Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Một vài kinh nghiệm nhỏ khi mua bàn phím và chuột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.86 KB, 9 trang )

Một vài kinh nghiệm "nhỏ" khi mua bàn phím và
chuột
Chuột và bàn phím là hai bộ phận của máy vi tính
mà chúng ta tiếp xúc nhiều nhất. Vì thế, việc lựa
chọn như thế nào để có một bộ thiết bị khiến
người dùng luôn cảm thấy thoải mái cũng không
phải đơn giản.

Chú ý: Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến
loại sản phẩm bàn phím và chuột cho nhu cầu phổ
thông và giải trí. Đối với những nhu cầu riêng biệt
như chơi game hoặc đồ họa... chúng tôi xin dành cho
một bài viết khác).

Bề ngoài?


Con người thích những gì vừa với mình. Chuột và
bàn phím cũng không ngoại lệ. Hãy thử tưởng tượng
một vận động viên sumo cầm một chú chuột nhỏ tí
xíu thì chắc chắn sẽ vô cùng... khó khăn. Vì vậy điều
đầu tiên cần cân nhắc khi chọn mua chuột và bàn
phím chính là mức độ thoải mái khi bạn cầm, nắm và
chạm vào chúng. Một chú chuột vừa tay, một bộ bàn
phím có các phím có khoảng cách vừa đủ là điều bạn
nên chú ý đầu tiên. Bên cạnh đó, còn có những chi
tiết nhỏ nhặt khác như phím Enter to hay nhỏ là phù
hợp với bạn?


Đối với chuột, hãy kiểm tra độ dài của dây, độ nhạy


của phím trái phải và nút cuộn ở giữa. Không nên
chọn chuột có nút nhạy quá vì dễ khiến bạn sai thao
tác khi sử dụng. Thêm nữa là hãy chọn cho chú chuột
của mình một bàn di vừa vặn. Có thể nói bàn di chuột
máy tính cũng giống như đường để cho ô-tô chạy.
Hiện nay một vài bàn di chuột còn có một miếng đệm
ở phần đặt cổ tay cho người dùng đỡ mỏi. Đây là một
thiết bị khá tiện dụng.


Đối với bàn phím, tùy vào sở thích cá nhân mà người
dùng có lựa chọn khác nhau về độ cao của bàn phím,
độ dày của phím bấm, có đế lót cổ tay hay không…
Có một điểm lưu ý về bàn phím nữa là về ngôn ngữ
mà bàn phím ấy sử dụng. Người Nhật và Hàn Quốc
cũng như người Thái ngoài bàn phím có các nút tiếng
Anh thông thường, luôn có những bàn phím mà mỗi
phím là ngôn ngữ của riêng họ. Vì thế nếu bạn phải
làm công việc hoặc việc chuyên ngành liên quan đến
các ngôn ngữ đặc biệt thì nên sắm sửa để tiện sử
dụng. Hay như Bỉ và Pháp, người ta sử dụng bàn
phím AZERTY chứ không phải QWERTY phổ biến,
chú ý nhé!

Có cần thêm phím tắt?


Những chiếc bàn phím hoặc chuột gọi là
“multimedia” hay “internet”… là những loại
keyboard và mouse tích hợp thêm những nút chuyên

dụng như Next, Play, Forward… Tỉ dụ bạn muốn
nghe nhạc, thay vì phải mở chương trình ở màn hình
hoặc đâu đó, công việc chỉ là bấm 1 nút Play trên bàn
phím. Trình chạy nhạc mặc định sẽ khởi động và thế
là “tèn tén ten” - âm nhạc bắt đầu nổi lên. Vô
cùng nhanh chóng và gọn nhẹ. Tất nhiên giá cả của


các loại thiết bị này cũng tỉ lệ thuận theo số lượng
phím được bổ sung thêm, nhưng mà tiền nào của ấy!

Một ưu điểm khá nổi trội của các loại bàn phím và
chuột có tích hợp thêm phím này là hầu hết đều đã
được lập trình tự động. Bởi vậy, công việc của người
mua là cắm vào rồi sử dụng. Có điều do được tích
hợp thêm nên không gian “chiếm dụng” của hai món
đồ chơi này cũng sẽ tăng lên. Nên nếu có một bàn
máy vi tính be bé xinh xinh chỉ vừa cho chuột và
phím Mitsumi truyền thống thì bạn cũng không cần
thiết phải mua loại multimedia làm gì.


Cổng giao tiếp?

Với một chiếc máy tính để bàn, cổng giao tiếp PS/2
từ lâu đã luôn là một lựa chọn “chuẩn mực”. Một là
bởi trên các loại mainboard đời cũ, lúc nào cũng có
một cổng PS/2 màu xanh lá và màu tím dành riêng
cho chuột và bàn phím. Hai là tốc độ kết nối nhanh
và việc để hệ thống nhận ra thiết bị nhanh chóng mà

không tốn thời gian cài đặt driver. Tuy nhiên, hiện


giờ rất nhiều nhà sản xuất lại ưa chuộng giao tiếp
USB và Wireless hơn cả. Mặc dù vậy, cả hai giao
thức này đều khiến người dùng phải thiết lập hệ
thống để hệ điều hành nhận ra. Tuy nhiên, nó cũng
khá thuận tiện vì người dùng có thể mang vác chuột,
bàn phím qua lại nhiều máy tính, nhất là chuyển đổi
sang một chiếc laptop để khỏi “bỡ ngỡ” với phím và
chuột cảm ứng của loại máy này.


Về mặt giá cả, hiện nay các dòng chuột và phím sử
dụng cổng USB đã có giá “bình dân” hơn rất nhiều
và phù hợp với mọi tầng lớp của xã hội. Thậm chí với
giao tiếp Wireless, bạn chỉ cần khoảng 200 nghìn
đồng là cũng có thể sở hữu một chú chuột "vừa vừa".
Với mức giá không quá đắt như vậy và những tiện lợi
khi sử dụng, nhiều người dùng hiện nay sẵn sàng
“tích cóp” để tậu cho mình một bộ bàn phím và
chuột không dây. Tuy nhiên, chuột USB cũng không
phải là lựa chọn "lỗi thời" vì đây là một chuẩn kết nối
thông dụng, tốc độ ổn định và dễ dàng tương thích.



×