Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Bài giảng đồ họa kĩ thật. Khoa cơ khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.41 MB, 41 trang )

ĐẠI HỌC THỦY LỢI - KHOA CƠ KHÍ

BM ĐỒ HỌA KỸ THUẬT

MÔN HỌC

ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2
VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD

Hà Nội -12/2013


ĐẠI HỌC THỦY LỢI - KHOA CƠ KHÍ

BM ĐỒ HỌA KỸ THUẬT
QUY ĐỊNH CHUNG







Tên môn học: ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2
Tổng số tiết : 30 tiết
Hình thức học: Lý thuyết và thực hành tại phòng máy tính.
Hình thức thi và kiểm tra: thi và kiểm tra kỹ năng đọc và thể hiện bản vẽ
với phần mềm AutoCad trên máy tính.
Điểm quá trình: 40%
Tài liệu tham khảo:
- Vẽ kỹ thuật xây dựng- NXB GD - 2007.


- Vẽ kỹ thuật công trình thủy lợi - ĐHTL - 2004.
- Giáo trình vẽ xây dựng - Bộ XD - NXB XD - 2002.
- Giáo trình autocad 2010 thiết kế 2d và 3d - NXB Hồng Đức - 2010.
- Giáo Trình Autocad toàn tập - 2010.


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2
VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD

NỘI DUNG MÔN HỌC
Chƣơng 1: Giới thiệu chung về bản vẽ KT XD
1.1. Bản vẽ quy hoạch
1.2. Bản vẽ tổng mặt bằng
1.3. Bản vẽ mặt bằng công trình
1.4. Bản vẽ mặt đứng (chính diện) công trình
1.5. Bản vẽ mặt cắt công trình
1.6. Bản vẽ chi tiết kỹ thuật công trình (cấu tạo chi tiết, kết cấu, điện, nước, sơ đồ
nguyên lý, vận hành…)
Chƣơng 2: Bản vẽ công trình xây dựng cơ bản
2.1. Bản vẽ mặt bằng
2.2. Bản vẽ mặt đứng, mặt cắt
2.3. Bản vẽ chi tiết kỹ thuật (kiến trúc, kết cấu)
Chƣơng 3: Bản vẽ công trình giao thông, thủy lợi
3.1. Bản vẽ công trình đất
3.2. Bản vẽ công trình thủy lợi: đập, tràn, cống ngầm, cống lộ thiên, cầu máng
3.3. Bản vẽ nút giao thông, cầu giao thông
Chƣơng 4: Hƣớng dẫn sử dụng phần mềm AutoCad


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD

CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Chƣơng 1:
Giới thiệu chung về bản vẽ kỹ thuật xây dựng
Xây dựng là một lĩnh vực rộng lớn, bao gồm nhiều loại công trình như các
công trình xây dựng cơ bản, công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật…
Trong tất cả các giai đoạn thiết kế, thi công cũng như khai thác sử dụng, bảo trì
vận hành… công trình đều cần đến các bản vẽ cung cấp các thông tin kỹ thuật về
công trình, các bản vẽ này được gọi chung là bản vẽ kỹ thuật xây dựng.
Bản vẽ kỹ thuật xây dựng có thể được phân loại theo thể loại công trình
hoặc theo nội dung thể hiện của bản vẽ, trong đó cách phân loại được sử dụng
phổ biến nhất là theo nội dung bản vẽ:
- Bản vẽ quy hoạch;
- Bản vẽ tổng mặt bằng;
- Bản vẽ mặt bằng công trình;
- Bản vẽ mặt đứng (chính diện) công trình;
- Bản vẽ mặt cắt công trình;
- Bản vẽ chi tiết kỹ thuật (cấu tạo các chi tiết, kết cấu, điện, nước, phòng
cháy, trang thiết bị công trình, kỹ thuật thi công, sơ đồ vận hành,…).


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.1 Bản vẽ quy hoạch:
1.1.1. Khái niệm chung:

Bản vẽ quy hoạch là bản vẽ biểu diễn hình chiếu bằng của một khu vực
hoặc một vùng lãnh thổ. Tùy theo nội dung quy hoạch và các đối tượng được lựa
chọn để biểu diễn trên bản vẽ mà bản vẽ quy hoạch được phân thành các loại

khác nhau:
- Bản vẽ quy hoạch sử dụng đất;
- Bản vẽ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, cấp thoát
nước, thông tin liên lạc,…);
- Bản vẽ quy hoạch hệ thống công trình.
Ngoài ra, tùy vào quy mô, diện tích, yêu cầu của khu vực quy hoạch có
thể phân loại thành các loại bản vẽ quy hoạch như:
- Bản vẽ quy hoạch vùng (tỷ lệ từ 1/25.000 đến 1/300.000);
- Bản vẽ quy hoạch đô thị (tỷ lệ từ 1/5.000 đến 1/25.000);
- Bản vẽ quy hoạch chi tiết ( diện tích trên 200ha-TL 1/2000-1/5000, từ
20ha đêan 200ha-TL 1/1000-1/2000, diện tích dưới 20ha-TL 1/200-1/500).


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.1 Bản vẽ quy hoạch:
1.1.2. Quy ước biểu diễn:

Bản vẽ quy hoạch là bản vẽ dạng bản đồ, do đó trong bản vẽ sử dụng
nhiều loại đường nét, ký hiệu và có thể sử dụng nhiều màu sắc khác nhau, các ký
hiệu này đều được quy định thống nhất và được chú thích ngay trong bản vẽ.
1.1.3. Nội dung biểu diễn:
Nội dung biểu diễn chính của bản vẽ quy hoạch là hình chiếu bằng và ký
hiệu của các đối tượng được quy hoạch. Ngoài ra, trong bản vẽ còn có phần chú
thích cho các ký hiệu được sử dụng và có thể kèm theo các bảng thông số kỹ
thuật hoặc các hình minh họa liên quan đến nội dung quy hoạch.


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD

CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.1 Bản vẽ quy hoạch:
1.1.4. Một số ví dụ về bản vẽ quy hoạch:
Bản vẽ quy hoạch sử dụng đất: thể hiện định hướng sử dụng đất và mối
quan hệ chức năng trong khu vực được quy hoạch. Các loại đất được phân biệt
bằng màu sắc hoặc kiểu tô tương ứng với bảng ghi chú, chú thích trong bản vẽ.


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.1 Bản vẽ quy hoạch:
1.1.4. Một số ví dụ về bản vẽ quy hoạch:
Bản vẽ quy hoạch hệ thống giao thông: thể hiện hệ thống giao thông và các
mối quan hệ giữa các tuyến giao thông trong khu vực quy hoạch. Các tuyến giao
thông có thể được sử dụng màu sắc hoặc kiểu ký hiệu đường nét khác nhau
tương ứng với bảng ghi chú, chú thích trong bản vẽ.


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.1 Bản vẽ quy hoạch:
1.1.4. Một số ví dụ về bản vẽ quy hoạch:
Bản vẽ quy hoạch hệ thống công trình: còn được gọi là bản vẽ quy hoạch
không gian kiến trúc cảnh quan, bản vẽ cho thấy mối quan hệ chức năng và thẩm
mỹ giữa các công trình và các không gian (giao thông, cây xanh, mặt nước…)
trong khu vực quy hoạch. Loại bản vẽ này được sử dụng cho quy hoạch đô thị
hoặc quy hoạch chi tiết và thường đi kèm với bản vẽ phối cảnh quy hoạch.



ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.1 Bản vẽ quy hoạch:
1.1.4. Một số ví dụ về bản vẽ quy hoạch:
Bản vẽ quy hoạch hệ thống công trình: còn được gọi là bản vẽ quy hoạch
không gian kiến trúc cảnh quan, bản vẽ cho thấy mối quan hệ chức năng và thẩm
mỹ giữa các công trình và các không gian (giao thông, cây xanh, mặt nước…)
trong khu vực quy hoạch. Loại bản vẽ này được sử dụng cho quy hoạch đô thị
hoặc quy hoạch chi tiết và thường đi kèm với bản vẽ phối cảnh quy hoạch.


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.2. Bản vẽ mặt bằng tổng thể:
1.2.1. Khái niệm chung:
Bản vẽ mặt bằng tổng thể biểu diễn hình chiếu bằng của công trình hoặc
cụm công trình trên khu đất xây dựng. Bản vẽ mặt bằng tổng thể cũng có thể được
coi như bản vẽ quy hoạch chi tiết cho một dự án thiết kế công trình hoặc cụm công
trình.

1.2.2. Quy ước biểu diễn:
Trong bản vẽ mặt bằng tổng thể, tất cả các đối tượng của bản vẽ đều
được biểu diễn dưới dạng hình chiếu bằng, các chi tiết nhỏ hoặc phức tạp (cây cối,
các chi tiết cảnh quan, phương tiện giao thông…), bề mặt địa hình, mái dốc, cao
độ… được biểu diễn bằng ký hiệu quy ước hoặc biểu diễn dưới dạng hình chiếu
bằng giản lược.

Đối với một số bản vẽ, công trình trong bản vẽ mặt bằng tổng thể có thể
được vẽ dưới dạng mặt bằng nhà (thay cho biểu diễn mặt bằng mái) để biểu diễn
mối quan hệ giữa không gian bên trong và bên ngoài công trình.
Tỷ lệ được sử dụng phổ biến đối với mặt bằng tổng thể là 1/100 đến
1/500, đối với các công trình có phạm vi xây dựng lớn như công trình giao thông,
đầu mối thủy lợi có thể sử dụng tỷ lệ đến 1/1000.


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.2. Bản vẽ mặt bằng tổng thể:
1.2.3. Nội dung biểu diễn:
Bản vẽ mặt bằng tổng thể cần biểu diễn được các thông tin cơ bản sau đây:
- Tên bản vẽ, tỷ lệ bản vẽ.
- Phạm vi, giới hạn khu vực thiết kế và các liên hệ cơ bản của khu đất
thiết kế với điều kiện tự nhiên, xã hội xung quanh như hệ thống giao thông, địa
hình tự nhiên, công trình kế cận….
- Các hướng chính của công trình: thường được biểu diễn bằng mũi tên
chỉ hướng Bắc hoặc biểu diễn bằng hoa gió. Trong trường hợp không ghi rõ
hướng thì hiểu mặc định hướng bên trên của bản vẽ là hướng Bắc.
- Các công trình trong khu vực thiết kế: đây là đối tượng biểu diễn chính
nên cần biểu diễn rõ rang, phần chu vi công trình có thể sử dụng các nét vẽ đậm
để nhấn mạnh về giới hạn của công trình.
- Bề mặt địa hình: thường đươc biểu diễn bằng hệ thống các đường đồng
mức hoặc ghi chú bằng các ký hiệu cao độ trên bản vẽ, các bề mặt như đường
giao thông, mái dốc, bãi cỏ, mặt nước, ốp lát nhân tạo…được ký hiệu và tô vật liệu
theo quy ước.
- Các yếu tố cảnh quan như sân vườn, cây xanh, bể cảnh, hồ
nước…được biểu diễn giản lược theo quy ước.

- Bên cạnh các hình biểu diễn, trong bản vẽ có thể sử dụng các ghi chú,
chú thích để làm rõ hơn các đối tượng được biểu diễn trên bản vẽ.


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.2. Bản vẽ mặt bằng tổng thể:
1.2.4. Một số ví dụ về bản vẽ mặt bằng tổng thể:


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.2. Bản vẽ mặt bằng tổng thể:
1.2.4. Một số ví dụ về bản vẽ mặt bằng tổng thể:


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.2. Bản vẽ mặt bằng tổng thể:
1.2.4. Một số ví dụ về bản vẽ mặt bằng tổng thể:


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.2. Bản vẽ mặt bằng tổng thể:
1.2.4. Một số ví dụ về bản vẽ mặt bằng tổng thể:



ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.3. Bản vẽ mặt bằng công trình:
1.3.1. Khái niệm chung:
- Bản vẽ mặt bằng công trình được xây dựng dựa trên phép chiếu thẳng
góc, biểu diễn hình chiếu bằng hoặc hình cắt bằng của công trình.
- Bản vẽ mặt bằng công trình được phân loại dựa theo loại công trình như
mặt bằng công trình giao thông, công trình thủy lợi và mặt bằng công trình xây
dựng cơ bản, trong đó bản vẽ mặt bằng công trình giao thông, thủy lợi thường
được biểu diễn dưới dạng hình chiếu, mặt bằng công trình xây dựng cơ bản
thường biểu diễn dưới dạng hình cắt bằng (mặt phẳng cắt quy ước cao 1-1.5m so
với sàn hoàn thiện)
- Đối với công trình xây dựng cơ bản, ngoài mặt bằng công trình (mặt
bằng kiến trúc) còn có các loại bản vẽ mặt bằng kết cấu, mặt bằng kỹ thuật (điện,
nước, phòng cháy…), mặt bằng bố trí nội thất, mặt bằng trần, mặt bằng lát
sàn…trong đó, mỗi loại bản vẽ sẽ ưu tiên biểu diễn một số yếu tố cụ thể.


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.3. Bản vẽ mặt bằng công trình:
1.3.2. Nội dung thể hiện của bản vẽ:
Nội dung biểu diễn chính của bản vẽ mặt bằng gồm:
- Hình dạng, kích thước, tỷ lệ của các hạng mục, bộ phận, chi tiết, không
gian của công trình
- Mối quan hệ về vị trí và chức năng giữa các hạng mục, bộ phận, chi tiết,

không gian của công trình

- Cao độ cho từng khu vực cụ thể của công trình
- Các ký hiệu vật liệu bề mặt, ký hiệu mái dốc, độ dôc…
- Bản vẽ mặt bằng công trình xây dựng cơ bản còn thể hiện một phần hệ
kết cấu của công trình như cột, tường, vách… và các hệ thống kỹ thuật cơ bản.


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.3. Bản vẽ mặt bằng công trình:
1.3.3. Các quy ước biểu diễn:
- Các hạng mục, bộ phận, chi tiết của công trình được biểu diễn trên bản
vẽ dưới dạng hình chiếu hoặc hình cắt bằng. Mức độ biểu diễn chi tiết tùy theo tỷ
lệ của bản vẽ, hình vẽ. Với các hình biểu diễn tỷ lệ nhỏ hoặc các đối tượng biểu
diễn thông dụng có thể biểu diễn đơn giản hóa hoặc biểu diễn dạng ký hiệu.
- Đường nét biểu diễn cho các yếu tố chính, quan trọng trong bản vẽ sử
dụng nét liền đậm, các chi tiết khác biểu diễn bằng nét mảnh.

- Tỷ lệ bản vẽ đối với công trình giao thông, thủy lợi thông thường từ
1/500 đến 1/100, với công trình xây dựng cơ bản từ 1/200 dến 1/100, trong đó phổ
biến nhất là tỷ lệ 1/100.
- Bản vẽ công trình giao thông, thủy lợi thường ghi kích thước theo cm,
với công trình xây dựng cơ bản kích thước ghi theo mm, ký hiệu cao độ sử dụng
chung theo m


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG


1.3. Bản vẽ mặt bằng công trình:
1.3.4. Một số ví dụ về bản vẽ mặt bằng công trình:
Mặt bằng công trình thủy lợi


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.3. Bản vẽ mặt bằng công trình:
1.3.4. Một số ví dụ về bản vẽ mặt bằng công trình:
Mặt bằng thi công công trình thủy lợi


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.3. Bản vẽ mặt bằng công trình:
1.3.4. Một số ví dụ về bản vẽ mặt bằng công trình:
Mặt bằng công trình giao thông


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.3. Bản vẽ mặt bằng công trình:
1.3.4. Một số ví dụ về bản vẽ mặt bằng công trình:
Mặt bằng công trình xây dựng cơ bản (mặt bằng kiến trúc)



ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.4. Bản vẽ mặt đứng (chính diện) công trình:
1.4.1. Khái niệm chung:
Bản vẽ mặt đứng (chính diện) công trình được xây dựng dựa trên phép
chiếu thẳng góc, biểu diễn hình thức bên ngoài của công trình.
1.4.2. Nội dung thể hiện của bản vẽ.
- Bản vẽ mặt đứng công trình cần thể hiện được đầy đủ các yêu cầu sau:
+ Hình khối, kích thước, tỷ lệ từ tổng thể đến các hạng mục, bộ phận,
chi tiết mặt ngoài công trình.
+ Mầu sắc, vật liệu hoàn thiện, các yếu tố trang trí… mặt ngoài công
trình.
- Đối với giai đoạn thiết kế cơ sở, bản vẽ mặt đứng có thể được thể hiện
bằng mầu để làm rõ hơn mầu sắc cũng như vật liệu. Trong giai đoạn này, trên bản
vẽ mặt đứng có thể không thể hiện kích thước mà được biểu diễn thêm các yếu tố
như cảnh quan, cây xanh, người, xe... để thấy được tương quan về tỷ lệ cũng như
mối quan hệ với không gian xung quanh của công trình.


ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 2 – VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG VỚI AUTOCAD
CHƢƠNG 1: GiỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG

1.4. Bản vẽ mặt đứng (chính diện) công trình:
1.4.3. Các quy ước biểu diễn.
- Bản vẽ mặt đứng thường sử dụng hai loại đường nét là nét liền đậm và
nét liền mảnh, trong đó đường bao chu vi của các chi tiết, bộ phận chính được
biểu diễn bằng nét liền đậm, các chi tiết khác được biểu diễn bằng nét mảnh.
- Trên bản vẽ mặt đứng cũng có thể tô vật liệu, nét tô vật liệu sử dụng nét
mảnh. Bản vẽ thiết kế cơ sở có thể sử dụng màu sắc để làm dõ ý đồ thiết kế.

- Tên gọi bản vẽ mặt đứng được xác định dựa theo hướng chiếu như
hướng trục kết cấu, hướng địa lý (Đông, Tây, Nam, Bắc) hoặc hướng chức năng
của công trình.
- Bên cạnh các hình biểu diễn, trên bản vẽ có thể có các ghi chú kỹ thuật,
kích thước, cao độ, các ký hiệu biểu diễn chi tiết.


×