Một số kinh nghiệm nhỏ về dạy học
môn số học lớp 6
Đặt vấn đề.
Bất cứ về môn học nào trong trờng phổ thông cũng có nhiệm vụ đào tạo con ng-
ời, thông qua đặc điểm của bộ môn mình dạy phối hợp với bộ môn khác và các hoạt
động khác trong nhà trờng mà góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con ngời
phát triển hơn nữa .Đặc biệt môn toán có khả năng rất lớn trong việc phát triển các
năng lực và phẩm chất trí tuệ của học sinh. Việc tìm kiếm lời giải của một bài toán
có tác dụng lớn trong việc rèn luyện cho học sinh phơng pháp
khoa học trong suy nghĩ suy luận trong học tập,giải quyết các vấn đề,biết quan sát
dự đoán ,rèn luyện cho học sinh trí thông minh ,sáng tạo. Môn toán có khả năng
góp phần giáo dục cho học sinh năng lực cảm thụcái đẹp: cái đệp trong lao động,
sáng tạo cái đẹp ứng dụng của toán học cái đẹp của những lời giải hay...Môn toán
có vị trí rất quan trọng trong trờng phổ thông, vai trò của môn toán trong đời sống là
công cụ giúp học sinh hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực.
Do vị trí vai trò của môn toán là vậy . Tôi thiết nghĩ chúng ta cần phải kích thích
hứng thú t duy cho học sinh trong quá trình truyền thụkiến thức cũng nh rèn luyện
kĩ năng tính toán mà môn toán còn đợc xem là cứng nhắc khô khan, làm thế nào để
kích thích t duy cho học sinh, làm cho tiết dạy thêm phần sinh động, bớt đi sự căng
thẳng vốn có của môn toán, nhất là học sinh đầu cấp lớp 6. Nếu áp đặt nhồi nhét dễ
làm cho học sinh kiến thức dễ làm cho các em chán nản. Chính vì vậy tôi đã suy
nghĩ và cố gắng tìm tòi để truyền tải, truyền đạt kiến thức đến các em với những bài
toán vui giúp học sinh vui thích, hăng say học tập dễ dàng nắm vững và khắc sâu
các dữ kiện để đồng thời suy nghĩ tìm tòi lời giải đáp ở mọi nơi mọi lúc.
Quá trình thực hiện
Trong các tiết học chính khoá tôim đã xen thêm vào những đề toán đợc cho có
vấn đềiêụ làm tăng thêm tính dí dỏm thông minh lắt léo phù hợp với kiến thức trọng
tâm bài dạy, phù hợp với trình độ tâm lý lứa tuổi lớp 6 của các em.
Cụ thể
Ví dụ 1: Khi củng cố phần phối hợp 4 phép tính trong tập hợp số tự nhiên ta có thể
Cho các em tính bài này.
Viết ra một số, bạn ơi1!
Đem cộng với một, xong rồi nhân đôi
Đợc bao nhiêu lấy chia ba
Rồi trừ đi bốn thì ra năm liền
Đố em yêu, đố bạn hiền.
Số gì lạ thế ? Tính liền tay ?
Giải
Với phơng pháp lật ngợc đề bài các em sẽ đợc số cần tìm là:
{[(5+4).3]:2}- 1=12,5
Ví dụ 2:
Rộng bớt hai
Dài thêm hai
Lúc ấy ruộng một thì dài gấp ba
Chu vi cho biết trăm ba (130m)
Mét vuông diện tích tính là bao nhiêu?
Giải
Ta gợi mở cho các em thấy đợc bớt chiều rộng 2m và thêm chiều dài 2m thì nửa
chu vi không đổi.
Theo đề bài có chiều dài gấp 3 chiều rộng . Từ đó các em tính đợc chiều rộng ,
chiều dài hình chữ nhật suy ra diện tích hình chữ nhật là:
[(130:2):4+2].[65-(130:2):4+2]=853,1875(m
2
)
Đáp số : Diện tích hình chữ nhật là 853,1875(m
2
)
Ví dụ 3:
Khi dạy phần tìm số khi biết tổng và hiệu của chúng, ta có thể cho các em tính bài
này:
Tổng hai số chẵn bằng trăm (100)
Tìm hai số đó khéo nhầm bạn nhé
Biết rằng giữa chúng nhớ là
Có bốn số lẻ, kẻo mà tính sai
Thi đua ai giỏi hơn ai.
Giải nhanh đáp đúng mới tài bạn ơi!
Giải
ở bài toán này ta cần cho các em thấy đợc đề cho " giữa chúng có bốn số lẻ"
Ta có:
Số nhỏ - lẻ - chẵn - lẻ - chẵn - lẻ - chẵn - lẻ - số lớn
áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng ta có:
Số chẵn nhỏ là:
(100-8):2=46
Số chẵn lớn là:
100 - 46 = 54
Vậy hai số cần tìm là : 46 và 54.
Ví dụ 4:
Khi dạy phần tìm hai số khi biết tổng và tỷ của chúng, ta cho các em tính bài sau:
Phép chia này chẳng d nhé
Cộng ba số lại thành là 95
Riêng thơng cho biết bằng 5
Viết ra cho đủ thành phần phép chia.
Giải
Tổng số bị chia và số chia là:
95 - 5 =90
(Thơng bằng 5 có nghĩa là số bị chia gấp 5 lần số chia)
Số chia là:
90:5 =15
Số bị chia là :
15.5 = 75
Vậy phép chia cần tìm là:
75:15 = 5
Ví dụ 5:
Khi dạy phần tìm hai số biết hiệu và tỷ số của chún, cho các em tính bài:
Nam hơn nữ là 12 bạn
Hỏi lớp em mấy nữ, mấy nam?
Biết rằng: Chăm học siêng làm
Mỗi tổ 3 nữ, 5 nam chia đều.
Giải
Mỗi tổ có 3 ban nữ, 5 ban nam
Do vậy số bạn nữ chiếm 3 phần
Số bạn nam chiếm 5 phần
Hiệu số phần bằng nhau:
5 - 3 = 2(phần)
Số bạn nữ trong lớp em là :
(12:2).3 = 18
Số bạn nam trong lớp em là
(12:2).5 = 30
Đáp số: Nam có 30 bạm ; nữ có 18 bạn.
Ví dụ 6:
Khi dạy giải bài toán giả thiết tạm ta chom các em làm các bài toán sau:
1> Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn
36 con một trăm chân chẵn
Này xin đố bạn xa gần
Bao gà mấy chó? Nhanh phân giải giùm?
Giải
Giả sử 36 con đều là gà thì số chân là:
36 . 2 = 72
Số chân thiếu là :
100 - 72 = 28
Cứ thay một gà bằng một chó thì tăng đợc số chân là:
4 - 2 = 2
Số con chó là
28 : 2 = 14
Số con gà là
36 - 14 = 22
Đáp số : Gà 22 con , chó 14 con
2> Quýt thơm mỗi quả tách ba
Cam thơm mỗi quả bổ ra làm mời
Có mời bảy quả ngọt thơm
Mỗi ngời một miếng, 100 phần đợc phân
Này xin đố bạn xa gần
Mấy cam máy quýt chia phần mời nhau?
Giải
Giả sử cã 17 quả đều là cam thì sẽ bổ ra đợc số miếng là:
17. 10 = 170 ( miếng)
Số miéng dôi ra là:
170 - 100 = 70 (miếng)
Cứ thay một quả cam bởi một quả quýt thì số miếng giảm đợc là:
10 - 3 = 7 (miếng)
Số quả quýt là:
70 : 7 = 10 (quả )
Số quả cam là :
17 - 10 = 7 (quả)
Đáp số : 10 quả quýt , 7 quả cam.
Kết luận
Trên đây là một số bài toán vui mà tôi đã đa ra cho mhọc sinh giải. Tôi nhận
thấy ngoài việc củng cố kiến thức , kỷ năng tính toán của học sinh, còn kích thích
hứng thú học tập của học sinh, các em rất hăng say, vui vẻ học toán , dẽ dàng nắm
vững kiến thức . Đó là kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã rut ra đợc trong qua trình giảng
dạytoán lớp 6.