Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Nêu một tình huống có vấn đề để phân tích tình huống kiểm tra nội bộ giáo dục dùng lý luận để phân tích tình huống và chỉ ra cách giải quyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.46 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Nghệ An, ngày 30 tháng 06 năm 2012

BÀI KIỂM TRA
Lớp đào tạo thạc sĩ
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục - khoá 19
Môn học: Thanh tra- kiểm tra trong quản lí giáo dục
Họ và tên:
Quê quán: Quảng Xương- Thanh Hoá

Đề bài: Nêu một tình huống có vấn đề để phân tích tình huống kiểm
tra nội bộ giáo dục. Dùng lý luận để phân tích tình huống và chỉ ra
cách giải quyết.
Bài làm:
Trong quá trìmh quản lý tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện,
đơn vị thuộc loại hình tổ chức "đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp uỷ và
UBND cấp huyện"; Với cương vị là người đứng đầu phải giải quyết
toàn diện các vấn đề trong đơn vị. Trong những năm công tác làm công
tác quản lí, tôi đã gặp phải những tình huống giải quyết các vấn đề khó
xử cần giải quyết.
Năm 2010, khi tổ chức lớp Sơ cấp LLCT-HC cho hơn 100 học
viên cơ sở tại Trung tâm, lớp đào tạo chỉ trong gần 2 tháng nhưng đã có
nhiều vấn đề nảy sinh - đó là vào kỳ ôn thi tốt nghiệp, do việc thu- chi
quỹ lớp không rõ ràng, phân minh nên đã có đơn thư kiến nghị của đại
diện học viên lên BGĐ Trung tâm về vấn đề thu chi thiếu dân chủ,
1


không phân minh của ban cán sự lớp và sự quản lí lỏng lẻo của GVCN


lớp. Nếu BGĐ Trung tâm giải quyết không cụ thể, rõ ràng thì học viên
của lớp sẽ làm đơn kiến nghị lên cấp cao hơn.
Khi tiếp nhận được lá đơn kiến nghị trên, BGĐ Trung tâm hết sức
bất ngờ vì đây là lần đầu tiên có 1 lá đơn nêu cụ thể những việc thu chi không hợp lí của 1 lớp đào tạo tại Trung tâm.
BGĐ đã họp và thống nhất các phương án xử lý tình huống trên.
Cụ thể tập trung vào 2 nội dung: làm rõ việc thu - chi quỹ lớp của ban
cán sự lớp và công tác quản lí lớp của GVCN.
BGĐ đã thực hiện tiến trình kiểm tra nội bộ trước hết bằng việc
xây dựng kế hoạch kiểm tra. Trong kế hoạch kiểm tra nêu rõ mục đích,
yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, đối tượng được
kiểm tra...
Thành phần đoàn kiểm tra gồm BGĐ, công đoàn và bộ phận giáo
vụ, bộ phận tài chính của trung tâm tham gia.
Kế hoạch kiểm tra được xây dựng bằng văn bản gửi trước cho
GVCN và ban cán sự lớp trước 1 tuần để có sự chuẩn bị.

Ban GĐ đã ra quyết định thành lập Ban kiểm tra gồm: Đại diện
BGĐ, giáo vụ, kế toán, thủ quỹ, chủ tịch công đoàn cơ quan. Trưởng
ban do trực tiếp Giám Đốc phụ trách.
Trong quá trình kiểm tra, trước khi công bố quyết định kiểm tra,
BGĐ cũng đã thu thập được những thông tin rất cụ thể của lớp, đó là
các danh mục thu- chi (bằng văn bản) của ban cán sự lớp; cách tiến
hành thu - chi của ban cán sự lớp; những ý kiến bất đồng từ phía học
viên, thực trạng quản lí lớp của GVCN...
Toàn bộ các văn bản, chứng từ, sổ sách thu - chi của ban cán sự
lớp được kiểm tra trực tiếp thông qua bộ phận tham mưu về công tác tài
chính trung tâm (kế toán và thủ quỹ).... Hồ sơ, sổ đầu bài, nhật ký chủ
nhiệm được BGĐ nghiên cứu kỹ.
2



Thông qua việc quan sát, trao đổi, kiểm ra hồ sơ...trong buổi kiểm
tra, ban kiểm tra đã xác định rõ được những vấn đề đúng- sai trong việc
thu- chi quỹ lớp của ban cán sự và sự quản lí lỏng lẻo của GVCN lớp.
Ban kiểm tra đã làm rõ và đi đến kết luận như sau:
Thứ nhất: Đối với ban cán sự lớp đã có một số khoản thu - chi chưa
đúng với quy định và thiếu tính dân chủ: Thu kinh phí bồi dưỡng giảng
viên sai quy định; thu kinh phí tham quan, học tập kinh nghiệm quá quy
định của Trung tâm; chi liên hoan ban cán sự sai quy định; chi hoạt
động TDTT của lớp không thông qua tập thể...
Thứ hai: Đối với GVCN: Thiếu sâu sát trong công tác quản lý lớp học (
hồ sơ chưa thể hiện đầy đủ các trình tự ghi chép, không tham dự đầy đủ
các buổi họp lớp, không báo cáo kịp thời về BGĐ những vấn đề nảy
sinh trong lớp.
Sau khi trưởng ban kiểm tra kết luận, thư ký tổng hợp và thông
qua trong buổi kiểm tra; các thành viên ban kiểm tra và đối tượng được
kiểm tra nhất trí với kết luận, biên bản được kí tại hội nghị.
Sau khi hội nghị kiểm tra diễn ra, BGĐ đã ra thông báo văn bản
về kết quả kiểm tra đã được gửi về lớp và GVCN, thông báo kết quả
kiểm tra được thông qua công khai trước tập thể lớp.
Căn cứ những sai phạm từ việc kiểm tra trên, BGĐ đã yêu cầu
ban cán sự lớp hoàn trả lại những khoản thu chưa đúng quy định; nhận
khuyết điểm trước lớp và nhận hình thức kỷ luật khiển trách ban cán sự
lớp trước tập thể (có quyết định kỷ luật của BGĐ Trung tâm).
Đối với hình thức xử lý GVCN, BGĐ đã căn cứ vào kết quả kiểm
tra và ra quyết định kỷ luật ở hình thức phê bình. Văn bản kỷ luật được
thông qua trong hội nghị toàn cơ quan.
Qua tình huống trên, bằng tinh thần trách nhiệm của người quản
lý; với tinh thần khách quan, dân chủ, kịp thời...đã giúp cho các đối
tượng nhận ra khuyết điểm để khắc phục và rút kinh nghiệm, tạo được

3


lòng tin và sự nhất trí ủng hộ cao của tập thể lớp. Tạo được nền nếp và
xây dựng truyền thống tốt đẹp cho đơn vị. Đến nay, qua nhiều cố gắng,
hoàn thiện, nâng cao chất lượng về mọi mặt Trung tâm BDCT huyện
Quảng Xương đã được tỉnh công nhận là một trong 3 trung tâm xuất
sắc tiêu biểu, đạt danh hiệu Trung tâm chuẩn của tỉnh Thanh Hoá.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Nghệ An, ngày 30 tháng 06 năm 2012

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI KIỂM TRA
Lớp đào tạo thạc sĩ
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục - khoá 19
Môn học: Quản lí nguồn nhân lự trong quản lí giáo dục
Họ và tên: Lê Như Tuấn
Quê quán: Quảng Xương- Thanh Hoá
Đề bài:
Hãy trình bày thực trạng thực hiện nghị định 43/2006 của
Bộ GD&ĐT về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
các đơn vị sự nghiệp (đơn vị mình công tác).
Bài làm:
Trung tâm BDCT huyện Quảng Xương- tỉnh Thanh Hoá, một
loại hình tổ chức theo Quyết định 185 QĐ/TW ngày 03/09/2008
của Ban BTTW Đảng (khoá X) về " Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
4



bộ máy của TTBDCT cấp huyện, quy định rõ tại điều 1 (Quyết
định 185 QĐ/TW) ": TTBDCT cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc cấp uỷ và UBND cấp huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp
và thường xuyên của BTV cấp uỷ, cấp huyện; có chức năng đào
tạo, bồi dưỡng về LLCT-HC; các NQ, CT của Đảng; chính sách,
pháp luật của nhà nước; kiến thức, kỹ năng và chuyên môn, nghiệp
vụ; công tác xây dựng đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể
chính trị xã hội. Kiến thức quản lí nhà nước cho cán bộ, đảng viên
trong hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn huyện, không thuộc
đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của trường chính trị tỉnh, TP trực
thuộc TW. Bồi dưỡng chính trị cho đối tượng phát triển đảng,
LLCT cho đảng viên mới, nghiệp vụ công tác đảng cho cấp uỷ viên
cơ sở.
Trong các quy định, hướng dẫn về quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với
đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày
25/04/2006 của chính phủ. Tại TTBDCT huyện Quảng Xương nói
riêng và các TTBDCT cấp huyện nói chung đang còn nhiều những
bất cập, khó khăn.
Trước hết cần bàn đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ (theo điều 5- chương II của Nghị định).
Tại điểm a (mục 3- điều 5) quy định: "Quyết định mua sắm tài sản,
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp, vốn huy động theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê
duyệt". Theo đó, các công trình xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết
bị...của Trung tâm BDCT được chủ động được làm chủ đầu tư
(Bên A). Tuy nhiên thực tế này rất khó thực hiện bởi nguồn ngân
5



sách XDCB của các TTBDCT cấp huyện do HĐND huyện thông
qua và quyết định qua các kỳ họp HĐND huyện, thường chủ đầu
tư là UBND huyện thực hiện. Các TTBDCT thường chỉ được cơ
cấu vào ban xây dựng và tham gia hoạt động giám sát.
Về biên chế cán bộ, giảng viên. Tại ( Điều 7- khoản 1) quy
định: " Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động,
được tự quyết định biên chế ....". Thực tế này cũng rất khó thực
hiện vì đối với TTBDCT cấp huyện, biên chế cán bộ lại do cấp uỷ
huyện quyết định ( theo quyết định 185 QĐ/TW của Ban Bí thư
TW Đảng). Chính việc này sẽ là khâu khó khăn trong việc tuyển
chọn đúng năng lực cán bộ, giảng viên đáp ứng yêu cầu về chuyên
môn, nghiệp vụ cho các TTBDCT cấp huyện. Cũng tại (điều 8khoản 1) của Nghị định thì: "Quyết định việc tuyển dụng cán bộ,
viên chức theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển" thì việc thi tuyển
thường ít xảy ra, hội đồng thi tuyển dù được thành lập cũng rất khó
đảm bảo tính khách quan, khoa học. Chủ yếu công tác tuyển chọn
cán bộ, giảng viên vào các TTBDCT hiện nay đều do xét tuyển.
Tại (điều 14- khoản 2) của Nghị đinh "Quy định về nguồn thu
từ hoạt động sự nghiệp" đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các cơ
sở giáo dục. Riêng đối với loại hình TTBDCT cấp huyện thì việc
thực hiện thu theo Nghị định lại gặp khó khăn do các quy định
khác của Đảng và hệ thống chính trị chi phối trong nhiệm vụ đào
tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ của đảng, chính quyền, MTTQ
và các đoàn thể chính trị- xã hội ở cơ sở trong huyện. Chính vì vậy,
nguồn thu của TTBDCT cấp huyện chủ yếu từ nguồn ngân sách
nhà nước cấp theo quy định hàng năm.
6


Trong (Mục 2- điều 17) Nghị định nêu: "Căn cứ tính chất

công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán
chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc". Với nội dung này gần
như không thể áp dụng được với TTBDCT cấp huyện bởi sự ràng
buộc của luật ngân sách và các hướng dẫn tài chính trong hệ thống
các TTBDCT cấp huyện đã được quy định rất chi tiết theo các
danh mục chi cố định, cụ thể.
Tại (Điểm b- khoản 1- điều 18) Nghị định quy định về tiền
lương, tiền công và thu nhập có nêu:"Việc chi trả thu nhập cho
người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc:
Người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc
tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Thủ trưởng đơn vị chi
trả thu nhập theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị". Điều này
nghị định đã thể hiện rõ về quan điểm phân phối theo lao động rất
tích cực và hợp lí. Song việc chi trả tiền lương, tiền công lao động
cho cán bộ, giảng viên của các TTBDCT nói chung lại không thực
hiện được theo tinh thần của nghị định vì căn cứ vào các văn bản
hướng dẫn của ngành, luật công chức và các quy định về chế độ,
chính sách khác thì cứ ai công tác nhiều năm, người đó sẽ có mức
lương và chế độ phụ cấp đi theo sẽ cao hơn người ít năm công tác (
đối với cán bộ, giảng viên trong biên chế) dù năng lực, trình độ,
hiệu quả công tác không cao. Ví dụ: Cán bộ, giảng viên trẻ có trình
độ thạc sĩ, tiến sĩ ở các TTBDCT cấp huyện hiện nay, về ngạch
lương chỉ vẫn được hưởng theo hệ số của đại học (nếu chưa đủ
điều kiện để thi nâng ngạch giảng viên chính hoặc chuyên viên
chính...).
7


Một thực tế khác trong việc giao dự toán và thực hiện dự toán
theo quy định của (điều 29) của Nghị định đã được nêu rõ trong

(mục 2- khoản a) về thực hiện dự toán thu, chi: Việc thực hiện theo
dự toán thu, chi tại các TTBDCT cấp huyện cũng dễ bị thay đổi vì
lí do thương xuyên phải thực hiện thêm các nhiệm vụ đột xuất, bất
thường của cấp uỷ, chính quyền huyện trong việc đào tạo, bồi
dưỡng, triển khai nội dung các chủ trương, đường lối của Đảng;
chính sách, pháp luật của nhà nước cho cán bộ, đảng viên, đoàn
viên, hội viên...theo yêu cầu của cấp uỷ, chính quyền huyện.
Tóm lại: Việc ra đời Nghị đinh 43/2006/NĐ-CP ngày
25/02/2006 của Chính phủ về " Quy định quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập" đã làm cơ sở hết sức quan
trọng và đáp ứng được lòng mong mỏi của các cơ sở giáo dục nói
riêng và các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung trong việc thực
hiện " quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công
lập". Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện ở mỗi cấp, mỗi ngành lại
gặp phải những khó khăn, bất cập khác nhau như: thói quen quản
lí; các văn bản, hướng dẫn chồng chéo; cơ chế chung về quản lí
nhà nước chậm đổi mới; một số cá nhân, tập thể chưa muốn thay
đổi theo tinh thần tự chủ, quen dựa dẫm, bao cấp, thích cơ chế xin cho...
Vì vậy cần phải có một sự thay đổi quyết liệt hơn nữa trong
cơ chế lãnh đạo của đảng, sự quản lí của nhà nước và trách nhiệm,
ý thức quyết tâm đổi mới của mỗi cán bộ, công chức trong toàn hệ
8


thống chính trị cũng như trong hệ thống các đơn vị sự nghiệp công
lập.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Nghệ An, ngày 30 tháng 06 năm 2012

9


BÀI KIỂM TRA
Lớp đào tạo thạc sĩ
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục - khoá 19
Môn học: Quản lí nguồn nhân lực

trong quản lí giáo dục

Họ và tên: Lê Như Tuấn
Đơn vị: Trung tâm BDCT
huyện Quảng Xương- Thanh Hoá

10


11



×