Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Giáo trình pháp luật hàng hải (phần 1) đh hàng hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.29 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI
KHOA ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN
BỘ MÔN LUẬT HÀNG HẢI

BÀI GIẢNG

PHÁP LUẬT HÀNG HẢI
Phần Khai thác tàu và sự cố trên biển

HẢI PHÒNG – 2008


PHẦN KHAI THÁC TÀU BIỂN
1. TÀU BIỂN
1.1 KHÁI NIỆM TÀU BIỂN TRONG LUẬT HÀNG HẢI
Theo định nghĩa của bộ luật Hàng hải Việt nam 2005, Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động
khác chuyên dùng hoạt động trên biển
Trong Luật Hàng hải quốc tế và trong Luật Hàng hải của các nước thường chia tàu biển ra làm
hai nhóm gồm:
Tàu buôn: là các tàu biển chuyên dùng để vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý, thăm
dò- khai thác - chế biến tài nguyên biển, lai dắt cứu hộ trên biển, trục vớt tài sản chìm đắm và thực
hiện các mục đích kinh tế khác
Tàu công vụ Nhà nước: là tàu biển chuyên dùng để thực hiện các hoạt động bảo đảm hàng hải,
khí tượng - thuỷ văn, thông tin - liên lạc, thanh tra, hải quan, phòng dịch, chữa cháy, hoa tiêu, huấn
luyện, bảo vệ môi trường hoặc tìm kiếm cứu nạn trên biển. Những tàu này thường thuộc sở hữu của
Nhà nước, hoạt động với mục đích phục vụ công ích và do kinh phí Nhà nước cấp.
Tàu biển Việt Nam là tàu biển thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, công dân Việt Nam có trụ
sở chính tại Việt Nam hoặc thường trú tại Việt Nam hoặc tàu biển thuộc sở hữu nước ngoài đã được
đăng ký tại Việt Nam. Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam
Chủ tàu là người sở hữu tàu biển hoặc doanh nghiệp nhà nước được nhà nước giao quản lý,
khai khai thác tàu biển


Tàu biển không chỉ là một thiết bị kỹ thuật có những đặc tính vật lý nhất định mà còn là một
đơn vị sản xuất có tổ chức và quản lý nhất định.Với tư cách là một đơn vị sản xuất thì tàu biển sẽ là
đại diên cho một bên tham gia vào các quan hệ pháp luật như hành chính, kinh tế… nhằm thực hiện
các mục tiêu nhất định. Trong quan hệ dân sự, tàu biển là một loại tài sản và là đối tượng tham gia
vào các quan hệ như sở hữu, mua bán, cầm cố, cầm giữ… Tuy nhiên, mặc dù tàu biển được coi là
một dạng chủ thể, có tổ chức và có tính độc lập tương đối nhưng không được coi là một chủ thể đầy
đủ và có tư cách pháp nhân nên tàu biển không chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình bằng
tài sản và tham gia độc lập trong các quan hệ tố tụng liên quan đến tàu và hàng hoá… Đại diện cao
nhất của tàu biển là Thuyền trưởng chỉ được tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách là đại
diện có thNm quyền được uỷ quyền của chủ tàu hoặc chủ hàng chứ không phải là người đứng đầu
của tổ chức là tàu biển.
Tàu biển theo quy định của Luật Hàng hải quốc tế đều phải có tên gọi riêng, có quốc tịch và hô
hiệu riêng để thực hiện chức năng quản lý và giám sát.
1.2. ĐĂN G KÝ TÀU BIỂN VIỆT N AM
Đăng ký tàu biển tại Việt nam được quy định tại: Bộ Luật Hàng hải 2005 từ điều 14 đến điều
22 và Quyết định số 51/2005/ QĐ- BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005: Quy định về đăng kiểm
tàu biển. N ghị đinh số 49/CP ngày 18/05/2006 về đăng ký và mua bán tàu biển.
N guyên tắc đăng ký tàu biển:
Việc đăng ký tàu biển thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt N am được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển
quốc gia Việt N am bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt N am và đăng ký quyền sở hữu tàu
biển đó.
Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, các nhân nước ngoài đủ điều kiện. Tàu biển nước ngoài do
tổ chức cá nhân Việt N an thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu có thể được đăng ký mang
cờ quốc tịch Việt N am
Công tác đăng ký tàu biển là một trong những thủ tục quan trọng nhất đối với tàu biển vì nó sẽ
chính là giấy khai sinh của tàu biển cũng như là bằng chứng về quốc tịch của tàu biển. Đồng thời

2



đây là bước bảo đảm sự kiểm tra N hà nước đối với trang thiết bị liên quan đến an toàn hàng hải.
Đối với tàu biển, để được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia thì trước hết tàu biển phải
đăng ký kỹ thuật tại cơ quan đăng kiểm tàu biển Việt N am hoặc các cơ quan đăng kiểm nước ngoài
được đăng kiểm Việt N am uỷ quyền. Việc đăng ký này được thực hiện sau khi kiểm tra tình trạng
kỹ thuật và an toàn của tàu sau đó cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật cần thiết có giá trị pháp lý quốc
tế. Đây là thủ tục nhằm mục đích đảm bảo cho tàu biển được đóng và khai thác thoả mãn các yêu
cầu kỹ thuật về an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm biển theo quy định của pháp luật Việt N am và các
điều ước quốc tế liên quan.
Cơ quan đăng ký tàu biển tại Việt N am gồm có cơ quan Trung ương tại Cục Hàng hải và cơ
quan đăng ký tàu biển khu vực. Cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia là Cục hàng hải Việt N am. Cục
trưởng Cục Hàng hải Việt N am quyết định Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực là Chi cục Hàng hải
hoặc Cảng vụ hàng hải. Đối với các tàu quân sự và an ninh được đăng ký theo thủ tục riêng.Việc
đăng ký tàu biển Việt N am do cơ quan đăng ký tàu biển Việt N am thực hiện công khai và thu lệ
phí; tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu được cấp trích lục hoặc bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc
gia Việt N am và phải nộp lệ phí
Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, các nhân Việt N am có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch
nước ngoài.
* Điều kiện đăng ký tàu biển:
Các loại tàu biển phải đăng ký:
Việc đăng ký tàu biển là thủ tục bắt buộc đối với các tàu biển có trang bị động cơ với công suất
máy chính từ 75 KW trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên trở lên hoặc có chiều dài đường
nước thiết kế từ 20 mét trở lên và các loại tàu biển nhỏ hơn các loại tàu này nhưng hoạt động tuyến
quốc tế.Việc đăng ký các loại tàu biển không thuộc trường hợp này qui định tại khoản 1 điều 15 Bộ
Luật Hàng hải Việt N am 2005 do chính phủ quy định.
Điều kiện đăng ký tàu biển Việt N am:
Tàu biển được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia của Việt N am phải có điều kiện sau
đây:
- Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển
- Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển

- Tên gọi riêng được Cơ quan đăng ký tàu biển Việt N am chấp nhận
- Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xoá đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở
nước ngoài
- Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt N am phải
có tuổi tàu phù hợp với từng tàu biển theo quy định của Chính phủ
- Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt N am
- Đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật
Quy định chi tiết về đăng ký tàu biển:
Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của Cơ quan đăng ký tàu biển; trình tự thủ
tục đăng ký tàu biển tại Việt N am; trường hợp tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, các nhân Việt
N am được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài; trường hợp tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá
nhân nước ngoài được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt N am. Chi tiết về đăng ký tàu biển được nêu
tại nghị định 49/VPCP ngày 18 tháng 5 năm 2006 của chính phủ.
Trách nhiệm của chủ tàu về đăng ký tàu biển tại Việt N am:
- Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các giấy tờ và khai báo đầy đủ, chính xác các nội
dung liên quan đến tàu biển đăng ký

3


- Trong trường hợp tàu biển do tổ chức, các nhân Việt N am đóng mới, mua, được tặng cho,
thừa kế thì chủ tàu có trách nhiệm đăng ký tàu biển chậm nhất 60 ngày, kể từ ngày nhận tàu tại Việt
N am hoặc từ ngày đưa tàu về đến cảng biển Việt N am đầu tiên, nếu tàu biển được nhận tại nước
ngoài.
- Chủ tàu có trách nhiệm nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định pháp luật
- Sau khi chủ tàu hoàn thành việc đăng ký tàu biển thì được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu
biển Việt N am. Giấy chứng nhận này là bằng chứng về việc tàu biển mang cờ quốc tịch Việt N am
và tình trạng sở hữu tàu biển đó
- Chủ tàu có trách nhiệm thông báo chính xác, đầy đủ kịp thời cho cơ quan đăng ký tàu biển
Việt N am về mọi sự thay đổi của tàu liên quan đến nội dung đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển

quốc gia Việt N am
- Các qui định đã nêu trên được áp dụng đối với tổ chức, các nhân Việt N am thuê tàu trần, thuê
mua tàu
Đăng ký tàu biển đang đóng:
- Chủ tàu biển đang đóng có quyền đăng ký tàu biển đang đóng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc
gia Việt N am và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng. Giấy chứng nhận này
không có giá trị thay thế Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt N am
- Tàu biển đang đóng khi đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt N am phải có đầy đủ
các điều kiện:
+ Có hợp đồng đóng tàu hoặc hợp đồng mua bán tàu biển đang đóng
+ Tàu biển có tên gọi riêng được Cơ quan đăng ký tàu biển Việt N am chấp thuận
N ội dung cơ bản của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt N am:
- Tên cũ, tên mới của tàu biển; nơi đặt trụ sở của chủ tàu, tên, nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại
diện tại Việt N am của chủ tàu nước ngoài, tên, nơi đặt trụ sở của nguời thuê tàu trần, người thuê
mua tàu xin đăng ký, tên người khai thác tàu, nếu có; loại tàu biển và mục đích sử dụng;
- Cảng đăng ký
- Số đăng ký, thời điểm đăng ký
- N ơi và năm đóng tàu biển
- Các thông số kỹ thuật chính của tàu biển
- Tình trạng sở hữu tàu biển và những thay đổi có liên quan đến sở hữu
- Thời điểm và lý do của việc ngừng hoặc xóa đăng ký
Mọi thay đổi về nội dung đăng ký quy định phải ghi vào vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt
N am
Xóa đăng ký tàu biển Việt N am
Tàu biển Việt N am được xóa tên đăng ký trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt N am trong
các trường hợp sau đây:
- Bị phá hủy hoặc chìm đắm mà không thể trục vớt sử dụng lại được
- Mất tích
- Không còn đủ điều kiện để được mang cờ quốc tịch Việt N am
- Không còn tính năng tàu biển

- Theo đề nghị của chủ tàu hoặc người đứng tên đăng ký tàu biển

4


- Tàu biển đang thế chấp chỉ được xóa đăng ký tàu biển Việt N am, nếu người nhận thế chấp tàu
biển đó chấp thuận
Khi xoá tên đăng ký tàu biển hoặc xoá đăng ký tàu biển đang đóng trong Sổ đăng ký tàu biển
quốc gia Việt N am, cơ quan đăng ký tàu biển Việt N am thu hồi giấy chứng nhận đăng ký tàu biển
Việt N am hoặc Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng và cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký
Chuyển quyền sở hữu tàu biển:
- Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển phải được thể hiện bằng văn bản theo quy định của pháp
luật Việt N am hoặc pháp luật của quốc gia nơi thực hiện chuyển quyền sở hữu tàu biển.
- Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển Việt N am có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký
tàu biển quốc gia Việt N am
- Sau khi hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu thì toàn bộ tàu biển và tài sản của tàu biển
thuộc quyền sở hữu của người nhận quyền sở hữu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Tài sản của tàu biển là các đồ vật, trang thiết bị trên tàu biển mà không phải là các bộ phận cấu
thành của tàu biển.
- Các quy định về chuyển quyền sở hữu tàu biển được áp dụng đối với việc chuyển quyền sở
hữu cổ phần tàu biển
- Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển quyền sở hữu tàu biển dưới hình thức
mua, bán.
Thế chấp tàu biển Việt N am:
- Thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ đối với bên có quyền và không phải chuyển giao tàu biển đó cho các bên nhận thế chấp
giữ.
- Chủ tàu có quyền thế chấp tàu biển Việt N am thuộc sở hữu của mình cho người nhận thế chấp
theo quy định của Bộ luật Hàng hải và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt N am phải được giao kết bằng văn bản.. Việc thế chấp tàu

biển Việt N am được thực hiện theo pháp luật Việt N am
- Các quy định về thế chấp tàu biển cũng được áp dụng đối với việc thế chấp tàu biển đang
đóng
N guyên tắc thế chấp tàu biển Việt N am:
- Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của người
nhận thế chấp tàu biển.
- Tàu biển thế chấp phải được chủ tàu mua bảo hiểm, trừ trường hợp trong hợp đồng thế chấp
có thỏa thuận khác.
- Trường hợp người nhận thế chấp đó chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền của mình đối với
khoản nợ được bảo đảm bằng tàu biển thế chấp cho người khác thì việc thế chấp bằng tàu biển đó
được chuyển tương ứng
- Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị lớn hơn
tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ các trường hợp có thỏa thuận khác.
Thứ tự ưu tiên của các thế chấp được xác định trên cơ sở thứ tự đăng ký thế chấp tương ứng
trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt N am
- Việc thế chấp tàu biển thuộc quyền sở hữu của hai chủ tàu sở hữu trở nên thì phải được sự
đồng ý của tất cả chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thảo thuận khác.

5


- Trường hợp tàu biển bị tổn thất toàn bộ thì việc thế chấp chấm dứt; người thế chấp được
hưởng quyền ưu tiên đối với các khoản tiền bồi thường mà người bảo hiểm trả cho việc bồi thường
tổn thất toàn bộ của tàu biển.
- N gười nhận thế chấp chỉ giữ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp
1.3. QUYỀN MIỄN TRỪ TƯ PHÁP CỦA TÀU BIỂN QUỐC GIA
Trong quan hệ quốc tế, các chủ thể quốc gia đều có quyền bình đẳng với nhau. Đây là một
nguyên tắc mang tính tập quán và được ghi nhận trong luật pháp quốc tế, theo đó các quốc gia đều
có quyền bình đẳng với các quốc gia khác và phải tôn trọng chủ quyền của nhau. Theo nguyên tắc
này, N hà nước này hoặc bất kỳ cơ quan nào của N hà nước này không có quyền xét xử N hà nước

hoặc đại diện của N hà nước khác. Do vậy, N hà nước hay tài sản của N hà nước được hưởng quyền
miễn trừ tư pháp.
Quyền miễn trừ tư pháp được ghi nhận rải rác trong các điều ước quốc tế, theo đó khi có các
tranh chấp xảy ra liên quan đến quốc gia, tài sản của quốc gia thì Toà án của quốc gia này không có
quyền xét xử quốc gia kia về hình sự, dân sự, hành chính nếu quốc gia kia không cho phép. Điều đó
có nghĩa là khi tham gia vào các quan hệ pháp luật với một quốc gia, cá nhân và pháp nhân nước
ngoài không được phép đệ đơn kiện quốc gia đó tại bất kỳ Toà án nào, kể cả Toà án của chính quốc
gia đó, cũng như không được phép áp dụng các biện pháp cưỡng chế như bắt giữ, cầm giữ, tạm giữ,
tịch thu … trừ khi các quốc gia đó cho phép; các tranh chấp phải được giải quyết bằng thương
lượng trực tiếp hoặc bằng con đường ngoại giao giữa các quốc gia, và như vậy, tài sản của quốc gia
được hưởng quyền bất khả xâm phạm, không thể áp dụng trái với ý nguyện của quốc gia sở hữu
chủ.
Đối với những tàu biển thuộc sở hữu N hà nước thì về nguyên tắc được hưởng quyền miễn trừ
tư pháp. Tuy nhiên, trong thực tế của Luật quốc tế hiện nay lại chia ra làm hai quan điểm khác nhau
về diện và đối tượng áp dụng quyền miễn trừ tư pháp.
Theo quan điểm của các quốc gia theo trường phái tư bản chủ nghĩa thì chia tàu biển thành hai
loại, căn cứ theo chức năng của nó. Đối với các tàu biển thuộc sở hữu N hà nước nhưng tham gia
vào vận chuyển với mục đích thương mại thì không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Đối với
tàu biển thuộc sở hữu N hà nước mà phục vụ mục đích công cộng như an ninh, hải quan, thuế, bảo
đảm an toàn hàng hải… thì được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
Tại Việt N am, hiện nay trong giao lưu kinh tế quốc tế, mặc dù kinh tế N hà nước vẫn là chủ đạo
nhưng các doanh nghiệp N hà nước vẫn là những pháp nhân độc lập, chịu trách nhiệm về hành vi
của mình bằng tài sản được N hà nước giao và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong quan
hệ pháp luật. Pháp luật Việt N am cũng khẳng định tài sản của N hà nước Việt N am được hưởng
quyền miễn trừ tư pháp, nhưng nếu tài sản được dùng vào mục đích thương mại thì không được
hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
Trong trường hợp tàu biển Việt N am được hưởng quyền miễn trừ tư pháp mà bị chính quyền
nước ngoài bắt giữ thì Thuyền trưởng phải lập tức phản đối và gửi kháng thư nêu rõ tàu thuộc sở
hữu của quốc gia và đề nghị giải phóng tàu, đồng thời có thể đề nghị cơ quan đại diện ngoại giao
hoặc lãnh sự giúp đỡ.


1.4. N HỮN G GIẤY TỜ CÓ Ý N GHĨA PHÁP LÝ QUAN TRỌN G CỦA TÀU BIỂN
Khái niệm chung:
Để đưa một con tàu vào khai thác theo mục đích của chủ tàu thì tàu đó phải đảm báo đầy đủ các
yêu cầu về tình trạng kỹ thuật và thủ tục pháp lý nhằm đảm bảo việc quản lý và an toàn của tàu, vì
vậy tàu phải được các cơ quan có thNm quyền liên quan đến hoạt động hàng hải kiểm tra và cấp các
giấy chứng nhận cần thiết có giá trị quốc tế, đồng thời trong quá trình hoạt động của mình, tàu cũng
phải ghi các loại nhật ký theo quy định của pháp luật. N hững giấy tờ theo quy định chung có ý

6


nghĩa pháp lý quan trọng đối với tàu biển vì đó là cơ sở pháp lý mang tính quốc tế đối với tàu. N ếu
tàu chỉ thiếu một trong các giấy tờ theo quy định đang còn hiệu lực thì tàu sẽ được xem như không
đủ khả năng đi biển và sẽ không được phép đến hoặc rời các cảng. Đối với những giấy tờ do tàu lập
ra theo quy định cũng sẽ là cơ sở pháp lý, là bằng chứng để các cơ quan chức năng điều tra, xét xử
các vụ tranh chấp liên quan đến hoạt động của tàu và hàng hoá.
N hững giấy tờ do các cơ quan N hà nước có thNm quyền cấp cho tàu:
+ N hững giấy tờ do Cục Hàng hải cấp:
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển (Certificate of Registery): Giấy này đồng thời là giấy
chứng nhận Quốc tịch của tàu biển, cũng như xác định địa vị pháp lý của tàu đối với quốc gia mà
tàu mang cờ. Giấy này có giá trị kể từ khi nó được cấp và ghi vào trong Sổ đăng ký tàu biển quốc
gia cho đến khi nó bị xoá đăng ký.
- Giấy phép đi biển (N avigation certificate): Căn cứ vào các điều kiện bảo đảm an toàn khi đi
biển như tiêu chuNn kỹ thuật của tàu biển, biên chế thuyền viên, bằng cấp chuyên môn của thuyền
viên, vệ sinh an toàn, bảo hộ lao động và các giấy chứng nhận cấp cho tàu về các lĩnh vực liên quan
phải đầy đủ và đúng quy định của quốc gia mà tàu mang cờ cũng như luật pháp quốc tế do các cơ
quan có thNm quyền cấp như cơ quan đăng kiểm tàu biển, y tế, kiểm dịch, thông tin liên lạc… cấp
cho tàu. Căn cứ vào tình trạng và các giấy tờ hợp lệ, cơ quan có thNm quyền cho phép tàu hoạt động
ở phạm vi nào, được chở những loại hàng gì… Giấy này có giá trị phụ thuộc vào thời hạn của các

giấy chứng nhận kỹ thuật khác do đăng kiểm cấp cho tàu, khi hết hạn phải được kiểm tra và cấp
giấy mới.Giấy này chỉ sử dụng đối với tàu biển Việt nam và các cảng Việt nam
- Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu (Minimun Standard Maning Certificate) là mức
mà mà mỗi con tàu khi hành hải đều phải đảm bảo mỗi bộ phận phải có số lượng và trình độ chuyên
môn tối thiểu thích hợp nhằm đảm bảo an toàn cho tàu khi đưa vào sử dụng căn cứ vào cấp tàu, loại
tàu, phạm vi hoạt động. Đối với các loại tàu chuyên dùng như dầu khí hoá lỏng.. mức định biên có
thể được điều chỉnh cho phù hợp. (Quy tắc V - SOLAS 74, STCW 78/95 và QĐ số 1581 ngày
30/6/1999 BGTVT)
+ Các giấy tờ do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu:
- Giấy chứng nhận khả năng đi biển (Seawortheness Certificate): giấy này là bằng chứng chứng
nhận về khả năng đi biển về mặt kỹ thuật của tàu, có thời hạn tuỳ thuộc vào tình trạng kỹ thuật của
tàu, cơ quan đăng kiểm căn cứ vào tình trạng đó mà cấp giấy chứng nhận. Giấy này chỉ sử dụng đối
với tàu biển Việt nam và các cảng Việt nam
Hiệu lực của giấy chứng nhận này căn cứ vào hiệu lực của các giấy chứng nhận khác do cơ
quan đăng kiểm cấp, hiệu lực của giấy bằng với hiệu lực của giấy có hiệu lực ngắn nhất. Hết hạn,
tàu phải kiểm tra đánh giá để cấp lại. Trong trường hợp tàu bị nạn, hư hỏng nặng thì giấy này đương
nhiên mất hiệu lực.
- Giấy chứng nhận cấp tàu (Classification Certificate): phân cấp tàu nhằm mục đích xác nhận
tàu đã thoả mãn quy định của Quy phạm phân cấp và đóng tàu. Tàu được phân cấp sẽ được cấp ký
hiệu cấp tàu tương ứng xác nhận tàu có trạng thái kỹ thuật thoả mãn Quy phạm phân cấp và xác
nhận khả năng hoạt động an toàn của tàu. Các yêu cầu về phân cấp tàu liên quan đến kết cấu thân
tàu, hệ thống máy tàu, trang thiết bị điện, thiết bị neo, lái, chằng buộc tàu, kết cấu chống cháy và hệ
thống lạnh dùng để bảo quản hàng. Giấy chứng nhận này có thời hạn là 2 năm nhưng hàng năm
phải kiểm tra và xác nhận lại. Trường hợp tàu bị nạn, hư hỏng nặng hay tự ý thay đổi kết cấu hoặc
không vào kiểm tra đúng thời hạn, chạy ra khỏi vùng quy định hoặc chở quá tải thì giấy này bị coi
là mất hiệu lực.
- Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế ( International loadline Certificate): Giấy này được cấp
theo quy định của Công ước Loadline 1966 nhằm xác định chiều chìm trọng tải của tàu để đảm bảo
an toàn cho tàu. Theo quy định của công ước, tàu phải luôn đả m bảo các yêu cầu về kỹ thuật sao
cho tàu phải luôn dự trữ lượng lực nổi đầy đủ ở mọi trạng thái khai thác của tàu. Giấy này không áp

dụng cho tàu quân sự, tàu có dung tích dưới 150 GT và tàu cá. Giấy này có hiệu lực trong 5 năm và

7


phải xác nhận tại các đợt kiểm tra hàng năm (có thể trước hoặc sau 3 tháng so với thời gian hết
hạn).
- Giấy chứng nhận dung tích tàu (International Tonnage Certificate): Giấy này được cấp theo
quy định của công ước Tonnage 1969 sau khi cơ quan đăng kiểm kiểm tra tổng dung tích đăng ký
(GRT) và dung tích có ích (N RT - cứ 100 feet khối là một tấn đăng ký). N hững số liệu này được ghi
trong hồ sơ tàu để làm cơ sở tính một số loại phí như cảng phí, hoa tiêu, lai dắt… Hiện nay, ngoài
quy định của công ước1969 thì nhiều quốc gia vẫn sử dụng cách đo riêng của mình và như vậy, một
tàu biển có thể có tới 4 giấy chứng nhận bao gồm Giấy chứng nhận theo công ước 1969, theo luật
quốc gia, theo quy định để qua kênh Panama và Suez. Giấy này có hiệu lực từ khi được cấp cho đến
khi tàu chuyển cờ, thay tên, đổi chủ, hoán cải và nó không phải xác nhận lại tại bất kỳ một đợt kiểm
tra nào.
- Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị tàu hàng ( Cargo ship safety equipment certificate ):
Giấy này được cấp theo quy định của Công ước Solas 1974 nhằm đảm bảo an toàn cho tàu hàng khi
khai thác như trang thiết bị cứu sinh, cứu hoả, hàng hải, tránh va, cứu thủng và kèm theo giấy chứng
nhận này phải có danh mục trang thiết bị của giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị tàu hàng. Giấy
này có hiệu lực trong 5 năm và kiểm tra lại hàng năm (trước hoặc sau 3 tháng).
- Giấy chứng nhận an toàn kết cấu tàu hàng (Cargo ship safety Construction certificate ): Giấy
này được cấp theo yêu cầu của Công ước Solas 1974, chứng nhận tàu thoả mãn các yêu cầu về kết
cấu của tàu như thân tàu, thiết bị động lực. Giấy này có hiệu lực trong 5 năm và kiểm tra bắt buộc
hàng năm (trước sau 3 tháng), trừ trường hợp đã kiểm tra đột xuất, kiểm tra khi tàu hoán cải, đổi cờ,
tai nạn và sửa chữa. Trong mọi trường hợp giấy chứng nhận an toàn kết cấu tàu hàng không được
phép gia hạn.
- Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện tàu hàng (Cargo ship safety Radio certificate ): :
được cấp theo quy định của Chương IV Solas 74 với thời hạn hiệu lực 12 tháng. Thiết bị vô tuyến
điện tàu hàng bao gồm cả thiết bị vô tuyến điện dùng cho phương tiện cứu sinh phù hợp với vùng

hoạt động quy định của hệ thống GMDSS.
- Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm dầu do tàu gây ra (International Oil Polution
Prevention Certificate - IOPP): Giấy chứng nhận được cấp sau khi tàu hoàn thành kiểm tra lần đầu
hoặc kiểm tra định kỳ thoả mãn các yêu cầu của công ước Marpol 73/78. Giấy chứng nhận này có
hiệu lực trong 5 năm và phải được xác nhận tại các đợt kiểm tra trung gian, hàng năm và đột xuất.
Kèm theo giấy chứng nhận IOPP phải có nhật ký dầu ghi nhận kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô
nhiễm dầu từ tàu. Đối với những tàu đóng trước 1980 cần trang bị hệ thống phân ly dầu nước theo
tỷ lệ 100 PPM, đối với những tàu đóng sau năm 1980, nếu dung tích dưới 10.000 GT trang bị hệ
thống phân ly 15 PPM, nếu dung tích từ 10.000 GT trở lên thì phải có thêm hệ thống báo động và
ngừng thải tự động nếu vượt quá.
- Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh hàng hải.(International ship Security Certificate – ISSC ):
Giấy chứng nhận được cấp sau khi tàu hoàn thành kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra định kỳ tàu và
thuyền viên thoả mãn các yêu cầu của chương XI – II công ước Solas 74 và bộ luật an ninh tàu và
bến cảng.
- Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí do tàu gây ra (International Air
Polution Prevention Certificate - IAPP): Giấy chứng nhận được cấp sau khi tàu hoàn thành kiểm tra
lần đầu hoặc kiểm tra định kỳ thoả mãn các yêu cầu của công ước Marpol 73/78. Giấy chứng nhận
này có hiệu lực trong 5 năm và phải được xác nhận tại các đợt kiểm tra trung gian, hàng năm và đột
xuất. Kèm theo giấy chứng nhận IAPP phải có phụ bản ghi nhận kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa
ô nhiễm không khí từ tàu
+ Các giấy chứng nhận do các cơ quan khác cấp cho tàu:
- Giấy chứng nhận do cơ quan y tế cấp( Sanitary certificate ) : Do liên quan tới kiểm tra môi
trường sống của con người do những động thực vật có khả năng truyền dịch nên tàu biển khi hoạt
động các tuyến quốc tế thường phải có các giấy chứng nhận do cơ quan y tế có thNm quyền cấp như

8


giấy chứng nhận diệt chuột hoặc giấy chứng nhận miễn diệt chuột; sổ tiêm chủng quốc tế. N hững
giấy này do cơ quan kiểm dịch y tế, kiểm dịch động thực vật cấp cho tàu sau khi đã tiến hành diệt

chuột cũng như đã kiểm tra vệ sinh của tàu, kiểm tra các thiết bị chống chuột và gián…. Các giấy
chứng nhận này thường có giá trị trong 6 tháng và phải kiểm tra và cấp lại.. Hiện nay theo quy định
của WHO chỉ cấp một giấy chứng nhận y tế sanitary certificate thay cho các giấy tờ trên .
- Giấy phép đài tàu (Ship station Licene ): Để quản lý các tần số thông tin liên lạc cũng như
đảm bảo cho công tác thông tin liên lạc được thông suốt, các cơ quan quản lý N hà nước cấp cho tàu
giấy phép thu, phát thông tin ở các tần số nhất định sau khi đã kiểm tra tình trạng trang thiết bị và
phân loại hệ thống thu phát tín hiệu hiện có của tàu. ở Việt N am sẽ do Bộ Thông tin truyền thông
(Cục quản lý tần số Quốc gia) cấp cho tàu.
_ Giấy chứng nhận tham gia hội P&I ( Certificate of Entry ) do hội bảo hiểm cấp cho tàu
N ói chung, tất cả các giất tờ trên đều do các cơ quan có thNm quyền cấp sau khi đã kiểm tra
tình trạng hiện có của tàu.Thông thường các giấy tờ này đều có giá trị pháp lý quốc tế do các quốc
gia đã kiểm tra và cấp cho tàu phù hợp với các công ước quốc tế được thừa nhận chung. Do đó, các
Thuyền trưởng phải chú ý kiểm tra thời hạn của các giấy tờ đó để kịp thời báo cho chủ tàu để có kế
hoạch kiểm tra, thay thế và trang bị cũng như xin gia hạn thêm để tàu luôn trong trạng thái an toàn
khi đi biển.
- Sổ nhật ký tàu: là loại giấy tờ do cơ quan quản lý tàu tàu lập ra và được ghi hàng ngày do các
sỹ quan của bộ phận boong trực ca ghi và Thuyền trưởng ký xác nhận. N hật ký tàu được ghi liên tục
kể cả thời gian tàu sửa chữa cũng như tàu không chạy biển. N ó chính là biên bản ghi lại mọi hoạt
động liên quan đến khai thác tàu. N ội dung ghi có thể là công tác làm manơ, điều động, làm hàng,
cấp nhiên liệu, làn thủ tục, trạng thái mặt biển, thời tiết, cấp sóng, dòng chảy, hướng tàu, hướng la
bàn… khi ghi trong nhật ký cần phải ghi đầy đủ và cụ thể, chính xác và liên tục. Cần lưu ý không
được tNy xoá, không ghi bằng mực đỏ hay bút chì. Khi có sự cố xảy ra phải ghi chính xác theo
hướng có lợi cho chủ tàu. Đây là bằng chứng quan trọng khi có tranh chấp xảy ra hay khi lập kháng
nghị hàng hải va khi bỏ tàu phải mang theo.
- N hật ký máy: là văn bản ghi lại mọi hoạt động của các loại máy như máy chính, máy phụ,
nhiên liệu, các thông số kỹ thuật, các sự cố và biện phẳp lý, các mệnh lệnh từ buồng lái… do sỹ
quan máy trực ca ghi và máy trưởng ký xác nhận. Đây là bằng chứng quan trọng để xác định các
tình huống liên quan đến các sự cố hàng hải và bổ sung cho nhật ký tàu.
- N hật ký vô tuyến điện: Do sỹ quan vô tuyến điện ghi và thuyền trưởng ký xác nhận, trong đó
có sổ điện thu, sổ điện phát, thu thời tiết…

- N hật ký dầu: theo quy định của Marpol 73/78 thì các tàu phải ghi chép các công việc liên
quan đến việc nhận dầu, thải dầu cặn hoặc nước có chứa dầu như ghi thời gian, toạ độ thải, tốc độ
khi thải… sổ này do sỹ quan máy ba ghi và máy trưởng và thuyền trưởng ký xác nhận.
- N hật ký điều động: ghi thời gian (tính từng phút) các lệnh điều động tàu và sẽ do sỹ quan điều
khiển ghi và thuyền trưởng ký xác nhận…
N goài ra, các chủ tàu có thể quy định từng loại nhật ký theo quy định như nhật ký thuỷ thủ trực
ca, nhật ký sử dụng rada, nhật ký theo dõi hầm hàng, nhật ký độ sai la bàn chuNn, sổ lệnh…
+ Các giấy tờ do tàu lập ra:
- Danh sách thuyền viên (Crew list): Trong quá trình khai thác tàu, căn cứ vào sổ đang ký
thuyền viên và số thuyền viên trên tàu mà Thuyền trưởng lập danh sách thuyền viên. Mẫu danh sách
theo mẫu chung của IMO theo công ước Fal 1965, thông thường có nội dung như số thứ tự, họ và
tên, ngày tháng năm sinh, chức danh trên tàu, quốc tịch, số hộ chiếu, nơi sinh, chức danh… giấy
này có giá trị khi tàu làm thủ tục ra vào cảng. N goài danh sách thuyền viên, khi làm thủ tục tàu vào
ra cảng còn phải làm những tờ khai khác như tờ khai tàu đến, tờ khai tàu đi, tờ khai tài sản thuyền
viên, tờ khai tài sản tàu, tờ khai đồ dự trữ, tờ khai thực phNm, tờ khai sức khỏe thuyền viên, tờ khai
an ninh. Mẫu các tờ khai theo quy định củacông ước Fal 1965.

9


Các loại Giấy chứng nhận và tài liệu đối với tàu biển:.
Theo quyết định số 54/2005/QĐ – BGTVT ngày 27/10 /2005 của Bộ trưởng BGTVT.
+ Giấy chứng nhận
- GCN đăng ký tàu
- GCN phân cấp tàu
- GCN dung tích quốc tế theo công ước Tonnage 1969; GCN dung tích quốc gia; GCN dung
tích qua kênh Panama; kênh Suez
- GCN an toàn kết cấu tàu hàng
- GCN an toàn trang thiết bị tàu hàng
- GCN an toàn vô tuyến điện tàu hàng

- GCN mạn khô quốc tế: Theo công ước loadline 1966
- GCN quốc tế phòng ngừa ô nhiễm dầu do tàu gây ra IOPP
- GCN khả năng đi biển
- GCN quản lý an toàn
- GCN an ninh tàu biển quốc tế
- GCN định biên an toàn định biên tối thiểu
- GCN diệt chuột hoặc GCN miễn diệt chuột
- GCN chở hàng nguy hiểm: chở xô khí hoá lỏng, hoá chất …
- GCN bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (P and I Cerrtificate)
- GCN bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu
- Giấy phép đài tàu
+ Tài liệu
- N hật ký hàng hải
- N hật ký máy tàu biển
- N hật ký dầu phần 1
- N hật ký vô tuyến điện
- N hật ký huấn luyện và thực tập cứu sinh
- N hật ký huấn luyện và thực tập cứu hoả
- N hật ký rác thải
- Sổ lý lịch của tàu
- Sổ đăng ký thiết bị nâng hàng
- Sổ tay ổn định tàu
- Sổ tay hướng dẫn xếp hàng
- Bảng phân công nhiệm vụ trong các tình huống khNn cấp
- Sổ tay tính ổn định khi tàu bị hỏng
- Sổ tay huấn luyện an toàn phòng chống cháy
- Sổ tay huấn luyện và thưc tập cứu sinh
- Bản hướng dẫn và kế hoạch bảo dưỡng trang thiết bị cứu sinh, cứu hoả

10



- Sổ tay chằng chuộc hàng hoá
- Bản kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, tràn dầu
- Bản kế hoạch an ninh tàu
- Tài liệu về đặc tính điều động tàu
- Tài liệu về độ lệch la bàn từ
- Báo cáo bảo dưỡng thiết bị định vị vệ tinh
- Hải đồ và ấn phNm hàng hải: Danh mục đèn biển, hướng dẫn ra vào Cảng, Bảng thuỷ triều

- Sổ tay hệ thống quản lý an toàn
- N goài các tài liệu trên còn có các tài liệu
- Sổ tay chở hàng hạt
- Sổ tay chở hàng rời
- Sổ tay vận hành theo dõi và kiểm soát dầu
- Sổ tay kiểm soát và theo dõi hệ thống rửa dầu thô
- Sổ tay vận hành khí trơ
- Sổ tay ứng cứu ô nhiễm biển do chất lỏng độc hại gây ra …
2. THUYỀN BỘ TÀU BIỂN
2.1. N HỮN G N ÉT CHUN G VỀ THUYỀN BỘ TÀU BIỂN VIỆT N AM
Thuyền bộ là những thuyền viên thuộc định biên của tàu biển, bao gồm thuyền trưởng, các sĩ
quan và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu biển.
- Thuyền viên là người có đủ điều kiện, tiêu chuNn đảm nhận chức danh trên tàu biển Việt N am
- Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt N am phải có đủ các điều kiện sau đây:
Là công dân Việt N am hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển Việt N am
Có đủ điều kiện tiêu chuNn sức khỏe, độ tuổi lao động, khả năng chuyên môn và chứng chỉ
chuyên môn theo quy định
Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển
Có sổ thuyền viên
Có hộ chiếu thuyền viên để xuất cảnh hoặc nhập cảnh; nếu thuyền viên đó được bố trí làm việc

trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.
Công dân Việt N am có đủ điều kiện có thể được làm việc trên tàu biển nước ngoài
Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định cụ thể chức danh và nhiệm vụ theo chứng danh của
thuyền viên; định biên an toàn tối thiếu; tiêu chuNn chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn của
thuyền viên; đăng ký thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên và sổ thuyền viên; điều kiện để thuyền viên
là công dân Việt N am được phép làm việc trên tàu biển nước ngoài và điều kiện để thuyền viên là
công dân nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt N am theo quyết định số 65/2005/QĐ –BGTVT
ngày 30/11/2005 của Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của
thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt N am.
Bộ trưởng Bộ y tế phối hợp với Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định cụ thể về tiêu chuNn
sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt N am
* N ghĩa vụ của thuyền viên:

11


- Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt N am có các nghĩa vụ sau đây:
Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt N am và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà
XHCN Việt N am là thành viên và pháp luật của quốc gia nơi tàu biển Việt N am hoạt động
Thực hiện mẫn cán nhiệm vụ của mình theo chức danh được giao và chịu trách nhiệm trước
thuyền trưởng về những nhiệm vụ đó
Thực hiện kịp thời, nghiêm chỉnh, chính xác mệnh lệnh của thuyền trưởng
Phòng ngừa tai nạn, sự cố đối với tàu biển, hàng hóa, người và hành lý trên tàu biển. Khi phát
hiện tình huống nguy hiểm, phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc sỹ quan trực ca biết, đồng thời
thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tai nạn, sự cố phát sinh từ tình huống nguy hiểm đó;
Quản lý, sử lý giấy chứng nhận, tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ các tài sản khác của tàu biển
được giao phụ trách
Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
- Thuyền viên Việt N am làm việc trên tàu biển nước ngoài có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao
động đã ký với chủ tàu hoặc người sử dụng lao động nước ngoài.

* Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên:
- Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt N am được thực hiện
theo quy định của pháp luật Việt N am
- Trường hợp chủ tàu hoặc thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên phải rời tàu biển thì chủ tàu có
trách nhiệm chu cấp mọi chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên về đúng nơi quy
định trong hợp đồng thuê thuyền viên hoặc về đến cảng tiếp nhận thuyền viên vào làm việc, nếu
hợp đồng thuê thuyền viên không có thỏa thuận khác; trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu
thuyền viên rời tàu biển thì thuyền trưởng phải báo cáo chủ tàu
- Trường hợp tài sản riêng hợp pháp của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì chủ
tàu biển phải bồi thường tài sản đó theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm giải quyết tai nạn.
Thuyền viên có lỗi trực tiếp gây ra tai nạn làm tổn thất tài sản của mình không có quyền đòi bồi
thường tài sản đó
- Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên Việt N am làm việc trên tàu biển nước ngoài và
của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt N am được thực hiện theo hợp đồng lao động
Theo các quy định của luật hàng hải quốc tế thì mỗi tàu biển phải được bố trí một thuyền bộ
đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng chuyên môn ngành nghề để đảm bảo an toàn hàng hải và
khai thác kinh tế con tàu, phù hợp với mục đích sử dụng của nó. Luật hàng hải quốc tế cũng cho
phép quốc gia mà tàu mang quốc tịch được quy định số lượng thuyền viên của thuyền bộ làm việc
trên một con tàu, số lượng định biên đó phụ thuộc vào cỡ tàu và mức độ hiện đại của tàu. Tuy nhiên
số lượng đó không được vượt quá số người mà một xuồng cứu sinh có thể chứa được (bè cứu sinh
đối với tàu nhỏ). Luật hàng hải quốc tế cũng cho phép quốc gia có cảng kiểm tra bất cứ tàu nào liên
quan đến định biên an toàn, cũng như giấy chứng nhận chuyên môn của thuyền viên, nếu tàu vi
phạm sẽ không được rời cảng.
Theo quy định của Công ước STCW 78/95 thì thuyền viên có thể được chia thành các mức
trách nhiệm bao gồm:
- Mức quản lý (Management level): là mức độ trách nhiệm có liên quan đến việc phân công
làm việc với chức danh thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng và máy hai trên các tàu hoạt động tuyến
quốc tế và đảm bảo rằng mọi chức năng trong lĩnh vực thuộc trách nhiệm được giao được thực hiện
một cách chính xác và đầy đủ;
- Mức vận hành (Operation level): là mức độ trách nhiệm có liên quan đến việc phân công làm

việc với chức danh sỹ quan trực ca boong, sỹ quan trực ca buồng máy, sỹ quan vô tuyến điện, trực

12


tiếp duy trì các chức năng trong phạm vi trách nhiệm dưới sự chỉ dẫn của cá nhân ở mức trách
nhiệm quản lý;
- Mức trợ giúp (Support level): là mức độ trách nhiệm có liên quan đến việc hoàn thành các
công việc, nhiệm vụ hoặc trách nhiệm được giao dưới sự hướng dẫn của cơ quan cấp trên.
Việc quy định về thuyền bộ và phân công nhiệm vụ cho từng người ở trên tàu của các nước
cũng có sự khác nhau, nhưng về cơ bản là giống nhau và được chia thành hai bộ phận cơ bản gồm:
- Bộ phận sỹ quan: bao gồm những chức danh cao nhất của các bộ phận như thuyền trưởng,
máy trưởng, đại phó, máy hai, sỹ quan trực ca boong, sỹ quan trực ca máy, đài trưởng, …
- Bộ phận thuyền viên: bao gồm thuỷ thủ, thợ máy, thợ điện, phục vụ viên…
Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ đảm nhiệm trên tàu thì các thuyền viên có thể được chia
thành:
Bộ phận boong;
Bộ phận máy;
Bộ phân phục vụ;
Đối với các thuyền viên Việt N am làm việc trên các tàu biển Việt N am được thực hiện theo
QĐsố 65 / 2005 / QĐ– BGTVT ngày 30/11 /2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT. “Quyết định về chức
danh, nhiệm vụ theo chức danh và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt N am ”
2.2. DAN H HIỆU BẰN G CẤP CỦA SỸ QUAN TÀU BIỂN
Theo tập quán hàng hải và luật pháp quốc tế thì các quốc gia có tàu biển đều phải quy định về
đào tạo, thi và cấp chứng chỉ chuyên môn theo chức danh trên tàu, đặc biệt là các thuyền trưởng và
sỹ quan trên tàu nhằm đảm bảo an toàn hàng hải. Việc đào tạo, thi và cấp bằng phải tuân theo các
yêu cầu của Công ước STCW 78/95. ở Việt N am được thực hiện theo Quyết định số 66/2005/QĐBGTVT ngày 30/11/2005 của Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải về tiêu chuNn, chứng chỉ chuyên
môn thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt N am. Căn cứ mức độ trách nhiệm
phải thực hiện các chức năng được quy định trong công ước STCW 78/95. Các chức danh của
thuyền viên trên tàu biển Việt N am được phân thành các nhóm sau:

- Mức trách nhiệm quản lý: Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai
- Mức trách nhiệm vận hành: Sỹ quan boong, máy và vô tuyến điện
- Mức trách nhiệm trợ giúp: các thuyền viên đảm nhiệm chức danh thuỷ thủ.
Căn cứ vào tổng dung tích (Gross tonage), hành trình hàng hải và tổng công suất máy chính mà
các chức danh quản lý và vận hành được phân hạng như sau:
Bộ phận boong: đối với thuyền trưởng và đại phó được chia thành 4 loại gồm tàu trên 3000GT;
tàu từ 500 GT đến 3000 Gt; tàu từ 100 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ (hành trình cách đất
liền của Việt N am không quá 100 hải lý); tàu dưới 100 GT hành trình ven biển Việt N am (hành
trình cách bờ không quá 20 hải lý). Đối với sỹ quan boong được phân chia thành hai loại gồm từ
500GT trở lên và từ 100GT đến dưới 500GT và hành trình gần bờ.
Bộ phận máy: đối với máy trưởng và máy nhất được phân hạng theo tổng công suất máy chính
gồm bốn loại gồm: tàu có công suất trên 3000 KW; tàu từ 750 KW đến 3000 KW; tàu từ 150 KW
đến dưới 750 KW và tàu dưới 150 KW. Đối với sỹ quan máy được phân thành hai loại là từ 750
KW trở lên và từ 150 KW đến 750 KW.
Tất cả những thuyền viên làm việc trên tàu đảm nhiệm các chức danh thuyền trưởng, đại phó,
máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong, sỹ quan máy, thuỷ thủ trực ca boong, thợ máy phải được cấp
giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và có giá trị sử dụng trong 5 năm. Khi hết hạn có thể được
gia hạn, đổi, cấp mới theo quy định.

13


Các loại chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên Việt nam được quy định tại quyết định Số
66/2005 /QĐ – BGTVT ngày 30/11/2005 của Bộ Trưởng bộ giao thông vận tải gồm các loại chứng
chỉ sau đây:
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn: Do Cục hàng hải cấp phù hợp với qui định của Công
ước STCW 78/95. Thời hạn sử dụng 5 năm
- Giấy huấn luyện cơ bản: Cấp cho thuyền viên hoàn thành chương trình cơ bản về kỹ thuận
cứu sinh, cứu hoả, sơ cứu. Thời hạn 5 năm
- Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ: Cấp cho thuyền viên hoàn thành những huấn luyện

nghiệp vụ, phù hợp với quy định của Công ước STCW 78/95.
Quan sát đồ giải Rada
Thiết bị đồ giải Rada/Arpa
Hệ thống an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu: Hạng tổng quát (GOC), hạng hạn chế (ROC)
Chữa cháy nâng cao
Chăm sóc y tế
Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn
Xuồng cứu nạn cao tốc
An toàn cơ bản
- Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt:
Làm quen tàu hoá chất, tàu dầu, tàu chở khí hoá lỏng, tàu khách, tàu RO-RO;
N âng cao tàu hoá chất, tàu dầu, tàu chở khí hoá lỏng, tàu khách, tàu RO-RO;
Quản lý đám đông, quản lý khủng hoảng …
2.3. QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH N HIỆM CỦA THUYỀN TRƯỞN G
* Địa vị pháp lý của thuyền trưởng tàu biển
Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên tàu biển, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng. Mọi
người có mặt trên tàu biển phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng
Thuyền trưởng chịu sự chỉ đạo của chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu
* N hững trách nhiệm của thuyền trưởng (Quy định cụ thể theo quyết định 65/ QĐ - BGTVT
của Bộ Trưởng Bộ giao thông vận tải ngày 30/11/2005: trong đó quy định 14 nhiệm vụ chính 52
nhiệm vụ chi tiết của thuyền trưởng)
- Trách nhiệm của một thuyền trưởng được bắt đầu khi nhận bàn giao của thuyền trưởng trước
cho đến khi bàn giao xong cho thuyền trưởng sau, được thể hiện trong quá trình khai thác, hành
trình, tàu neo đậu… cụ thể như sau:
- Trách nhiệm của thuyền trưởng trong khi tiếp nhận và giao tàu: khi bàn giao giữa hai thuyền
trưởng phải kỹ càng về tình trạng kỹ thuật của tàu (có thể bàn giao qua người phụ trách từng bộ
phận: máy trưởng, đại phó…), sau đó bàn giao về kế hoạch sản xuất của tàu, bàn giao về hồ sơ, sổ
sách giấy tờ tài liệu của tàu, các giấy chứng nhận của tàu và cho biết giấy nào hết hạn, giấy nào còn
hạn. Bàn giao về nhân sự của tàu (có thể bàn giao về ưu khuyết điểm của từng người) Việc bàn giao
phải được lập biên bản (ít nhất là 4 bản: 2 thuyền trưởng, công ty và 1 bản lưu) và ghi vào nhật ký

và các thuyền trưởng phải ký vào biên bản. Khi công việc bàn giao xong, thuyền trưởng cũ cần phải
họp toàn tàu thông báo về bàn giao tàu, giới thiệu và giao trách nhiệm cho thuyền trưởng mới. N ếu
không có điều kiện họp toàn tàu thì phải làm thông báo cho toàn tàu biết.
- Khi đưa tàu vào khai thác hoặc ngừng hoạt động, thuyền trưởng có trách nhiệm chuNn bị các
nội dung theo lệnh của chủ tàu như phải có kế hoạch đảm bảo an toàn cho tàu và hàng hoá; phân

14


công nhiệm vụ cho các thuyền viên; chuNn bị các tài liệu, nhiên liệu, lương thực thực phNm và các
yếu tố cần thiết khấc; nắm vững diễn biến thời tiết và lập kế hoạch hành trình…
- Khi tàu hành trình, thuyền trưởng có trách nhiệm chọn đường đi, tốc độ chạy tàu cho phù hợp.
Không ai có quyền thay đổi đường đi và tốc độ chạy tàu do thuyền trưởng chọn trừ trường hợp đột
xuất như: tránh va, cứu nạn trên biển hay phải tránh các nguy cơ khác.., phải thông báo cho thuyền
trưởng biết và khi hết nguy cơ đó phải cho tàu trở về hướng cũ. Trong các tính huống khó khăn
thuyền trưởng phải có mặt trên buồng lái để điều khiển tàu như khi tàu ra vào cầu, trong luồng hẹp,
qua eo biển, kênh đào, tầm nhìn xa hạn chế, bão, mật độ giao thông đông… Trong việc vận chuyển
hàng hoá phải chịu trách nhiệm vận chuyển hàng đầy đủ về số lượng và chất lượng không hư hỏng,
thiếu hụt; chiụ trách nhiệm về trạng thái kỹ thuật của con tàu, thuyền trưởng phải luôn quan tâm
theo dõi để con tàu luôn đảm bảo tính năng đi biển an toàn, phải lập kế hoạch sửa chữa định kỳ để
báo cáo chủ tàu và tổ chức theo dõi tốt việc sửa chữa. Thuyền trưởng có trách nhiệm quan tâm ghi
chép nhật ký của tàu; các giấy phép cấp cho tàu (chú ý nhất về thời hạn) để khi giấy nào hết hạn
hoặc sắp hết hạn phải báo chủ tàu liên hệ gia hạn hoặc cấp mới. Trong trường hợp xảy ra phạm tội ở
trên tàu thì thuyền trưởng phải có biện pháp để ngăn chặn các hành vi này, đồng thời phải tổ chức
điều tra về việc đó hoặc tạo điều kiện cho các cơ quan điều tra làm việc. Trong trường hợp có sinh
đẻ ở trên tàu, trách nhiệm của thuyền trưởng là phải giao cho cán bộ y tế hỗ trợ sản phụ sinh nở, và
phải lập biên bản và ghi vào nhật ký tàu có 2 người làm chứng; nếu trên tàu có tử vong ở cảng trong
nước thì thông báo cho cảng vụ biết và để cho họ điều tra giải quyết; nếu ở cảng nước ngoài thì báo
cho chính quyền cảng địa phương để hỗ trợ; khi tàu đang chạy mà có người chết thì thuyền trưởng
nếu có điều kiện thì phải bảo quản xác, khi về đến cảng giao xác cho cơ quan có thNm quyền. Còn

nếu tàu đang trên hành trình tuyến xa thì tiến hành làm nghi lễ thuỷ táng (thủ tục giấy tờ gồm có
điều tra nguyên nhân cái chết, lập biên bản về người chết, lập danh sách tài sản, tiền nong của người
chết sau đó cần bảo quản để giao cho thân nhân và phải ghi vào nhật ký tàu). Trong trường hợp có
chiến tranh hoặc cướp biển thì thuyền trưởng phải tìm mọi biện pháp để bảo vệ người, hàng hoá và
các tài sản trên tàu và cố gắng không để cho tàu bị bắt. Trong trường hợp tàu gặp tai nạn thì thuyền
trưởng phải huy động mọi người trên tàu dùng mọi biện pháp để cứu tàu và hàng hoá. Trường hợp
phải bỏ tàu thì phải ưu tiên cứu hành khách trước theo thứ tự trẻ em, phụ nữ, người ốm, người già
xuống trước; thanh niên, người khoẻ mạnh xuống sau; khi cứu xong hành khách thì thuyền bộ mới
rời tàu và thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời khỏi tàu và tuỳ tình huống mà có thể mang
theo nhật ký tàu, các giấy tờ chứng nhận của tàu, hải đồ hành trình, tiền bạc, những đồ đạc quý gọn
nhẹ … Trường hợp phải đưa tàu vào khu vực có chiến sự hoặc đình công: thuyền trưởng phải xin ý
kiến của chủ tàu và người bảo hiểm; có trách nhiệm cứu giúp tàu và người đang bị nạn trên biển.
Khi tàu bị nạn: do nguyên nhân bất khả kháng hoặc một nguyên nhân nào đó gây tổn thất trên tàu,
hoặc dự kiến có tổn thất xảy ra cho tàu và cho hàng, thuyền trưởng phải làm và công bố kháng nghị
hàng hải; thuyền trưởng phải thường xuyên và kịp thời kiểm tra việc ghi chép nhật ký boong, máy
vô tuyến điện, sổ theo dõi về dầu và các hồ sơ giấy tờ liên quan đến đăng kiểm, bảo hiểm (đơn bảo
hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm..). Bảo đảm cho tàu có đầy đủ các giấy chứng nhận hợp lệ.
- Khi tàu ra, vào, neo đậu hay hoạt động tại các vùng nước cảng biển: thuyền trưởng có trách
nhiệm chỉ đạo thuyền viên tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của luật pháp quốc tế và luật của
quốc gia có cảng; phải báo cho cơ quan đại diện ngoại giao biết về việc tàu đến cảng; tổ chức huấn
luyện cho thuyền viên thành thạo trong việc cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng…
* Quyền hạn của thuyền trưởng:
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình theo chức danh đảm nhiệm, cũng như thực hiện tốt việc
điều khiển, quản trị tàu và hàng hoá và lãnh đạo thuyền viên, thuyền trưởng có quyền:
- Đại diện cho chủ tàu và những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa khi giải quyết những
công việc trong điều khiển, quản trị tàu và hàng hóa được vận chuyển trên tàu biển
- N hân danh chủ tàu và người có lợi ích liên quan đến hàng hóa thực hiện các hành vi pháp lý
trong phạm vi công việc, có thể khởi kiện hoặc người có lợi ích liên quan đến hàng hóa tuyên bố
hạn chế một phần hoặc toàn bộ quyền đại diện đó


15


- Từ chối không cho tàu hành trình nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn hàng hải, an ninh
hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường
- Áp dụng các hình thức khen thưởng hoặc biện pháp kỷ luật đối với thuyền viên thuộc quyền;
có quyền nhận và không nhận hoặc buộc thuyền viên rời khỏi tàu nếu có đủ cơ sở để khẳng định
rằng thuyền viên không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn với chức danh được giao hay có hành vi
vi phạm pháp luật;
- N hân danh chủ tàu vay tín dụng hoặc tiền mặt trong trường hợp cần thiết nhưng chỉ trong giới
hạn đủ để sửa chữa tàu biển, bổ sung thuyền viên cung ứng cho tàu hoặc với nhu cầu khác để có thể
tiếp tục chuyến đi
- Bán một phần tài sản hoặc phần dự trữ dư thừa của tàu trong phạm vi quy định nếu việc chờ
nhận tiền hoặc chỉ thị của chủ tàu không có lợi hoặc không thực hiện được
- Trong trường hợp tàu biển đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển thì có quyền yêu cầu cứu
nạn và sau khi thỏa thuận với các tàu đến cứu nạn, có quyền chỉ định tàu thực hiện việc cứu hộ
- Trong khi đang hành trình mà trên tàu biển không còn lương thực, thực phNm dự trữ thì có
quyền sử dụng một phần hàng hoá là lương thực, thực phNm vận chuyển trên tàu. Việc sử dụng này
phải được lập thành biên bản. Chủ tàu phải thanh toán số lương thực, thực phNm đó sử dụng
- Trong thời gian thực hiện chuyến đi, nếu không còn cách nào khác để đủ các điều kiện cần
thiết cho việc kết thúc chuyến đi có quyền cầm cố hoặc bán một phần hàng hoá sau khi đã tìm mọi
cách xin chỉ thị của người thuê vận chuyển và chủ tàu và những người có lợi ích liên quan đến hàng
hoá
* Trách nhiệm của Thuyền trưởng:
- Ghi nhật ký hàng hải và lập biên bản với sự tham gia của nhân viên y tế của tàu biển, hai
người làm chứng về các trường hợp sinh, tử xảy ra trên tàu biển và các sự kiện liên quan; bảo quản
thi hài, lập bản kê và bảo quản tài sản của người chết để lại trên tàu biển
- Thông báo về các trường hợp sinh, tử trên tàu và di chúc, bản kê khai tài sản của người chết
cho cơ quan có thNm quyền của cảng biển Việt N am đầu tiên mà tàu biển ghé vào hoặc cho cơ quan
đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự quán của Việt N am nơi gần nhất, nếu tàu biển đến cảng

biển nước ngoài
- Sau khi đó cố gắng tìm cách để xin chỉ thị của chủ tàu và hỏi ý kiến của thân nhân người chết,
thuyền trưởng nhân danh chủ tàu làm thủ tục và tổ chức mai táng. Mọi chi phi liên quan đến việc
mai táng, được thanh toán theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm khi có hành vị phạm tội trên tàu. Khi phát hiện hành vi phạm tội trên tàu biển,
thuyền trưởng cú trách nhiệm sau đây:
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết, lập hồ sơ theo quy định của pháp luật
- Bảo vệ chứng cứ và tuỳ theo điều kiện cụ thể, chuyển giao người có hành vi phạm tội và hồ
sơ cho cơ quan nhà nước có thNm quyền ở cảng Việt N am đầu tiên tàu biển nghé vào hoặc cho tàu
công vụ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân Việt N am gặp trên biển hoặc thông báo cho cơ quan đại
diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt N am nơi gần nhất và làm theo chỉ thị của cơ quan
này, nếu tàu biển đến cảng nước ngoài
Trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, trật tự cho tàu biển, người và hàng hoá vận chuyển
trên tàu, thuyền trưởng có quyền tạm giữ người đang trên tàu mà có hành vi phạm tội tại một phòng
riêng.
Trách nhiệm báo cáo khi xảy ra tai nạn hàng hải
- Khi xảy ra tai nạn hàng hải đối với tàu biển hay phát hiện các tai nạn hàng hải hoặc vụ việc
khác có liên quan đến an toàn hàng hải tại khu vực tàu biển hoạt động, thuyền trưởng có trách

16


nhiệm thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thNm quyền nơi gần nhất biết và báo cáo tai nạn
hàng hải theo quy định
Trách nhiệm báo cáo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt N am
- Khi tàu biển đến cảng nước ngoài, trong trường hợp cấn thiết thuyền trưởng phải thông báo
cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt N am nơi gần nhất
- Thuyền trưởng có trách nhiệm xuất trình các giấy chứng nhận, tài liệu của tàu biển, nếu cơ
quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt N am tại nước đó yêu cầu
3. HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

3.1. N HỮN G KHÁI N IỆM CHUN G
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá đường biển là hợp đồng được ký kết giữa người vận chuyển
với người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước do người thuê vận chuyển trả
và dùng tàu biển của mình để vận chuyển hàng hoá từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng.
Hàng hoá là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản
khác, kể cả động vật tươi sống, container hoặc công cụ tương tự do người gửi hàng cung cấp để
đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển
Cước vận chuyển là tiền công trả cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bao gồm:
- Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận
chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước
hoặc trọng lượng của hàng hoá vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được
giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận
- Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được
giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một
phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hoá theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được
giao kết bằng văn bản.
Chứng từ vận chuyển bao gồm:
- Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển
khác
- Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đó nhận hàng hoá
với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng,
bằng chứng về sở hữu hàng hoá dựng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển
- Giấy gửi hàng đường biển là bằng chứng về việc hàng hóa được nhận như được ghi trong giấy
gửi hàng đường biển, là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Giấy gửi
hàng đường biển không được chuyển nhượng

- Chứng từ vận chuyển khác là chứng từ do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thỏa
thuận về nội dụng, giá trị ví dụ vận tải đơn điện tử.
3.2. CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒN G VẬN CHUYỂN HÀN G HÓA BẰN G ĐƯỜN G
BIỂN

17


- N gười thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng
vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trong trường hợp hợp đồng vận
chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người gửi hàng
- N gười vận chuyển là người tự mình hoặc ủy qyền cho người khác giao kết hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển
- N gười vận chuyển thực tế là người được vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần
việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
- N gười giao hàng là người tự mình hoặc được ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo
hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
- N gười nhận hàng là người có quyền nhận hàng theo quy định của pháp luật.
3.3. CÁC QUY ĐNN H VỀ HỢP ĐỒN G VẬN CHUYỂN HÀN G HÓA THEO CHỨN G TỪ VẬN
CHUYỂN .
Thời điểm phát sinh và chấm dứt trách nhiệm của người vận chuyển
- Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh từ khi người vận chuyển nhận hàng tại cảng
nhận hàng được duy trì trong suốt quá trình vận chuyển và chấm dứt khi kết thúc việc trả hàng tại
cảng trả hàng
- Việc nhận hàng được tính từ thời điểm người vận chuyển đó nhận hàng từ người giao hàng,
cơ quan nhà nước có thN m quyền hoặc bên thứ ba theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định
tại cảng nhận hàng
- Việc trả hàng kết thúc trong các trường hợp sau đây:
N gười vận chuyển hoàn thành việc trả hàng cho người nhận hàng; trong các trường hợp người
nhận hàng không trực tiếp nhận hàng từ người vận chuyển thì bằng cách trả hàng theo yêu cầu của

người nhận hàng phù hợp với hợp đồng, pháp luật hoặc tập quán thương mại áp dụng tại cảng trả
hàng
N gười vận chuyển hoàn thành việc trả hàng cho cơ quan nhà nước cú thN m quyền hoặc cho bên
thứ ba theo quy định của pháp luật hoặc quy định tại cảng trả hàng
- Các bên tham gia hợp đồng vận chuyển chỉ có quyền thỏa thuận về việc giảm trách nhiệm của
người vận chuyển trong các trường hợp sau đây:
Khoảng thời gian từ khi nhận hàng đến trước khi bốc hàng lên tàu biển và khoảng thời gian từ
khi kết thúc dỡ hàng đến khi trả hàng xong hàng
Vận chuyển động vật tươi sống
Vận chuyển hàng hoá trên boong
- Hàng hoá chỉ được chở trên boong nếu có thỏa thuận giữa người vận chuyển với người giao
hàng hoặc theo tập quán thương mại và phải được ghi rõ trong chứng từ vận chuyển.
N ghĩa vụ của người vận chuyển:
- N gười vận chuyển phải mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi
biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phN m dự trữ; các hầm
hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận và vận
chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa
- N gười vận chuyển chịu trách nhiệm về việc bốc hàng, dỡ hàng cN n thận và thích hợp, chăm
sóc chu đáo hàng hóa trong quá trình vận chuyển
- N gười vận chuyển phải thông báo trong thời gian hợp lý cho người giao hàng biết trước về
nơi bốc hàng lên tàu biển, thời điểm mà tàu sẵn sàng nhận hàng và thời gian tập kết hàng hoá. Việc
thông bao này không áp dụng đối với tàu chuyên tuyến, trừ trường hợp lịch tàu có sự thay đổi

18


* Miễn trách nhiệm của người vận chuyển:
- N gười vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng
hóa do việc tàu biển không đủ điều kiện đi biển, nếu đó thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại
điều 75 của BLHHVN 2005. Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh

thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán
- N gười vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hóa xảy ra trong các
trường hợp sau đây:
Lỗi thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công của người vận chuyển
trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu
Hỏa hoạn không do người vận chuyển gây ra
Thảm họa hoặc tai nạn hàng hải trên biển, vùng biển cảng biển mà tàu biển được phép hoạt
động
Thiên tai
Chiến tranh
Hành động xâm phạm trật tự và an toàn công cộng mà bản thân người vận chuyển không gây
ra;
Hành động bắt giữ của người dân hoặc cưỡng chế của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thN m
quyền khác
Hạn chế về phòng dịch
Hành động hoặc sự sơ suất của người giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý hoặc đại diện của họ
Đình công hoặc các hành động tương tự khác của người lao động do bất kỳ nguyên nhân nào
làm đình trệ hoàn toàn hoặc một phần công việc
Bạo loạn hoặc gây rối
Hành động cứu người hoặc cứu tài sản trên biển
Hao hụt về khối lượng, trọng lượng hoặc mất mát, hư hỏng khác của hàng hóa xảy ra do khuyết
tật N n tỳ hoặc khuyết tật khác của hàng hóa
Hàng hóa không được đóng gói đúng quy cách
Hàng hóa không được đóng gói, ký mã hiệu không đúng quy cách hoặc không phù hợp
Khuyết tật N n tỳ của tàu biển mà những người có trách nhiệm không phát hiện được, mặc dù
thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán
Bất kỳ nguyên nhân nào khác xảy ra mà người vận chuyển không có lỗi hoặc không cố ý gây ra
tổn thất hoặc không phải do người làm công, đại lý của người vận chuyển có lỗi gây ra.
Trong trường hợp có người được hưởng quyền miễn trách của người vận chuyển theo quy định
của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận ghi trong hợp đồng thì người đó phải chứng minh rằng người

vận chuyển đó không có lỗi, không cố ý hoặc những người làm công, đại lý của người vận chuyển
cũng không có lỗi hoặc không cố ý gây ra sự mất mát, hư hỏng của hàng hóa
- Chậm trả hàng là việc hàng hóa không được trả trong khoảng thời gian đã thỏa thuận theo hợp
đồng hoặc theo trong khoảng thời gian hợp lý cần thiết mà người vận chuyển mẫn cán có thể trả
hàng đối với trường hợp không có thỏa thuận. N gười vận chuyển không phải chịu trách nhiệm đối
với việc chậm trả hàng trong các trường hợp sau đây:
Đi chệch tuyến đường khi đó có sự chấp thuận của người gửi hàng
N guyên nhân bất khả kháng

19


Phải cứu người hoặc trợ giúp tàu khác đang gặp nguy hiểm khi tính mạng con người trên tàu có
thể bị đe dọa
Cần thời gian để cấp cứu cho thuyền viên hoặc người trên tàu
Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển
- Trong trường hợp chủng loại, giá trị của hàng hóa không được người gửi hàng, người giao
hàng khai báo trước khi bốc hàng hoặc không được ghi rõ trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển
hoặc chứng từ vận chuyển khác thì người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ bồi thường mất mát, hư hỏng
hàng hóa hoặc tổn thất khác liên quan đến hàng hóa trong giới hạn tối đa tương đương với 666,67
SDR cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị hàng hóa hoặc 2 SDR cho mỗi kilôgam trọng lượng cả bì
của số hàng hoá bị mất mát, hư hỏng tuỳ theo giá trị hàng hóa
Đơn vị tính toán quy định trong bộ luật này là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và
được quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt SDR = Special Drawing Right
- Khi container được dùng để đóng hàng hoá thì mỗi kiện hoặc đơn vị hàng hoá đã ghi trong
chứng từ vận chuyển, đã đóng vào container được coi là một kiện hoặc một đơn vị hàng hóa quy
định. Trường hợp chứng từ vận chuyển không ghi rõ số kiện hoặc đơn vị hàng hoá thì container
hoặc công cụ đó chỉ được xem là một kiện hoặc một đơn vị hàng hóa.
- Trong trường hợp chủng loại và giá trị hàng hoá được người giao hàng khai báo trước khi bốc
hàng và được người vận chuyển chấp nhận, ghi vào chứng từ vận chuyển thì người vận chuyển chịu

trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa trên cơ sở giá trị đó theo nguyên tắc sau đây:
Đối với hàng hóa bị mất mát thì bồi thường bằng giá trị đã khai báo
Đối với hàng hóa bị hư hỏng thì bồi thường bằng mức chênh lệch giữa giá trị khai báo và giá trị
còn lại của hàng hoá
Giá trị còn lại của hàng hóa được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm và địa điểm
dỡ hàng hoặc lẽ ra phải dỡ hàng; nếu không xác định được thì căn cứ vào giá thị trường tại thời
điểm và địa điểm bốc hàng cộng thêm chi phi vận chuyển đến cảng trả hàng
- Trách nhiệm của người vận chuyển đối với chậm trả hàng được giới hạn số tiền bằng 2,5 lần
tiền cước của số hàng trả chậm, nhưng không vượt quá tổng số cước phải trả theo hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển
Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển hành khách và hành lý
- Trách nhiệm của người vận chuyển trong trường hợp một hành khách chết, bị thương hoặc
tổn hại khác về sức khỏe không vượt quá 46.666 SDR cho một hợp đồng vận chuyển hành khách và
hành lý, với tổng mức đền bù không quá 25.000.000 SDR.
- Trách nhiệm của người vận chuyển đối với mất mát, hư hỏng hành lý xách tay không quá 833
SDR cho một hành khách trong một hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý
- Trách nhiệm của người vận chuyển đối với mất mát, hư hỏng phương tiện vận tải bao googm
tất cả hành lý chở trên phương tiện đó không quá 3.333 SDR cho một phương tiện trong một hợp
đồng vận chuyển hành khách và hành lý
- Trách nhiệm của người vận chuyển đối với mất mát, hư hỏng hành lý không phải là hành lý
xách tay không quá 1.200 SDR cho một hành khách trong một hợp đồng vận chuyển hành khách và
hành lý
- N gười vận chuyển và hành khách có thể thỏa thuận giảm trách nhiệm của người vận chuyển
một khoản khấu trừ không quá
117 SDR trong trường hợp hư hỏng một phương tiện vận tải và không quá 13 SDR cho một
hành khách trong trường hợp mất mát, hư hỏng đối với hành lý khác
* Mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển:
- N gười vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm nếu người khiếu nại chứng minh được mất
mát hư hỏng hàng hóa là hậu quả do người vận chuyển đã có hành vi cố ý gây mất mát, hư hỏng,
chậm trả hàng hoặc cN u thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra


20


- N gười làm công, đại lý của người vận chuyển thực hiện với chủ ý gây ra mất mát, hư hỏng
hàng hóa, chậm trả hàng hoặc cN u thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có
thể xảy ra cũng không được giới hạn trách nhiệm quy định
* N ghĩa vụ của người gửi hàng và người giao hàng:
- N gười gửi hàng phải bảo đảm hàng hóa được đóng gói và đánh dấu ký, mã hiệu theo quy
định. N gười vận chuyển có quyền từ chối bốc lên tàu biển những hàng hóa không bảo đảm đúng
tiêu chuN n đóng gói cần thiết.
- N gười gửi hàng phải cung cấp trong một thời gian thích hợp cho người vận chuyển các tài
liệu và chỉ dẫn cần thiết đối với hàng hóa dễ nổ, dễ cháy và các loại hàng hóa nguy hiểm khác hoặc
loại hàng hóa cần phải có biện pháp đặc biệt khi phân bố hàng, vận chuyển, bảo quản và dỡ hàng
- N gười gửi hàng phải bồi thường các tổn thất phát sinh do việc cung cấp chậm trễ, thiếu chính
xác hoặc không hợp lệ các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết.
- N gười gửi hàng hoặc người giao hàng đã cố ý hoặc vô ý đều phải chịu trách nhiệm đối với
người vận chuyển, hành khách, thuyền viên và các chủ hàng khác về những tổn thất phát sinh do
khai báo hàng hóa không chính xác hoặc không đúng sự thật, nếu người vận chuyển chứng minh
được là người gửi hàng hoặc người giao hàng có lỗi gây ra tổn thất đó.
* Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:
- N gười vận chuyển có quyền dỡ hàng hóa khỏi tàu biển, hủy bỏ hoặc làm mất khả năng gây
hại của hàng hóa dễ nổ, dễ cháy hoặc hàng hóa nguy hiểm khác mà không phải bồi thường và vẫn
thu đủ cước, nếu số hàng hóa đó được khai báo sai hoặc do người vận chuyển không được thông
báo trước và cũng không thể nhận biết về những đặc tính nguy hiểm của hàng hóa khi bốc hàng
theo sự hiểu biết nghiệp vụ thông thường.
* N gười gửi hàng phải chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh:
- Trong trường hợp người vận chuyển đã nhận bốc lên tàu biển những hàng hóa nguy hiểm,
mặc dù đã được thông báo trước hoặc đã nhận biết tính chất nguy hiểm của hàng hóa đó theo sự
hiểu biết nghiệp vụ thông thường và đã thực hiện các biện pháp bảo quản theo đúng quy định,

nhưng khi hàng hóa đó đe dọa sự an toàn của tàu, người và hàng hoá trên tàu thì người vận chuyển
có quyền xử lý theo quy định như trên. Trong trường hợp này, người vận chuyển chịu trách nhiệm
về tổn thất phát sinh theo các nguyên tắc về tổn thất chung và chỉ được thu cước cự ly.
* Miễn trách nhiệm của người gửi hàng:
N gười gửi hàng được miễn trách nhiệm bồi thường về các mất mát, hư hỏng xảy ra đối với
người vận chuyển hoặc tàu biển, nếu chứng minh được rằng mình hoặc người làm công, đại lý của
mình không có lỗi gây ra tổn thất đó.
* Thanh toán cước vận chuyển:
- Khi nhận hàng, người nhận hàng phải thanh toán cho người vận chuyển cước vận chuyển và
các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán
trước.
- N gười vận chuyển có quyền từ chối trả hàng và có quyền lưu giữ hàng, nếu người gửi hàng và
người nhận hàng chưa thanh toán đủ các khoản nợ hoặc chưa nhận được sự bảo đảm thỏa đáng.
Các khoản nợ này bao gồm cước vận chuyển, các chi phí khác theo quy định như trên và chi
phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hóa.
Các khoản nợ không trả đúng hạn được tính theo lãi xuất của ngân hàng giao dịch liên quan
Cước vận chuyển trong trường hợp hàng hóa bị thiệt hại.
- Trong trường hợp hàng hóa bị thiệt hại do có tai nạn trong khi tàu biển đang hành trình vì bất
cứ nguyên nhân nào cũng được miễn cước vận chuyển; nếu đã thu phải được hoàn trả lại. trong
trường hợp hàng hóa được cứu hoặc được hoàn trả lại thì người vận chuyển chỉ được thu cước cự

21


ly, nếu người có quyền lợi liên quan đến hàng hóa đó không thu được lợi ích từ quãng đưòng mà
hàng hoá đã được tàu biển vận chuyển.
- Trường hợp hàng hóa hư hỏng hoặc hao hụt do đặc tính riêng hoặc hàng hóa là động vật sống
mà bị chết trong khi vận chuyển thì người vận chuyển vẫn có quyền thu đủ cước vận chuyển.
Quyền định đoạt hàng hoá của người gửi hàng
- N gười gửi hàng có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng hóa được trả cho người nhận

hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu
biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu
với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan. N gười vận chuyển chỉ có nghĩa vụ
thực hiện các yêu cầu của người gửi hàng sau khi đã thu lại toàn bộ số vận đơn gốc đã ký phát
- Khi tàu biển đến cảng trả hàng, người vận chuyển có nghĩa vụ trả hàng cho người nhận hàng
hợp pháp nếu có vận đơn gốc, giấy gửi hàng đường biển. Sau khi hàng hóa đã được trả, các chứng
từ vận chuyển còn lại không còn giá trị để nhận hàng.
Xử lý của hàng hoá bị lưu giữ:
- N gười nhận hàng không đến nhận hàng, từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc nhận hàng thì
người vận chuyển có quyền dỡ hàng và gửi vào nơi an toàn, thích hợp và thông báo cho người gửi
hàng biết. Mọi chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm chi trả.
- N gười vận chuyển có quyền lưu giữ này nếu có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn
suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận hàng
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có người nhận số
hàng gửi hoặc người nhận hàng thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết
thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ; nếu hàng hóa mau hỏng hoặc việc
gửi hàng là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyển có quyền bán đấu
giá trước thời hạn đó.
N gười vận chuyển có nghĩa vụ thông báo cho người gửi hàng biết về các công việc trên
- Việc xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt N am thực hiện theo quy
định của chính phủ
- Sau khi khấu trừ các khoản nợ của người nhận hàng, các chi phí liên quan đến việc gửi hàng
và bán đấu giá hàng hóa quy định, số tiền còn dư thừa phải được gửi vào ngân hàng để trả lại cho
người có quyền nhận số tiền đó
- Trường hợp tiền bán hàng không đủ để thanh toán các khoản nợ thì người vận chuyển có
quyền tiếp tục yêu cầu những người có liên quan phải trả đủ
- Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày bán đấu giá hàng hóa mà không yêu cầu nhận lại số tiền
còn dư thừa thì số tiền này được sung công quỹ nhà nước
-Theo điều 96 Luật Hàng hải Việt N am 2005: N gười nhận hàng có quyền thông báo mất hàng
nếu không nhận được hàng trong vòng 60 ngày kể từ ngày hàng hóa lẽ ra phải được giao theo thỏa

thuận hợp đồng.
- Hàng hóa được coi là trả đủ và đúng như ghi trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc
chứng từ vận chuyển khác, nếu người nhận hàng không thông báo bằng văn bản cho người vận
chuyển về mất mát, hư hỏng chậm nhất 3 ngày kể từ ngày nhận hàng, nếu không thể phát hiện thiệt
hại từ bên ngoài, đối với các hàng hóa đó được giám định thì không cần thông báo bằng văn bản.
- N gười vận chuyển không phải bồi thường đối với tổn thất phát sinh do việc chậm trả hàng, trừ
trường hợp thông báo về việc chậm trả hàng bằng văn bản được gửi tới người vận chuyển trong
vòng 60 ngày kể từ ngày hàng hoá lẽ ra phải được giao theo thỏa thuận hợp đồng.

22


* Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hóa theo chứng từ vận chuyển là 1 năm kể từ
ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng Giới hạn trách nhiệm của người vận
chuyển

23


4. VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
4.1. KHÁI N IỆM
Vận đơn đường biển (Bill of Lading) là một chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển do
người vận chuyển hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc
sau khi nhận hàng để xếp. Tuỳ theo từng trường hợp, người vận chuyển và người gửi hàng có thể
thoả thuận với nhau để thay thế vận đơn bằng phiếu gửi hàng hoặc giấy hay chứng từ vận chuyển có
giá trị tương đương.
Theo yêu cầu của người giao hàng, người vận chuyển có nghĩa vụ ký phát cho người giao hàng
một bộ vận đơn
4.2. CHỨC N ĂN G CỦA VẬN ĐƠN
Vận đơn là một loại chứng từ phục vụ cho công tác vận chuyển hàng hoá, có ba chức năng

chính:
- Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp
đồng vận chuyển đó - sự liên hệ pháp lý giữa người vận chuyển với người gửi hàng, đặc biệt là mối
quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển với người nhận hàng. Tuy nhiên nó không phải là một hợp
đồng vận chuyển vì chỉ do một bên ký (người vận chuyển ký phát);
- Là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hoá với tên gọi, số lượng,
trọng lượng, tình trạng như đã ghi trong vận đơn để vận chuyển đến cảng dỡ hàng. N gười vận
chuyển chỉ giao cho ai xuất trình trước tiên vận đơn gốc hợp lệ mà người vận chuyển đã cấp phát ở
cảng xếp hàng;
- Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hoá đã ghi trong vận đơn để có thể được
chuyển nhượng từ người gửi hàng cho người nhận hoặc bất kỳ ai khác bằng cách ký hậu.
4.3. N ỘI DUN G CỦA VẬN ĐƠN .
Vận đơn thông thường có nội dung chính sau đây:
- Tên và trụ sở chính của người vận chuyển
- Tên người gửi hàng
- Tên người nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được ký phát dưới dạng vận đơn theo lệnh hoặc vận
đơn vô danh
- Tên tàu biển
- Mô tả về chủng loại, kích thước, thể tích, số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc giá trị hàng hoá,
nếu xét thấy cần thiết
- Mô tả về tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hoá
- Ký, mã hiệu và đặc điểm nhận biết hàng hóa người giao hàng đã thông báo bằng văn bản
trước khi bốc hàng lên tàu biển và được đánh dấu trên từng đơn vị hàng hoá hoặc bao bì
- Cước vận chuyển và các khoản thu khác của người vận chuyển, phương thức thanh toán
- N ơi bốc hàng và cảng nhận hàng
- Cảng trả hàng hoặc chỉ dẫn thời gian, địa điểm sẽ chỉ định cảng trả hàng
- Số vận đơn gốc đó ký phát cho người giao hàng
- Thời điểm và địa điểm ký phát vận đơn
- Chữ ký của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc đại diện khác có thN m quyền của
người vận chuyển

4.4. Ý N GHĨA CỦA VẬN ĐƠN .

24


Vận đơn sẽ là căn cứ để khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khN u hàng hoá; làm tài liệu kèm
theo hoá đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua để thanh toán tiền
hàng (Letter credit); là chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hoá; làm căn cứ xác
định số lượng hàng đã được người mua dựa vào đó người ta ghi sổ, thống kê, theo dõi việc thực
hiện hợp đồng.
4.5. PHÂN LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜN G BIỂN .
Căn cứ vào khía cạnh pháp lý thì vận đơn được chia thành:
- Vận đơn theo lệnh: là vận đơn không ghi rõ tên người nhận hàng mà chỉ ghi theo lệnh của ai
(to order), có thể theo lệnh của người gửi hàng, người nhận hàng hay của ngân hàng. N gười gửi
hàng hay người nhận hàng có thể chuyển nhượng vận đơn cho người khác bằng cách ký hậu, tức là
ký tên sau vận đơn. Loại này thường được sử dụng nhiều trong thương mại.
- Vận đơn đích danh: là vận đơn được cấp phát cho một người cụ thể và chỉ người nhận có tên
ghi trên vận đơn mới được nhận hàng mà không thể chuyển nhượng cho người thừ ba bằng cách ký
hậu. Loại vận đơn này thường được sử dụng trong vận chuyển những hàng hoá quý hiếm hay không
thể thay thế được. Để tránh trường hợp tàu đến trước vận đơn người gửi hàng và người nhận hàng
có thể thỏa thuận sử dụng Seaway bill hoặc vận tải đơn điện tử nhưng thực chất hai loại vận đơn
này là vận đơn đích danh.
- Vận đơn xuất trình: là vận đơn ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng, còn
gọi là vận đơn vô danh.thuyền trưởng sẽ giao hàng cho người nào xuất trình vận đơn gốc đầu tiên.
Loại này chuyển nhượng dễ dàng theo kiểu trao tay.
Căn cứ vào cách chuyên chở thì vận đơn được chia thành:
- Vận đơn suốt: dùng cho loại vận chuyển liên hợp bằng nhiều phương tiện vận chuyển (bộ - sắt
- biển - sông- hàng không).
- Vận đơn đi thẳng: đi thẳng từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng mà không phải chuyển tải dọc
đường.

Căn cứ vào thời gian cấp vận đơn thì chúng được chia thành:
- Vận đơn nhận hàng để xếp: hàng xếp ở cảng, khi đã xếp hàng lên tàu xong thì đổi vận đơn đã
xếp.
- Vận đơn đã xếp hàng
Căn cứ vào lời ghi chú trên vận đơn thì chúng được chia thành:
- Vận đơn hoàn hảo (vận đơn sạch)
- Vận đơn không hoàn hảo (vận đơn không sạch)
Một số điều cần chú ý khi ký phát vận đơn:
- N hững người có quyền ký phát vận đơn: thực chất do người vận chuyển đảm nhiệm nhưng
thường uỷ quyền cho thuyền trưởng hoặc đại lý của chủ tàu hoặc người được chủ tàu uỷ quyền.
- Thời điểm ký phát vận đơn: sau khi đã xếp hàng xong và được đại phó ký biên lai đại phó.
Chủ hàng phải nộp lại biên lai đại phó để lấy vận đơn. Đặc biệt lưu ý không được ký trước mà phải
ký đúng ngày.
- Quyền ghi chú về tình trạng của hàng hoá: N gười vận chuyển có quyền ghi chú vào vận đơn
nếu xét thấy có những vấn đề chưa đảm bảo yêu cầu về tình trạng của hàng hoá.
Ghi chú trong vận đơn
- N gười vận chuyển có quyền ghi chú trong vận đơn các nhận xét của mình nếu có ghi vấn về
tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hóa

25


×