BÁO CÁO THỰC TẬP
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Chúng ta đang sống trong một thời đại văn minh con người không chỉ
nhìn nhận sự việc một cách thô sơ như trước đây. Xã hội càng phát triển thì nhu
cầu học tập nghiên cứ càng tăng cao. Do đó, vấn đề tìm hiểu thế giới xung
quanh giờ đây không chỉ là việc tìm tòi khám khá mà còn là việc bào tồn lưu trữ
lại những giá trị của cuộc sống. Thưc vật có ý nghĩa vô cùng to lớn với con
người trên trái đất, nó là nền tảng của đa dạng sinh học, đa dạng nông nghiệp,
bảo đảm cho phát triển bền vững. Vì thế nhận biết và bảo tồn các loài thực vật
ngày càng trở nên quan trọng hơn cũng như việc học tập nghiên cứu về thực vật
ngày càng giữ một vị thế quan trọng trong sự phát triển của khoa học.
Việc thu thập mẫu vật và lưu trữ trong các phòng tiêu bản là một việc hết
sức quan trọng vì nó sẽ giúp xác định các loài thực vật mới, thực hiện bản kiểm
kê thực vật trong một khu vực hay trong một phạm vi nhất định.
Phòng mẫu cây khô là nơi lưu trữ các vật mẫu cây của một vùng nào đó
hay của nhiều vùng khác nhau trên Trái đất để minh chứng cho sự giàu có nguồn
tài nguyên thực vật, là cơ sở đẻ nghiên cứu, học tập cũng như để giói thiệu cho
các thế hệ mai sau, là nơi bảo lưu giá trị của tất cả các tên bởi vì nếu mẫu chuẩn
mất đi thì tên cây đó không còn giá trị nữa.
Các loài thực vật hiện nay được các nhà khoa học thu thập và bảo quản
lưu trữ trong các phòng tiêu bản là nguồn tư liệu vô cùng quan trọng mà mỗi nhà
nghiên cứu cũng như người học tập về thực vật rất cần thiết.
Họ Bồ hòn (Sapindaceae Juss.) có khoảng140 chi với hơn 1450 loài, phân
phối hầu hết các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam họ
này có khoảng 25 chi, gần 70 loài, phân bố rải rác khắp cả nước. Hầu hết các
loài trong họ là cây gỗ hoặc cây bụi, một số cây ăn quả nổi tiếng, nhiều loài
chứa những chất quan trọng … Chính vì vậy, bên cạnh những giá trị về khoa
học, họ này còn có giá trị lớn về kinh tế.
Chính vì thế tôi lựa chọn đề tài thực tập “Quy trình thu thập, bảo quản và
quán lý mẫu vật thuộc họ Bồ hòn (Sapindaeae Juss.) tại phòng tiêu bản thực vật,
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Hà Nội)”
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Phạm Thị Mai Hương K33C – Sinh
Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 Trang 1
BÁO CÁO THỰC TẬP
Ý nghĩa khoa học: kết quả của đề tài được sử dụng vào thống kê đầy đủ
các mẫu thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae) có tại phòng tiêu bản thực vật, Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Hà Nội).
Ý nghĩa thực tiễn: kết quả của báo cáo đem lại kiến thức cho bản thân về
nghiên cứu thục vật, hiểu được một số công việc của phòng tiêu bản thực vật,
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Hà Nội); và một phần của báo cáo được
sử dụng cho việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của bản thân.
PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Quy trình thu thập, bảo quản, và quản lý mẫu vật đã được các nhà thực vật
học sử dụng từ rất lâu trước đây.
Trước hết về phương pháp thu thập mẫu thực vật là phương pháp cổ điển,
nhưng vấn được ưu chuộng, sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu thự vật bởi ứng
dụng thực tiễn của nó, tiện dụng trong hoàn cảnh, không đòi hỏi những trang
thiết bị hiện đại, phục vụ kịp thời cho những yêu cầu mới của đất nước nhất là
trong việc kiểm kê và đánh giá tính đa dạng thực vật của các Khu bảo tồn và
Vườn quốc gia trong cả nước.
Các mẫu vật sau khi được thu thập về được bảo quản và lưu trữ trong các
phong mẫu cây khô. Các phòng mẫu cây khô đầu tiên được thành lập ở Ý, là nơi
sưu tập các mẫu cây khô khâu vào giấy. Vào giữa thế kỉ 16,Iohn Falconer và
William Turner, hai người Anh đầu tiên đã thông báo về bộ sưu tập cảu họ.
Linne dã phổ biến kỹ thuật trinh bày mẫu trên các tờ giấy riêng lẻ và xếp chồng
lên nhau để lưu trữ. Đến đầu thế kỉ 19, các cây được khâu hay dán lên những
trang giấy phẳng và đóng thành tập.
Từ sự khởi đầu đó các phòng mẫu đã được nhamh chóng và dã lưu trữ
được hang triệu mẫu đựng trong các thùng kim loại. Danh lục các loài cây khô
của thế giới được công bố trong “Index Herbarium” do Holmgren và Keuken
(1974) biên soạn. Mỗi phong có kíiệu riêng ví dụ P – kí hiệu Bảo tàng lịch sử tự
nhiên Pari (Pháp), K – Phòng mẫu ở Vườn thực vậ Hoàng gia Kiu (Anh), HN-
Bảo tàng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, thuộc Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam, Hà Nội.
Họ Bồ hòn (Sapindaceae) được nghiên cứu trong nhiều tài liệu và trong
các nghiên cứu đã có nhiều hệ thống phân loại khác nhau đề cập đến vị trí họ Bồ
hòn (Sapindaceae) trong bộ Bồ hòn thuộc ngành Mộc lan. Do đó, số lượng và vị
trí của họ cũng thay đổi theo từng hệ thống. Trong phạm vi nghiên cứu của báo
Phạm Thị Mai Hương K33C – Sinh
Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 Trang 2
BÁO CÁO THỰC TẬP
cáo thực tập tôi dựa vào hệ thống của Takhtajan (1997) để xác định mẫu cũng như số
lượng các mẫu trong họ. Trên cơ sở hệ thống này, họ Bồ hòn được xếp vào bộ Bồ hòn
(Sapindales Dumortier), phân lớp Hoa hồng (Rosidae Takhtajan), lớp Mộc
lan(Magnoliopsida Brongniart) hay còn gọi là Dicotyledones – Hai lá mầm) ngành Mộc lan
(Magnoliophyta Cronquirt, Takhtajan et W. Zimmermann).
PHẦN III: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu:
Nắm được quy trình thu thập, bảo quản và quản lý mẫu thuộc họ Bồ hòn
(Sapindaceae) tại phòng tiêu bản thực vật, viện sinh thái và tài nguyên sinh vật
Hà Nội.
3.2 Đối tượng:
Các loài thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae) ở Việt Nam được lưu trữ tại
phòng tiêu bản thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Hà Nội)
3.3 Phương pháp:
Phương pháp được tuân theo quá trình xử lý và quản lý tiêu bản của Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Đông thời kết hợp với phương pháp đã được
công bố của Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997, 2004.
3.4 Thời gian nghiên cứu:
Từ ngày 14/02/2011 đến ngày 22/04/2011
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thu thập và xử lý mẫu ngoài thực địa
4.1.1.Dụng cụ thu mẫu:
Cặp hay túi đựng mẫu bằng túi dứa hay túi polytilen cớ lớn, kéo cắt cây,
giấy báo, dây buộc, nhãn, kim chỉ, bút chì 2B, sổ ghi chép, cồn, băng dính các
loại,máy ảnh hay camera và GPS.
4.1.2. Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu
Phạm Thị Mai Hương K33C – Sinh
Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 Trang 3
BÁO CÁO THỰC TẬP
Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện cho một khu nghiên cứu, chúng
ta không thể đi hết các điểm trong khu nghiên cứu, vì thế việc chọn tuyến và địa
điểm thu mẫu là hết sức cần thiết.
Dựa vào bản đồ hiện trạng và đặc điểm địa hình, thiết lập các tuyến thu
mẫu sao cho tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu
nghiên cứu, nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu nghiên
cứu. Từ tuyến chính, các tuyến phụ theo kiểu xương cá được mở về hai phía và
đi qua các quần xã khác nhau. Trung bình 1,5 km chiều dài của tuyến chính lại
có 2 tuyến phụ được mở ra. Trên mỗi tuyến, tiến hành điều tra tất cả các loài
thực vật bậc cao có mạch nằm ở phạm vi 10m mỗi bên.
Trên các tuyến thu mẫu nói trên, chọn những điểm chốt, tức là những
điểm đặc trưng nhất để đặt các ô tiêu chuẩn. Sau khi xác định vị trí ô tiêu chuẩn,
dùng dây nylon có màu để định vị các ô. Trong mỗi ô tiêu chuẩn có kích thước
50m x 40m (0,2 ha), tiến hành điều tra tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch
nằm trong phạm vi của ô.
4.1.3. Phương pháp thu mẫu
Để thu mẫu, hiện nay, nên dùng túi polyetylen để đựng mẫu mà không
dùng cặp gỗ dán như trước đây vì vừa cồng kềnh, vừa khó bảo quản, cần có sổ
ghi chép riêng, dây buộc, kéo cắt cành, nhãn, kim chỉ, bút chì (2B), cồn, giấy
báo.
Nguyên tắc thu mẫu:
- Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là: cành, lá, hoa và cả quả
càng tốt (đối với cây lớn) hay cả cây đối với cây thân thảo.
- Mỗi cây thu từ 3 – 5 mẫu, còn mẫu cây thân thảo thì tìm các mẫu giống
nhau và cũng thu với số lượng trên để vừa nghiên cứu các biến dạng của loài,
vừa để trao đổi.
Phạm Thị Mai Hương K33C – Sinh
Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 Trang 4
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Các mẫu thu trên cùng một cây thì cùng đánh một số hiệu mẫu. Có hai
cách đánh số phổ biến hiện nay: đánh từ 1 trở đi kể từ khi thu mẫu đầu tiên cho
đến hết sự nghiệp làm nghiên cứu khoa học hoặc đánh số theo năm tháng không
phụ thuộc vào các đợt thu mẫu trước đó. Ví dụ: đợt nghiên cứu vào tháng 9 năm
2006, đánh số 069 là gốc và sau đó lần lượt ghi tiếp từ số 1 trở đi. Cách này tiện
lợi là không cần phải nhớ số trước đó mà thu đợt nào đánh số đợt đó và qua số
đó có thể nhận biết được thời gian thu mẫu nhưng có nhược điểm là không thể
biết cả cuộc đời của nhà thực vật đã thu được bao nhiêu mẫu.
- Khi thu phải ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên
nhiên như đặc điểm vỏ cây, kích thước cây, nhất là các đặc điểm dễ mất sau khi
khô như màu sắc của hoa, quả, mùi vị,…; phân bố, toạ độ, sinh thái, giá trị sử
dụng,… vào sổ lý lịch tiêu bản và ghi các thông tin tóm tắt (nơi thu, người thu,
ngày thu, số hiệu mẫu, các thông tin khác) vào phiếu etiket. Trong quá trình thu
mẫu, nên chụp ảnh toàn bộ cây và mẫu vật.
- Sau khi thu mẫu, mẫu được cắt tỉa sao cho kích thước tối đa cỡ 40 x 30
cm (các vật đi kèm để bảo quản mẫu như kẹp, tủ sấy, tủ bảo quản,… đều tuân
theo kích thước này). Sau khi cắt tỉa, mẫu được đeo etikét.
- Thu và ghi chép xong cho vào cặp thu mẫu hoặc túi polyetylen to mang
về nhà mới làm mẫu. Việc cho vào túi polyetylen có lợi là gọn nhẹ, không bị va
quệt khi băng qua rừng, mẫu giữ tươi lâu kể cả khi trời nắng to. Cần chú ý là khi
cho mẫu vào túi phải nhẹ nhàng, nếu có hoa thì dùng lá của mẫu để bọc trước
khi cho vào túi. Có thể dùng túi nhỏ và mỏng đựng riêng từng loài và buộc chặt
tất cả các túi nhỏ đó cho vào túi to.
Cách thu hái mẫu thân gỗ
Nếu cây gỗ nhỏ có thể dung sào với đầu móc nhọn như câu liêm. Cũng có
thể dùng kéo cắt cành cao – một loại dụng cụ có cán dài và có dây để cắt các
cành trên cao hay các cây mọc trên các vách đá, bờ hiểm khó trèo.
Phạm Thị Mai Hương K33C – Sinh
Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 Trang 5
BÁO CÁO THỰC TẬP
Nếu cây gỗ to không thể dùng liêm, kéo cắt cành cao thì nên thêu người
địa phương giỏi trèo để thu hái.
Cách thu mẫu cây thân cỏ
Việc thu hái mẫu thân cỏ thường dẽ tiến hành. Tuy nhiên phải chú ý tùy
loại cây mà thu thập các bộ phận quan trọng nhất để việc làm các tiêu bản được
đầy đủ và việc giám định được dễ dàng. Với cây thân cỏ, dùng kéo cắt cành cắt
một đoạn cành có đủ hoa, quả và lá. Đối với các loài cây có củ , có thể dùng
xẻng nhỏ đào cả cây, rũ sạch đất để làm mẫu.
Những loài cây cỏ có kích thước lớn, mọng nước, không thu cả cây được, cần
căn cứ vào đặc điểm càn cho định loại để thu hái.
Cũng có thể thu hái cả một thân cây thảo lớn, cắt thành từng đoạn, ghi
cùng một số hiệu và có chú thích thêm để làm các tiêu bản liên hoàn.
Thu mẫu cây mọc dưới nước (thủy sinh)
Nếu nước cạn thì lội xuống nước thu trực tiếp các mẫu cây thủy sinh.
Dùng xẻng nhỏ đào cả thân và rễ, sau đó tỉa bớt để có thể làm mẫu. Nếu như
nước sâu, sẽ đi trên thuyền và dùng vợt vớt các loài trôi nổi trên mặt nước hoặc
dùng mócđẻ thu hái các loài cây lơ lửng trong nước thậm chí phải lặn xuống để
lấy.
Thu mẫu các cây sóng nhờ (bì sinh)
Đối với các cây sống nhờ, sống bám, cây hoại sinh (nấm, địa y, phong lan,
tầm gửi …) ta dùng dao nhỏ hay cưa cắt lấy cả một phần cảu cây chủ. Mặt khác,
cũng cần lấy cả cây chủ để phục vụ cho việc nghiên cứu khi cần thiết.
Thu mẫu các loài cây có giá trị kinh tế
Đối với các loài cây có giá trị kinh tế cao như cây làm thuốc, cây cho tinh
dầu, cho nhựa, cho gỗ quý… thì ngoài phần thu mẫu bình thường như các loài
Phạm Thị Mai Hương K33C – Sinh
Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 Trang 6
BÁO CÁO THỰC TẬP
cây khác, cần bổ sung các bộ phận có công dụng đặc biệt để sau đó đủ nguyên
liệu phân tích các thành phần hóa học hoặc tính chất cơ lý của cây.
4.2. Xử lý trong Phòng tiêu bản
Sau một ngày thu mẫu cần đeo nhãn cho mỗi mẫu. Trên mỗi nhãn cần ghi
chép:
- Số hiệu mẫu.
- Địa điểm và nơi lấy (tỉnh, huyện, xã, mọc ven suối, thung lũng, sườn hay
đỉnh núi hoặc đồi,…).
- Ngày lấy mẫu.
- Đặc điểm quan trọng: cây gỗ hay dây leo, độ cao, màu sắc lá, hoa, quả,
lông, gai, mùi vị,…
- Người lấy mẫu.
Khi ghi phải dùng bút chì mềm, tuyệt đối không dùng bút bi, bút mực để
tránh bị mất khi ngâm tẩm về sau.
Nhãn có thể chỉ ghi số hiệu mẫu của tác giả còn các thông tin khác sẽ ghi
vào sổ riêng hoặc ghi phiếu mô tả.
Sau khi đã đeo nhãn, các mẫu cần được xử lý. Sử dụng hai phương pháp
xử lý mẫu sau:
4.2.1. Xử lý khô
Mỗi mẫu được đặt gọn trong một tờ báo cỡ lớn gập bốn với kích thước 30
x 40 cm, vuốt ngay ngắn nhưng chú ý trên mỗi mẫu phải có có lá sấp, lá ngửa để
có thể quan sát dễ dàng cả hai mặt lá mà không phải lật mẫu. Đối với hoa, dùng
các mảnh báo nhỏ để ngăn cách nó với hoa hay lá bên cạnh, phòng khi sấy dễ bị
dính vào các bộ phận bên cạnh. Sau đó xếp chồng các mẫu lên nhau, sau 5-10
Phạm Thị Mai Hương K33C – Sinh
Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 Trang 7
BÁO CÁO THỰC TẬP
mẫu đặt một tấm nhôm lượn sóng để tăng độ thoáng khí, giữ nhiệt tốt và dùng
đôi cặp ô vuông (mắt cáo) để ốp ngoài rồi ép chặt mẫu và bó lại, mỗi cặp mẫu
khoảng 15-20 mẫu. Các bó mẫu được đem phơi nắng hoặc sấy. Hàng ngày phải
thay giấy báo mới để mẫu chóng khô và không bị ẩm, không làm cho mẫu bị
nát.
4.2. 2. Xử lý ướt
Khi không có thời gian và điều kiện làm mẫu ngay trong ngày, sau khi đã
xử lý mẫu xong, không dùng cặp mắt cáo để ép mẫu hoặc chỉ ép trong một thời
gian ngắn sao cho chúng đủ thời gian ổn định vị trí và sau đó bỏ cặp, dùng giấy
báo bọc ngoài rồi bó chặt lại và cho các bó mẫu đó vào túi polyetylen cỡ lớn.
Mỗi túi lớn có thể chứa nhiều bó mẫu. Dùng cồn đổ cho thấm ướt các tờ báo và
buộc chặt lại để chuyển về nơi có điều kiện sấy khô.
4.3. Quản lý mẫu trong phòng tiêu bản
4.3.1. Trình bày mẫu
- Nhãn mẫu
Nhãn là ghi lại một cách ngắn gọn hồ sơ của mẫu để làm cơ sở cho các
nhà nghiên cứu phân loại, sinh thái, địa lý thực vật, sinh hóa phân loại, di truyền
phân loại… trong quá trình nghiên cứu. Một công trình đầy đủ, chính xác và
nghiêm túc về sinh học như trên đã nói phải thông báo đầy đủ những thông tin
được ghi trong nhãn. Đây là một bộ phận quan trọng của mẫu lưu giữ vĩnh viễn
nó có giá trị như các tập hồ sơ của các phòng tổ chức.
Nhãn thường có hình chữ nhật kích thước khoảng 7 x 10 cm giấy trắng
dai, viết bằng tay hay đánh máy thường được in sẵn và dán ở góc dưới, bên phải:
Đầu trên ghi tên phong mẫu cây khô bằng tiếng La tinh, tiếng Anh hay
tiếng Việt
Phạm Thị Mai Hương K33C – Sinh
Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 Trang 8
BÁO CÁO THỰC TẬP
• Số hiệu mẫu (No):
• Tên phổ thông (Common name):
• Tên Khoa học (Scientific name):
• Tên họ (Family name):
• Người thu mẫu (Leg. = Legit):
• Ngày thu mẫu:
• Địa điểm thu mẫu:
Ngoài ra một số nhãn khác thường bé hơn độ 3 x 10cm được dán kèm
theo ở phía trên hay bên cạnh ghi những thay đổi do các chuyên gia viết về sau,
khi kiểm tra mẫu, có thể sửa đổi tên khoa học cho cập nhật hoặc thay lại tên
khoa học cũ bằng một tên mới sau khi kiểm tra lại đã có sẵn trong đó ghi cả họ
và tên người kiểm tra và ngày kiểm tra. Nếu mẫu đã có tên đúng thì chuyên gia
kiểm tra cần dán thêm một nhãn con ghi đủ tên và ngày tháng và ở giữa ghi dấu
“!” để khẳng định tên trong mẫu là đúng. Trên bìa mẫu cũng có những nhãn chỉ
ra người đã lấy hạt phấn hay các bộ phận khác để nghiên cứu tế bào hay sinh
hóa.
- Trình bày mẫu
Trình bày mẫu là một quá trình gắn mẫu và nhãn vào tờ bìa. Hầu hết các
bìa mẫu của các nước Bắc Mỹ có kích thước 29 x 41cm. Ở Việt Nam thường
dùng kích thước 28 x 42 cm. Bìa mẫu là những giấy Crôki (Croquis) dày, đanh
và cứng. Chất lượng giấy tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Đối với phòng mẫu
cây khô giấy cần 100% chất xơ để đảm bảo độ cứng, còn để học tập chất lượng
giấy thấp hơn. Giấy cần phải cứng khó gấp để đỡ hỏng mẫu nhất là khi chuyền
tay nhau.
Để đính mẫu vào bìa mẫu có nhiều cách khác nhau. Ở Việt Nam theo
truyền thống dùng chỉ để khâu các bộ phận đính chặt lên bìa mẫu. Vì điều kiện
độ ẩm cao nếu dùng các băng dính để dán thì dễ bị bong ra.
Phạm Thị Mai Hương K33C – Sinh
Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 Trang 9
BÁO CÁO THỰC TẬP
Khi khâu chú ý theo các đường thẳng, ngắn nhất từ trên xuống dưới. Mục
đích để dán chặt các đường chỉ ở mặt lưng bìa vào bìa một cách dễ dàng nhất.
Hiện nay các mẫu được đính vào bìa mẫu là vừa dùng chỉ khâu những nơi cứng
và vừa dùng súng bắn nhựa để dán những phần mềm hơn và ở phía sau. Việc
dán mối chỉ phía sau nhằm mục đích khi chồng các mẫu lên nhau không bị
vướng làm hỏng mẫu phía dưới. Ở các nước thường dùng các băng dính hoặc
các hồ dán như: Swiffs Z – 5032, Elmen’s glue – all, Nicobon B hoặc Wihold
128. Nhựa 35 – 6262 được dùng để dán các lá cứng. Các phần dễ rơi thường
đựng vào các túi hoặc dán kết hợp với khâu vào bìa mẫu.
4.3.2. Quản lý mẫu
Các mẫu vật trước khi lưu trữ vào phòng tiêu bản được nhập tất cả các
dẫn liệu đã biết như: số hiệu tiêu bản, tên khoa học họ, chi, loài; địa điểm thu
mẫu, người thu mẫu, thời gian thu mẫu, số lượng tiêu bản... vào máy tính bằng
chương trinh quán lý mẫu như access.
Sưu tập mẫu đã ép, sấy khô và xử lý thuốc chống sâu bọ và nấm được xếp
theo từng họ và lưu giữ trong phòng kín gọi là các phòng tiêu bản hay phòng
mẫu cây khô hay phòng Bách thảo (Hbarium). Ở phòng mẫu cây khô của viện
Sinh thái và tài nguyên sinh vật sắp xếp theo hệ thống Takhtajan. Ở những nơi
khác thì có những sự sắp xếp khác nhau. Đây là một tài sản quý, là cơ sở để
nghiên cứu về thực vật phân loại, về địa lý thực vật, về tài nguyên thực vật…
Các bìa mẫu sau khi hoàn thành được sắp xếp theo từng nhóm. Các bài
mẫu của một loài được đặt trong một bài chung 30 x 45 cm gọi là áo bài. Phía
ngoài ở góc bên phải phía trên hoặc phía dưới dùng để dán nhãn đề tên loài. Các
loài trong một chi và các chi trong một họ xếp theo vần ABC. Các chi trong mọt
họ xêp trong một thùng hay một số thùng hay các ngăn liền nhau.
Phạm Thị Mai Hương K33C – Sinh
Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 Trang 10