MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN
CHO TRẺ MẦM NON
A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Dân gian có câu “Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người” mà đời người
lại được khởi nguồn từ tuổi trẻ. Để có một tương lai của tuổi trẻ thì chúng ta
không thể bỏ qua một yếu tố ban đầu “sức khoẻ của trẻ thơ”, trẻ có được sức
khoẻ tốt thì chúng sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động. Giúp trẻ phát triển
toàn diện về các mặt đức – trí – mỹ – lao động. Để khảng định vấn đề này Thủ
tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số: 641/QĐ-TT ngày 28 tháng 4 năm
2011. Về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt
Nam giai đoạn 2011 – 2030. Tại quyết định đã đề ra mục tiêu cụ thể như sau:
“Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ
sinh, giảm mạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng để cải thiện các chỉ số cơ bản của trẻ em 5
tuổi và đảm bảo các tiêu chí đánh giá thể lực, tầm vóc thân thể của thanh niên
Việt Nam lứa tuổi trưởng thành”.
Trẻ ở độ tuổi mầm non là giai đoạn vàng cho việc phát triển tầm vóc trí tuệ
con người trưởng thành, nhiệm vụ của giáo dục Mầm non là chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ. Việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ trong độ tuổi ở trường
mầm non là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Để trẻ em lớn lên và
trưởng thành là cả một quá trình, ngay từ khi mới chào đời trẻ được vuốt ve âu
yếm bằng sự yêu thương chăm sóc của ông bà cha mẹ và người thân, đến tuổi
đến trường người thầy đầu tiên là cô giáo Mầm non.
Trường Mầm non là trường học đầu tiên của trẻ, là cái nôi lớn nhất nuôi
nấng trẻ thơ nên người, mỗi chúng ta ai cũng mong muốn cho con em mình nên
người chúng thật khoẻ mạnh, hồn nhiên và thông minh, thoải mái vui đùa cùng
1
bạn bè, Nhưng làm thế nào để cho trẻ có được sức khoẻ đó thì quả là khó khăn,
đó là điều trăn trở không những của các bậc phụ huynh học sinh mà còn là sự suy
nghĩ, lo lắng của không ít các cô giáo ở trường mầm non đặc biệt là những người
đang trực tiếp thực hiện công việc hàng ngày chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ
như bản thân tôi.
Là một giáo viên được trực tiếp chăm sóc trẻ tôi thấy rằng để cho những
đứa trẻ phát triển tốt về mọi mặt thì cần phải đặt việc chăm sóc bữa ăn cho trẻ lên
hàng đầu. Ngược lại nếu vì một cháu chăm sóc chế độ ăn uống mà không tốt thì
ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và trí tuệ của trẻ. Là giáo viên trực tiếp phụ trách
nuôi dưỡng trẻ, để giảm được tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non thì đầu
tiên phải nói đến việc tổ chức cho trẻ ăn ngủ tại trường đầy đủ chế độ theo từng
độ tuổi, xây dựng thực đơn theo từng mùa thực hiện tốt thực đơn tháng, tuần,
ngày. Đồng thời với các cô giáo mầm non phải có tình thương yêu thương trẻ
thật sự, có trách nhiệm cao, tỉ mỉ, chu đáo chăm sóc nuôi dưỡng trẻ như con em
mình. Có như vậy mới thực hiện được nhiệm vụ và mục tiêu của ngành học đề ra
và đáp ứng được lòng tin của các bậc cha mẹ cũng như xã hội. Xuất phát từ
những lý do trên năm học 2012 – 2013 tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng
cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non”, để ghi lại những kinh nghiệm của bản
thân trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
xuống mức thấp nhất, góp phần vào việc nâng cao tầm vóc người Việt Nam
trong tương lai.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
1. Thực trạng:
* Thuận lợi
Được sự quan tâm của Đảng uỷ, uỷ ban nhân dân và các đoàn thể trong xã
đã xây dựng cho trường mầm non một khu trường khang trang, có môi trường
2
sạch sẽ, bếp một chiều, đồ dùng phục vụ công tác bán trú tương đối đầy đủ và
nhà trường đã đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường và các
đồng chí trong tổ hướng dẫn về cách chế biến các món ăn.
Nhà trường huy động trẻ bán trú đạt 100% nên thuận lợi cho công tác
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Các bậc phụ huynh học sinh ngày càng hiểu rõ hơn về bậc học Mầm non
và luôn quan tâm đến việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường, tin tưởng gửi con
ăn ngủ tại trường.
*Khó khăn:
Về phía bản thân còn hạn chế trong cách chế biến một số món ăn .
Một số phụ huynh lao động nghề nông kinh tế gia đình còn gặp khó khăn
trong việc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ.
Một số cơ sở kinh doanh và gia đình ham lợi nhuận nên đã nuôi động vật
cho ăn bột tăng trọng, rau quả dùng thuốc bảo vệ thực vật nên rất khó khăn cho
các trường mầm non tổ chức bán trú chọn mua thực phẩm.
Tuy có những khó khăn và thuận lợi trên. Song là một người làm cồng tác
nuôi dưỡng tôi luôn lo lắng trăn trở và tìm mọi cách phục vụ để nâng cao chất
lượng bữa ăn hàng ngày cho các cháu đạt được mục tiêu mà ngành qui định
2. Kết quả khảo sát thực trạng:
Tổng số trẻ
ăn bán trú
Trẻ
ăn ngon
miệng, ăn hết xuất
450
Số trẻ
Tỷ lệ %
110
24,7
Kết quả khảo sát
Trẻ ăn hết xuất
Nhưng chưa ngon
miệng
Số trẻ
270
3
Trẻ ăn
chưa hết xuất
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
60,0
70
15,3
Từ những thực trạng và kết quả trên bản thân luôn học hỏi kinh nghiệm
của đồng nghiệp và tham khảo tài tài liệu để đưa ra một số biện pháp cải tiến
nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Các giải pháp thực hiện:
1. Khảo sát thực tế tình hình sức khỏe của trẻ và nắm bắt đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ.
2. Kiểm tra đồ dùng phục vụ bán trú tại trường.
3. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra sức khoẻ của trẻ theo định kỳ.
4. Lựa chọn thực phẩm có lượng dinh dưỡng cao có phong phú ở địa
phương, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Nghiên cứu tài liệu và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp chế biến
móm ăn cho trẻ.
6. Tính định lượng dinh dưỡng cung cấp cho trẻ.
7. Tổng hợp kết quả và rút kinh nghiệm thực hiện.
II. Các biện pháp tổ chức để thực hiện:
Sau khi được ban giám hiệu nhà trường phân công là người trực tiếp chế
biến các món ăn cho trẻ với trách nhiệm lớn lao tôi không khỏi băn khoăn suy
nghĩ làm sao để giảm bớt tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và trẻ ăn ngon miệng ăn hết
xuất , tôi tìm tòi nghiên cứu, học hỏi các bạn đồng nghiệp và Ban giám hiệu tôi
đã có những biện pháp áp dụng như sau:
*Biên pháp 1: Khảo sát thực tế tình hình sức khỏe của trẻ và nắm bắt đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ.
Đầu các năm học tôi đến từng lớp và nắm tình hình xem ở các lớp số cháu
suy dinh dưỡng, có đặc điểm riêng là bao nhiêu cháu, phân loại rõ ràng và có kết
hoạch để chế biến riêng chế độ ăn để nâng sức khoẻ kịp thời.
4
Khối mẫu giáo 5- 6 tuổi: Trẻ suy dinh dưỡng: 5 cháu.
Trẻ thấp còi: 4 cháu.
Khối mẫu giáo 4- 5 tuổi : Trẻ suy dinh dưỡng 6 cháu
Thấp còi: 4 cháu.
Khối mẫu giáo 3- 4 tuổi: trẻ suy dinh dưỡng 3 cháu
Trẻ thấp còi 4 cháu
Khối nhà trẻ:
Trẻ suy dinh dưỡng 2 cháu
Trẻ thấp còi:1 cháu.
Tôi nắm được tổng số cháu và đề nghị với ban giám hiệu tổ chức gặp gỡ
gia đình trao đổi và đề nghị phụ huynh đóng góp thêm tiền để có chế độ ăn riêng
cho cháu và những cháu đó cứ hàng tháng tôi và giáo viên chủ nhiệm lại cân
cháu kiểm tra xem cháu có tăng cân không.
*Biện pháp 2: Kiểm tra đồ dùng phục vụ bán trú .
Hàng năm, hàng quí tôi kiểm kê đồ dùng, dụng cụ và các phương tiện
phục vụ nấu ăn thiếu đủ như thế nào, sau đó đề xuất với ban giám hiệu bố sung
thêm.
Ví du: Xoong, nồi cần bổ sung thêm bao nhiêu cái mới đủ để nấu các món
ăn, dao, thớt, bát, thìa, dụng cụ nấu ăn... của các cháu nếu thiếu phải bố sung
ngay.
*Biện pháp 3: Kiểm tra sức khoẻ của trẻ.
Hàng quý tôi cùng các cô giáo chủ nhiệm các lớp cân đo và theo dõi sức
khoẻ cháu bằng biểu đồ phát triển để phát hiện xem chiều hướng sức khoẻ của
các cháu như thế nào để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn.
Vi dụ: Lớp cô Na giai đoạn 2 có cháu Phương Linh và cháu Thu Trang
cân không tăng nằm ở kênh suy dinh dưỡng. Tôi trao đổi với cô Na phải xem
cháu có ốm đau gì không và hàng ngày tôi hỏi lại cô giáo. Nếu cháu ăn ít thì tôi
có thể đề nghị chị em tiếp phẩm mua riêng cho cháu thức ăn khác.
5
Ví dụ: Cho trẻ uống thêm sữa, ăn thêm các loại thức hợp khẩu vị của trẻ
bằng việc làm như vậy giữa bộ phận chăm sóc, cô giáo và gia đình cùng kết hợp
nuôi dưỡng, sức khoẻ các cháu tăng lên như: Cháu Phương Linh, cháuThu Trang
nay đã có chiều hướng phát triển đi lên.
*Biện pháp 4: Lựa chọn thực phẩm có lượng dinh dưỡng cao có phong
phú ở địa phương, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Là địa phương gần biển, gần chợ bản thân đã nghiên cứu thành phần dinh
dưỡng của các thực phẩm như tôm, cua, cá, lạc vừng…Muốn chế biến thức ăn
cho các cháu tươi ngon thì phương pháp chọn thực phẩm là khâu rất quan trọng,
trước đây tôi rất vụng về và chưa biết cách chọn nên thực phẩm, thức ăn không
tươi ngon. Sau đó học hỏi chị em và mọi người xung quanh tôi đã biết lựa chọn
thực phẩm ngon và tươi hơn.
Ví du: Cách chọn gà, gà mái, gà tơ
Thịt lợn tươi ngon
Rau tươi non sạch sẽ.
Ngoài việc đảm bảo thực phẩm tươi ngon thì vấn đề an toàn thực phẩm là
vấn đề vô cùng quan trọng. Dụng cụ nấu ăn và pha chế, chế biến móm ăn cho các
cháu có ký hiệu riêng, tôi luôn luôn cẩn thận giữ gìn sạch sẽ trước khi dùng phải
tráng nước sôi, thực hiện theo qui trình bếp một chiều, những thực phẩm để dành
như gạo phải bảo quản cẩn thận, đậy kiến để nơi khô ráo...
*Biện pháp 5: Nghiên cứu tài liệu và học hỏi kinh nghiệm của đồng
nghiệp chế biến móm ăn cho trẻ.
Tôi đọc sách và học hỏi các bạn đồng nghiệp sau đó chế biến thử xem
thức ăn đó theo công thức thì cháu có ăn ngon miệng và hết xuất không.
Ví dụ: Tôi chế biến thịt rim cà chua
Chuẩn bị: - Số lượng 10 cháu ăn
- Tiền ăn 10.000 đồng/cháu/ngày
6
- Ăn 1 bữa chính và 1 bữa phụ.
Đối tượng: Nhà trẻ + mẫu giáo
+ Nguyên liệu gồm:
- Thịt sấn mông:
150g
- Cà chua:
100g
- Dầ ăn:
50g
- Hành + mù, muối: vừa đủ
- Mì chính, nước mắm, muối vừa đủ.
Yêu cầu thực phầm phải chọn tươi ngon
Dụng cụ: Dao, thớt, rổ, rá, xoong nồi phải sạch sẽ, phù hợp.
+ Cách làm:
- Thịt rửa sạch, xay nhỏ, ướp nước mắm, muối, hành khô cho ngấm.
- Cà chua rửa sạch, bỏ hạt, thái nhỏ.
- Hành nhặt, mùi rửa sạch, thải nhỏ .
- Phi thơm hành mỡ, cho thịt vào, xào chín tới múc ra.
Phi thơm hành mỡ, cho cà chua vào xào mềm, đổ tiếp thịt vào đảo đều,
cho nước xâm xấp, đun sôi đều, nêm vừa mắm muối
Thịt chín kỹ cho hành lá, rau mùi vào đảo đều.
- Yêu cầu thực phẩm; Thịt lợn mềm, không dai, nước sánh màu cà chua,
mùi thơm hấp dẫn, vị mặm vừa phải..
Ví dụ: Tôm rim thịt
Chuẩn bị: Số lượng 10 cháu
Tiền ăn: 10.000 đ/cháu/ngày
Ăn 1 bữa chính, 1 bữa phụ.
Đối tượng Nhà trẻ + mẫu giáo
Nguyễn liệu gồm:
- Tôm tươi:
250g
7
- Thịt xấn mông:
250g
- Dầu ăn;
30g
- Hành + mùi:
- Mì chính, nước mắm, muối, đường vừa đủ
- Nước hàng 1 thìa con
Yêu cầu thực phẩm phải chọn tươi ngon
Chuẩn bị dụng cụ: Dao, thớt, rổ đựng thít, rổ đựng tôm, xoong nồi.
+ Cách làm:
- Tôm rửa sạch, lột vỏ, bỏ đường chỉ lưng thái nhỏ như hạt lựu, ướp
mắm.muối, đường , vỏ và đầu xay lọc lấy nươc để rim tôm
- Thịt lợn rửa sạch sẽ dể ráo nước, xay nhỏ, ướp đường, nước mắm. muối,
nước hàng khoảng 15 phút.
- Hành mùi nhặt rửa sạch, thái nhỏ để riêng từng loại.
- Phi thơm hành mỡ, cho thịt và tôm đã ướp vào đảo đều cho thịt, tôm săn
sau đó cho nước lọc tôm xẫm sấp tôm thịt rim kỹ nêm mắm muối vừa ăn bắc
xuóng cho hành lá đã thái nhỏ.
Yêu cầu thành phẩm: Thit, tôm chín mềm, vị mặn vừa phải, mùi thơm
ngon, còn ít nước.
Sau khi chế biến thực phẩm hàng ngày cùng với các cô bộ phận chăm sóc
và giáo viên trên lớp nắm tình hình xem hôm nay các cháu ăn như thế nào có
ngon miệng không dần dần tôi cải tiến cách nấu và điều chỉnh lại cho phù hợp và
ngon miệng. kết quả cho thấy trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.
*Biện pháp 6: Tính định lượng dinh dưỡng cung cấp cho trẻ.
Tôi học cách tính định lượng ăn cho trẻ và nắm được nhu cầu các chất
cung cấp cho từng lứa tuổi.
Ví dụ: Nhà trẻ: - Nhóm cơm 18 – 36 tháng
Nhu cầu calo cần ở trường là 708- 826 calo/ngày/cháu
8
P cung cấp khoảng 12- 15% năng lượng khẩu phần
L cung cấp khoảng 35- 40% năng lượng khẩu phần
G cung cấp khoảng 45- 53% năng lương khẩu phần
Mẫu giáo ở trường cần nhu cầu calo:
Calo = 735 - 882 calo /ngày/cháu
P cung cấp khoảng 12- 15% năng lượng khẩu phần
L cung cấp khoảng20- 30% năng lượng khẩu phần
G cung cấp khoảng 55- 68% năng lượng khẩu phần
Sau đó hàng ngày tính toán xem số tiền nhưng năng lượng khẩu phần như
vậy mua thực phẩm chế biến có đủ và cân đối không từ đó lên thực đơn cho phù
hợp, nếu lượng tiền đóng góp điều chỉnh quá thiếu, thì đề nghị với ban giám hiệu
họp phụ huynh động viên phụ huynh đóng thêm tiền ăn cho trẻ để đảm bảo đủ
năng lượng cung cấp cho trẻ tại trường mầm non.
Ví dụ: Cho trẻ uống thêm sữa, ăn thêm các loại thức hợp khẩu vị của trẻ
bằng việc làm như vậy giữa bộ phận chăm sóc, cô giáo và gia đình cùng kết hợp
nuôi dưỡng, sức khoẻ các cháu tăng lên như: Cháu Phương Linh, cháu Thu
Trang nay đã có chiều hướng phát triển đi lên.
C. KẾT LUẬN
9
1. Kết quả:
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng các biện pháp trên tôi đã đạt được
một số kết quả như sau:
Kết quả khảo sát trước khi thực hiện
Kết quả khảo sát sau khi thực hiện
các giải pháp trên
Trẻ ăn hết
các giải pháp trên
Trẻ ăn hết
Trẻ ăn
xuất
Trẻ ăn
ngon
nhưng
chưa hết
miệng, ăn
chưa ngon
xuất
hết xuất
miệng
S.
S.
S.
%
%
%
Trẻ
Trẻ
Trẻ
322 71,6 128 28,2
0
0
Tổng
số
Trẻ ăn
trẻ
ăn
bán
trú
450
ngon
miệng, ăn
hết xuất
S.
Trẻ
110
%
24,7
xuất
Trẻ ăn
nhưng
chưa hết
chưa ngon
xuất
miệng
S.
%
Trẻ
270 60,0
S.
Trẻ
70
%
15,3
Tỷ lệ trẻ ăn hết xuất, ăn ngon miệng cao so với đầu năm học, không còn
trẻ ăn chưa hết xuất và đặc biệt đã hạn chế được một số bệnh về tiêu hoá do ăn
uống không phù hợp và không khoa học.
Qua khảo sát số trẻ mắc các bệnh tiêu hoá đã khắc phục hoàn toàn
Số trẻ mắc các bệnh, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi đã giảm rõ rệt, số trẻ
phát triển bình thường tăng cao so với đầu năm học.
Từ cách chọn thực phẩm phải đảm bảo tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, cho đến thao tác, chế biến thành phẩm cuối cùng được tuân theo
nguyên lý.
Nhìn chung trong năm qua trẻ được tăng cân tỷ lệ cao, đặc biệt thể hiện rõ
nét, nhất là ở trẻ mới vào.
Kết quả đánh giá theo dõi, theo biểu đồ tăng trưởng của từng lớp nói riêng
và toàn trường nói chung trong học kỳ vừa qua là vượt chỉ tiêu của trường đề ra.
cụ thể là dần dần xoá bỏ những cháu suy dinh dưỡng và tỷ lệ trẻ thấp còi.
10
Từ những kết quả trên mối quan hệ và sự tin tưởng của các bậc phụ huynh
với nhà trường càng được nhân lên và trẻ càng thích thú ăn tại trường.
2. Kết luận
Trong xã hội hiện nay đòi hỏi con người phải có sức khoẻ tốt để phục vụ
công việc được giao phó. Một xã hội phát triển đòi hỏi con người phải có đủ đức,
tríí, thể, mỹ đặc biệt sức khoẻ và trí tuệ luôn đi đôi với nhau và luôn luôn hỗ trợ
cho nhau.
Đối với trường mầm non, việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ là một trong
những vấn đề có tính cấp thiết không thể thiếu được trong cuộc sống con người.
Qua phân tích thực tiễn về chăm sóc trẻ mẫu giáo tôi thấy tính tự giác
chăm lo sức khoẻ cho bản thân còn hạn chế, các cô giáo còn chưa biết sáng tạo
trong cách chế biến và nấu ăn.
Do vậy đòi hỏi cô giáo phải không ngừng nâng cao nghiệp vụ của mình,
phải thường xuyên đổi mới các phương pháp chế biến và nấu ăn cho phù hợp với
đặc điểm lứa tuổi của trẻ.
Để có được những kết quả trên bản thân tôi đã rút ra một số bài học kinh
nghiệm như sau:
- Muốn cho trẻ ăn ngon miệng, hợp khẩu vị, ăn hết khẩu phần của mình,
giúp trẻ tăng cân đều, hàng tháng, hàng quý đều phải có thay đổi phương thức cải
tiến chế biến các món ăn sao cho phù hợp khẩu vụ với trẻ theo từng độ tuổi và
từng mùa phù hợp với địa phương.
- Đáp ứng với những trẻ mới đi học, trẻ cá biệt nhanh chóng hoà hợp được
với toàn trường mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ, tôi cần phải tìm hiểu đối
tượng, đặc điểm cá nhân của trẻ, bằng cách trao đổi với cô chủ nhiệm và các bậc
phụ huynh để sớm nắm bắt và có biện pháp cụ thể, kịp thời.
- Để hạn chế một số bệnh thường gặp đối với trẻ, nhà trường mà trực tiếp
là giáo viên phải đảm bảo cho các cháu thực hiện tốt “ăn chín, uống sôi” vệ sinh
11
trong ăn uống, sinh hoạt, quán triệt tốt từ khâu mua thực phẩm đến khâu chế
biến, khâu bảo quản và thành sản phẩm cuối cùng hợp lý, vệ sinh, tuyệt đối
không cho trẻ ăn thức ăn quá hạn sử dung, kém chất lượng, hay các thực phẩm bị
mốc, ôi, thiu...
- Khi nấu hạn chế mức tối thiểu làm mất đi lượng vitamin có trong thực
phẩm, hạn chế chất thải bỏ.
- Làm tốt công tác tuyên truyền cho các bậc phụ huynh cách nuôi con khoa
học để chống suy dinh dưỡng. Nhấn mạnh vai trò quan trọng chế độ ăn uống đối
với trẻ, kết hợp hài hoà giữa nhà trường và gia đình, nhằm giúp cho trẻ phát triển
một cách toàn diện trở thành người công dân có ích cho xã hội.
3. Đề xuất kiến nghị:
- Đề nghị với ban giám hiệu nhà trường, đề nghị phòng giáo dục&đào tạo
và các cơ quan chức năng cấp trên mở các lớp tập huấn chế biến các nón ăn cho
trẻ mầm non vào dịp hè để giáo viên đi tập huấn nâng cao năng lực chế biến các
món ăn cho trẻ tại trường.
- Đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục bổ sung chuyển ngạch viên chức
cho giáo viên Mầm non theo định biên tại Thông tư 71 của Bộ GD&ĐT để họ
yên tâm hơn trong công tác.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Người thực hiện
Lê Thị Tuyết
12