TỔNG HỢP CÁC ĐOẠN VĂN PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ LỚP 7
HỌC KÌ 2
YÊU CẦU: Khi viết đoạn cần kết hợp miêu tả biểu cảm, nắm vững nội dung, bộc lộ cảm xúc, đọc đề thật cẩn thận.
CÁC TỪ BIỂU CẢM THƯỜNG SỬ DỤNG:
- Yêu, quý, mến, nhớ, thương, xót xa, buồn, tiếc nuối…
- À, hay thật, tuyệt vời, rung động, xuyến xao…
- Ấn tượng làm sao, bâng khuâng thú vị…
- Thật không ngờ, lạ nhỉ, êm dịu, ngọt ngào sao…
- Ôi, không thể nào quên…
CÁC ĐỀ THAM KHẢO: viết đoạn văn từ 6 – 8 – 10 câu, nêu cảm nghĩ của em về:
1. Loài cây em yêu quý.
2. Loài vật nuôi thân thiết của em.
3. Đồ vật (món quà; dụng cụ học tập…)
4. Cảnh vật (cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh đường phố, sân trường giờ ra chơi, thành phố lên đèn…).
5. Môn học em yêu thích (môn sử, họa, văn…).
6. Mùa yêu thích trong năm (xuân, hạ…).
7. Âm thanh quen thuộc trong cuộc sống (tiếng còi xe, rao đêm, trống trường…).
8. Hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống (bà cụ bán vé số, cô lao công, chú công an…).
9. Lời nói (lời xin lỗi, lời cảm ơn…).
10. Tình cảm (tình mẹ, tình cha, tình thầy trò, tình bạn…).
11. Con người (người thân, thầy cô, bạn bè…).
12. Đức tính (trung thực, khiêm tốn, lòng nhân ái…).
13. Văn bản đã học (Câu tục ngữ, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ca Huế trên sông Hương, Sống chết mặc bay…)
14. Chi tiết trong văn bản (Đức tính giản dị của Bác; Nhiệm vụ/Công dụng của văn chương; Ca Huế; Bức tranh
tương phản…)
15. Nhân vật trong văn bản (Bác Hồ; Tên quan phủ “lòng lang dạ sói”)
DÀN Ý CHUNG:
- Giới thiệu đối tượng phát biểu cảm nghĩ + tình cảm.
- Đối tượng đó như thế nào? (Hoặc là gì?).
Điều ấn tượng nhất của em về đối tượng ấy ?
- Đối tượng ấy đem đến cho em cảm xúc gì? (Hoặc điều gì?)
- Nêu nhận xét, suy nghĩ, khẳng định tình cảm của bản thân?.
- Điều ước mong hoặc lời hứa của em?
GỢI Ý VIẾT ĐOẠN:
1. Loài cây em yêu quý
- Em yêu thích nhất là cây hoa hồng.
- Thú vị làm sao khi nhìn những chiếc gai bé, liên tưởng đến các chàng vệ sĩ bảo vệ công chúa hoa hồng.
- Ôi cánh hoa hồng tươi thắm, mịn màng như nhung gợi lên biết bao điều muốn nói.
- Ấn tượng nhất là hương hoa.
- Dẫu không thơm ngào ngạt như huệ, lan, hương hoa hồng chỉ thoang thoảng nhè nhẹ mà quyến rũ ong bướm đến
lạ kì.
- Hoa hồng luôn đem đến cho mọi sự vui mừng, hạnh phúc, dạt dào tình yêu thương.
- Hoa hồng thật xứng đáng với biệt danh “Nữ hoàng của các loài hoa”.
1
2.
3.
4.
-
Em ước mong sao có một khu vườn trồng toàn hoa hồng, để mỗi buổi sáng em ra vườn ngắm hoa thỏa thích.
Loài vật nuôi thân thiết của em.
Em rất yêu quý chú mèo với tên gọi MiMi ở nhà.
Đó là một món quà đặc biệt của bà ngoại tặng cho đứa cháu cưng nhân dịp sinh nhật.
Chú mèo nhỏ nhắn có bộ lông trắng tinh, mịn màng.
Đáng yêu làm sao đôi mắt tròn xoe, đôi tai nhỏ xíu và cái mũi dường như lúc nào cũng ươn ướt…
Ấn tượng nhất về MiMi là cái nết nhõng nhẽo, nũng nịu ý như là cô chủ của nó vậy.
Ngoài ra, chú hiền lành thế nhưng bắt chuột lại rất tài tình khiến các anh tí chạy dài mất biệt.
Từ khi có MiMi, hình như em cảm thấy có nhiều niềm vui và sự thoải mái sau những phút giây học tập căng
thẳng, mệt mỏi bằng cách chơi đùa với chú.
Em quý chú mèo nhỏ này lắm và xem chú như một người bạn thân.
Đồ vật (món quà; dụng cụ học tập…)
Giản dị, đơn sơ nhưng chiếc đồng hồ báo thức đặt trên bàn học lại là một đồ vật mà em vô cùng yêu quý.
Đó chính là món quà mà bố đã tặng cho em nhân ngày sinh nhật.
Với hình dáng tròn tròn nho nhỏ và vỏ màu xanh biêng biếc, chiếc đồng hồ trong rất đáng yêu.
Từng cây kim nhỏ chỉ giờ chỉ phút cũng gợi lên cho em nhiều suy nghĩ về câu “Thời gian là vàng”.
Ấn tượng nhất đối với em là tiếng chuông báo, âm thanh ấy đã giúp em mỗi sáng thức dậy để chào đón một ngày
mới đẹp tươi.
Từ khi có chiếc đồng hồ em bắt đầu biết quý trọng thời gian và sắp xếp công việc một cách vô cùng hợp lí.
Em rất nâng niu “món quà thời gian” và thầm cảm ơn bố đã dạy cho em một bài học sâu sắc.
Em thầm tự nhủ với lòng mình là sẽ giữ gìn cẩn thận “món quà” cũng như tự nhắc nhở mình đừng để thời gian trôi
qua lãng phí.
Cảnh vật (cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh đường phố, sân trường giờ ra chơi, thành phố lên đèn…).
Thiên nhiên vốn có nhiều cảnh đẹp, nhưng có lẽ hình ảnh mặt trời mọc trên biển Nha Trang để lại trong em những
ấn tượng sâu sắc khó quên.
Xa xa, phía chân trời ngấn bể xanh thẳm, pha sắc hồng tươi, vài tia nắng ló dạng đón chào ngày mới.
Mặt trời thức giấc sau một đêm dài, dần dần nhô lên.
Ôi, đẹp làm sao, mặt trời như “lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn”.
Giữa nền trời trong xanh, gió hiu hiu nhẹ, nước biển ửng hồng, hình ảnh mặt trời góp phần tạo nên bức tranh thiên
nhiên tươi đẹp, tráng lệ.
Từng tia nắng của buổi bình minh soi xuống trần gian trông thật thú vị.
Vài cánh chim trời chao qua, chao lại như một nét chấm phá cho bức tranh về vẻ nên thơ.
Thật hạnh phúc biết bao khi tận mắt chiêm ngưỡng cảnh mặt trời mọc trên biển.
Em dường như cảm thấy lòng mình thư thái, sảng khoái hơn khi được hòa mình với thiên nhiên.
5. Môn học em yêu thích (môn sử, họa, văn…).
Từ khi bước chân vào “thế giới diệu kì”, tôi bắt đầu say sưa, thích thú với biết bao môn học hay, lạ.
Nhưng tôi yêu thích nhất môn văn với những giờ học tạo cho tôi nhiều cung bậc cảm xúc khó tả.
Trong những tiết văn, tôi dường như cảm thấy lòng mình mở rộng hơn bao giờ hết.
Chợt yêu sao những vùng, miền, làng quê, nơi mà tôi chưa hề đặt chân đến bao giờ.
Đôi khi, số phận của các nhân vật trong văn bản lại khiến tôi không cầm được nước mắt như khi tìm hiểu tác phẩm
“Cuộc chia tay của những con búp bê”.
Môn văn còn dạy tôi biết trân trọng tình cảm gia đình, bạn bè, thầy cô...và tất cả những gì tôi đang có.
Chẳng những thế, môn học ấy còn gợi trong tôi tình cảm yêu thương, chia sẻ, biết “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng
mình”.
Bổ ích làm sao qua những câu tục ngữ, tôi có được kinh nghiệm quý báu, lời dạy bảo chân tình sâu sắc của ông ta
từ ngày trước để lại cho con cháu đời sau.
Cảm ơn môn văn đã đem đến cho tôi và mọi người bao điều thú vị, để từ đó biết sống có ý nghĩa hơn với cuộc đời
này.
2
6. Mùa yêu thích trong năm (xuân, hạ, thu…)
-
Không biết tự bao giờ tôi lại yêu mùa thu.
Bốn mùa trong năm, có lẽ mùa thu là khoảng thời gian mà gợi cho con người nhiều cảm xúc khó tả.
Đấy là mùa của lá vàng rơi và những đám mây trắng trôi lững lờ trên nền trời trong xanh.
Mùa của tuổi thơ với tiếng cười vui nhộn bên chiếc lồng đèn ông sao, cá chép đỏ hồng.
Làm sao quên, buổi tựu trường bắt đầu năm học mới, chúng ta đi trong ánh nắng mùa thu.
Mẹ dẫn con bước qua cánh cổng trường để bước vào “Thế giới diệu kì”.
Không như mùa xuân tươi thắm, mùa hạ rộn ràng, tưng bừng, mùa thu mang vẻ đẹp dịu dàng, êm đềm thơ mộng.
Ôi, cảm ơn mùa thu mát mẻ gợi trong lòng người cảm giác bình yên giữa nhịp sống ồn ào hối hả.
7. Âm thanh quen thuộc trong cuộc sống (tiếng còi xe, rao đêm, trống trường…).
Không biết tự bao giờ tôi lại cảm thấy yêu tiếng trống trường.
Âm thanh quen thuộc ấy đã gắn bó với tôi trong năm tháng học trò.
Chỉ vang lên ba tiếng và đôi khi kết hợp một hồi dài, tiếng trống trường đã đem đến cho học sinh chúng tôi bao
cảm xúc khó tả.
Tiếng trống vào học, mỗi người đều hăm hở vào lớp chuẩn bị đón nhận những điều thú vị, kiến thức bổ ích.
Giờ ra chơi, tiếng trống lại vang lên, những phút giây thư giản thoải mái bắt đầu.
Và như thế, âm thanh ấy cứ vang lên trong suốt tuổi học trò hồn nhiên thơ mộng.
Những ngày hè, thiếu tiếng trống trường, không hiểu sao trong lòng tôi lại có cảm giác buồn buồn, nhớ nhớ.
Mai này xa rời trường lớp, làm sao tôi có thể quên âm thanh quen thuộc ấy trong suốt cuộc đời mình.
8. Hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống (bà cụ bán vé số, cô lao công, chú công an…).
Không biết tự bao giờ hình ảnh cô lao công quét đường quen thuộc đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc khó tả.
Trong đêm, đôi khi trời lạnh buốt, tôi vẫn thấy cô âm thầm làm việc.
Với cây chổi trong tay, cô cặm cụi quét từng cọng rác trên đường phố.
Cô có ngại gì đâu vất vả khó khăn.
Để rồi, buổi sáng hôm sau, chúng ta bước đi trên những con phố sạch sẽ thoáng mát.
Không biết trong mỗi người có ai nghĩ tới giọt mồ hôi của cô ướt đẫm đêm qua.
Em vô cùng cảm phục và yêu quý cô lao công đã đem đến cho cuộc đời những điều tốt đẹp một cách giản dị, âm
thầm.
Ước mong sao, mọi người cùng ý thức, đừng xả rác bừa bãi để tiếng chổi cô lao công bớt mệt nhọc hơn.
9. Lời nói (lời xin lỗi, lời cảm ơn…).
Trong cuộc sống hàng ngày, ngoài lời xin lỗi, chúng ta cần phải biết nói cảm ơn.
“Lời nói không mất tiền mua” và lời cảm ơn đúng lúc sẽ đem đến cho chúng ta biết bao điều tốt đẹp.
Lời cảm ơn là bày tỏ tình cảm, thể hiện lòng biết ơn của mình đối với người đã giúp đỡ hoặc đem đến cho ta điều
gì đó.
Cho dù là điều nhỏ nhất như bạn giúp ta nhặt hộ cây bút, ta vẫn cần nói lời cảm ơn.
Chỉ hai tiếng tưởng chừng như đơn giản ấy lại có một ý nghĩa vô cùng to lớn gắn kết con người thân thiết với nhau
hơn.
Người nói và người nghe đều hài lòng vui vẻ.
Và, thật buồn biết mấy, khi biết rằng vẫn còn đó, một số người không khéo léo trong giao tiếp, quên mất đi hai
tiếng quen thuộc thể hiện phép lịch sự ấy.
Có gì khó khăn đâu, hãy tập cho mình biết nói những câu cảm ơn cũng như xin lỗi.
10. Tình cảm (tình mẹ, tình cha, tình thầy trò, tình bạn…).
Mỗi khi nghe bài hát “Nhật kí của mẹ” qua giọng ca ngọt ngào của ca sĩ Hiền Thục, lòng em bỗng bồi hồi xúc
động nghĩ về tình mẹ.
Tình mẹ là tình cảm yêu thương sâu nặng, sự khoan dung che chở và còn là đức hi sinh của người mẹ dành cho
đứa con của mình.
Mẹ không bao giờ quản ngại mang nặng đẻ đau, vất vả cưu mang nuôi con khôn lớn từng ngày.
Những lúc con ốm, con đau, mẹ thức cả đêm thổn thức âu lo và cứ thế tóc mẹ bạc dần thêm.
3
- Mẹ sẵn sàng hy sinh những niềm vui hạnh phúc của riêng mình miễn sao con bình yên vui vẻ.
- Ôi, tình mẹ thật to lớn biết bao như có người nói “Kì quan vĩ đại nhất chính là trái tim người mẹ”
- Chính vì thế, bổn phận làm con, chúng ta phải ngoan ngoãn, nghe lời dạy bảo, hiếu thảo với mẹ.
- Không được làm mẹ buồn như “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc; Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không?”
11. Con người (người thân, thầy cô, bạn bè…).
- Trong cuộc đời của mỗi con người, đặc biệt là tuổi học trò, hình ảnh người thầy người cô hết sức gần gũi yêu
thương.
- Thật vậy, ngay từ ngày đầu đến lớp, chúng em đã cảm nhận được điều ấy qua ánh mắt nụ cười và hành động, cử
chỉ sâu sắc, chân tình của những “kĩ sư tâm hồn”.
- Thầy cô luôn dìu dắt, chỉ bảo những điều hay lẽ phải, dạy ta cách sống nhân hậu, đừng để trái tim mình vô cảm.
Người ta thường nói thầy cô như người lái đò đưa chúng em sang những bến bờ tương lai, trong số “hành khách”
ấy có bao nhiêu người nhớ, người quên...?
- Thầy cô còn là người “ươm mầm” trong khu vườn tri thức, giúp cho chúng em thực hiện những hoài bão, ước mơ.
- Ôi đẹp biết bao tấm lòng thầy cô giáo với mực đỏ chấm bài là máu chảy về tim.
- Chính vì thế, chúng ta cần biết phải làm gì để nụ cười cô luôn nở trên môi, ánh mắt thầy rạng ngời hạnh phúc.
- “Nhất tự vi sư”, “Tôn sư trọng đạo” là những câu mà học sinh chúng ta cần phải luôn ghi khắc trong lòng.
12. Đức tính (trung thực, khiêm tốn, lòng nhân ái…).
- Dân tộc Việt Nam vốn có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng trong đó em quý trọng nhất là lòng trung thực.
- Trung thực là ngay thẳng thật thà không gian dối.
- Trong cuộc sống hàng ngày, lòng trung thực đem đến cho chúng ta biết bao điều tốt đẹp.
- Đó là sự thương yêu tin tưởng của những người xung quanh đối với mình.
- Trung thực giúp con người đúng đắn chuẩn mực, quan trọng là sẽ không bao giờ cảm thấy xấu hổ với chính bản
thân.
- Làm sao ta có thể quên những câu chuyện thời tiểu học như “Ba lưỡi rìu”, “Những hạt thóc giống” dạy con người
về lòng trung thực để sau này có cuộc sống hạnh phúc.
- Thế nhưng, đáng buồn biết mấy khi biết rằng, trong xã hội còn đó những con người thiếu trung thực, gian dối.
- Lòng trung thực quả thật là một đức tính tốt, một phẩm chất đẹp và cao quý của con người.
13. Văn bản đã học (Câu tục ngữ, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ca Huế trên sông Hương, Sống chết mặc bay…)
• Cảm nghĩ về câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”.
- Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu mang ý nghĩa sâu sắc, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu,
bao lời khuyên dạy chân tình nhưng không hiểu sao em lại thích câu: “Thương người như thể thương thân”.
- Câu tục ngữ giản dị, chỉ có sáu từ ngắn gọn cùng với phép so sánh nhẹ nhàng nhưng lại giàu hình ảnh chân thật.
- Đó là lời của ông cha khuyên chúng ta phải biết yêu thương người khác như chính bản thân mình.
- Hai tiếng “thương người” đặt trước thương thân thật “khéo léo” mang đầy ẩn ý nhằm nhấn mạnh đối tượng cần
đồng cảm thương yêu.
- Chúng ta cần lấy bản thân mình soi vào người khác, coi người khác như bản thân mình để từ đó quý trọng mà yêu
thương, mà quý mến nhau.
- Lời khuyên và triết lý sống đầy giá trị nhân văn ấy vẫn còn mãi mãi với thời gian.
- Thử hình dung nếu thiếu lòng nhân ái thì cuộc sống này sẽ ra sao với những con người mang trái tim sỏi đá.
- Câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng thật sâu sắc, chúng ta hãy sống như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết:
“Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng,.. để gió cuốn đi..”.
14. Chi tiết trong văn bản (Đức tính giản dị của Bác; Nhiệm vụ/Công dụng của văn chương; Ca Huế; Bức tranh
tương phản…) .
- Dẫu chưa được một lần đến cố đô nhưng sau khi học văn bản “Ca Huế trên sông Hương” - bài tùy bút đặc sắc,
giàu chất thơ của Hà Ánh Minh, lòng em bỗng xao xuyến trước vẻ đẹp về cảnh vật thơ mộng, đặc biệt là những làn
điệu dân ca thắm thiết ngọt ngào.
4
- Xứ Huế mộng mơ vốn nổi tiếng với những điệu hò như: Chèo cạn; Hò giã gạo; Hò mái đẩy; Ru em; Dã diệp; Dã
vôi…
- Những làn điệu dân ca này đã góp phần phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm hồn của con người đất Huế.
- Ấn tượng làm sao cách thưởng thức ca Huế trên thuyền rồng, dọc dòng sông Hương nổi tiếng trong thơ ca, dưới
ánh trăng hòa quyện ánh sánh đèn điện lung linh, làm cho những làn điệu dân ca này trở nên huyền ảo, lung linh.
- Và, nghe ca Huế với dàn nhạc truyền thống gồm đàn tranh; đàn tì bà; đàn bầu; sáo; cặp xanh, biểu diễn bởi các ca
công rất trẻ mặc trang phục dân gian áo dài khăn đóng, ta dường như được sống trong cái không khí thuở xưa.
- Ôi, người dân xứ Huế thật tài ba và tâm hồn phong phú, họ biết kết hợp hài hòa dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc
cung đình tạo nên những giai điệu vừa trang trọng, uy nghi có thần thái của ca nhạc thính phòng vừa đậm đà chất
nhạc dân ca.
- Quả thật, nghe ca Huế là một thú tao nhã, đầy sức quyến rũ!
- Dẫu chưa từng thưởng thức ca Huế trong khung cảnh thị vị ấy nhưng những giai điệu dân ca ngọt ngào thắm thiết
đã khơi gợi lòng em nhiều cung bậc cảm xúc khó tả.
- Em bắt đầu yêu Huế từ yêu những khúc ca.
15. Nhân vật trong văn bản (Bác Hồ; Tên quan phủ “lòng lang dạ sói”).
- Sau khi học văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” qua ngòi bút của nhà cách mạng nổi tiếng - Phạm Văn Đồng,
hình ảnh “Người cha già của dân tộc Việt Nam” gây cho em nhiều cảm xúc khó tả.
- Hình ảnh “Người cha” ấy càng đẹp rạng ngời với đức tính giản dị nổi bật.
- Trong bữa cơm của Người chỉ có vài ba món giản đơn, nơi ở chỉ là cái nhà sàn luôn luôn lộng gió và vẻn vẹn vài
ba căn phòng nhỏ.
- Ôi, đời sống của Bác thật thanh bạch và tao nhã biết bao!
- Không chỉ giản dị trong đời sống mà quan hệ với mọi người Bác Hồ lại càng giản dị.
- Từng lời nói, bài viết của Người đều muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được và làm được như chân
lí “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
- Tuyệt diệu quá, sự giản dị hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, Bác kính yêu của chúng ta đã nêu lên một
tấm gương sáng ngời cho bao thế hệ noi theo.
- Cao đẹp làm sao hình ảnh Bác Hồ “chiếc áo nâu giản dị” mang “đôi dép đơn sơ” và từ đó ta càng thấm thía hơn
những vần thơ Tố Hữu viết về Người: “Bác để tình thương cho chúng con, Một đời thanh bạch chẳng vàng son”.
ĐOẠN VĂN BỔ SUNG
ĐOẠN VĂN VỀ GIA ĐÌNH
- Hạnh phúc lớn nhất của mỗi con người là được sinh ra và lớn lên trong sự thương yêu, dạy bảo của gia đình.
- Hai tiếng gia đình ngắn gọn nhưng mang đầy vẻ đẹp thiêng liêng, cao quý.
- Có ai đó đã từng ví von gia đình như là một bến cảng vững chắc cho mỗi thành viên trong đó tránh gió bão mỗi
khi gặp phải phong ba trên dòng sông cuộc đời.
- Từ thuở nhỏ đến khi khôn lớn và trở thành những người có ích trong xã hội, không thể thiếu đi vai trò to lớn của
gia đình.
- Sâu thẳm trái tim của mỗi con người, gia đình luôn chiếm phần lớn, là nỗi nhớ mỗi lúc đi xa, là động lực, điểm tựa
để ta vươn lên đạt đến thành công trong cuộc sống.
- Tuy nhiên, ngoài những người may mắn, hạnh phúc, vẫn còn đó nhiều số phận khổ đau, bất hạnh, thiếu đi mái ấm
gia đình.
- Vì thế, chúng ta phải trân trọng những gì mình đang đón nhận từ gia đình và đừng bao giờ vì bất cứ điều gì mà làm
tổn thương đến tình cảm gia đình dù là nhỏ nhất.
- Hãy thương yêu và gìn giữ gia đình, vì không nơi nào trên thế gian này có thể thay thế được nơi bình yên, sâu
nặng yêu thương ấy.
5
ĐOẠN VĂN VỀ BẠN BÈ
- Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài người thân, thầy cô thì bạn bè cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
- Nghĩ về bạn bè, tôi bỗng đến nhớ đến câu ca dao quen thuộc từ lâu “Bạn bè là nghĩa tương thân. Khó khăn hoạn
nạn ân cần có nhau”.
- Thật vậy, dưới mái trường cũng như ngoài cuộc sống, ta nhận được sự quan tâm, lo lắng và chia sẻ giúp đỡ của
bạn bè.
- Bạn luôn đến bên ta dù lúc ta khổ đau hay hạnh phúc, đấy chính là những người bạn chân thành nhất.
- Có bạn, ta cảm thấy an tâm, vui hơn và đôi khi còn dịu bớt nỗi buồn.
- Trong học tập làm sao ta có thể quên mà không nhớ câu “Học thầy không tày học bạn”.
- Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải biết “lựa bạn mà chơi”, tránh xa những người bạn xấu, lôi kéo dụ dỗ ta làm điều
sai trái.
- Bạn bè rất quan trọng, đặc biệt là người bạn chân tình, thân thiết, chúng ta cần phải hết sức nâng niu gìn giữ cẩn
thận.
- Hãy nhớ rằng không vì bất kì lý do gì mà làm tổn hại đến bạn bè các bạn nhé.
6