Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Kinh Đô những Thuận lợi, khó khăn và định hướng khắc phục.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.88 KB, 15 trang )

Quản Trị Chiến Lược Thạc Sĩ: Nguyễn Đình Trọng
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
( KDC )
I. Vài nét sơ lược về Công ty
Cổ phần Kinh Đô:
• Tên doanh nghiệp : Công ty Cổ phần KINH ĐÔ ( KDC )
• Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần
• Lĩnh vực hoạt động : Thực Phẩm - Giải Khát
• Địa chỉ : 6/134 Quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí
Minh
• Điện thoại : 84-8-37269474
• Fax : 84-8-37269472
• Địa chỉ trên MaroStores :
• Website : www.kinhdofood.com
II.Các sản phẩm chính của Kinh Đô:
• Bánh Cookie
• Bánh Snack
• Bánh Cracker
• Kẹo Sô cô la
• Kẹo cứng và kẹo mềm
• Bánh mì mặn, ngọt
• Bánh bông lan
• Bánh kem
• Kem đá Kido's
• Bánh Trung Thu Kinh Đô
• Sô cô la
Nhóm 09 Page 1
Quản Trị Chiến Lược Thạc Sĩ: Nguyễn Đình Trọng
 Nhãn hàng một số sản phẩm của Kinh Đô:
- Bánh kẹo:



- Thức uống:

Phương châm hoạt động của công ty Kinh Đô là:
“CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM LÀ TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU”.
III. Quá trình thành lập và phát triển:
Được thành lập từ năm 1993, Công ty Kinh Đô khởi đầu là phân xưởng sản xuất nhỏ
tại Phú Lâm, Quận 06 với tổng số vốn đầu tư là 1,4 tỉ VNĐ và lượng công nhân viên
khoảng 70 người. Lúc bấy giờ, công ty có chức năng sản xuất và kinh doanh các mặt hàng
bánh Snack, một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước.
Năm 1993 và 1994 là cột mốc cho sự trưởng thành của công ty, qua việc thành công
trong sản xuất, kinh doanh bánh Snack (thị trường bánh Snack tại thời điểm đó chủ yếu là
của Thái Lan). Sau quá trình nghiên cứu khảo sát nhu cầu thị trường, BGĐ Cty đã quyết
định tăng vốn pháp định lên 14 tỉ VNĐ, nhập dây chuyền sản xuất bánh Snack với công
nghệ của Nhật bản trị giá trên 750.000 USD.
Nhóm 09 Page 2
Quản Trị Chiến Lược Thạc Sĩ: Nguyễn Đình Trọng
Năm 1996, Công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6/134 Quốc lộ 13,
phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh với diện tích 14.000m2. Đồng
thời công ty cũng đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cookies với công nghệ và thiết bị hiện
đại của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD.
Năm 1997 & 1998, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất bánh mì, bánh
bông lan công nghiệp với tổng trị giá đầu tư trên 1,2 triệu USD. Đây là các sản phẩm mang
tính dinh dưỡng cao, vệ sinh và giá cả thích hợp cho nhiều tầng lớp người tiêu dùng. Cuối
năm 1998, dây chuyền sản xuất kẹo Chocolate được đưa vào khai thác sử dụng với tổng
đầu tư khoảng 800.000 USD. Sản phẩm Kẹo Chocolate Kinh Đô được người tiêu dùng
trong nước rất ưa chuộng và có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Sang năm 1999, Công ty tiếp tục tăng vốn pháp định lên 40 tỉ VNĐ, cùng với sự kiện
nổi bật là sự ra đời của Trung tâm thương mại Savico – Kinh Đô, tại quận 01 vốn là một
khu đất của dự án đầu tư không triển khai được (do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu

vực Châu Á - Thái Bình Dương). Nhận ra tiềm năng kinh doanh của khu vực này, Ban
Giám Đốc Công ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng thành Trung tâm thương mại Savico-
Kinh Đô với những cửa hàng sang trọng, phục vụ du khách tham quan mua sắm, góp phần
tạo bề mặt văn minh sạch đẹp cho thành phố Hồ Chí Minh. Cùng thời gian đó hệ thống
Kinh Đô Bakery lần lượt ra đời. Được thiết kế và xây dựng theo mô hình cao cấp hiện đại
của các nước phát triển, Kinh Đô Bakery là kênh bán hàng trực tiếp của Công ty Kinh Đô,
với hàng trăm loại bánh kẹo và các sản phẩm bánh tươi, với mẫu mã bao bì hợp vệ sinh,
tiện lợi và đẹp mắt, là nơi khách hàng có thể đến lựa chọn một cách tự do và thoải mái.
Cũng qua hệ thống này, Công ty tiếp nhận rất nhiều ý kiến đóng góp cũng như phản hồi
của người tiêu dùng, qua đó có thể hoàn thiện và cải tiến sản phẩm, cung cách phục vụ của
mình nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Năm 2000, Công ty Kinh Đô tiếp tục tăng vốn pháp định lên 51 tỉ VNĐ, mở rộng nhà
xưởng lên gần 60.000 m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 40.000m2. Và để đa dạng hóa
sản phẩm, công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất Bánh mặn Cracker từ Châu Âu trị giá
trên 2 triệu USD, là một trong số các dây chuyền sản xuất bánh Cracker lớn trong khu vực.
Bên cạnh đó, một nhà máy sản xuất bánh kẹo Kinh Đô cũng được xây dựng tại Km22 thị
trấn Bần Yên Nhân tỉnh Hưng Yên trên diện tích 28.000m2, tổng vốn đầu tư là 30 tỉ VNĐ.
Tháng 04/2001, Công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất Kẹo cứng và một dây
chuyền sản xuất Kẹo mềm hiện đại với tổng trị giá 2 triệu USD, công suất 40 tấn/ngày,
nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Đến tháng 06/2001, tổng vốn
đầu tư của Công ty Kinh Đô lên đến 30 triệu USD. Công ty đưa vào khai thác thêm một
dây chuyền sản xuất bánh mặn Cracker trị giá 3 triệu USD và công suất 1.5 tấn/giờ. Nhà
máy Kinh Đô tại Hưng Yên cũng được đưa vào hoạt động nhằm phục vụ cho thị trường Hà
Nội và các tỉnh phía Bắc.
Nhóm 09 Page 3
Quản Trị Chiến Lược Thạc Sĩ: Nguyễn Đình Trọng
Năm 2001 được xác định là năm xuất khẩu của Công ty Kinh Đô. Công ty quyết tâm
đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu ra các thị trường Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan,
Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan, … Tìm thêm thị trường mới thông
qua việc phát huy nội lực, nghiên cứu thị trường nước ngoài, tham gia các hội chợ quốc tế

về thực phẩm tại Singapore, Mỹ, … Cải tiến chất lượng, khẩu vị, bao bì mẫu mã phù hợp
với từng thị trường cũng như yêu cầu của từng đối tượng khách hàng nước ngoài, … Với
mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong nước, công ty Kinh Đô phát triển hệ thống các nhà
phân phối và đại lý phủ khắp 61 tỉnh thành, luôn luôn đảm bảo việc kinh doanh phân phối
được thông suốt và kịp thời. Với năng lực, kinh nghiệm và nhiều năm gắn bó, hệ thống các
nhà phân phối và đại lý của Công ty đã góp phần đáng kể cho sự trưởng thành và phát triển
của mình.
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và nước ngoài, đầu năm
1999, Công ty quyết định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002
trong sản xuất và kinh doanh. Sau thời gian chuẩn bị và áp dụng, tháng 5/1/2001, tổ chức
BVQI của Anh Quốc chính thức cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của
Công ty phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002.
Nói đến công ty Kinh Đô phải nói đến Bánh Trung Thu Kinh Đô. Năm 2002 là năm thứ
tư công ty tham gia vào thị trường bánh Trung Thu, nhưng công ty đã hoàn toàn khẳng
định được thương hiệu và uy tín của mình, với sản lượng tăng vọt từ 150 tấn trong năm
1999 lên đến 450 tấn trong năm 2000, 700 tấn trong năm 2001 lên đến 800 tấn trong mùa
trung thu năm 2002. Trong năm 2002, để thực hiện các kế hoạch phát triển của mình, Công
ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 150 tỉ VNĐ. Công ty đã mạnh dạn đầu tư sản xuất
Chocolate trị giá trên 1 triệu USD, nhằm đưa công ty trở thành công ty đứng đầu cả nước
trong lãnh vực sản xuất Chocolate, một sản phẩm có nhiều tiềm năng về tiêu dùng trong và
ngoài nước.
Bắt đầu từ ngày 01/10/2002, Công Ty Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công ty
TNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang hình thức Công ty Cổ Phần Kinh
Đô. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 được thay thế
bằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, nhằm tăng hiệu quả
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhanh chóng hội nhập với quá trình phát triển của các
nước trong khu vực, chuẩn bị cho tiến trình gia nhập AFTA vào năm 2003. Việc đầu tư đổi
mới công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm mới mang tính ưu việt, chất lượng cao luôn
được Ban Lãnh Đạo Công Ty chú trọng. Đây cũng chính là tiềm lực và xu hướng phát triển
trong tương lai. Sản lượng tiêu thụ năm sau luôn tăng gấp đôi so với năm trước.

Năm 2003, Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall’s từ tập đoàn Unilever và thành lập
Công ty Cổ phần kem KI DO. Điều này đã tạo nên một sự kiện đột phá cho doanh nghiệp
Việt Nam.
Nhóm 09 Page 4
Quản Trị Chiến Lược Thạc Sĩ: Nguyễn Đình Trọng
Năm 2004, Công ty Cổ phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn được thành lập với chức
năng sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm bánh tươi cao cấp và quản lý hệ thống các
Kinh Đô Bakery.
Thành lập Công ty Cổ phần Địa Ốc Kinh Đô nhằm quản lý các hoạt động đầu tư xây
dựng hệ thống Kinh Đô, đồng thời thực hiện các hoạt động kinh doanh bất động sản.
Cổ phiếu của Kinh Đô Miền Bắc chính thức được niêm yết với mã chứng khoán NKD.
Năm 2005, tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HSTC) cổ phiếu Công ty
Cổ phần Kinh Đô (với mã giao dịch KDC) đã chính thức được niêm yết.
Kinh Đô đầu tư vào Công ty Cổ phần nước giải khác Sài Gòn- tribeco. Lần đầu tiên tại
Việt Nam một công ty trong nước sử dụng công cụ tài chính đầu tư vào Công ty khác
thông qua trung tâm giao dịch chứng khoán.
Năm 2006, Hệ thống Kinh Đô khởi công xây dựng 2 nhà máy mới: Kinh Đô Bình
Dương và Tribeco Bình Dương với tổng vốn đầu tư 660 tỷ đồng trên diện tích xây dựng
13ha tại khu Công nghiệp VietNam- Singapore.
Năm 2007, Công ty Tribeco Sài Gòn và Công ty cổ phần CBTP Kinh Đô Miền Bắc đã
khởi công xây dựng nhà máy ở Hưng Yên.
Kinh Đô đầu tư vào Công ty Cổ phần CBTP Giải Pháp Sài Thành (SSC), và chính thức
tham gia vào lĩnh vực đào tạo nhân sự cao cấp.
Năm 2008, Kinh Đô và Công ty CBTP Thực Phẩm Dinh Dưỡng Đồng Tâm(Nutifood)
ký kết hợp tác liên minh chiến lược toàn diện.
Kinh Đô đầu tư vào Vinabico, tham gia trực tiếp vào quản trị và điểu hành, đánh dấu
bước mở rộng sản xuất các sản phẩm thực phẩm,phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu
dùng. Khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động nhà máy Kinh Đô Bình Dương được
xây dựng hiện đại, đáp ứng yêu cầu khu vực và quốc tế theo tiêu chuẩn GMP( Good
Manufacturing Practices), HACCP trên diện tích 9h với tổng vốn đầu tư gần400tỷ đồng tại

khu Công nghiệp VietNam – Singapore.
Kinh Đô hiện có một mạng lưới hơn 200 nhà phân phối và trên 70.000 điểm bán lẻ
rộng khắp cả nước. Tốc độ phát triển kênh phân phối hàng năm tăng từ 15% đến 20%. Bên
cạnh đó, một hệ thống gần 40 Kinh Đô Bakery, 01 Trung Tâm Thương Mại Savico – Kinh
Đô đặt tại Tp.HCM và 03 Kinh Đô Bakery đặt tại Hà Nội đã đưa sản phẩm Kinh Đô đến
trực tiếp người tiêu dùng. Song song, sản lượng xuất khẩu sản phẩm Kinh Đô luôn chiếm
trên 20% tổng sản lượng tiêu thụ, ngoài những đối tác xuất khẩu hiện nay, Kinh Đô chủ
động khảo sát và phát triển đến những thị trường mới như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Nam Mỹ và Trung Đông. Một trong những thành quả và là niềm tự hào mà công ty đạt
Nhóm 09 Page 5
Quản Trị Chiến Lược Thạc Sĩ: Nguyễn Đình Trọng
được trong 9 năm qua, đó là đội ngũ các nhà quản lý và chuyên môn cao, được đào tạo
trong và ngoài nước. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu hàng
đầu mà Công ty quan tâm.
Công ty Cổ phần Kinh Đô sau nhiều năm thành lập và phát triển đã đạt được những kết
quả cao: Theo báo cáo tài chính, kết thúc nửa đầu năm 2009, Công ty cổ phần Kinh Đô
(KDC) đạt 532,7 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 3,7% so với nửa đầu năm 2008. Trong khi
đó, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ sau khi đã trừ lợi ích cổ đông thiểu số đạt 97 tỷ
đồng, tăng mạnh 74,8% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng bán hàng tăng và giá một số sản phẩm tăng nhẹ là yếu tố hỗ trợ chủ yếu cho
tăng trưởng doanh thu của Công ty trong nửa đầu năm 2009. Bên cạnh đó, chi phí nguyên
liệu đầu vào năm nay thấp hơn cùng kỳ năm ngoái và chiến lược tập trung đẩy mạnh các
sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao đã đem lại cho KDC sự cải thiện trong tỷ suất lợi nhuận
gộp biên trong khoảng thời gian này với 25,2% so với mức 23,5% của nửa đầu năm 2008.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, sự hồi phục của thị trường tài chính - chứng khoán đã
đóng vai trò hết sức quan trọng giúp KDC đạt mức lợi nhuận khả quan trong 6 tháng đầu
năm. Hoạt động đầu tư tài chính, chủ yếu là đầu tư chứng khoán, đã đem lại cho Công ty
gần 67 tỷ đồng lợi nhuận thông qua việc cơ cấu lại danh mục đầu tư ngắn hạn (giảm bớt 63
tỷ đồng) cùng với việc hoàn nhập hơn 190 tỷ đồng dự phòng (gồm 42,7 tỷ đồng hoàn nhập
dự phòng ngắn hạn và 147,6 tỷ đồng hoàn nhập dự phòng dài hạn).

Nhóm 09 Page 6

×