Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

rèn luyện kỹ năng làm văn phát biểu cảm nghĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.61 KB, 3 trang )


Tên chuyên đề: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VĂN BIỂU CẢM
PHÁTBIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC.
A/ Đ ặt vấn đề :
* Văn biểu cảm là văn bản trong đó tác giả người viết,người làm văn sử dụng
phương tiện ngôn ngữ để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình . Biểu cảm bằng văn là
bộc lộ tình cảm ,cảm xúc chủ quan của con người bằng ngôn từ khác với biểu cảm
trong thực tế . Đó là những cảm xúc mà người viết cảm thấy ở trong lòng,những ấn
tượng thầm kín về con người,cảnh vật,những kỉ niệm,hồi ức gợi nhớ đến người, đến
việc,bộc lộ những tình cảm của mình đối với cuộc đời,cuộc sống có liên quan gắn vào
tác phẩm văn học.
* Trong phạm vi chuyên đề này để giúp hs hiểu văn biểu cảm về tác phẩm văn
học, biết cách trình bày cảm nghó về tác phẩm văn học và cảm nghó về một số tác
phẩm đã học trong chương trình-đồng thời HS có kó năng viết được nhưng đoạn văn
,bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học .Chúng tôi đề xuất một số vấn đề về cách rèn
luyện kó năng làm văn biểu cảm , phát biểu cảm nghó về tác phẩm văn học .
B/ Nội dung cơ bản:
* Phần I : Ôn lại lý thuyết văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
1-Khái niệm văn biểu cảm về tác phẩm văn học:
Biểu cảm về một tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc,tưởng tượng,suy
nghó của mìnhvề nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
2-Các dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học:
- Biểu cảm về đoạn văn,đoạn đoạn thơ.
- Biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Biểu cảm về nội dung , nghệ thuật qua một số tác phẩm văn học .
3-Cách làm bài văn biểu cảm: theo trình tự 4 bươc.
- Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
- sửa bài.
4-Lập dàn ý : có 3 phần ( mỏ- thân -kết )


a) Mở bài: + Giới thiệu tác phẩm .
+ Hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm
b) Thân bài: Nêu các cảm xúc , suy nghó do tác phẩm gợi lên.
Có thể theo các trình tự sau:
Trình tự 1: Nhận xét khái quát về giá trò của tác phẩm ( cả nội dung và nghệ
thuật) trên cơ sở đó, chọn một số chi tiết,hình ảnh đặc sắc để nêu cảm nghó (thường sử
dụng ở bài văn biểu cảm về tác phẩm tự sự ).
Trình tự 2: Nêu cảm nghó theo trình tự các phần , các ý hoặc theo mạch cảm
của tác giả ở mỗi phần,cảm nghó phải tập trung cho cả nội dung lẫn nghệ thuật ( thường
sử dụng ở bài văn biểu cảm về tác phẩm trữ tình).
c)Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm .
*Phần II: Cách viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học .
- Đọc kỹ từng chi tiết ,hình ảnh, ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc .

- Sắp xếp tác phẩm theo chủ đề ,dòng thời gian ,tác giả trong nước và ngoài
nước ,giới tính ,lứa tuổi .
- Có thể liên hệ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm hoặc so sánh với những tác
phẩm khác cùng chủ đề.
-Cảm: nghó về tác phẩm thường gắn liền với nghò luận như giải thích,chứng minh,
phân tích.
-Cảm nghó phải sâu sắc,chân thành,tránh bắt chước,sáo mòn giả tạo.
PhầnIII: Phương pháp dạy học.
-Mục tiêu cơ bản của chuyên đề là rèn luyện kỷ năng làm văn biểu cảm về tác
phẩm văn học,biết cách viết đoạn văn,bài văn theo đúng thể loại văn biểu cảm. Vì
vậy,giáo viên vận dụng phương pháp đặc trưng của phân môn trong loại hình tiết dạy
là ôn luyện,phân tích mẫu bài tập cho từng dạng . Phân tích một số câu văn,đoạn văn
có tính chất biểu cảm. Đồng thời cho học sinh thực hành viết đoạn văn theo đề bài trên
cơ sở vận dụng lý thuyết đã học.
-Tiết minh họa cho chuyên đề với bài dạy: Cách làm bài văn biểu cảm về tác
phẩm văn học. Giáo viên tổ chức hoạt động dạy học theo tiến trìng như sau:

1)Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh đọc bài văn của Nguyên Hồng
“Cảm nghó về một bài ca dao.”, mỗi học sinh đọc một đoạn.Chú ý yêu cầu đọc
đúng,diễn cảm.
2)Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp phát biểu cảm xúc.Chú ý đây là một bài
văn hồi tưởng. Nhà văn hồi tûng cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao và những ấn
tượng do bài ca dao gợi lên. “Cảnh minh họa”Nói ở đây là minh họa trong sách giáo
khoa thời trước. Trong minh họa vẽ người đàn ông mặc áo dài,đội khăn nhưng ta vẫn
cóthể tưởng tượng lời trong bài là lời của cô gái nhớ người yêu…
Bài cảm nghó có 4đoạn,mỗi đoạn nói về hai câu lục bát trong bài. Vậy ta có thể chia
làm bốn bước.
a)Bước1:Tác giả đã cảm nhận thế nào về hai câu đầu? (một người đàn ông,thậm chí
là người quen nhớ quê. Đây là cách giả đònh,cụ thể hóa,đặt mình trong hoàn cảnh để
thể nghiệm,bày tỏ cảm xúc.Nếu tưởng tượng là cô gái thì lại khác.)
b)Bước2: Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu,tiếng nấc của người trông
ngóng.
c)Bước3: Cảm nghó về sông Ngân Hà,con sông chia cắt,con sông nhớ thương với
Ngưu Lang – Chức Nữ.
d)Bước4:Cảm nghó về hai câu cuối,về sông Tào Khê .
3)Hoạt động 3:-Tổng kết về các biện pháp tưởng tượng ,liên tưởng, suy luận
trong khi phát biểu cảm nghó về tác phẩm văn học.
- Hình thành bài học (ghi nhớ SGK)
4) Hoạt động 4:- Luyện tập,củng cố kỷ năng văn biểu cảm phát biểu cảm nghó về
tác phẩm văn học.
-GV cho học sinh tìm hiểu về cách làm và chuẩn bò trước ở nhà
theo yêu cầu sau đối với hai tác phẩm vă học .
* Cảm nghó trong đêm thanh tónh (Lý Bạch)
*Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh )
Yêu cầu của bài tập là học sinh biết tưởng tượng liên tûng và trình bày cảm xúc của
mình.
*Ví dụ về bài thơ” Cảm nghó trong đêm thanh tónh “,có thể tưởng tượng một đêm nào

đó trong cuộc đời phiêu bạt giang hồ, Lý Bạch bỗng thức dậy thấy trăng…
*Đối với bài “ Cảnh khuya “, ta cảm nhận được một phong cảnh thiên nhiên giàu
đẹp,trữ tình của một con người Việt Nam có tâm hồn khí tiết thanh cao.
- GV cho hs luyện tập bài tập 2: lập dàn ý cho bài phát biểu cảm
tûng về bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”( Hạ Tri Chương).
Lập dàn bài ba phần (mở –thân –kết),phần thân bài phải nêu được
ấn tượng sâu đậm nhất về bài thơ . (Tình yêu quê hương thắm thiết của một con người
sống xa quê lâu ngày.)
Phần IV: Những điều lưu ý khi rèn luyện kỷ năng viết bài văn biểu cảm về tác
phẩm văn học.
-Để trình bày được cảm nghó về tác phẩm văn học, trước hết học sinh xác đònh được
những cảm nghó cần phát biểu.
-Cảm nghó về tác phẩm phải bắt nguồn từ tác phẩm và sự suy nghó, cảm nghó của người
đọc đối với tác phẩm cụ thể løà cảm xúc về cảnh về người trong tác phẩm ;cảm xúc về
tâm hồn con người ,số phận nhân vật trong tác phẩm ;cảm xúc vẻ đẹp ngôn từ của tác
phẩm ;cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm .
- Cảm nghó có thể xây dựng trên cơ sở kể lại sự việc hoặc miêu tả cảnh tượng trong tác
phẩm đã gây cho người viết cảm xúc và suy nghó .
- Điều cốt yếu đối với việc phát biểu cảm nghó về tác phẩm văn học là học sinh phải
có ấn tượng tổng thể về tác phẩm và nhân vật chính hoặc về phong cảnh,tình
huống,hình tượng để nói lên ấn tượng ấy,cảm xúc và suy nghó trên cơ sở ấn tượng ấy .
C/ Tổng luận: Trên đây là những thiển ý chúng tôi khi trình bày một cách tổng
thể về cách rèn luyện kỷ năng làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học .Thông qua
việc lấy các tác phẩm văn học ,người đọc có cảm nhận ở nhiều góc độ khác nhau về
tác phẩm đó.Chính vì thế cần rèn luyện kỷ năng cơ bản nhất để học sinh làm bài đúng
với thể loại văn biểu cảm .
Khi làm văn biểu cảm phải hiểu về văn biểu cảm là nhằm cho người đọc biết được ,
cảm được tình cảm của người viết . Tình cảm là nội dung thông tin chủ yếu của văn
biểu cảm .Các hình ảnh , sự việc , ngôn từ, hình tượng là phương tiện để biểu cảm .
Dẫu như thế thì học sinh có khả năng vận dụng tư duy ngôn ngữ ( nói-viết) để làm văn

biểu cảm .
Những điều trình bày ở trên không thể không thiếu sót, chúng tôi sẽ tiếp thu sự
đóng góp chân thành của đồng nghiệp.
Diêu Trì,ngày 6/11/2006.
Người viết

×