Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Modun 18 sửa chữa bảo dưỡng cơ cấu phối khí TC cơ điện nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 41 trang )

Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Lời nói đầu
Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên,
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu về tri trức của
người lao động mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để công tác giảng dạy và học nghề sửa chữa ôtô đạt kết qủa tốt. Được
phép của Trường trung cấp Cơ Điện Nam Định chúng tôi thực hiện biên soạn
cuốn giáo trình sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí trình độ trung cấp
nghề. Qua nhiều năm tham gia thực tế và giảng dạy lý thuyết cũng như thực
hành nghề ô tô máy kéo. Giáo trình lần đầu tiên được biên soạn và làm tài liệu
phục vụ cho học sinh, sinh viên học nghề. Giáo trình sửa chữa và bảo dưỡng cơ
cấu phân phối khí gồm có 5 bài được viết tích hợp cả lý thuyết và thực hành.
Giáo trình sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí thuộc môdul 18 chương
trình đào tạo nghề theo môdul do Bộ lao động - Thương binh xã hội ban hành.
Trong quá trình biên soạn mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng
cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong các bạn đọc đóng
góp ý kiến để cuốn tài liệu được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

1


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định



Trường Trung Cấp Cơ Điện

MỤC LỤC
Trang
MD 18.1

MD 18.2

MD 18.3

MD 18.4

MD 18.5

MÃ BÀI
MD 18 - 1

Lời nói đầu
Mục lục
Nhận dạng tháo lắp cơ cấu phân phối khí
1. Nhiệm vụ.
2. Cách bố trí cơ cấu phân phối khí.
3. Sơ đồ cấu tạo và nguyờn lý làm việc
Sửa chữa cụm xupap
1. Xupáp.
2. Cơ cấu làm xoay xupap.
3. Hư hỏng, kiểm tra, sửa chữa.
4. Ống dẫn hướng xupap.
5. Đế xupap.

6. Lũ xo, múng hóm, đế lũ xo và vũng làm kớn.
7. Hư hỏng, kiểm tra sửa chữa.
Sửa chữa con đội và cần bẩy
1. Con đội.
2. Cần bẩy.
3. Cũ mổ và trục cũ mổ.
Sửa chữa trục cam và bỏnh răng cam
1. Nhiệm vụ.
2. Điều kiện làm việc.
3. Cấu tạo.
3. Hư hỏng kiểm tra sửa chữa.
Sửa chữa bảo dưỡng cơ cấu phối khớ
1. Sửa chữa cơ cấu dẫn động trục cam.
2. Khe hở nhiệt xupap.
3. Điều chỉnh khe hở nhiệt xupap.
Tµi liÖu tham kh¶o

TÊN BÀI:

1
2
2
3
4
5
5
5
9

13

13
14
22
28
28
29
30
31
31
32
43
50

THỜI LƯỢNG (GIỜ)

NHẬN DẠNG THÁO LẮP CƠ
CẤU PHÂN PHỐI KHÍ

LÝ THUYẾT

THỰC HÀNH

2

16

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

2



Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

1. Nhiệm vụ:
Nối ngắt kịp thời khoảng trống bên trong xi lanh với ống hút, xả theo chu
trình làm việc của động cơ, đảm bảo pha phân phối khí theo thiết kế.
2. Cách bố trí cơ cấu phân phối khí
−Có nhiều cách bố trí cơ cấu phân phối khí: Dùng cam - xupáp; cơ cấu dùng
van trợt ( dùng piston đóng, mở các cửa nạp, xả). Cơ cấu cam – xupáp đợc sử dụng
rộng rãi cho động cơ 4 kỳ; cơ cấu dùng piston đóng, mở cửa nạp, xả đợc dùng
nhiều cho động cơ xăng 2 kỳ.
−Theo cách bố trí xupáp cơ cấu chia làm hai loại : cơ cấu xupáp treo và cơ
cấu xupáp đặt
3. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc
3.1 Cơ cấu xu páp đặt
a.

Sơ đồ cấu tạo (Hình 4.11)

−Gồm: trục cam, con đội, xupáp, lò so xupáp, đế đỡ lò so, móng hãm và ống
dẫn hớng xupáp.
b.

Nguyên lý làm việc

−Khi trục khuỷu quay, trục cam quay theo, vấu cam đẩy con đội đi lên, xupáp

lên theo, mở đờng ống hút ( hoặc xả ) thông với buồng đốt để thực hiện kỳ hút
( hoặc xả ). Khi vấu cam quay tới vị trí thấp thì xupáp đợc lò xo kéo xuống đậy kín
lỗ thông ngắt khoang ống hút ( hoặc xả ) với buồng đốt. Vít chỉnh ở con đội dùng
để điều chỉnh khe hở nhiệt đuôi xupáp.
c.

Đặc điểm

−Do thể tích buồng đốt lớn nên tỷ số nén ε thấp, chỉ dùng cho động cơ công
suất thấp và trung bình.
−Dẫn động đơn giản, dễ tháo lắp sửa chữa vì cơ cấu có ít chi tiết.
−Mỗi máy thờng bố trí 1 xupáp hút, 1 xupáp xả, trục cam đặt ở thân máy dẫn
động bằng bánh răng.
3.2 Cơ cấu xupáp treo
a.

Sơ đồ cấu tạo.

−Cơ cấu bao gồm: trục cam, đệm đẩy (con đội), thanh đẩy, vít chỉnh khe hở
nhiệt, cò mổ ( đòng gánh ), trục cò mổ, xupáp, lò xo xupáp, đế đỡ lò xo, móng
hãm, ống dẫn hớng xupáp và bánh răng dẫn động trục cam.


Các xupáp, cò mổ ( đòng gánh ), trục cò mổ, xupáp đợc bố trí ở nắp máy.
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

3



Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Hình 4.11 Cấu tạo cơ cấu xu páp đặt
1, Các bánh răng; 2. Trục cam

Hình 4.12 Sơ đồ cơ cấu xu páp treo
1. Nắp máy; 2. Xu páp; 3. ống dẫn

3. Con đội; 4. Đế tựa lò xo; 5. lò xo
Xu páp; 6. ống dẫn hớng; 7. xupáp
8. Vít điều chỉnh

Trường Trung Cấp Cơ Điện

hớng; 4. Lò xo xupáp; 5. Đế đỡ
lò xo; 6. Cò mổ; 7. Trục cò mổ;
8. Vít điều chỉnh; 9. Đai ốc; 10.
Giá đỡ; 11. Thanh đẩy; 12. Con đội
13. Trục cam; 14,15,16 Các bánh
răng

b.

Nguyên lý làm việc

−Khi trục cam quay, cam đẩy con đội và thanh đẩy đi lên làm đòn gánh tác
động vào xupáp, đẩy xupáp xuống mở thông ống hút ( xả) với buồng đốt. Khi cam
quay tới vị trí thấp, xupáp đợc đóng lại nhờ lực lò xo xupáp và đẩy thanh đẩy, đệm
đẩy về vị trí cũ tỳ vào bề mặt vấu cam. Vít điều chỉnh dùng để điều chỉnh khe hở

nhiệt đuôi xupáp.
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

4


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

−Chú ý: Trong cơ cấu xupáp treo nếu trục cam đợc dẫn động bằng xích hoặc
dây đai và đặt trên nắp máy, trực tiếp đóng mở xupáp thì không có thanh đẩy.
c.

Đặc điểm

−Do thể tích buồng đốt nhỏ nên tỷ số nén cao ε cao.
−Đợc sử dụng cho động cơ Diezen và động cơ xăng có công suất lớn.
−Dẫn động phức tạp, sửa chữa khó khăn do cơ cấu có nhiều chi tiết.

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

5


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định


MÃ BÀI
MD 18 - 2

Trường Trung Cấp Cơ Điện

TÊN BÀI:

THỜI LƯỢNG (GIỜ)

SỬA CHỮA CỤM XU PAP

LÝ THUYẾT

THỰC HÀNH

3

20

1. Xupáp ( Nấm, van )
1.1 Nhiệm vụ

Đóng, mở các lỗ hút, xả thông với phần không gian trong xi lanh theo
một quy luật xác định bởi pha phân phối khí của động cơ.
1.2 Điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo

Điều kiện làm việc: chịu nhiệt độ cao của buồng đốt đặc biệt là xupáp
xả, chịu lực ma sát khi đóng, mở và di trợt trong ống dẫn hớng, khả năng bôi trơn
bề mặt tiếp xúc giữa xupáp, đế xupáp kém. Xupáp nạp đợc làm mát tốt hơn xupáp

xả.


Vật liệu chế tạo

+Xupáp nạp: thép hợp kim Cr, Niken.
+Xupáp xả: thép hợp kim Cr, Si, hoặc hợp kim Stelít chịu mài mòn ở nhiệt độ
cao
1.3 Cấu tạo ( hình 4.212 )

a)

b)
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

6


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Hình 4.212 Cấu tạo xupáp
Xu páp chia làm ba phần: Nấm (đầu xupáp ), thân và đuôi xupáp
−Nấm xupáp :
+Có dạng hình côn phía trên đỉnh làm phẳng hoặc lõm, mặt vát của nấm tiếp
xúc kín với mặt vát của đế xupáp ( ổ đặt ) góc vát thờng 450 hay 300 đối với xupáp
nạp động cơ công suất lớn.

+Nấm xupáp có phần mép hình trụ có chiều dày đủ lớn để đảm bảo bền và
kích thớc khi sửa chữa.
+Đờng kính nấm xupáp hút lớn hơn đờng kính nấm xupáp xả để đảm bảo hệ
số nạp đầy. Trên các xe hiện đại mỗi xi lanh động cơ thờng bố trí 3 van: 2 van nạp
và 1 van xả hoặc 4 van: 2 van nạp và 2 van xả để nạp đầy, xả sạch .
−Thân xupáp :
+Có dạng hình trụ, gia công chính xác để lắp vào bạc dẫn hớng với khe hở rất
nhỏ.
+Động cơ công suất lớn thân xupáp xả đợc làm rỗng trong chứa bột Nátri để
nhanh truyền nhiệt làm mát ( hình 4.212a). Khi xupáp chịu nhiệt độ cao Nátri hoá
lỏng chảy ở 97 0C chất lỏng Nátri tham gia vận chuyển nhiệt từ mặt nấm tới thân
và qua ống dẫn hớng, nắp và nớc làm mát.
−Đuôi xupáp:
+Là phần nhận lực của cò mổ, có tiện rãnh tròn để lắp móng hãm cùng đế
chặn lò xo. Móng hãm đợc xẻ làm hai, mặt ngoài hình côn, đáy lớn ở trên. Mặt
trong của đế đỡ lò xo cũng là mặt côn ăn khớp với mặt ngoài của móng hãm bóp
chặt hai phần móng hãm ngàm vào rãnh.
+Xupáp đợc lắp ghép đậy kín với đế xupáp trên nắp máy nhờ ống dẫn hớng,
lò xo xu páp, đế đỡ lò xo, móng hãm ( hình 4.213).

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

7


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện


Hình 4.213 Xupáp ở vị trí lắp ghép
2 Cơ cấu làm xupáp xoay

Để xupáp mòn đều, tránh kẹt và cháy cục bộ ở mặt vát nghiêng khi
động cơ làm việc, xupáp xả thờng đợc thiết kế xoay đi sau mỗi lần đóng, mở. Các
kỹ thuật làm xupáp xoay: xupáp tự xoay và xoay cỡng bức.
2.1 Xupáp tự xoay: ( hình 4.214 - dùng cho cơ cấu xupáp đặt)
Trên đuôi xupáp lắp đĩa lò xo C, móng hãm dẹt A và cốc B . Khi con đội D đẩy
cốc B, nó sẽ nâng móng hãm A lên, lúc ấy lực lò xo xupáp qua đĩa C ép lên
móng hãm A và qua cốc B đẩy con đội tỳ vào cam, đuôi xupáp ở trạng thái tự do
trong lòng cốc B nó có thể đợc xoay tự do nhờ tác dụng của dòng khí qua xupáp
và sự rung động liên tục của động cơ.
2.2 Xoay cỡng bức: Thờng sử dụng một số kỹ thuật:
- Đặt đầu cò mổ tì lệch tâm trên đuôi xupáp ( hình 4.215) . Nhờ lực ma sát tại
đầu cò mổ khi mở sẽ tạo ra một mômen làm xoay xupáp.
- Bộ xoay cỡng bức xupáp xả ( hình 4.216 ) đợc đặt ở đĩa lò xo phía
dới của xupáp. Bộ xoay gồm có thân (1) bên trong có xẻ các rãnh nghiêng

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

8


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện


Hình 4.214 Xupáp tự xoay
a) Cấu tạo
b) Ngyuên lý hoạt động

a)

lắp bi (2 và lò xo khứ hồi (9). Phía trên là đĩa tì (8) và đĩa lò xo (3) đ ợc lắp
vào thân và khoá bằng vòng hãm (4).)
• Hoạt động: khi cò mổ đẩy mở xupáp làm tăng lực lò xo (5) qua đĩa lò xo (3)
và đĩa tì (8) ép đẩy viên bi trợt trên rãng nghiêng của thân, nén lò xo
khứ hồi. Chuyển dịch của bi tạo ra mômen xoay các đĩa (8) và (3), qua đó làm
xoay lò xo (5), đĩa lò xo (6), móng hãm (7) xoay xupáp đang trạng thái mở. Sau
khi đóng xupáp lò xo khứ hồi đợc giải phóng lại đẩy viên bi (2) về vị trí ban đầu,
chuẩn bị cho lần xoay xupáp ở thời điểm mở tiếp sau.
3 Hư hỏng, kiểm tra, sửa chữa
a.Hư hỏng.

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

9


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

- Bề mặt làm việc của xupáp bị mòn, rỗ do ma sát,va đập, chịu nhiệt độ cao,
chịu sói mòn và ăn mòn hoá học của dòng khí, làm xupáp đóng không kín và

giảm công suất động cơ.
- Nấm xupáp bị nứt, vỡ, cháy do va đập, chịu nhiệt độ cao, xupáp đóng không
kín, lò xo yếu, ống dẫn hớng mòn, nớc làm mát kém...
- Thân xupáp bị mòn do ma sát, bị cong, kẹt trong ống dẫn hớng do khe hở
lắp ghép lớn, nhớt bị cháy, nhiều muội than.
- Đuôi xupáp mòn do ma sát, va đập.

.

Hình 4.216 Cơ cấu xoay cỡng bức xupáp
1. thân; 2. viên bi; 3. đĩa lò xo ; 4.vòng hãm ;
5. lò xo xupáp; 6. đĩa lò xo ; 7. móng hãm ;

Hình 4.215
Cò mổ mổ lệch đờng
tâm xu páp

8.đĩa tì ; 9.lỗ khứ hồi ; 10. ống dẫn hớng xu páp.

b.Kiểm tra
- Quan sát các vết nứt, vỡ, gờ mòn, cháy rỗ của nấm xupáp (hình 4.216 ).
- Kiểm tra độ kín của bề mặt làm việc với ổ đặt, bằng vạch chì, dùng dầu
hoặc dụng cụ thử áp suất.
- Kiểm tra bằng vạch chì (hoặc bột màu): dùng bút chì vạch cách đều 5mm
theo đờng sinh xung quanh bề mặt côn làm việc ( hoặc bôi bột màu ), lắp xupáp
vào bệ đỡ và xoay 45 á 60 0, kiểm tra vết tiếp xúc nếu các vạch chì bị cắt hết và vết
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

10



Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

tiếp xúc ở chính giữa mặt côn, độ rộng vết từ 1,2 á 1,6 mm là độ kín tốt. (hình
4.217)
- Kiểm tra bằng dầu: Lắp xupáp và đế có đầy đủ lò xo, móng hãm. lật nghiêng nắp
máy và đổ dầu hoả hay dầu điezen đầy đờng nạp, để khoảng 1 phút, nếu không
thấy dầu rò rỉ ra bề mặt xupáp là xupáp kín.
- Kiểm tra bằng dụng cụ áp lực:( hình 4.218)
Đặt xupáp kiểm tra (4) lên đế, chụp vỏ chụp (2) phủ kín mặt xupáp, dùng tay
đè chặt dụng cụ và bơm không khí vào ( bằng bóng bơm cao su lắp vào lỗ (3) áp
suất nén khoảng 0,3 at. Để khoảng 1 phút nếu kim áp kế không đổi là đợc.
- Kiểm tra độ cong: dùng đồng hồ so. Độ cong cho phép ≤ 0,03 mm.
- Kiểm tra độ mòn thân: dùng panme đo đờng kính thân xupáp và so với kích thớc
tiêu chuẩn ( hình 4.219). Nếu độ mòn thân > 0,1 mm thì thay mới.

Hình 4.216 Quan sát các
h hỏng của xu páp

Hình 4.217 Kiểm tra độ kín của
xupáp với đế bằng vết tiếp xúc.

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

11



Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Hình 4.218 Kiểm tra độ kín

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Hình 4.219 Đo đơng kính thân xupáp

xupáp bằng áp lực

a)

b)

Hình.4.220 Đo đờng kính lỗ ống dẫn hớng
a. Đo đờng kính lỗ bằng cữ đo lỗ nhỏ
b. Dùng pan me xác định trị số cỡ đo
−Kiểm tra khe hở giữa thân và ống dẫn hớng:
+Đo đờng kính lỗ ống dẫn hớng bằng đồng cữ đo lỗ nhỏ và pan me
( hình.4.220)
+Tính trị số khe hở . Trị số khe hở cho phép:
Đối với xupáp hút là 0,025 á 0,060 mm, tối đa: 0,08 mm
Đối với xupáp hút là 0,030 á 0,065 mm, tối đa: 0,10 mm
- Theo kinh nghiệm: Bịt một đầu, rút nhanh xupáp ra, nếu có tiếng kêu là tốt.
−Kiểm tra độ mòn đuôi xupáp: dùng thớc cặp đo chiều dài xupáp ( hình
4.220 ), nếu chiều dài < 0,5 mm so với tiêu chuẩn thì thay mới.
−Kiểm tra chiều dày mép trụ ( hình 4.221 ). Chiều dầy cho phép ≥ 0,8 mm


Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

12


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Hình 4.220 Đo chiều dài xupáp

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Hình 4.221 Đo chiều dày mép trụ

c.Sửa chữa:
−Thân mòn: mài theo kích thớc sửa chữa, thay ống dẫn hớng có đờng kính
phù hợp.
−Xupáp bị cong > 0,03mm phải nắn lại bằng búa tay.
−Nấm mòn ít thì rà với ổ đặt, dùng bột rà thô, rà tinh và dầu nhờn rà xoáy với
ổ đặt bằng tay, máy khoan tay hoặc máy rà dùng khí nén. Khi rà thực hiện hai
chuyển động xoáy 450 á 600 và dập xupáp xuống đế sau đó nâng xupáp lên cao
cách mặt đế khoảng 5á 10 mm để chuẩn bị lần rà kế tiếp.

Hình 4.222

Mài bề mặt

Hình 4.223 Mài đuôi xupáp


làm việc của tán nấm
−Bề mặt làm việc của nấm xupáp mòn nhiều thì mài lại trên máy mài chuyên
dùng, sau đó rà lại với ổ đặt, góc mài 450 hay 300 ( hình 4.222 ).
−Đuôi xupáp mòn thì mài lại tổng độ mòn và chiều dài sửa chữa không quá
0,5 mm. ( hình 4.223)
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

13


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

−Thay mới xupáp khi độ mòn thân > 0,1 mm, bề dày mép trụ < 0,8mm.
*Chú ý: Bề mặt làm việc tiếp xúc với đế xupáp quá rộng > 2mm thì phải
sửa, mài lại bề mặt làm việc của đế xupáp và thay xupáp mới.
4. Ống dẫn hướng xupáp
a. Nhiệm vụ
−Mặt trụ trong dẫn hớng cho thân xupáp chuyển động tịnh tiến khi đóng, mở,
định tâm xupáp trùng tâm ổ đặt để xupáp đóng kín với ổ đặt.
b. Điều kiện làm việc
−Chịu mài mòn bề mặt dẫn hớng do ma sát, chịu nhiệt độ cao do tiếp xúc với
khí xả ( ống dẫn hớng xupáp xả)
−Vật liệu: có khả năng chống mài mòn kém hơn xupáp, khi mòn có thể thay
thế, thờng làm bằng gang.
c. Cấu tạo ( Hình 4.213 )

−Có dạng trụ rỗng, mặt ngoài đợc gia công chính xác để lắp vào lỗ trên nắp
máy, mặt trong đợc gia công chính xác để nắp với thân xupáp và là bề mặt tỳ để
dẫn hớng cho thân xupáp chuyển động lên, xuống khi đóng mở.
d. Hư hỏng , kiểm tra, sửa chữa
*H hỏng
Bị mòn mặt trụ trong do ma sát với thân xupáp.
Bị xoay do lắp không chặt với nắp máy.
Các h hỏng trên gây tiếng ồn khi động cơ làm việc.
*Kiểm tra,sửa chữa
Kiểm tra khe hở lắp ghép giữa ống dẫn hớng và xupáp ( xem phần sửa chữa
xupáp ), nếu khe hở vợt quá quy định phải chuốt lại ống dẫn hớng bằng dao
chuyên dùng ( hình 4.224) và thay xupáp thích hợp hoặc thay mới ống dẫn hớng và
đảm bảo độ găng lắp ghép với nắp máy.

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

14


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Hình 4.224 Chuốt lỗ ống dẫn hớng xupáp
5 . Đế xupáp ( ổ đặt, bệ đỡ )
a. Nhiệm vụ
− Là cửa thông giữa các khoang hút, xả trên nắp máy và khoang trong xi lanh,
đợc đóng, mở nhờ xupáp.

b. Điều kiện làm việc
− Chịu nhiệt độ cao của buồng đốt, chịu mài mòn, ăn mòn hoá học và bị sói
mòn của dòng khí, khả năng bôi trơn kém.
− Vật liệu: chế tạo bằng vật liệu có khả năng chịu nhiệt, chống mài mòn cao.
Thờng làm bằng hợp kim Crôm, Si lích, Ni ken hoặc hợp kim gang.
c. Cấu tạo ( hình 4.225)
− Có dạng ống mỏng, đợc ép chặt với nắp máy ( nắp máy bằng nhôm ) hoặc
làm liền nắp máy ( động cơ cũ ) có bề mặt làm việc vát nghiêng 45 0 hay 30 0 tơng
ứng với mặt vát ở nấm xupáp và bề rộng khoảng từ 1,2 đến 2 mm. Hai phía trên và
dới bề mặt làm việc đợc mài vát, hợp với bề mặt nằm ngang các góc 30 0 , 150 và
600 hay 750 để tạo điều kiện cho xupáp đóng kín.

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

15


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Hình 4.225

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Cấu tạo đế xu páp

d.H hỏng, kiểm tra, sửa chữa
*H hỏng
−Bề mặt làm việc bị mòn thành gờ, mòn méo, rạn, nứt, rỗ do chịu nhiệt độ

cao, bị va đập và ma sát khi xupáp đóng, mở.
−Bị mất độ găng lắp ghép do biến dạng, chế tạo không đảm bảo kỹ thuật hoặc
nứt, vỡ.
−Sự mài mòn xupáp và ổ đặt dẫn đến xupáp đóng không kín, lọt hơi, công
suất động cơ giảm.
*Kiểm tra
−Quan sát các vết nứt, vỡ, rỗ, mòn thành gờ.
−Kiển tra độ kín xupáp và ổ đặt bằng bút chì, dầu hoặc dụng cụ áp lực( xem
mục kiểm tra xupáp ).
−Kiểm tra vết tiếp xúc của xupáp với đế xu páp bằng bột màu về chiều rộng
và vị trí vết tiếp xúc (hình 4.226 ), để phát hiện h hỏng của đế xupáp do mài mòn
hay h hỏng khi mài sữa chữa đế.
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

16


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Hình 4.226 H hỏng của đế xupáp

* Sửa chữa
−Trớc khi sửa chữa ổ đặt phải sửa chữa ống dẫn hớng xupáp trớc.
−Nếu bề mặt mòn ít, vết rỗ nông, độ thụt sâu của xupáp còn nằm trong phạm
vi cho phép thì tiến hành rà xupáp và ổ đặt bằng bột rà theo 3 bớc: rà thô, rà tinh,
rà bằng dầu bôi trơn.

−Nếu bề mặt làm việc mòn nhiều, vết xớc sâu thì mài trên máy mài chuyên
dùng, ( hoặc dao doa tay) rồi rà cùng với xupáp nh các bớc trên.
( hình 4.227)
−Góc cắt của đá mài ( hoặc dao doa tay ): 300, 450, 750 hoặc 600 và 150, với
hai loại đá mài thô và tinh. Khi mài hoặc doa cần thực hiện góc cắt làm việc trớc
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

17


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

450 , tiếp theo thực hiện góc cắt 150 và 750 hoặc 600, sau đó sửa lại lần cuối bằng
góc cắt 450 để đảm bảo chiều rộng vết tiếp xúc từ 1,2á1,6 mm. ( hình 4.228)
−Mài lại ổ đặt khi bề mặt làm việc rộng quá 2 mm.
−Nếu ổ đặt mòn tụt sâu quá giới hạn thì thay ổ đặt mới. Khi thay dùng đục có
mũi nhọn cong, thanh kéo để tháo ổ đặt cũ khỏi nắp máy( hình 4.229 ) và ép ổ đặt
mới đảm bảo độ găng > 0,01 mm. Sau khi ép phải doa và rà lại ổ đặt nh trên.

Hình 4.227 Doa xupáp

Hình 4.228 . Mặt đế xupáp

Hình 4.229 Tháo ổ đặt

sau khi sửa chữa

6. Lò xo, móng hãm, đế lò xo và vòng làm kín ( hình 4.230 )
−Đế lò xo, móng hãm (vòng khoá) đợc lắp vào rãnh phía đuôi xupáp giữ cho
lò xo xupáp không bị bật ra khi làm việc.
a. Lò xo xupáp ( hình 4.230; hình 4.231 a )
Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

18


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện


Có tác dụng tạo lực đóng kín xupáp với ổ đặt. Thờng là lò xo trụ có từ
một hay hai lò xo. Nếu hai lò xo thì các lò so đợc lồng vào nhau và ngợc chiều
xoắn để tránh bị kẹt khi làm việc.
b. Vòng làm kín : ( hình 4.230 ; hình 4.231 b )
Làm bằng cao su chịu nhiệt và dầu, đợc lắp phía trên ống dẫn hớng để ngăn dầu
nhờn vào buồng đốt qua khe hở xupáp nạp và ống dẫn hớng và tránh thất thoát dầu
nhờn qua các khe hở của các xupáp với ống dẫn hớng.
7.H hỏng, kiểm tra, sửa chữa.
a.H hỏng, kiểm tra, sửa chữa lò xo xupáp
*H hỏng
−Bị giảm đàn tính làm xupáp đóng không kín, gây tiếng gõ, công suất giảm,
tăng chi phí nhiên liệu.
−Bị gẫy: do tác dụng lực cộng hởng, vật liệu không đảm bảo. Tác hại làm va
đập và gây h hỏng piston, xi lanh, xupáp.

*Kiểm tra, sửa chữa
−Dùng thớc cặp đo chiều dài ở trạng thái tự do ( hình 4.227 b), chiều dài ở
trạng thái ép. ( chịu tải ) ( hình 4.227 b). Nếu chiều dài giảm ≥ 1mm thì thay mới

Hình 4,230 Lò xo xupáp , vòng làm kín ,
đế xupáp và móng hãm.

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

19


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

b)

Trường Trung Cấp Cơ Điện

a)

Hình 4.23 Lỗ xupáp và vòng làm kín ( đệm kín)
ỏ vị trí lắp với xupáp.
−Kiểm tra độ không vuông góc bằng dụng cụ chuyên dùng. Độ không vuông
góc cho phép ≤ 0,2 mm, nếu lớn quá phải thay mới.
• H hỏng, kiểm tra, sửa chữa vòng làm kín
−Vòng làm kín thờng bị lão hoá biến cứng do làm việc trong môi trờng chịu
nhiệt và dầu làm mất khả năng đàn hồi và bao kín.
−Vòng làm kín đợc thay mỗi khi tháo xupáp, ống dẫn hớng để sửa chữa hoặc

thay mới khi kiểm tra thấy không mềm.

a)

b)
Hình 4.227 Kiểm tra lò xo

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

20


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định
MÃ BÀI
MD 18 - 3

TÊN BÀI:

Trường Trung Cấp Cơ Điện
THỜI LƯỢNG (GIỜ)

SỬA CHỮA CON ĐỘI VÀ
CẦN BẨY

LÝ THUYẾT

THỰC HÀNH


3

17

1 Con đội ( đệm đẩy; bộ nâng van )
1.1 Nhiệm vụ
−Là chi tiết trung gian biến đổi chuyển động quay của trục cam thành chuyển
động tịnh tiến để đóng mở xupáp.
1.2 Điều kiện làm việc, vật liệu cấu tạo
−Điều kiện làm việc: chịu nén và ma sát với vấu cam và lỗ dẫn hớng ở thân
máy hoặc ở nắp xi lanh.
−Vật liệu chế tạo: thờng làm bằng thép và đợc tôi cứng. Có 2 loại con đội:
con đội cơ khí và con đội thuỷ lực.
1.3 Cấu tạo
a.

Con đội cơ khí ( hình 4.26)

Con đội có dạng hình trụ, hay hình nấm, đáy trong của con đội có một ổ lõm
bán cầu, dùng làm mặt tỳ cho thanh đẩy. Mặt tiếp xúc với vấu cam của đáy con
đội thờng làm phẳng hoặc dạng chỏm cầu với độ cong nhỏ, khi đó vấu cam chế tạo
có độ côn nhỏ, kết cấu này làm giảm độ mòn ở chỗ tiếp xúc giữa con đội và vấu
cam ( hình 4.26 a ).

a)

b)

Hình 4.26 Cấu tạo con đội cơ khí
Tài liệu lưu hành nội bộ

Trang

21


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

1. Con đội;

2.Thanh đầy;

Trường Trung Cấp Cơ Điện

3 Tán nấm;

4. ống dẫn hớng

A, B Vấu cam (Thuỳ cam)
Để giảm ma sát ở đáy con đội của một số động cơ có lắp con lăn ( hình 4.26
b). Trong cơ cấu xupáp đặt, vít điều chỉnh khe hở xupáp đợc lắp lên đầu con đội.
−Đờng tâm con đội bố trí lệch so với đờng tâm của vấu cam từ 1 á 2 mm. Khi
trục cam quay con đội vừa chuyển động lên xuống vừa quay quanh tâm của nó nên
thân con đội mòn đều hơn.
b Con đội thuỷ lực :
−Động cơ ô tô hiện đại thờng dùng con đội thuỷ lực. Khe hở nhiệt trong dẫn
động xupáp đợc tự động điều chỉnh nên động cơ vận hành êm, không có tiếng khua
gõ xupáp, giảm sự mài mòn của các bộ phân dẫn động xupáp.
−Sơ đồ cấu tạo: ( hình 4.27 )
+Gồm: ống trợt (2) lắp trợt khít với thân (1), van một chiều và lò xo. Thân

dịch chuyển trong ống dẫn hớng, trên thân và ống trợt có các lỗ khoan
luôn
thông với đờng dầu chính của hệ thống bôi trơn động cơ.
−Nguyên lý làm việc:
+Khi xupáp đóng : Thân con đội ở vị trí thấp nhất, dới áp suất dầu bôi trơn,
dầu nhờn chảy vào con đội thông qua các lỗ dầu trên thân con đội (1) và ống trợt
(2), qua van một chiều vào phần dới của ống trợt (2) và nâng ống trợt lên, thanh
đẩy lên theo đội cò mổ để triệt tiêu khe hở đuôi xupáp. Vì vậy khi vấu cam nâng
con đội lên sẽ không gây tiếng kêu lách cách ở đuôi xupáp.

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

22


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Hình 4.27 Con đội thuỷ lực
1.Thân con đội; 2. ống trợt;
+Khi xupáp mở: vấu cam đẩy thân con đội đi lên (ống 1) làm áp lực đầu phía
dới ống trợt tăng đột ngột, van một chiều đóng lại. Lúc này ống trợt (2) và thân (1)
trở thành một khối cùng đi lên mở xu páp nhờ lực đẩy của vấu cam.
Trong quá trình làm việc một ít dầu nhờn trong khoang chứa ở thân (1) bị lọt
qua khe hở giữa ống trợt và thân, khi đó dầu mới lại đợc nạp vào để triệt tiêu khe
hở xu páp.
1.4 H hỏng, kiểm tra, sửa chữa

a.
ớng.

H hỏng

−Con đội thờng bị mòn đế và thân do ma sát với bề mặt vấu cam và lỗ dẫn hb.

Kiểm tra, sửa chữa

−Đo khe hở con đội:
+Dùng panme đo đờng kính thân con đội.
+Dùng đồng hồ so và panme đo đờng kính trong của lỗ lắp con đội.
+Tính khe hở con đội – lỗ dẫn hớng.
Khe hở tiêu chuẩn: 0,025 á 0,053 mm. tối đa: 0,09 mm

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

23


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

−Khe hở lắp ghép vợt quá trị số cho phép thì sửa chữa lỗ bằng cách doa rộng
lỗ và ép ống lót hoặc thay con đội.
−Dùng thớc thẳng kiểm tra mặt cong chỏm cầu đáy con đội, nếu bề mặt chỏm
cầu bị mòn phẳng thì thay mới con đội( hình 4.224 ).


Hình 4.29 Kiểm tra sự rò rỉ dầu
của con đội thuỷ lực bằng TBCD

Hình 4.28 Kiểm tra mặt đáy con đội

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

24


Modun 18: Sửa chữa – BD cơ cấu phối khí
Nam Định

Trường Trung Cấp Cơ Điện

Kiểm tra con đội thuỷ lực. Làm thêm các công việc kiểm tra sau:
+Kiểm tra độ mòn, xớc của đế, van bi và các khuyết tật làm van đóng không
kín. Nói chung nên thay bi mới.
+Kiểm tra lò xo, nếu bị vặn và giảm tính đàn hồi phải thay mới.
+Kiểm tra mức dò rỉ dầu trên bộ gá chuyên dùng ( hình 4.29 ).
+Nhúng cụm con đội ngập trong bình đầy dầu, dồn hết không khí ra khỏi con
đội. Dùng bơm tay trên đồ gá ép lên ống trợt bên trong làm dầu lọt qua khe hở khe
hở giữa thân và ống trợt trong, mức lọt dầu chỉ trên đồng hồ bấm giây. Thời gian
lọt hết dầu trong khoảng 12 đến 40 giây là độ kín đảm bảo, nếu thời gian lọt dầu
nhỏ hơn 12 giây phải thay con đội.
2 Thanh đẩy
2.1 Nhiệm vụ
−Truyền lực đẩy từ con đội đến cò mổ.

−Chú ý: Thanh đẩy chỉ có trong cơ cấu xupáp treo, trục cam đặt ở thân máy,
khi trục cam đặt trên náp máy thì trong bộ phận dẫn động xupáp không có thanh
đẩy ( hình 2.210).
.2 Cấu tạo
−Làm bằng thanh thép tròn hoặc thép ống hai đầu bịt kín, đầu dới có dạng
chỏm cầu lồi tỳ vào ổ cầu của con đội và đầu trên có dạng chỏm cầu lõm làm mặt
tỳ cho đầu vít điều chỉnh ở cò mổ.
2.3 H hỏng, kiểm tra, sửa chữa
−Thanh đẩy thờng bị mòn ở hai đầu do ma sát, bị cong.
−Dùng bàn mát để kiểm tra độ cong, sửa chữa nắn cong bằng búa tay.

Tài liệu lưu hành nội bộ
Trang

25


×