Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài toán kim loại tác dụng với h2o ( câu 12 chưa có lời giải)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.19 KB, 8 trang )

Bài toán kim loại tác dụng với H2O
Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng :
A. Mg không phản ứng với nước ở điều kiện thường.
B. Mg phản ứng với N2 khi được đun nóng.
C. Mg cháy trong khí CO2 ở nhiệt độ cao.
D. Các câu trên đều đúng.
Câu 2: Cho Bari vào nước được dung dịch A. Cho lượng dư dung dịch Na2CO3 và dung dịch
A rồi dẫn tiếp luồng khí CO2 vào đến dư. Hiện tượng nào đúng trong số các hiện tượng sau
A. Sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa trắng rồi tan
B. Bari tan, xuất hiện kết tủa trắng, rối tan
C. Bari tan, sủi bọt khí hidro, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng
D. Bari tan, sủi bọt khí hidro, xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan
Câu 3: Cho từng viên Na vào dung dịch AlCl3, hiện tượng xảy ra là:
A. Natri tan, sủi bọt khí, có xuất hiện kết tủa keo trắng
B. Có kết tủa trắng
C. Natri tan, sủi bọt khí, có xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan
D. Sủi bọt khí.
Câu 4: Kim loại nào sau đây khử được nước ở nhiệt độ thường:
(1) Al (2) Fe
(3) Ba
(4) Cu
(5) Ag (6) Mg
A. 3, 7, 8.
B. 1, 2, 3, 7.
C. 1, 3, 6, 7, 8.
D. 2, 4, 5, 7, 8.

(7) Na

(8) Cs


Câu 5: Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng :
A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.
C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt.
D. Chỉ có sủi bọt khí.
Câu 6: Các ion nào sau đây đều có cấu hình 1s22s22p6
A. Na+, Ca2+, Al3+.
B. K+, Ca2+, Mg2+.
C. Na+, Mg2+, Al3+.
D. Ca2+, Mg2+, Al3+.
Câu 7: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4NO3, NaHCO3 và Ba(NO3)2 có số mol mỗi chất đều bằng
nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa
A. NaNO3, NaOH, Ba(NO3)2


B. NaNO3, NaOH.
C. NaNO3, NaHCO3, NH4NO3, Ba(NO3)2.
D. NaNO3.
Câu 8: Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng được với nước lạnh tạo dung dịch kiềm?
A. Na, K, Mg, Ca.
B. Be, Mg, Ca, Ba.
C. Ba, Na, K, Ca.
D. K, Na, Ca, Zn.
Câu 9: Cho sơ đồ biến hoá: Na→ X → Y → Z → T → Na. Hãy chọn thứ tự đúng của các
chất X,Y,Z,T
A. Na2CO3 ; NaOH ; Na2SO4 ; NaCl.
B. NaOH ; Na2SO4 ; Na2CO3 ; NaCl.
C. NaOH ; Na2CO3 ; Na2SO4 ; NaCl
D. Na2SO4 ; Na2CO3 ; NaOH ; NaCl
Câu 10: Cho 1,5g hỗn hợp Na và kim loại kiềm A tác dụng với H2O thu được 1,12 lít H2

(đktc). A là:
A. Li
B. Na
C. K
D. Rb
Câu 11: Cho 2,3g Na tác dụng mg H2O thu được dung dịch 4%. Khối lượng H2O cần:
A. 120g
B. 110g
C. 210g
D. 97,8g
Câu 12: Cho m g hỗn hợp Na, K tác dụng 100g H2O thu được 100ml dung dịch có pH = 14;
Biết nNa : nK = 1 : 4. Vậy m có giá trị
A. 3,5g
B. 3,58g
C. 4g
D. 4,6g
Câu 13: Cho m gam hỗn hợp Na, Ba vào nước thu được dung dich A và 6,72 lít khí (đktc).
Thể
tích dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,5M và HCl 1M để trung hoà vừa đủ dung dịch A là
A. 0,3 lít.
B. 0,2 lít.
C. 0,4 lít.
D. 0,1 lít.


Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 31,3 gam hỗn hợp gồm K và Ba vào nước, thu được dung dịch X
và 5,6
lít khí H2 (đktc). Sục 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị
của m là
A. 49,25.

B. 39,40.
C. 19,70.
D. 78,80.
Câu 15: Hỗn hợp Ca và CaC2 tác dụng với H2O dư thu được hỗn hợp khí B (dB/hydro = 5) . Để
trung hoà dung dịch sau phản ứng cần 600 ml dung dịch HCl 0,5 M . Tính khối lương hỗn
hợp ban đầu.
A. 7,2 g
B. 10,8 g
C. 3,6 g
D. 14,4 g
Câu 16: Hỗn hợp X gồm Na, K, Ba hòa tan hết trong nước dư tạo dung dịch Y và 5,6 lít khí
(ở đktc). Tính V ml dung dịch H2SO4 2M tối thiểu để trung hòa Y
A. 125 ml
B. 100 ml
C. 200 ml
D. 150 ml
Câu 17: Thực hiện hai thí nghiệm sau: • Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp Ba và Al vào
nước dư, thu được 0,896 lít khí (ở đktc) • Thí nghiệm 2: Cũng cho m gam hỗn hợp trên cho
vào dung dịch NaOH dư thu được 2,24 lít khí (ở đktc) Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị
của m là:
A. 2,85 gam
B. 2,99 gam
C. 2,72 gam
D. 2,80 gam
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 7,3 gam hỗn hợp X gồm kim loại Na và kim loại M (hóa trị n
không đổi) trong nước thu được dung dịch Y và 5,6 lít khí hiđro (ở đktc). Để trung hòa dung
dịch Y cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Phần trăm về khối lượng của kim loại M trong
hỗn hợp X là:
A. 68,4 %
B. 36,9 %

C. 63,1 %
D. 31,6 %


Câu 19: Hỗn hợp gồm X gồm 2 kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ tan hoàn toàn vào
nước , tạo ra dung dịch C và 0,06 mol H2 . Thể tích dung dịch H2SO4 2M cần thiết để trung
hoà dung dịch C là?
A. 120 ml
B. 30 ml
C. 1,2 lít
D. 0,24 lít
Câu 20: Hoà tan mẫu hợp kim Ba – Na vào nước được dung dịch A và có 13,44 llít H2 bay ra
đkc . Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M để trung hoà hoàn toàn 1/10 dung dịch A.
A. 120
B. 600
C. 40
D. 750

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án : D
ý A đúng vì có tác dụng rất chậm tạo màng oxit ngăn không cho phản ứng tiếp nên có thể coi
Mg không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường
ý B đúng, Mg tác dụng với N2 tạo Mg3N2 (magie nitrua)
ý C đúng
=> Đáp án D

Câu 2: Đáp án : D
Bari tác dụng với nước trước tạo Ba(OH)2 tạo bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa BaCO3, khi
CO2 dư thì kết tủa tan dần
=> Đáp án D


Câu 3: Đáp án : C
Đầu tiên Na tác dụng với nước, tan và tạo bọt khí, sau đó tạo kết tủa Al(OH)3, khi Na dư kết
tủa sẽ tan
=> Đáp án C


Câu 4: Đáp án : A
Các kim loại khử được nước ở nhiệt độ thường là Na, Cs và Ba
=> Đáp án A
Câu 5: Đáp án : B
Ban đầu, Na sẽ tác dụng với nước trước tạo NaOH và sủi bọt khí, sau đó có kết tủa xanh và
không tan
=> Đáp án B

Câu 6: Đáp án : C
Ta có số hiệu nguyên tử của Na 11; Mg 12; Al 13
=> cả 3 ion Na+, Mg2+, Al3+ đều có cấu hình e thỏa mãn đề bài
=> Đáp án C

Câu 7: Đáp án : D
Sau khi cho hỗn hợp vào nước và giả sử ban đầu mỗi chất có 1 mol, ta có NaOH 2 mol,
NH4NO3 1 mol, NaHCO3 1 mol và Ba(NO3)2 1 mol.
Sau khi đun nóng, NH4+ (1 mol) tác dụng với 1 mol OH- để tạo khí và thoát ra.
Sau đó NaHCO3 tác dụng với NaOH tạo 1 mol CO3(2-), kết tủa tạo 1 mol BaCO3
=> cuối cùng chỉ còn NaNO3.
=> Đáp án D

Câu 8: Đáp án : C
ý A, B loại Mg, ý D loại Zn

=> Đáp án C

Câu 9: Đáp án : C
Ý C đúng


Na + H2O -> NaOH + CO2 -> Na2CO3 + H2SO4 -> Na2SO4 + BaCl2 -> điện phân ra Na
=> Đáp án C

Câu 10: Đáp án : A
nh2 = 0,05 mol nên tổng số mol 2 kim loại kiềm là 0,1
=> M trung bình là 1,5 : 0,1 = 15
=> Na và Li
=> Đáp án A

Câu 11: Đáp án : D
n Na = 0,1 mol => m chất tan: 4
Dung dịch thu được có C% là 4% nên m dung dịch là 100 gam
=> m nước là 97,8 gam (cộng thêm khối lượng H2 bay ra)
=> Đáp án D

Câu 12: x
Câu 13: Đáp án : A
nH2 = 0,3 mol => số mol e cho = 0,6 mol
=> nH+ cần dùng = 0,6 mol
=> V = o,6/2 = 0,3 l
=> Đáp án A

Câu 14: Đáp án : C
nH2 = 0,25 mol => nK = 0,1; nBa = 0,2

=> n OH - = 0,5 mol => n CO3 2- = 0,5 - n CO2 = 0,1 mol => m BaCO3 = 19,7 g => Đáp
án C
Câu 15: Đáp án : A


Đặt nCa = a, nCaC2 là b thì sau phản ứng thu được nH2 = a và nC2H2 = b
Tỉ khối hỗn hợp bằng 10. Trung hòa dung dịch cần 0,3 mol H+ nên tổng a + b = 0,15
=> a = 0,1 ; b = 0,05
=> khối lượng ban đầu là 7,2 gam
=> Đáp án A

Câu 16: Đáp án : A
nH2 = 0,25 mol
Ta có nOH– = 2nH2 mà nOH– = nH+ → nH2SO4 = 1/2 nH+ = 1/2 nOH- = nH2 = 0,25 mol
→ V = 0,125 lít hay 125 ml
→ đáp án A

Câu 17: Đáp án : B
nH2 ở thí nghiệm 1 = 0,04 < nH2 ở thí nghiệm 2 = 0,1 mol → ở thí nghiệm 1 Ba hết, Al dư
còn thí nghiệm 2 thì cả Ba và Al đều hết
- Gọi nBa = x mol và nAl = y mol trong m gam hỗn hợp
- Thí nghiệm 1:
Ba + 2H2O → Ba2+ + 2OH– + H2
x→
2x
x
2x→

Al + OH– + H2O → AlO2– + 1,5 H2
3x


→ nH2 = 4x = 0,04 → x = 0,01 mol
- Thí nghiệm 2: tương tự thí nghiệm 1 ta có: x + 1,5y= 0,1 → y = 0,06 mol
→ m = 0,01.137 + 0,06.27 = 2,99 gam
→ đáp án B

Câu 18: Đáp án : B
nH2 = 0,25 mol ; nHCl = 0,1 mol


- Gọi nNa = x mol và nM = y mol → 23x + My = 7,3 (1)
- Nếu M tác dụng trực tiếp với nước → nH2 = x/2 + ny/2 = 0,25
→ nOH– = 0,5 > nHCl = 0,1 → loại
- Nếu M là kim loại có hiđroxit lưỡng tính (n = 2 hoặc 3):
M + (4 – n)OH– + (n – 2)H2O → MO2n – 4 + n/2 H2
y

(4 – n)y

ny/2

- Do OH– dư nên kim loại M tan hết và nOH– dư = x – (4 – n)y mol → x – (4 – n)y = 0,1 (2)
và x + ny = 0,5 (3) → y = 0,1 mol
- Thay lần lượt n = 2 hoặc 3 vào (1) ; (2) ; (3) → chỉ có n = 3 ; x = 0,2 ; M = 27 là thỏa mãn
→ %M = 36,9 %
→ đáp án B

Câu 19: Đáp án : B
nH+ cần dùng sẽ gấp đôi số mol H2
=> V = 30 ml

=> Đáp án B

Câu 20: Đáp án : A

nH2 = 0,6 mol, 1/10 A sẽ cho ra 0,06 mol khí.
Ta có nH+ cần dùng sẽ gấp đôi số mol khí (dùng bảo toàn e)
=> n HCl = 0,12 mol
=> V = 120 ml
=> Đáp án A



×