Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Bài giảng lý luận pháp luật cơ chế điều chỉnh pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.63 KB, 63 trang )

Cơ chế điều chỉnh pháp luật
 Là hệ thống thống nhất các phương tiện
pháp lý đặc thù có mối quan hệ mật thiết,
tác động lẫn nhau (quy phạm pháp luật,
quyết định áp dụng quy phạm pháp luật,
quan hệ pháp luật, hành vi thực hiện quyền
và nghĩa vụ pháp lý), nhờ đó thực hiện sự
tác động có hiệu quả của pháp luật lên các
quan hệ xã hội nhằm thiết lập trật tự pháp
luật và tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội
phát triển theo những mục tiêu, yêu cầu của
pháp luật.


Các giai đoạn của
Cơ chế điều chỉnh pháp luật
1.
2.
3.
4.

Định ra quy phạm pháp luật
Áp dụng pháp luật (không bắt buộc)
Hình thành các quan hệ pháp luật
Hành vi thực tế thực hiện quyền và nghĩa vụ
pháp lý của các chủ thể


Các yếu tố của
Cơ chế điều chỉnh pháp luật
1. Quy phạm pháp luật


2. Quyết định áp dụng pháp luật (không bắt
buộc)
3. Quan hệ pháp luật
4. Hành vi thực tế thực hiện quyền và nghĩa vụ
pháp lý của các chủ thể


Quy phạm
 Quy ph¹m lµ quy t¾c hµnh vi mang tÝnh
chÊt chung, thÓ hiÖn nh lµ nhng khu«n
mÉu chung, quy t¾c xö sù chung cña con
ngêi trong nhng tinh huèng, hoµn c¶nh cô
thÓ cña ®êi sèng thùc tÕ.


Phân loại quy phạm
 Quy phạm kỹ thuật là quy tắc tác động
(tương tác) của con người đối với các lực
lượng tự nhiên, các khách thể của tự nhiên,
kỹ thuật, công cụ, phương tiện lao động.
 Quy phạm xã hội là quy tắc hành vi, điều
chỉnh các quan hệ xã hội giữa con người với
nhau và các tổ chức của họ.


Các quy phạm xã hội tiêu biểu
1. Tập quán là nhưng cách xử sự trong sinh hoạt
thường ngày đã trở thành thói quen, thành nếp
sống của một cộng đồng hoặc của toàn xã hội.
2. Phong tục là một loại tập quán đã lan rộng, đã ăn

sâu hơn vào đời sống xã hội. Phong tục cũng là
nhưng khuôn mẫu ứng xử, nhưng mức độ, tính
chất bắt buộc cao hơn so với tập quán.


Các quy phạm xã hội tiêu biểu
3. Luật tục là những tập quán, phong tục tồn tại dưới
dạng truyền khẩu và thành văn, là hệ thống những quy
tắc xử sự điều chỉnh mọi mặt của đời sống cộng đồng.
So sánh với những tập quán, phong tục bình thường:
luật tục không phải là tổng hợp mọi phong tục, tập
quán mà chỉ bao gồm những phong tục, tập quán mang
tính cộng đồng, mang tính bắt buộc.


Các quy phạm xã hội tiêu biểu
4. Dạo đức theo nghĩa phổ quát nhất là nhưng quan niệm,
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội về điều thiện,
điều ác, về danh dự, lương tâm, lẽ công bằng…
5. Các quy phạm của các tổ chức xã hội là nhưng quy tắc
xử sự do các tổ chức xã hội đặt ra, dùng để điều chỉnh
các quan hệ xã hội giưa các thành viên của tổ chức đó.
6. Quy phạm tôn giáo do các tổ chức tôn giáo đặt ra dùng
để điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa những người
tham gia các tổ chức tôn giáo đó.


Các quy phạm xã hội tiêu biểu
7. Quy phạm của các cộng đồng dân cư là nhung
quy tắc xử sự do các tổ chức của các cộng đồng

dân cư xây dựng nên, nhằm để điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống của cộng
đồng.
8. Quy phạm pháp luật


Quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự (quy tắc
hành vi) do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, có
tính bắt buộc chung, thể hiện ý chí nhà nước,
được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội.


Đặc điểm của QPPL
1. Đặc điểm chung với quy phạm xã hội:
 chứa đựng các quy tắc xử sự chung
 được thể hiện nhiều lần trong cuộc sống
2. Đặc điểm riêng:
 Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận, đảm bảo thực hiện bằng
sức mạnh cưỡng chế nhà nước;
 Quy phạm pháp luật có tính bắt buộc
chung;
 Quy phạm pháp luật vừa mang tính xã hội,
vừa mang tính giai cấp;
 Quy phạm pháp luật được thể hiện dưới
hình thức văn bản quy phạm pháp luật do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
June 12, 2014

11


2. CƠ CẤU CỦA QPPL

1.GIẢ ĐỊNH
2.QUY ĐỊNH
3.CHẾ TÀI

June 12, 2014

12


2. CƠ CẤU CỦA QPPLGiả định
Nêu những hoàn cảnh có thể
xảy ra trong cuộc sống mà cá
nhân, tổ chức có thể gặp phải
và cần phải xử sự theo yêu cầu
của pháp luật.

June 12, 2014

13


2. CƠ CẤU CỦA QPPL-

Quy định
Nêu cách xử sự nhà nước

yêu cầu tổ chức, cá nhân
phải thực hiện khi ở vào
hoàn cảnh, điều kiện, tình
huống mà phần giả định đã
nêu.
June 12, 2014

14


2. CƠ CẤU CỦA QPPL-

Chế tài
Nêu những hậu quả bất lợi mà nhà
nước áp dụng đối với chủ thể có hành
vi vi phạm các yêu cầu của bộ phận
quy định của QPPL.

June 12, 2014

15


CÁCH THỨC THỂ HIỆN 1 QPPL
 QPPL được thể hiện thông qua điều khoản
của văn bản QPPL;
 Một điều luật: chứa 1 QPPL hoặc nhiều
QPPL;
 Một QPPL được chứa trong 1 điều luật
hoặc nhiều điều luật;

 Trật tự của các bộ phận có thể được sắp
xếp không giống nhau ở các điều luật
khác nhau.
June 12, 2014

16


Ví dụ về phân tích QPPL
1. Công dân
có quyền tự do kinh
doanh
Giả định
Quy định
theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền và tịch thu xe đối với người
đua
Chế tài
Giả định
xe trái phép mà chống người thi
hành công vụ nhưng chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự.
June 12, 2014

17


Văn bản quy phạm pháp luật
 Khái niệm:
VBQPPL là hình thức thể hiện

các quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền
(hoặc cá nhận, tổ chức được
nhà nước trao quyền) ban
hành theo thủ tục pháp lý
nhất định, trong đó quy định
những quy tắc xử sự có tính
bắt buộc chung đối với tất cả
các chủ thể pháp luật , được
áp dụng nhiều lần trong đời
sống


Đặc điểm của VBQPPL
 Là văn bản do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành
 Có chứa đựng các quy tắc xử sự
chung (QPPL)
 Được áp dụng nhiều lần trong cuộc
sống, được áp dụng trong mọi
trường hợp khi có sự kiện pháp lý
xảy ra.
 Tên gọi, nội dung và trình tự ban
hành các loại VBQPPL được quy
định cụ thể trong pháp luật


Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Việt Nam
Căn cứ:

- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2008
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân 2004


Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Việt Nam
1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc
hội.
3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
4. Nghị định của Chính phủ.
5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối
cao.
7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao.
8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.


Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Việt Nam
10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ
Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan
trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án
nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
13. Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân.


Hiệu lực của VBQPPL
Hiệu lực của van bản quy phạm pháp luật là giới
hạn về thời gian, không gian (theo lãnh thổ), về đối
tượng thi hành mà van bản quy phạm pháp luật đó
tác động tới.


Hiệu lực theo thời gian
Hiệu lực theo thời gian là
khoảng thời gian có hiệu
lực của van bản quy phạm
pháp luật, là thời điểm bắt
đầu và chấm dứt hiệu lực
của van bản quy phạm pháp
luật.


Hiệu lực theo thời gian
Cách xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực:
- Văn bản quy phạm pháp luật xác định cụ thể thời điểm.
- Thời điểm công bố văn bản.

- Sau thời điểm công bố văn bản một thời gian nhất định.
Cách xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực:
- Văn bản quy phạm pháp luật xác định cụ thể thời điểm
- Bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc thay
thế bằng văn bản khác


×