Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Bài giảng kinh tế học vi mô chương 1 kinh tế học vi mô và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.22 KB, 22 trang )

KINH TẾ HỌC VI MÔ


Kinh tế học là gì?


Là một môn khoa học xã hội nghiên cứu sự phân
bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử
dụng có tính cạnh tranh, nhằm tối ưu hóa lợi ích
của các cá nhân, tổ chức, và xã hội.



Là một khoa học về sự lựa chọn.



Mục đích của KTH là nghiên cứu việc sử dụng
hợp lý các nguồn lực của xã hội để tạo ra sự thỏa
mãn cao nhất cho các thành viên trong xã hội.


Một số câu hỏi cơ bản của kinh tế
học


Sản xuất cái gì?

• Sản xuất như thế nào?
• Sản xuất bao nhiêu?
• Sản xuất cho ai?




CHƯƠNG I
KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ
CƠ BẢN CỦA DOANH
NGHIỆP


Kinh tế học vi mô


Là môn học nghiên cứu các hoạt động kinh tế của các đơn
vị kinh tế đơn lẻ như người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Nó giải thích tại sao các đơn vị này lại đưa ra các quyết
định về kinh tế và họ phải làm thế nào để có các quyết
định đó.

• Kinh tế vi mô nghiên cứu cách thức mà các hộ gia đình
và các doanh nghiệp ra quyết định và tác động lẫn nhau
trong một thị trường nào đó. Nó nghiên cứu nền kinh tế ở
giác độ chi tiết, đơn lẻ.


Kinh tế học vĩ mô


Là môn học nghiên cứu các vấn đề kinh tế ở
mức độ tổng hợp hơn. Ví dụ tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất,

thuế …. Nó nghiên cứu cả một bức tranh lớn đó
là nền kinh tế, quan tâm đén mục tiêu kinh tế
của cả một quốc gia.


Kinh tế học vĩ mô (tt)




Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng phần trăm
hàng năm của tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
thực tế hay tổng sản phẩm quốc dân thực tế trên
đầu người trong dài hạn.
Lạm phát là sự tăng giá trung bình của hàng hóa
theo thời gian.
Tỷ lệ lạm phát hàng năm là mức tăng phần trăm
trong giá cả trung bình của hàng hóa và dịch vụ.


Kinh tế học vĩ mô (tt)


Thất nghiệp là một số đo về số người đăng ký tìm kiếm
việc làm nhưng không có việc.
- Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm lực lượng lao động bị
thất nghiệp.
- Lực lượng lao động là số người đang làm việc và
đang tìm kiếm việc làm.


• Lãi suất gồm lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế
Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm
phát


Kinh tế học vĩ mô (tt)




Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đo lường sản
lượng được sản xuất ra bởi các yếu tố sản xuất
nằm trong nền kinh tế quốc nội, bất kể ai là
chủ sở hữu các yếu tố đó.
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) đo lường tổng
thu nhập do công dân một nước kiếm được,
bất kể dịch vụ yếu tố của họ được cung cấp ở
nước nào.
GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài


Phân biệt kinh tế học vi mô và vĩ mô
(Tiêu thức phân biệt : Đơn vị phân tích)

• Kinh tế học vĩ mô : Nghiên cứu toàn bộ nền kinh tế: sản
lượng, tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp v.v.
• Kinh tế học vi mô:
- Lấy cá nhân (người tiêu dùng, người lao động, nhà đầu tư v.v.),
các đơn vị SX- KD, nhà nước (trung ương và địa phương) làm đơn
vị phân tích

- Nghiên cứu cách thức các đơn vị kinh tế tương tác với nhau để
hình thành các thực thể kinh tế lớn hơn (thị trường, ngành công
nghiệp v.v.).


Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và
kinh tế vĩ mô



Sự khác biệt về lĩnh vực nghiên cứu của
kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô.
Mối quan hệ tác động qua lại, phụ thuộc, bổ
sung lẫn nhau giữa kinh tế học vĩ mô và
kinh tế học vi mô.


Lý thuyết về sự lựa chọn kinh tế
các hoạt động kinh tế vi mô




Tại sao phải nghiên cứu lý thuyết lựa chọn?
Tại sao người tiêu dùng lại chọn hàng hóa này
mà không chọn hàng hóa khác?
Tại sao doanh nghiệp này lại sản xuất mặt
hàng này mà không sản xuất mặt hàng khác?



Những vấn đề cơ bản của lý thuyết
lựa chọn
 Tại

sao phải lựa chọn?

 Sự lựa chọn có thể thực hiện được?


Tại sao phải lựa chọn?



Nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Vì các nguồn lực là có giới hạn.

Sự lựa chọn có thể thực hiện được?




Sự lựa chọn có thể thực hiện được vì một nguồn
lực khan hiếm có thể sử dụng vào mục đích này
hay mục đích khác.
Tuy nhiên khi tiến hành lựa chọn phải căn cứ vào
các nguồn lực giới hạn khả năng lựa chọn.


Lý thuyết lựa chọn




Người sản xuất phải lựa chọn các kết hợp
đầu vào và đầu ra khác nhau.
Người tiêu dùng phải lựa chọn giữa các
tập hợp hàng hóa khác nhau.


Phương pháp lựa chọn kinh tế tối
ưu



Mô hình toán với các bài toán tối ưu.
Ràng buộc quan trọng là giới hạn của
đường năng lực sản xuất.


Ví dụ:


Khảo sát một nền kinh tế giả định có:



2 loại hàng hóa: lương thực và quần áo.



4 công nhân, mỗi công nhân chỉ làm việc hoặc là trong ngành trồng

trọt hoặc là trong ngành may mặc.


Giả sử có 5 phương án sản xuất với
kết quả như sau
Lương thực

Quần áo

Phương án

Công nhân

Sản lượng

Công nhân

Sản lượng

A
B
C
D
E

4
3
2
1
0


25
22
17
10
0

0
1
2
3
4

0
9
17
24
30


Phương pháp lựa chọn kinh tế tối
ưu


Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết các mức phối
hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất
được khi sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có. Đường giới
hạn này biểu diễn mối quan hệ đánh đổi giữa các mặt
hàng, sản xuất mặt hàng này nhiều hơn thì sẽ phải sản
xuất mặt hàng khác ít đi.




Chi phí cơ hội cho một mặt hàng là số lượng của các
mặt hàng khác phải bỏ không sản xuất để sản xuất thêm
một đơn vị hàng hóa đó.


Khái quát về nền kinh tế
Chu chuyển của hoạt động kinh tế.
• Hai khu vực của nền kinh tế
- Khu vực sản xuất
- Khu vực tiêu dùng
• Hai khu vực thị trường
- Thị trường yếu tố đầu vào
- Thị trường sản phẩm



Những vấn đề kinh tế cơ bản của
doanh nghiệp


Sản xuất cái gì?



Sản xuất như thế nào?




Sản xuất cho ai?



×