Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề cương Quản lý đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Đak Song tỉnh Đăk Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.5 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chỉ thị số 40-CT/TW của ban bí thư trung ương Đảng ngày 15 tháng 06
năm 2004 đã chỉ rõ “ Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách
nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là
lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Chính vì vậy ngành giáo dục có một
trách nhiệm lớn là đào tạo ra nguồn nhân lực có cất lượng cao về trí tuệ và trình
độ tay nghề. Những năm qua, nhất là khi đất nước đổi mới chúng ta đã xây dựng
được đội ngũ giáo viên đông đảo, có phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị tốt, có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ này đã “ Đáp ứng quan trọng yêu cầu
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần vào thắng lợi sự
nghiệp của đất nước”.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục Mầm non là ngành học đầu
tiên, có một vị trí, vai trò quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của
nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục tiêu của giáo dục
mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Muốn
đạt được mục tiêu trên, việc đầu tiên cần phải chăm lo phát triển đội ngũ giáo
viên nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của
bản thân, bởi vì giáo viên là nhân tố quyết định trực tiếp đến quá trình hình thành
phát triển nhân cách trẻ.
Hiện nay trên địa bàn huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông giáo viên mầm non
mặc dù số lượng nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo tương đối
cao, nhưng năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều nhà giáo còn
1


hạn chế, chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy, vẫn còn có những giáo
viên xếp loại yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là nhà giáo công tác ở


miền núi, vùng đồng bào dân tộc taị chỗ, ít có điều kiện nâng cao trình độ, cập
nhật kiến thức. Bên cạch đó công tác quản lý và xây dựng đội ngũ giáo viên theo
chuẩn nghề nghiệp chưa thực sự được quan tâm, chưa có biện pháp và chiến
lược cụ thể mà chỉ đánh giá qua loa, hình thức.
Để đáp ứng với nhu cầu đổi mới và phát triển giáo dục nói chung và bậc
học mầm non nói riêng trong giai đoạn hiện nay UBND huyện và ngành giáo
dục và đào tạo huyện Đăk Song đã chú ý tới việc nâng cao chất lượng đội ngu
cán bộ quản lý và giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp Tuy nhiên vẫn
chưa có công trình đề cập đến vấn đề “ Quản lý đội ngũ giáo viên mầm non theo
chuẩn nghề nghiệp ở huyện Đak Song - tỉnh Đăk Nông ”. Tiếp thu, kế thừa
những thành tựu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý xây dựng đội ngũ giáo
viên của hiệu trưởng các trường mầm non huyện Đak Song tỉnh Đăk Nông, đề
xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với việc xây dựng đội ngũ giáo
viên mầm non của huyện Đăk Song - tỉnh Đăk Nông nhằm nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên trường mầm non .
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu
trưởng các trường mầm non ở huyện Đak Song tỉnh Đăk Nông .
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

2


Nghiên cứu biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

của hiệu trưởng trường mầm non
4.2. Giới hạn về đối tượng khảo sát: 09 trường mầm non, 120 CBQL
và GVMN huyện Đăk Song.
5. Giả thuyết khoa học
Đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đăk Song – Tỉnh Đăk Nông có tâm
huyết, nhiệt tình gắn bó với nghề, đã đạt chuẩn và trên chuẩn, tuy nhiên vẫn còn
nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn nghề nghiệp, nếu hiệu trưởng sử dụng các biện
pháp quản lý phù hợp thì chất lượng đội ngũ sẽ nâng cao đáp ứng được chuẩn
nghề nghiệp giáo viên mầm non.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn
nghề nghiệp.
6.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn
nghề nghiệp của hiệu trưởng ở huyện Đăk Song.
6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên mầm non theo
chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng ở huyện Đăk Song.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp phỏng vấn và phỏng vấn sâu
- Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến
- Phương pháp chuyên gia
7.3. Nhóm Phương pháp xử lý thông tin
Dùng các công thức toán học, như số trung bình, số %, công thức tính hệ
số tương quan spearman để xử lý số liệu điều tra.
8. Cấu trúc luận văn

3



Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị: Luận văn gồm 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non.
Chương 2. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
của hiệu trưởng các trường mầm non huyện Đăk Song.
Chương 3. Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
của hiệu trưởng trường mầm non ở huyện Đăk Song.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP CỦA HIỆU TRƯỞNG.
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu của đề tài
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
1.2.2 Đội ngũ giáo viên mầm non
1.2.3. Chuẩn nghề nghiệp - Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
1.2.4.Quản lý đội ngũ mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm
non.
1.3. Đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
1.3.1. Vai trò của đội ngũ giáo viên mầm non
1.3.2. Tiêu chí đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề
nghiệp.
1.3.2.1. Số Lượng và cơ cấu
1.3.2.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
giáo viên mầm non.

4


- Chất lượng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của giáo viên mầm
non

- Chất lượng hiểu biết về kiến thức của giáo dục mầm non của giáo viên
mầm non
- Chất lượng kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo duc trẻ của giáo viên
mầm non
1.4. Lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên màm non theo chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non.
1.4.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
1.4.2. Các nội dung quản lý giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
của hiệu trưởng.
1.4.2.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
giáo viên mầm non.
1.4.2.2. Sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giáo
viên mầm non.
1.4.2.3. Đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
giáo viên mầm non.
1.4.2.4. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
giáo viên mầm non.
1.4.2.5. Tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên mầm non phát
triển theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn
nghề nghiệp
1.5.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác giáo
dục - đào tạo nói chung, công tác phát triển đội ngũ giáo viên nói riêng.
1.5.2. Năng lực quản lý của cán bộ quản lý giáo dục
1.5.3. Cơ chế, chính sách đãi ngộ cho giáo viên là nhân tố rất quan trọng,
ảnh hưởng trực tiếp tới tâm tư, tình cảm nghề nghiệp của giáo viên.

5



Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN
NGHỀ NGHIỆP CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN ĐĂK SONG – TỈNH ĐĂK NÔNG
2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Đăk Song
2.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.1.2. Về kinh tế - văn hoá - xã hội
2.1.3. Về giáo dục mầm non
- Trên địa bàn huyện Đăk Song hiện có: 9 trường mầm non đều là trường
công lập có quy mô trung bình với tổng số trẻ từ hơn 300 đến 600 trẻ.
2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên trường MN huyện Đăk Song
2.2.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non huyện
Đăk Song.
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường mầm non huyện Đăk
Song hiện nay là 270 người. Trong đó có 220 giáo viên mầm non.
2.2.2. Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn
nghề nghiệp.
2.2.2.1. Tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống
2.2.2.2. Kiến thức
2.2.2.3. Kỹ năng sư phạm
2.3. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên mầm non của hiệu trưởng
theo chuẩn nghề nghiệp.
2.3.1. Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo
chuẩn nghề nghiệp.
2.3.2. Thực trạng sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề
nghiệp.

6



2.3.3. Thực trạng đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo
viên mầm non.
2.3.4. Thực trạng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề
nghiệp của hiệu trưởng.
2.3.5. Tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên mầm non phát triển
theo chuẩn nghề nghiệp.
2.4. Đánh giá chung và nguyên nhân
2.4.1. Đánh giá chung
2.4.1.1. Mặt mạnh
2.4.1.1. Mặt hạn chế
2.4.2. Những nguyên nhân
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO
CHUẨN NGHỀ NGHIỆP CỦA HIỆU TRƯỜNG TRƯỜNG MẦM NON Ở
HUYỆN ĐĂK SONG – TỈNH ĐĂK NÔNG.
3.1. Những nguyên tắc khi đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính
3.2. Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non theo
chuẩn nghề nghiệp.
3.2.1. Biện pháp nâng cao nhận thức của giáo viên về tính cần thiết của
chuẩn nghề nghiệp GVMN
3.2.2. Biện pháp nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo
viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

7



3.2.3. Biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm
non theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng.
3.2.4. Biện pháp nâng cao chất lượng đánh giá GVMN theo chuẩn nghề
nghiệp.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị 40-CT/TW của ban bí thư ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
2. Thủ tướng chính phủ, quyết định số 146/2006/QĐ – TTg ngày
26/3/2006 phê duyệt đề án: Phát triển GDMN giai đoạn 2006 – 2015.
3.Thủ tướng chính phủ, chỉ thị số 18/2001/CT – TTg ngày 27/8/2011 về
đề án một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo.
4. Bộ giáo giáo dục và đào tạo ( Quyết định số: 02/2008/QĐ – BGD&ĐT)
Ban hành điều lệ trường mầm non.
5. Bộ giáo giáo dục và đào tạo, chiến lược phát triển giáo dục 2010 – 2020
6. Bộ giáo giáo dục và đào tạo( Quyết định số:02/2008/QĐ – BGD&ĐT
ngày 22 tháng 01 năm 2008 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về quy định
chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
7. Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
8. Trần kiểm, những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB
đại học sư phạm 2012.
9. Nguyễn Thị Hoà, giáo dục mầm non, NXB đại học sư phạm 2009.
10.Nguyễn Bích Hạnh, Cẩm nang nghiệp vụ QLGD mầm non nhà xuất
bản Hà Nội năm 2009.

11.Đảng bộ huyện Đăk Song Văn kiện đại hội lần thứ III Đảng bộ huyện
Đăk Song 2010

9



×