Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi học kì i môn vật lý 9 quận 3 thành phố hồ chí minh năm học 2014 2015(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.28 KB, 4 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------------------------ĐỀ CHÍNH THỨC
( Đề có 01 trang )

KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 9
Thời gian làm bài : 45 phút
( không kể thời gian phát đề )

Câu 1. ( 2,5 điểm )
Phát biểu và viết công thức của định luật Ohm. Nêu tên gọi và đơn vị đo
của các đại lượng trong công thức.
Đặt hiệu điện thế U không đổi vào hai đầu một dây dẫn có điện trở R thì
cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,3 A. Thay dây dẫn này bằng một dây dẫn
khác có điện trở R’ =

3
R thì cường độ dòng điện I’ qua dây dẫn là bao nhiêu?
2

Câu 2. ( 2,5 điểm)
Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào của dây và phụ
thuộc vào những yếu tố này như thế nào?
Tính chiều dài dây dẫn điện có lõi bằng đồng, điện trở suất 1,7.10-6 m ,
tiết diện 2 mm2, điện trở tổng cộng 3,4 .
Câu 3 . ( 1,0 điểm )
Tên các cực từ của một nam châm? Từ tính mạnh ở
phần nào của thanh nam châm?
Hai thanh A và B có hình dạng giống nhau. Trong hai


thanh này, có một thanh sắt và một thanh nam châm có cực
từ ở hai đầu thanh. Chỉ với hai thanh này, hãy nêu cách thực hiện để nhận biết
thanh nào là thanh sắt, thanh nào là nam châm.
Câu 4. ( 1,0 điểm )
Bổ sung chiều dòng điện I qua các vòng dây, chiều của đường sức từ
trong ống dây, tên các từ cực của ống dây còn thiếu trong hai hình dưới đây.

Câu 5. ( 3,0 điểm )
Đặt hiệu điện thế không đổi U = 24 V vào hai đầu đoạn mạch có điện trở
R1 = 40  mắc nối tiếp với điện trở R2 thì cường độ dòng điện qua mạch chính
là 0,24 A.
a. Tính điện trở R2 và tính công suất tiêu thụ trên R1.
b. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên toàn đoạn mạch trong 30 phút.
c. Mắc thêm điện trở Rx song song với R2 thì công suất tiêu thụ toàn đoạn
mạch tăng gấp đôi. Tính Rx..
HẾT

Học sinh không được sử dụng tài liệu
Giám thị không giải thích gì thêm


ĐÁP ÁN GỢI Ý ĐỀ CHÍNH THỨC
KIỂM TRA HK I - NĂM HỌC 2014-2015
MÔN VẬT LÝ 9
Câu 1. ( 2,5 điểm )
+ Phát biểu
+ Viết hệ thức
+ Tên các đại lượng và đơn vị
+ Cường độ dòng điện qua dây dẫn R’
I'

R
R
2
2
2
 ' 
  I '  I  .0,3  0,2 A
I
3
3
R 1,5R 3

Câu 2. ( 2,5 điểm)
+ tỉ lệ thuận với chiều dài
+ tỉ lệ nghịch với tiết diện
+ phụ thuộc vật liệu làm dây dẫn
+ Chiều dài dây:
R

l
RS 3,4.2.10 6
 l 

 400m
S

1,7.10 8

0,50đ
0,50đ

0,50đ
1,0đ
0,50đ
0,50đ
0,50đ
1,0đ

Câu 3. ( 1,0 điểm )
Từ tính của một thanh nam châm mạnh ở hai từ cực.
Đặt đầu A vuông góc và ở giữa thanh B
=> nếu hút mạnh: A là Nam châm, B là sắt
=> nếu không hút ( hút yếu ): A là Sắt, B là nam châm

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

Câu 4. ( 1,0 điểm )
+ Hình A bổ sung đủ, đúng
+ Hình B bổ sung đủ, đúng

0,50đ
0,50đ

Câu 5. ( 3,0 điểm )
a/ Điện trở tương đương toàn đoạn mạch:
Rtđ = U : I = 24 :0,24 = 100 
Điện trở R2: R2 = Rtđ – R1 = 100 - 40 = 60 
Công suất tiêu thụ trên R1: P1 = I2 R1 = 0,242.40 = 2,304W

b/ Nhiệt lượng tỏa ra trên toàn đoạn mạch trong 30 phút:
Q = I2 Rtđ t = 0,242 . 100. 1800 = 10368 J
c/
P’
= 2P
=> U2 : R’tđ = 2 U2 : Rtd
=>
R’tđ = Rtđ : 2 = 100 : 2 = 50 
R2x = R’tđ – R1 = 50 – 40 = 10 
1
1
1
1
1
1





 R x  12
R2 x R2 R x
10 60 R x

0,50đ
0,50đ
0,50đ
0,50đ
0,50đ
0,25đ

0,25đ

( thiếu hoặc sai đơn vị trừ tối đa 0,25 đ trong mỗi phần của bài toán )


ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------------------------ĐỀ DỰ PHÒNG
( Đề có 01 trang )

KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 9
Thời gian làm bài : 45 phút
( không kể thời gian phát đề )

Câu 1. ( 2,5 điểm )
Phát biểu và viết hệ thức định luật Jun – Len xơ. Cho biết tên, đơn vị các
đại lượng trong hệ thức? Tính nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn có điện trở 100 
khi dòng điện cường độ 2 A chạy qua nó trong 20 phút ?
Câu 2. ( 2,5 điểm)
Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào?
Một đọan dây dài 10 m, tiết diện 1 mm2, làm bằng nikêlin có điện trở suất
0,4.10-6 m. Tính điện trở của dây.
Câu 3 . ( 1,0 điểm )
Một thanh nam châm treo gần một ống
dây dẫn có dòng điện chạy qua. Quan sát ta
thấy hiện tượng xảy ra như trên hình vẽ.
Bổ sung chiều dòng điện qua các vòng
dây, chiều đường sức từ trong ống dây, cực

ống dây và cực của nam châm.
Câu 4. ( 1,0 điểm )
Bên trong ống dây của nam châm điện là lõi sắt hay thép? Vì sao?
Nêu biện pháp làm tăng lực từ của nam châm điện.
Câu 5. ( 3,0 điểm )
Đoạn mạch gồm điện trở R1= 10, R2 = 30 mắc song song vào nguồn điện
có hiệu điện thế không đổi. Cường độ dòng điện qua mạch chính là 0,8A.Tính:
a. điện trở tương đương của đoạn mạch và tính hiệu điện thế giữa hai cực
nguồn điện.
b. cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
c. giá trị của điện trở R3 cần mắc mắc nối tiếp với đoạn mạch song song trên
sao cho hiệu điện thế giữa hai đầu R3 gấp ba lần hiệu điện thế giữa hai đầu R2 lúc này.
Tính công suất tiêu thụ của toàn đoạn mạch lúc này.
HẾT

Học sinh không được sử dụng tài liệu
Giám thị không giải thích gì thêm


ĐÁP ÁN GỢI Ý ĐỀ DỰ PHÒNG
KIỂM TRA HK I - NĂM HỌC 2014-2015
MÔN VẬT LÝ 9
Câu 1. ( 2,5 điểm )
+ Phát biểu
+ Viết hệ thức
+ Tên các đại lượng và đơn vị
+ Nhiệt lượng tỏa ra: Q = RI2t = 100 . 22 . 1200 = 480000 J
Câu 2. ( 2,5 điểm)
+ tỉ lệ thuận với chiều dài
+ tỉ lệ nghịch với tiết diện

+ phụ thuộc vật liệu làm dây dẫn
+ Chiều dài dây:
R

l 0,4.10 6.10

4
S
10 6

0,50đ
0,50đ
0,50đ
1,0đ
0,50đ
0,50đ
0,50đ
1,0đ

Câu 3. ( 1,0 điểm )
Xác định đủ, đúng 4 nội dung

1,0đ

Câu 4. ( 1,0 điểm )
Lõi sắt. Vì sắt sau khi nhiễm từ không giữ từ tính lâu dài
Tăng cường độ dòng điện , tăng số vòng dây

0,50đ
0,50đ


Câu 5. ( 3,0 điểm )
a/ 1/R12 = 1/R1 + 1/R2 = 1/10 + 1/30 = 1/15 => R12 = 7,5 
HĐT giữa hai cực nguồn điện
U = I . Rtđ = 0.8: 7.5 = 6 V
CĐDĐ qua điện trở R1 : I1 = U1:R1 = 6 : 10 = 0,6A
CĐDĐ qua điện trở R2 : I2 = U2:R2 = 6: 30 = 0,2A
c/ U3 = 3U’2 = 3U’12
=>
I’R3 = 3I´R12 = > R3 = 3R12 = 22,5
R’tđ = R12 + R3 = 7,5 + 22,5 = 30
P’ = U2 : R’tđ = 62 : 30 = 1,2 W

0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ

( thiếu hoặc sai đơn vị trừ tối đa 0,25 đ trong mỗi phần của bài toán )



×