Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Xác định CTPT, CTCT este

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.36 KB, 12 trang )

Xác định CTPT, CTCT este
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Tên este RCOOR’ gồm: tên gốc hiđrocacbon R’ + tên anion gốc axit (đuôi “at”).
B. Khi thay nguyên tử H ở nhóm –COOH của axit cacboxylic bằng gốc hiđrocacbon thì được
este.
C. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm là phản ứng 1 chiều và gọi là phản ứng xà
phòng hoá.
D. Các este là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường và chúng rất ít tan trong nước.
Câu 2: So với các axit, ancol có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôi
A. thấp hơn do khối lượng phân tử của este nhỏ hơn nhiều.
B. thấp hơn do giữa các phân tử este không tồn tại liên kết hiđro.
C. cao hơn do giữa các phân tử este có liên kết hiđro bền vững.
D. cao hơn do khối lượng phân tử của este lớn hơn nhiều.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 7.8 gam este X thu được 11.44 gam CO2 (đktc) và 4.68 gam H2O.
CTPT của X là:
A. C2H4O2
B. C3H6O2
C. C4H8O2
D. C5H10O2
Câu 4: Công thức tổng quát của este tạo bởi axit đơn chức, no, mạch hở và ancol đơn chức,
no, mạch hở có dạng.
A. CnH2n+2O2 ( n ≥ 2)
B. CnH2nO2 (n ≥ 2)
C. CnH2nO2 ( n ≥ 3)
D. CnH2n-2O2 ( n ≥ 4)
Câu 5: Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây : (1) CH3CH2COOCH3 ; (2)
CH3OOCCH3 ; (3) HCOOC2H5 ;(4) CH3COOH ; (5) CH3OCOC2H3 ; (6) HOOCCH2CH2OH ;
(7) CH3OOC-COOC2H5. Những chất thuộc loại este là
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6).
B. (1), (2), (3), (5), (7).
C. (1), (2), (4), (6), (7).


D. (1), (2), (3), (6), (7).
Câu 6: Công thức phân tử tổng quát của este tạo bởi ancol no, đơn chức và axit cacboxylic
không no, có một liên kết đôi C=C, đơn chức là:
A. CnH2nO2 ( n ≥ 2)
B. CnH2n+2O2 ( n ≥ 4)
C. CnH2n-2O2 ( n ≥ 4)


D. CnH2n+1O2 ( n ≥ 3)
Câu 7: Tính số đồng phân của este X mạch hở có CTPT là C4H6O2 .
A. 4
B. 7
C. 5
D. 6
Câu 8: Các hợp chất: isoamyl axetat; etyl axetat, benzyl fomat; vinyl axetat thuộc loại hợp
chất:
A. Este không no
B. este
C. Axit axetic
D. anđehit
Câu 9: Số đồng phân của hợp chất este đơn chức có CTPT C4H8O2 tác dụng với dung dịch
AgNO3/NH3 sinh ra Ag là
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 10: Một este tạo từ axit no đơn chức và ancol no, bậc III đơn chức mạch hở. Vậy công
thức chung của este đó là :
A. CnH2nO2 ( n≥5)
B. CnH2nO2 ( n≥4)

C. CnH2nO2 ( n≥3)
D. CnH2nO2 (n≥2)
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este cho sản phẩm cháy qua bình đựng
P2O5 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 6,21g, sau đó cho qua dd Ca(OH)2 dư thu được 34,5g
kết tủa. Các este nói trên thuộc loại:
A. No, đơn chức, mạch hở
B. No, đa chức, mạch hở
C. Không no, đơn chức, mạch hở
D. Không no, đa chức, mạch hở
Câu 12: Trong thành phần nước dứa có este tạo bởi ancol isoamylic và axit isovaleric. CTPT
và CTCT của este là
A. C10H20O2 và (CH3)2CHCH2CH2OOCCH2CH(CH3)2
B. C9H14O2 và CH3CH2COOCH(CH3)2
C. C10H20O2 và (CH3)2CHCH2CH2COOCH2CH(CH3)2
D. C10H16O2 và (CH3)2CHCH2CH2COOCH2CH(CH3)2
Câu 13: Cho dãy chuyển hoá:


o

1500 C
H 2O
H2
O2
C2 H 2
→ Y 
→ Z 
→ T 
→ M
CH4 → X 

Công thức cấu tạo của M là
A. CH3COOCH3.
B. CH2 = CHCOOCH3.
C. CH3COOCH = CH2.
D. CH3COOC2H5.

Câu 14: Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit là phản ứng
A. Không thuận nghịch.
B. Luôn sinh ra axit và ancol.
C. Thuận nghịch.
D. Xảy ra nhanh ở nhiệt độ thường.
Câu 15: Este X có công thức phân tử là C4H8O2. Đun nóng X trong dung dịch NaOH thu
được muối X1 và ancol X2. Oxi hóa X2 thu được chất hữu cơ X3. X3 không có phản ứng tráng
gương. Vậy tên gọi của X là :
A. Metyl propionat
B. Etyl axetat
C. n-propyl fomiat
D. Isopropyl fomiat.
LiAlH 4
Câu 16: Chọn sản phẩm chính cho phản ứng sau: C2H5COOCH3 → A + B. A, B là:
A. C2H5OH, CH3COOH
B. C3H7OH, CH3OH
C. C3H7OH, HCOOH
D. C2H5OH, CH3OH

Câu 17: Khi trùng hợp CH2=CH-COOCH3 thu được
A. Polistiren.
B. Poli(vinyl axetat)
C. Poli(metyl acrylat)
D. Polietilen.

Câu 18: Dãy các chất sau được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần
A. CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH3COOH
B. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5
C. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH
D. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5
Câu 19: Để phân biệt các este riêng biệt: metyl axetat, vinyl fomiat, metyl acrylat, ta có thể
sử dụng các thuốc thử nào sau đây?
A. Dùng dung dịch NaOH, đun nhẹ, dùng dung dịch brom, dùng dung dịch H2SO4 loãng.
B. Dùng dung dịch NaOH, dùng dung dịch AgNO3 trong NH3.


C. Dùng dung dịch AgNO3 trong NH3, dùng dung dịch brom.
D. Dùng dung dịch brom, dùng dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 20: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH,
HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
Câu 21: Trong phản ứng este hoá giữa ancol và một axit hữu cơ thì cân bằng sẽ chuyển dịch
theo chiều tạo ra este khi ta:
A. Cho ancol dư hay axit hữu cơ dư.
B. Giảm nồng độ ancol hay axit hữu cơ.
C. Dùng chất hút nước, chưng cất ngay để tách este.
D. Cả 2 biện pháp A, C.
Câu 22: Cho sơ đồ sau:
C2 H 2 → C2 H 4Cl2 → X → C2 H 4O2 → CH 2 = CHOOCCH 3
Công thức cấu tạo của X là
A. C2H4(OH)2.
B. C2H5OH.

C. CH3CHO.
D. HOCH2CHO.
Câu 23: Đun este E ( C6H12O2) với dung dịch NaOH ta được 1 ancol A không bị oxi hoá bởi
CuO. E có tên là:
A. Isopropyl propionat
B. Isopropyl axetat
C. Butyl axetat
D. Tert-butyl axetat.
Câu 24: Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm là
A. Không thuận nghịch.
B. Luôn sinh ra axit và ancol.
C. Thuận nghịch.
D. Xảy ra nhanh ở nhiệt độ thường.
Câu 25: Một este có công thức phân tử là C4H8O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu
được rượu Y. Oxi hóa rượu Y thành anđehit Y1 sau đó cho Y1 tham gia phản ứng tráng
gương thu được số mol Ag gấp 4 lần số mol Y1. Vậy tên gọi của este là :
A. Metyl propionat
B. Etyl axetat


C. n-propyl fomiat
D. Isoproyl fomiat.
+

+ H 2O , H
→ Y1 + Y2
Câu 26: Este X ( C4H8O2) thoả mãn các điều kiện: X 

+ O2 , xt
Y1  → Y2


X có tên là:
A. Isopropyl fomiat
B. Propyl fomiat
C. Metyl propionat
D. Etyl axetat.
Câu 27: Cho sơ đồ sau:
O2 , xt
+ NaOH
+ NaOH
NaOH
X (C4 H 8O2 ) →
Y 
→ Z →
T 
→ C2 H 6
CaO ,t o
Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3COOC2H5.
B. C2H5COOCH(CH3)2.
C. CH3CH2CH2COOH
D. HCOOCH2CH2CH3.
Câu 28: Cho este X có công thức phân tử là C4H6O4 được điều chế từ axit đơn chức A và
ancol B. Đun nóng 0,1 mol X trong 200ml dung dịch NaOH 1,5M sau đó đem cô cạn cẩn
thận thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 13,6 gam
B. 15,6 gam
C. 17,6 gam
D. 20,4 gam
Câu 29: Cho sơ đồ sau:

+

o

o

H 3O ,t
H 2 SO4 dac ,t
C 2 H 5OH / H 2 SO4 dac
+ HCN
CH 3CHO 
→ X 

→ Y 
→ Z (C3 H 4O2 ) 
→T

Công thức cấu tạo của T là
A. CH3CH2COOC2H5.
B. C2H5COOCH3.
C. CH2 = CHCOOC2H5.
D. C2H5COOCH = CH2.
Câu 30: Tính chất hoá học quan trọng nhất của este là
A. Phản ứng trùng hợp.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng thuỷ phân.
D. Tất cả các phản ứng trên.


Câu 31: Thuỷ phân hoàn toàn 8,88 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch

NaOH 1,2M (vừa đủ) thu được 8,16 gam một muối Y. Tên gọi của X là
A. Etyl fomat
B. Etyl axetat
C. Metyl axetat
D. Propyl axetat
Câu 32: Cho sơ đồ sau:
o

2+

+ H 2O / H 3
1500 C
+ NaOH
CH 4 
→ X 
→ Y → Z → T →
M → CH 4

Công thức cấu tạo của Z là
A. C2H5OH.
B. CH3COOH.
C. CH3COOC2H5.
D. Cả A, B đều đúng.
Câu 33: Este X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C8H8O2. Hãy cho biết X có
bao nhiêu công thức cấu tạo ?
A. 7
B. 4
C. 6
D. 5
Câu 34: Cho sơ đồ sau:


Công thức cấu tạo của X là
A. CH2 = C(CH3) – COOC2H5.
B. CH2 = CHOCOC2H5.
C. CH2 = C(CH3)COOCH3.
D. CH2 = CHCOOC2H5
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 6,8 gam một este A no đơn chức chứa vòng benzen thu được
CO2 và H2O . Hấp thụ toàn bộ sản phẩm này vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thấy
khối lượng bình tăng 21,2 gam đồng thời có 40 gam kết tủa. Xác định CTPT, CTCT có thể có
của A
A. 2
B. 3
C. 6
D. 5


LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án : B
Phát biểu B không đúng. Este được tạo thành do sự thay thế nhóm -OH ở -COOH của axit
cacboxylic bởi gốc hidrocacbon:
R-CO-OH + H-O-R' → RCOOR' + H2O.
Câu 2: Đáp án : B
Giữa các phân tử este không tồn tại liên kết hidro, do đó este có nhiệt độ sôi thấp hơn ancol
tương ứng.
* Điều kiện để có liên kết hidro:
- Có nguyên tử có độ âm điện lớn (N, O,..); Nguyên tử có độ âm điện lớn còn cặp e chưa
dùng, và liên kết trực tiếp với một nguyên tử H.
Câu 3: Đáp án : A
o


t
→ CO2 + H2O.
X + O2 
nCO2 = 0,26 mol => mC = 0,26.12 = 3,12 (g)
nH2O = 0,26 mol => mH = 0,26.2 = 0,52 (g)
vì nCO2 = nH2O => X là este no, đơn chức CnH2nO2
BTKL => mO = 7,8 – mC – mH = 4,16 => nO = 0,26 mol
1
=> nX = 2 nO = 0,13 => n = 2.
=> X là C2H4O2.

Câu 4: Đáp án : B
Este tạo ra là este no, đơn chức, mạch hở => chứa 1 liên kết π và 2 oxi => CTTQ: CnH2nO2 (n
≥ 2)
Câu 5: Đáp án : B
Chất 4: CH3COOH là axit axetic
Chất 6: HOOC-CH2CH2OH, là một peta hy vọng axit
Câu 6: Đáp án : C
Este tạo thành có k = 2 (một liên kết π trong C=O và một liên kết π của C=C); va có 2 oxi
=> CTTQ: CnH2n + 2 – 2kO2 <=> CnH2n - 2O2 (do k = 2).
Ancol no nhỏ nhất có 1C, axit nhỏ nhất có liên kết C=C có 3C => n ≥ 4.
Vậy công thức của este cần tìm là CnH2n - 2O2 (n ≥ 4).
Câu 7: Đáp án : D
Số đồng phân của este X mạch hở, có CTPT: C4H6O2 là:
+) HCOOC3H5 :Có các đồng phân:


HCOOCH2-CH=CH2
HCOOCH=CH-CH3 (x 2 vì Trường hợp này có đồng phân cis và trans)
HCOOC=CH2

|
CH3
+) CH3COOC2H3: Có một đồng phân: CH3COOCH=CH2
+) C2H3COOCH3: Có một đồng phân CH2=CH-COOCH3 .
=> ∑= 6 đồng phân
Câu 8: Đáp án : B
Theo lý thuyết về este
Câu 9: Đáp án : B
Este tác dụng được với AgNO3/NH3 sinh ra Ag thì este đó phải có gốc của axit fomic => có 2
đồng phân là HCOOCH2CH2CH3 và HCOOCH(CH3)2
Câu 10: Đáp án : A
Este tạo ra este no, đơn chức, mạch hở => CTTQ: CnH2nO2
Axit nhỏ nhất thỏa mãn có 1C.
Ancol bậc 3 nhỏ nhất thỏa mãn là có 4C: C(OH)(CH3)3
Do đó n ≥ 5 => Este: CnH2nO2 (n ≥ 5)
Câu 11: Đáp án : A
Theo bài thì: P2O5 hấp thụ H2O=> khối lượng bình tăng chính là khối lượng của nước.
=> nH2O = 0,345 mol
+) Ca(OH)2 hấp thụ CO2 => nCO2 = 0,345 mol
Nhận thấy : nCO2 = nH2O => Este phải no, đơn chức, mạch hở.
Câu 12: Đáp án : A
Ancol isoamylic là :

Axxit isovaleric là:

=> Este có CTPT: C10H20O2
CTPT:

Câu 13: Đáp án : C
o


1500 C
H 2O
H2
O2
C2 H 2
→ CH3CHO 
→ C2H5OH 
→ CH3COOH 

CH4 → C2H2 
CH3COOCH=CH2
Vậy M là CH3COOCH=CH2
Câu 14: Đáp án : C


Phản ứng thủy phân este trong Môi trường axit là phản ứng thuận nghịch, xảy ra chậm. Sản
phẩm sinh ra không nhất thiết là axit và ancol. Chẳng hạn:
+

H
CH3COOCH=CH2 + H2O → CH3COOH + CH3CHO.

Câu 15: Đáp án : D
X3 không có phản ứng tráng gương => X3 là xeton
=> X2 là ancol bậc 2.
=> X2 là

X1 là HCOONa.
=> Este là HCOOCH(CH3)2: Isopropyl fomiat.

Câu 16: Đáp án : B
LiAlH4 khử este thành ancol tương ứng:
LiAlH 4
RCOOCH2R’ → RCH2OH + R’CH2OH.
Suy ra, A và B là C3H7OH và CH3OH.
Câu 17: Đáp án : C
CH2=CH-COOCH3 là metyl ancrylat
Trùng hợp thu được: nCH2=CHCOOCH3 →
Polime là Poli (metyl acrylat)
Câu 18: Đáp án : A
Vì este không có liên kết hiđro nên sẽ có nhiệt độ sôi thấp hơn ancol, axit
Câu 19: Đáp án : C
Ba este là: (1) CH3COOCH3; (2) HCOOCH=CH2; (3) CH2=CH–COOCH3
Dùng AgNO3/NH3 thì chỉ (2) phản ứng.
Sau đó, cho Br2 vào thì (3) làm mất màu.
Câu 20: Đáp án : A
Những chất tham gia tráng gương gồm: Anđehit; axit fomic hoặc este tạo bởi axit fomic =>
trong bài này thì: HCHO; HCOOH; HCOOCH3 tham gia phản ứng tráng gương => có 3
chất.
Câu 21: Đáp án : D
o

t , H 2 SO4 dac



Axit + Ancol ¬ 
Este + H2O
Để cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo este, người ta dùng:
+) H2SO4 đặc hút H2O, Chưng cất ngay để tách este

+) Cho ancol dư hay axit hữu cơ dư.
+) Tăng cường axit và ancol


Câu 22: Đáp án : C
C2H2 + 2HCl → CH3–CHCl2 (C2H4Cl2)
o

t
→ CH3CHO + 2NaCl + H2O
CH3-CHCl2 + 2NaOH 
(X)
1
Mn 2+
→ CH3COOH.
CH3CHO + 2 O2 

CH3COOH + C2H2 → CH3COOCH = CH2.
Vậy, X là CH3CHO.
Câu 23: Đáp án : D
Ancol A không bị oxi hóa bởi CuO => A là ancol bậc 3.
Xét 4 đáp án, có D: (CH3)3–C –OOCCH3 (tert butylaxetat) thỏa mãn.
Ancol tert-butylic là:

Câu 24: Đáp án : A
Thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng xảy ra theo một chiều, tức là không thuận
nghịch. Đây còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Câu 25: Đáp án : A
Este có 2O => là Este đơn chức. Oxi hóa Y thành anđehit nên Y là ancol đơn chức => Y1 là
anđehit đơn chức.

Mà 1Y1 → 4Ag => Y1 là HCHO.
=> Este: CH3CH2COOCH3 (metyl propionat)
Câu 26: Đáp án : D
Từ sơ đồ => X là CH3COOCH2CH3:
+

+ H 2O , H
→ CH3COOH + C2H5OH (Y1)
CH3COOCH2CH3 
C2H5OH + O2 → CH3COOH (Y2).

Câu 27: Đáp án : D
Ta đi ngược từ cuối:
CaO


to
(T): C2H5COONa + NaOH
C2H6 + Na2CO3.
(Z): C2H5COOH + NaOH → C2H5COONa + H2O
(Y): C2H5CH2OH + O2 → C2H5COOH + H2O
(X): HCOOCH2CH2CH3 + NaOH → HCOONa + CH3CH2CH2OH.

Câu 28: Đáp án : C
Este C4H6O4 có k = 2, lại chứa 4 oxi nên là este 2 chức
=> Este là: HCOOCH2CH2OOCH.
X + 2NaOH → 2HCOONa + HOCH2CH2OH.
bđ 0,1 0,3
pư 0,1 0,2
0,2

0,1 mol



0,1 =>chất rắn gồm HCOONa và NaOH dư
=> Chất rắn = 0,2.68 + 0,1. 40 = 17,6 g
(hay áp dụng bảo toàn khối lượng=> chất rắn = 0,1.118 + 0,3.40 – 0,1.62 = 17,6 (g))
Câu 29: Đáp án : C
+

o

o

H 3O ,t
H 2 SO4 dac ,t
+ HCN
→ CH3-CH(OH)-COOH 

CH3CHO → CH3-CH(OH)-C ≡ N 
C2 H 5OH / H 2 SO4 dac
CH2 = CH – COOH  → CH2 = CHCOOC2H5.
Câu 30: Đáp án : C
Mọi este đều có phản ứng thủy phân.
Phản ứng thủy phân trong kiềm còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.

Câu 31: Đáp án : A
Ta có: nNaOH = 0,12 => neste = n muối = 0,12 mol
8,88
=> Meste = 0,12 = 74 (C3H6O2)

8,16
M muối = 0,12 = 68
(HCOONa)
=> Este: HCOOCH2CH3 (etyl fomat)
Câu 32: Đáp án : D
CH4 C2H2 CH3CHO (Y)

(Y): CH3CHO
+ NaOH
→
CaO , t o
CH3COONa
CH4
(M)
Vậy Z có thể là C2H5OH hoặc CH3COOH.
Câu 33: Đáp án : C
Este X có chứa vòng benzen và có CTPT: C8H8O2 là:
HCOO – CH2 (hay HCOO – CH2 – C6H5)
CH3-COO – C6H5
C6H5 – COO – CH3.

=> Tổng có 6 đồng phân. => Đáp án C.
Dang bài này lúc đầu đọc thì thấy đơn giản nhưng khi viết cụ thể các đồng phân thì không ít
bạn đã làm sai do viết thiếu công thức.


Câu 34: Đáp án : A
X là CH2 = C(CH3) – COOC2H5

CH2 = C(CH3)COOC2H5

Câu 35: Đáp án : C
Ta có: mCaCO3 = 40 => nCO2 = 0,4 mol.
m bình tăng = mCO2 + mH2O => mH2O = 3,6
=> nH2O = 0,2 mol.
=> mO (trong este) = 6,8 – 0,4.12 – 0,2.2 = 1,6
=> nO = 0,1
Ta có: C: H: O = 0,4 : 0,4 : 0,1 = 4 : 4 : 1 = 8 : 8 : 2
=> Este là C8H8O2.
Các đồng phân:
HCOO – CH2 – C6H5
CH3-COO – C6H5
C6H5 – COO – CH3.

=>Có 6 đồng phân



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×