Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

KIỂM ĐỊNH THỰC CHẤT LÀ GÌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.65 KB, 7 trang )

K
K
I
I


M
M


Đ
Đ


N
N
H
H


T
T
H
H


C
C


C


C
H
H


T
T




LÀ GÌ
LÀ GÌ
?
?


PGS. TS. Lưu Tiến Hiệp
Trường Cao đẳng Hoa Sen, TP.HCM

Kiểm định (accreditation, tôi muốn dùng thuật ngữ chỉ có chữ “kiềm định” của
tiếng Anh mà không kèm chữ “chất lượng”) là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam,
và ở ngay cả các nước phát triển không dùng biện pháp kiểm định cho chất lượng giáo
dục đại học của mình thì nội hàm của khái niệm này cũng không phải là phổ biến. Kiểm
định là một quá trình đánh giá toàn diện từ cung cách quản lý, cơ sở vật chất, nội dung
giảng dạy đến chất lượng sinh viên tốt nghiệp. Chính sự bao trùm này làm chúng ta dễ sa
vào trận đồ của các quan niệm, tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số, quy định, chính sách…mà có
thể bỏ qua bản chất của kiểm định. Do đó trong báo cáo này tôi mong muốn phân tích
một số nhận định mang tính bản chất của kiểm định sau khi đã tìm hiểu về kiểm định ở
các trường đại học ở Mỹ.

Kiểm định trước hết phải là một quá trình tự nguyện của một trường đại học. Kiểm
định quá trình trường tự nhìn lại mình để nhận ra mặt mạnh và mặt yếu của mình, qua đó
đưa ra một lộ trình phát triển cho tương lai. Đó là một quá trình tự thân vận động theo
hướng tích cực nhất, nó không phải là cứu cánh. Kiểm định còn là “sự tự chịu trách
nhiệm” (tạm dịch accountability) của quá trình giáo dục và đào tạo của trường đối với
những người có lợi ích (stakeholders) đến sự hiện hữu của trường như nhà đầu tư, xã
hội. Nếu làm được như vậy trường đã tăng cường được tính minh bạch (transparency)
của trường đối với xã hội.
Nếu hiểu bản chất kiểm định là như vậy, tôi nghĩ chúng ta sẽ tránh được sự đối phó
trong quá trình kiểm định, tăng cường không chỉ chất lượng giáo dục mà còn làm cho
nhà trường thành một môi trường tiến bộ và lương thiện. Kết quả cuối cùng là trường,
sau khi kiểm định là tạo sự an tâm cho lãnh đạo ngành giáo dục, người học, phụ huynh,
và rộng ra là xã hội.
“Kiểm định chất lượng” như cách hiểu hiện nay là cách đánh giá một
trường đại học hay cao đẳng xem có đủ các tài nguyên, các chương trình
giáo dục – đào tạo, và dịch vụ để thực hiện và duy trì những mục tiêu nhất
quán với với sứ mệnh của trường đề ra. Đánh giá bao gồm tự đánh giá, đánh
giá của chuyên gia và Hội đồng kiểm định quốc gia. Đó là cách hiểu của
kiể
m định theo nghĩa hẹp, trong đó những người liên quan chỉ quan tâm đến
khía cạnh chất lượng của một trường. Thực chất đó mới chỉ là sự quan tâm
đến khía cạnh kỹ thuật của kiểm định.
Do đó, trước hết chỉ nên dùng thuật ngữ “kiểm định” thay vì “kiểm
định chất lượng” có nghĩa hẹp hơn kiểm định. Kiểm định chất lượng là một
phần rất quan trọng của kiểm định nhưng không bao hàm hết những nội hàm
của kiểm định. Những nội hàm phải tìm từ khái niệm “accreditation” trong
tiếng Anh vì ngữ căn của “accreditation” có chữ “credit” nghĩa là “tin
tưởng”, mà trong ngân hàng chúng ta dịch là “tín d
ụng”. Chúng ta cũng phải
tìm các nội hàm khác từ các nước (chủ yếu là Mỹ) áp dụng kiểm định này

cho các trường đại học của họ. Báo cáo này mong muốn trình bày bản chất
sâu xa của kiểm định, những yếu tố vuợt ra khỏi vấn đề kỹ thuật của kiểm
định chất lượng để qua chúng ta có một cái nhìn bao quát về kiểm định và
tin tưởng hơn về chủ trương kiểm đị
nh.
Lợi ích nội sinh

Kiểm định theo nghĩa thông thường trên sẽ làm gia tăng chất lượng
giáo dục. Trường sẽ hoạt động hiệu quả hơn vì trường phải luôn luôn phấn
đấu để duy trì sự công nhận này hay vuơn tới sự công nhận cao hơn. Đó là
một quá trình trường tự khẳng định mình thông qua các biện pháp kỹ thuật
và quản lý liên tục nâng cao chất lượng giáo dục của trường. Đây là ý nghĩa
lợi ích nộ
i sinh của kiểm định đối với một trường. Nhưng điều này chưa cần
nhưng chưa đủ.
Kiểm định còn là một trạng thái

Trong quá trình kiểm định trường phải làm gì, bên ngoài trường phải
làm gì…Như vậy kiểm định thôi thúc trường phải hành động để đạt đến các
chuẩn mực nào đó. Ý nghĩa của kiểm định như vậy mới chỉ nói lên một một
“hành động” (action).
Tuy nhiên tất cả những hành động đó sẽ dẫn đến sự công nhận một cơ
sở đào tạo là đã đạt những chuẩn mực nhất định. Phải chăng khi đạt được là
hoàn tất kiểm định và trường sẽ sống với thành quả này? Kiểm định không
phải là cứu cánh của trường. Nó chỉ là tiên đề hoạt động của một trường.
Nh
ư vậy kiểm định còn nói lên trạng thái (state) của một trường sau khi
kiểm định. Trạng thái “được kiểm định” và được công nhận mới quan trọng
với trường vì nó mang lại cho nhà trường những lợi ích to lớn, cũng như
những ràng buộc cùng là sự phấn đấu liên tục để giữa trạng thái này.

Lợi ích ngoại sinh

Trước hết là những lợi ích ngoại sinh. Đó là những lợi ích đến từ bên
ngoài trường khi được công nhận. Những yếu tố này tuy chỉ có ảnh hưởng
gián tiếp và mang tính khuyến cáo, nhưng tác dụng của chúng có thể rất lớn.
Nhờ những lợi ích ngoại sinh trường tự nguyện đưa mình vào khuôn phép để
được lợi từ những yếu tố bên ngoài này. Đó là cách quản lý mà người bị
quản lý có cả
m giác mình không bị quản lý. Cách quản lý này chúng ta thấy
ngày càng nhiều trong đời sống kinh tế của Việt nam. Tại sao các xí nghiệp
phải bỏ ra công sức và tiền bạc để lấy chứng nhận các chứng nhận ISO như
ISO2000? Vì các xí nghiệp hiểu rất rõ là không có ISO này thì không xuất
được hàng cho nước khác, và cũng nhờ có chứng nhận ISO mà xí nghiệp
làm ăn hiệu quả hơn. ISO buớc đầu là mang tới lợi ích ngoại sinh nhưng sau
đó nó tác dụng ngay đến cung cách qu
ản lý hiệu quả công ty có ISO. Nhất
cử lưỡng tiện. Một thí dụ nữa về lợi ích ngoại sinh là việc Việt Nam xin gia
nhập WTO. Dần dần chúng ta đi vào quỹ đạo của một phong cách làm ăn
mới hiệu quả hơn mà chẳng cần ai bắt buộc cả.
Lợi ích ngoại sinh của một trường được kiểm định là gì? Hiện nay
những lợi ích này chưa có hay chưa được làm rõ. Mục tiêu c
ủa kiểm định
hiện nay ở Việt nam là Nhà nước muốn kiểm tra chất lượng giáo dục, muốn
trường đạt những chuẩn mực nào đó và đặc biệt muốn nâng cao chất lượng
giáo dục. Những đòi hỏi này không sai, nhưng chưa đủ. Nếu chỉ dừng lại ở
mục tiêu như vậy thì quá trình kiểm định sẽ dẫn tới tình trạng đối phó với
kiểm định.
Không thể coi kiể
m định chỉ là một hành động để đi đến chất lượng, và
các trường tự thấy lợi ích của mình nếu được được công nhận đạt chuẩn.

Ngay cả như vậy, thực tế Việt nam cũng không làm được vì kiểm định là
một quá trình gian khổ và tốn kém, nhất là lần đầu thực hiện. Các trường sẽ
khó tự nguyện kiểm định và nếu làm thì cũng là một biện pháp
đối phó. Nhà
nước phải tạo ra những lợi ích cụ thể và khả thi. Vì vậy song song với việc
ban hành quy chế kiểm định Nhà nước cần tiếp tục ban hành những lợi ích
ngoại sinh (đối với các trường), nghĩa là ban hành các chế độ chính sách mà
các trường sẽ được hưởng khi đạt chuẩn kiểm định nào đó. Như đối với Mỹ
khi trường đạt chuẩn kiểm định nào đó thì lập t
ức trường nhận được những
hỗ trợ kinh phí từ phía Nhà nước vào công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa
học và học bổng cho sinh viên. Tôi được biết có trường Mỹ vì lợi ích duy
nhất này mà họ thấy cần tham gia vào quá trình kiểm định. Nhưng điều này
không có nghĩa Nhà nước chỉ có chi mà không nhận được gì lại. Nếu sự hỗ
trợ đến từ Nhà nước thì cũng có nghĩa là Nhà nuớc có “vũ khí” để tác động
đến các trường. Ở Mỹ kiểm định là người gác cổng (gatekeeper) cho cho các
cơ quan quản lý giáo dục Liên bang hay Bang.
Tự chịu trách nhiệm

Kiểm định còn là biện pháp
để cho trường giải thích và chịu trách
nhiệm cho những quyết định và hành động của trường. Đó là tính tự chịu
trách nhiệm (tạm dịch từ accountability).
Tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường đối với sinh viên là khả năng
trường cung cấp cho sinh viên những chuẩn bị về kiến thức thích hợp và
hoàn chỉnh để khi tốt nghiệp có thể làm việc thành thạo với mức lương
tương xứng. Đây là cách lý giải thông thường về chất lượng đào tạo. Ấy là
chiều xuôi, chiều ngược là trường phải có trách nhiệm bảo đảm với ng
ười
“chủ” (employer, hiểu theo nghĩa rộng), nhà tuyển dụng năng lực của sinh

viên một khi nhận sinh viên vào làm việc trong xí nghiệp, công ty.
Trường còn tự chịu trách nhiệm trong mối tương quan đến trường
khác. Trường tôi so với trường khác như thế nào? Qua kiểm định làm
nghiêm túc, các trường đã hình thành bậc thang so sánh trường này với
trường khác, không phải thông qua cảm tính hay ngộ nhận, thành kiến.
Chẳng hạn, phải chăng trường tư và dân lập luôn luôn thua kém v
ề chất
lượng đối với trường công, nên sinh viên có khuynh hướng ưu tiên chọn
trường công trước? Mặc cảm tự ty này hình như vẫn tồn tại trong đầu óc một
số nhà quản lý đại học ngoài công lập. Mối tương quan giữa các trường này
còn thể hiện trong sự liên thông. Sự liên thông giữa các trường hiện nay tiến
triển khá chậm. Sự chậm trễ này cũng một phần là do sự so sánh giữa các
trườ
ng mang cảm tính và thành kiến. Vậy quá trình kiểm định phải làm rõ
được mối quan hệ về đẳng cấp giữa các trường, nhằm xóa đi được mặc cảm
tự ty và cả tự tôn giữa các trường.
Ở một mức cao hơn, một trường đã kiểm định phải chịu trách nhiệm về
những khoản tài chính mà trường đó nhận được từ Nhà nuớc vì suy cho cùng
đó cũng là tiền thuế c
ủa nhân dân. Trường phải lý giải được những khoản
chi tiêu của trường. Ở nhiều nuớc phát triển các trường, dù công hay tư, đều
có trách nhiệm công bố hàng năm báo cáo tài chánh đã được kiểm toán. Việc
công bố này có khi bắt buộc bởi luật pháp (thường áp dụng với các trường

×