tân Bình

Năm học 2014-2015

Hiệu quả:
 Giáo viên hạn chế được việc mất thời gian để nhắc lại các kiến thức đã dạy
vì ở các bài trước học sinh đã được giảng khá kỹ các nội dung
 Học sinh hiểu bài sâu hơn, ghi nhớ bài tốt hơn
 Tiết học sinh động và hứng thú hơn
Tuy nhiên Giáo Viên cũng cần lưu ý việc quan sát màn hình cần được tiến hành
thường xuyên và liên tục ở nhiều bài. Nếu chỉ dừng lại ở một vài bài nào đó thì kiến
thức học sinh không được củng cố liên tục sẽ bị hỗng và dẫn đến quên dần các kiến
thức trước đó.

GV: Nguyễn Thị Bích Hồng


Trang 14


Trường THCS Tân Bình

Năm học 2014-2015

Tôi đã thử giảng dạy bài theo nhiều cách khác nhau, với nhiều cách phát huy tính
tích cực của học sinh khác nhau như tạo hệ thống câu hỏi gợi mở, soạn giảng
GAĐT,… Tuy nhiên theo tôi, cách yêu cầu học sinh phải quan sát, làm việc với
màn hình và trả lời các vấn đề theo yêu cầu của Giáo Viên là khá đơn giản, dễ thực
hiện mà hiệu quả lại khá tốt . Các đồng nghiệp chỉ cần soạn một số màn hình theo
nội dung từng bài, phối hợp với việc trình chiếu, … là có thể tạo được các màn
hình minh hoạ cụ thể và dễ hiểu. Điều này có thể áp dụng cho cả các bài dạy khác
có liên quan đến Tin học
Hy vọng với phần trình bày trên sẽ có thể “chia xẻ” với các bạn đồng nghiệp một
cách để phát huy tính tích cực của học sinh, tạo cho tiết học có thêm phần sinh
động.
1.

Phạm vi áp dụng:
Cách này có thể áp dụng cho các bài trong môn Tin học.
Các File lưu trữ dễ dàng và có thể trao đổi giữa các trường để giảng dạy

2.

Điều kiện áp dụng SKKN:
Gv cần nắm vững mục tiêu giảng dạy của từng bài, từ đó xây dựng các
màn hình để giúp học sinh đạt được mục tiêu đề ra
Điều kiện cần thiết không kém là phải trang bị cho các trường các bộ máy

chiếu, laptop. Tuy nhiên, hiện nay gần như các trường cũng đều đã trang
bị không ít thì nhiều các thiết bị này.
Vấn đề còn lại là tự thân Giáo Viên phải vận động để có thể chủ động tạo
các màn hình, tích cực tự bồi dưỡng để áp dụng các phương pháp mới
vào trong giảng dạy, linh hoạt và hơi khôi hài trong điều khiển lớp học sẽ
là một yếu tố không kém quan trọng để học sinh hứng thú và hợp tác với
Giáo Viên

GV: Nguyễn Thị Bích Hồng

Trang 15


Trường THCS Tân Bình

Năm học 2014-2015

Với cách soạn các màn hình như trên để giảng dạy, Giáo Viên có thể làm
thay đổi các một số bài lý thuyết khô khan làm cho nó trở nên dễ tiếp thu hơn, học
sinh nhớ nhanh hơn, nhiều hơn và dễ dàng hơn. Việc vừa nghe, vừa nhìn một cách
chủ động, vừa trả lời sẽ giúp học sinh phát huy được tính tích cực của bản thân hơn,
ghi nhớ bài tốt hơn.
Như tôi đã nói ở trên, việc soạn các màn hình đối với Giáo Viên Tin học là
rất đơn giản. Tuy nhiên, để có thể soạn được, cho dù là các màn hình đơn giản đi
nữa thì cũng cần có con người biết chịu làm, chịu hoạt động , bởi vì gần như Giáo
Viên phải hoạt náo suốt buổi học. Khả năng sử dụng của SKKN là hoàn toàn khả
thi. chỉ cần các bạn đồng nghiệp chịu bỏ thời gian để “chăm chút” cho bài giảng của
mình, chắc chắn sẽ rất thuận lợi cho học sinh khi tiếp thu bài học
Với những gì tôi đã trình bày ở trong SKKN này, mong rằng sẽ góp phần
trong việc trao đổi chuyên môn, học tập…. với đồng nghiệp các trường. Mặt khác,

có thể góp thêm ý tưởng cho các bạn GV khi cần tạo sự tích cực nơi học sinh
Với cách dạy chú trọng quan sát màn hình như trong SKKN này, các anh chị
đồng nghiệp có thể vận dụng dễ dàng cho các bài dạy trong môn Tin học, chắc chắn
bài giảng sẽ sinh động, cụ thể hơn, giúp học sinh có thể hiểu rõ, hiểu sâu hơn, kiến
thức ghi nhớ được nhiều hơn một cách dễ dàng
Tuy nhiên, với những hạn chế về kiến thức , thời gian,… chắc chắn SKKN sẽ
còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung của các bạn đồng
nghiệp,

Tân Bình, ngày 22/1/2015.

Nguyễn Thị Bích Hồng

GV: Nguyễn Thị Bích Hồng

Trang 16


Trường THCS Tân Bình

Năm học 2014-2015

NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG
Đã thông qua xét duyệt của hội đồng khoa học cấp trường
Với nhận xét và đề nghị sau
SKKN có giá trị: ................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Đã tiến hành kiểm nghiệm tại: ............................................................................
Vào thời gian: .....................................................................................................
Và mang lại hiệu quả là: .....................................................................................
Đề nghị hội đồng khoa học Trường công nhận SKKN đạt cấp . .......................
Năm học 2014 – 2015
Tân Bình, ngày tháng năm 2015
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH

GV: Nguyễn Thị Bích Hồng

Trang 17


Trường THCS Tân Bình

Năm học 2014-2015

NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CẤP QUẬN
Đã thông qua xét duyệt của hội đồng khoa học cấp Quận
Với nhận xét và đề nghị sau

SKKN có giá trị: .................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Đã tiến hành kiểm nghiệm tại: .............................................................................
Vào thời gian: .....................................................................................................
Và mang lại hiệu quả là: .....................................................................................
Đề nghị hội đồng khoa học cấp .............. công nhận SKKN đạt cấp ................
Năm học 2014 – 2015

Tân Bình, ngày tháng năm 2015
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH

GV: Nguyễn Thị Bích Hồng

Trang 18



×