Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đảng lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức đảng ở bắc kỳ thời kỳ 1930 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.46 KB, 4 trang )

NHẬN XÉT ĐỀ TÀI CẤP BỘ
"Đảng lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ thời kỳ
1930-1945"
Cơ quan chủ trì : Viện lịch sử Đảng
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hữu Cát
Người nhận xét: TS Phạm Xuân Mỹ

1- Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã khẳng định xây dựng
tổ chức Đảng là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Sức
mạnh của Đảng là gắn bó mật thiết với dân. Tổ chức Đảng là là sợi dây chuyền,
là hạt nhân lãnh đạo, là nơi giáo dục, tổ chức, là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi
lực lượng, động viên quần chúng thành một khối thống nhất ý chí và hành động,
thực hiện quả đường lối lãnh đạo của Đảng.
Trong nghiên cứu lịch sử Đảng, hầu như không có công trình nào ở phạm
vi lớn riêng về tổ chức Đảng thời kỳ 1930-1945. Vì vậy, mảng tổ chức Đảng còn
nhiều khoảng trống về lịch sử Đảng nói chung và cả ở Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam
kỳ nói riêng. Khó khăn vì những tư liệu về tổ chức Đảng phải giữ rất bí mật, vì
phải đề phòng sự khủng bố dã man của kẻ thù. Sự bí mật cao đó tạo cho một số
phần tử xuyên tạc về vai trò lãnh đạo của Đảng… Vì vậy đề tài "Đảng lãnh đạo
công tác xây dựng tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ thời kỳ 1930-1945" do TS. Nguyễn
Hữu Cát làm chủ nhiệm đề tài là đúng đắn, rất mới mẻ, cần thiết, có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn nhiều mặt trong nghiên cứu lịch sử Đảng.
Đề tài này có thể là một bổ sung rất quan trọng vào khoảng trống xây
dựng Đảng về tổ chức trong thời kỳ 1930-1945 trong nhiều cuốn sách và giáo
trình về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.


2. Tổng quan viết công phu, tổng quát và khá hệ thống, có nhiều phát hiện
mới. Qua nghiên cứu của các tác giả, tổng quan đề tài đã trình bày khá rõ và hợp
lý chủ đề, đáp ứng được yêu cầu hợp đồng nghiên cứu khoa học.
Ngoài phần mở đầu, Chương I tổng quan đã nêu khá logic và chặt chẽ


quan điểm, chủ trương của Đảng và Hồ Chí Minh về xây dựng hệ thống tổ chức
Đảng, sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng ở
Bắc Kỳ thời kỳ 1930- 1945. Đây là việc làm cần thiết khẳng định cơ sở nghiên
cứu đề tài vì diện nghiên cứu rộng về không gian, lịch sử và vấn đề tổ chức
Đảng.
Chương II của tổng quan là chương trọng tâm về lịch sử, nêu rõ quá trình
hình thành, bảo vệ, khôi phục và phát triển hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ qua
các thời kỳ cách mạng giai đoạn 1930-1945. Những tư liệu của các tác giả là
mới mẻ, bổ ích và cần thiết. Những vấn đề nêu ra trình bày khá hệ thống, rất
công phu và có độ tin cậy nhất định.
Đây là mảng tư liệu quan trọng, rất cần thiết cho nghiên cứu lịch sử Đảng.
Thời kỳ này mảng nghiên cứu về đường lối và phong trào cách mạng của quần
chúng khá rõ. Các tác giả có công phu sưu tầm, có trách nhiệm với những tư liệu
quý về sự thành lập, quá trình hoạt động, sự thay đổi về tổ chức của các Đảng bộ
tỉnh, huyện toàn Bắc Kỳ trong khoảng thời gian 15 năm. Trong điều kiện khó
khăn về tư liệu, các tác giả đã làm rõ cả tên tuổi các đồng chí Bí thư, trong
Thường vụ và hệ thống tổ chức Đảng bộ cơ sở ở nhiều địa phương.
Một số chỗ trong Tổng quan đã làm rõ một số chủ trương, chính sách cụ
thể mà các tổ chức Đảng này thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng qua
các thời kỳ. Tổng quan đã đánh giá những kết quả làm được, những hạn chế và
khó khăn của tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ. Phương pháp lịch sử được sử dụng khá rõ
ở chương II, có độ tin cậy để tái hiện khá phong phú quá trình trên. Nhìn tổng
thể, chương này thực hiện thành công và có giá trị.

2


Chương III tổng quan có tính chất khái quát lôgíc, nêu rõ 4 đặc điểm,
khẳng vai trò, chỉ rõ phương thức, một số kinh nghiệm xây dựng, hoạt động của
tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ. Điều này rất cần thiết và thu hút sự quan tâm của nhiều

nhà nghiên cứu lịch sử Đảng để hiểu thêm về phương thức lãnh đạo của Đảng
thời kỳ 1930- 1945.
Nhìn tổng thể, Tổng quan đề tài là bức tranh khá hoàn chỉnh, đủ gọn vừa
tái hiện quá trình bảo vệ, khôi phục và phát triển hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc
Kỳ qua các thời kỳ cách mạng giai đoạn 1930-1945. Những tư liệu của các tác
giả là mới mẻ, có sự sưu tầm công phu, có độ tin cậy nhất định. Những vấn đề
khái quát ở chương III, trình bày khá hệ thống, lôgíc, rất cần thiết.
3. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng, ứng dụng xã hội hoá rộng rãi sản
phẩm nghiên cứu khoa học, chúng tôi xin trao đổi một số vấn đề sau:
- Xây dựng tổ chức Đảng gồm nhiều vấn đề. Tổng quan đề tài chưa đề cập
nhiều đến đến một số nội dung về hệ thống tổ chức Đảng bộ cơ sở, về phương
thức hoạt động và quy định sinh hoạt, báo cáo, kiểm tra, liên kết hoạt động của
hệ thống tổ chức, về sự phát triển và hoạt động của đội ngũ cán bộ, đảng viên…
Chúng tôi biết đây là vấn đề khó khăn. Những quy định về hoạt động, về sinh
hoạt, chế độ báo cáo, việc phát triển đảng viên… trong bối cảnh có thể bị bắt, bị
giết bất cứ lúc nào… rất khó tìm văn bản, tư liệu có giá trị…
- Cần làm rõ hơn việc chủ trương, đặc diểm khôi phục và phát triển hệ
thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ trong mối quan hệ với vấn đề này ở Trung Kỳ,
Nam Kỳ để thấy rõ hơn bức tranh toàn cảnh về thực trạng, thuận lợi và khó khăn
của Đảng ta trên phạm vi cả nước qua các thời kỳ cách mạng giai đoạn 19301945.
- Phần một số kinh nghiệm, có lẽ là kinh nghiệm chung cho cả toàn Đảng,
chưa đặc trưng và phân tích có căn cứ thuyết phục trong quá trình xây dựng và
phát triển hệ thống tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ qua các thời kỳ cách mạng giai đoạn
1930-1945.
3


- Đề nghị Hội đồng cho ý kiến để sử dụng những nội dung cần thiết của
công trình này bổ sung vào các cuốn sách lịch sử Đảng bộ Bắc kỳ thời kỳ 19301945. Nếu có điều kiện, đề nghị Viện lịch sử Đảng nên tổ chức nghiên cứu đề tài
"Đảng lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức Đảng ở Trung Kỳ, Nam kỳ thời kỳ

1930-1945"và "Đảng lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức Đảng cả nước ở thời
kỳ 1945-1954, cũng như ở trên miền Bắc, miền Nam thời kỳ 1954-1975 và cả
nước thời kỳ 1975- 2007.
- Do phạm vi, cấp độ nghiên cứu rộng lớn, so với hợp đồng, với kinh phí
có hạn, chúng tôi cho rắng các tác giả đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đề nghị Hội
đồng Hội đồng biểu dương sự cố gắng của các tác giả và đồng ý nghiệm thu,
thanh lý hợp đồng đề tài nghiên cứu khoa học này.
Hà nội ngày 31-8-2007
Người nhận xét

TS. Phạm Xuân Mỹ

4



×