Tải bản đầy đủ (.doc) (206 trang)

Giáo trình giáo dục sớm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 206 trang )

Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ

Lời nói đầu
Xin chào các bạn!
Đây là cuốn sách được nhóm tác giả biên soạn và tổng hợp từ nhiều nguồn:
các cuốn sách giáo dục sớm, các website, các khóa học, v...v... với mục đích để dạy
chính con mình, đồng thời chia sẻ cho các thành viên khác trong gia đình để cùng
tham gia và xây dựng một môi trường giáo dục thống nhất với mục đích cuối cùng là
nuôi dạy nên những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh và đức độ. Hướng tiếp cận của
chúng tôi là đi từ những lý luận và thực hành của “Phương án 0 tuổi”, sau đó bổ sung
lý luận và thực hành của các phương pháp khác, cố gắng thu thập hết tinh hoa của
nhân loại trong lĩnh vực giáo dục sớm để có một giáo trình tổng hợp nhất và phù hợp
nhất. Thời gian đầu, mặc dù chỉ là lý thuyết cóp nhặt, nhưng chúng tôi tin thế giới làm
được, chúng ta cũng sẽ làm được. Theo thời gian, với sự thực hành trong thực tế,
chúng tôi sẽ bổ sung thêm các kinh nghiệm và điều chỉnh cả về lý thuyết lẫn thực
hành. Vì thế, cuốn sách sẽ liên tục được phát triển để tiến tới những trí thức đúng
nhất và phù hợp nhất.
Chúng tôi cũng muốn chia sẻ với cộng đồng vì chúng tôi biết rằng, nếu muốn
con mình phát triển, nó phải được sống trong một đất nước phát triển, mà muốn đất
nước phát triển thì chỉ có 1 con đường: đạo tạo nguồn nhân lực cho cả dân tộc, để
cùng nhau đoàn kết và xây dựng đất nước. Lịch sử đã chứng minh, chỉ khi đoàn kết,
dân tộc Việt Nam mới tạo nên sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù. Mặc dù chúng ta
đang sống trong hòa bình, người Việt Nam không còn phải cầm súng ra chiến
trường, không còn phải chiến đấu và hi sinh cho độc lập dân tộc, nhưng chúng ta
đang bị các nước khác xâm lăng về mặt kinh tế. Sắp tới đây, khi WTO mở cửa, quá
trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, người Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với nguồn
nhân lực đến từ khắp nơi trên thế giới. Nếu người Việt Nam không giỏi, không năng
động, không tri thức chúng ta sẽ không thể cạnh tranh và sẽ phải làm thuê cho nước
ngoài, bị bóc lột, chèn ép, liệu có khác gì ngày xưa phải chịu tô cao thuế nặng
1



Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
không? Chúng ta tự do về mặt chính trị nhưng sẽ không tự do về những mặt còn lại.
Nhìn thấy thế giới đầu tư cho thế hệ mầm non và nhìn thấy trẻ em các nước khỏe
mạnh, thông minh, tài giỏi, chúng tôi thấy lo cho con chúng tôi và cho thế hệ sau của
dân tộc. Lối thoát duy nhất mà chúng tôi tìm được là cùng nhau nghiên cứu, thực
hành và chia sẻ tri thức “Giáo dục sớm”.
Với suy nghĩ này, chúng tôi thành lập đội nhóm “Đầu tư cho con” để nhanh
chóng cùng nhau học tập, nghiên cứu, thực hành với mong muốn tìm ra những
phương pháp giáo dục sớm tốt nhất, phù hợp nhất để phát triển con người Việt Nam,
đặc biệt là thế hệ mầm non để cứu con chúng tôi và chia sẻ cho các cha mẹ khác để
cùng nhau cứu thế hệ sau của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi rất mong nhận được sự
ủng hộ, tham gia và các phản hồi tích cực cũng như tiêu cực của các bạn để chúng
ta nhanh chóng tiệm cận đến những tri thức đúng đắn trong lĩnh vực giáo dục sớm.
Chúng tôi mong bạn sẽ đọc tài liệu này với một thái độ nghiêm túc nhất, vì nó
liên quan đến tương lai của con, cháu bạn. Nếu bạn thấy hay, hãy áp dụng và phản
hồi về cho chúng tôi hiệu quả của nó dù tốt hay xấu. Nếu bạn thấy hay, hãy coi nó là
món quà tri thức và tặng cho những người thân, bạn bè xung quanh mình. Nếu bạn
thấy có gì chưa đúng, cần chỉnh sửa, xin hãy phản hồi về cho chúng tôi để chúng ta
cùng thảo luận và tìm ra những tri thức đúng đắn. Chúng tôi chia sẻ rộng rãi bản
mềm của tài liệu với mong muốn các bạn cũng có thể tự sửa đổi và tạo ra 1 giáo trình
của riêng các bạn để áp dụng vào việc dạy con trong gia đình các bạn. Chúng tôi
cũng hoàn toàn thoải mái với việc bạn sửa và điền tên các bạn là tác của cuốn giáo
trình, chỉ xin các bạn đưa thêm 1 câu: tham khảo từ website dautuchocon.vn. Mục
đích lớn nhất chúng tôi hướng đến là gom những tri thức tốt nhất về một nơi và chia
sẻ cho tất cả mọi người.
Tài liệu này là bản thảo đầu tiên, tổng hợp từ nhiều nguồn sách, báo, tạp chí,
website, v...v... của những người không chuyên về giáo dục hay tâm lý, chúng tôi chỉ
là các cha mẹ yêu con và muốn cùng nhau hành động. Vì thế chúng tôi khuyến cáo
các bạn đọc tài liệu này với tinh thần phản biện cao độ, các bạn đừng tin hoàn toàn

và nên có sự nghiên cứu, kiểm nghiệm của riêng mình. Sự nghiên cứu của chúng tôi
2


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
mới chỉ bắt đầu vì thế sẽ còn nhiều thiếu sót và chúng tôi sẽ liên tục bổ sung, chỉnh
sửa khi có những nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn và quan trọng là có những trải
nghiệm thực tiễn trên chính con chúng tôi và của những gia đình khác. Chúng tôi hi
vọng bạn cũng sẽ phản hồi những kiến thức và trải nghiệm của riêng mình cho chúng
tôi để chúng ta cùng tiệm cận đến những tri thức đúng đắn trong việc dạy con. Thời
gian không chờ đợi bất kỳ ai nên chúng ta phải hành động ngay.
Công trình nghiên cứu này vẫn còn nhiều nội dung dang dở và sẽ được phát
triển tiếp trong các kỳ sau. Sự học là vô bờ bến, chúng tôi liên tục nghiên cứu, cải tiến
chương trình và chia sẻ với mọi người. Kết thúc mỗi tháng chúng tôi sẽ tổng hợp và
chia sẻ tài liệu mà mình đã nghiên cứu được. Cuốn bạn đang cầm trên tay là phiên
bản thứ 2. Mọi thông tin các bạn có thể tham khảo trên website: dautuchocon.vn, mọi
ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ email:
Đất nước còn nghèo, nhiều bậc cha mẹ vẫn phải lam lũ, vất vả để kiếm tiền
nuôi sống gia đình qua ngày, vì thế nhiều các bạn có thể nói rằng “bận lắm” hay “ăn
còn chả đủ nói gì đến dạy con”. Nhưng xin thưa, nếu chúng ta không dạy con chúng
ta, thì có cơ hội nào cho con chúng ta được giàu có hạnh phúc không? Rất nhiều gia
đình nông dân nghèo Việt Nam bán trâu bò, bán nhà cửa, vay khắp mọi nơi để con
học đại học cũng chỉ mong đời nó khá hơn, mặc dù rất buồn là chỉ một tỉ lệ nhất định
thành công. Đầu tư cho con ở giai đoạn mầm non giúp nâng cao sức khỏe, phát triển
trí thông minh, định hình tính cách đúng đắn và tỉ lệ thành công là rất cao. Một công
bố của Mỹ cho thấy: hiệu quả đầu tư ở giai đoạn mầm non gấp 10 lần so với đầu tư
cho con ở giai đoạn đại học. Ở các nước phát triển, số tiền các gia đình đầu tư cho
giáo dục sớm lên đến 20% thu nhập. Vậy con chúng ta có cơ hội gì không? Ở dự án
này, chúng tôi cố gắng tìm những phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, sử dụng các
công cụ miễn phí và rẻ tiền để chia sẻ cho các bạn, vì thế chi phí các bạn phải bỏ ra

có thể bằng không, thứ duy nhất bạn cần là dành một chút thời gian để học những
phương pháp đúng rồi chơi với con, quan tâm tới con, chăm sóc con và yêu thương
con. Chỉ 1-2 tiếng mỗi ngày dành cho con liệu có nhiều quá không?
3


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
Chúng tôi đặt tên cho dự án là “Đầu tư cho con” với khao khát muốn truyền tải
thông điệp đến các phụ huynh rằng: dành thời gian cho con là một hành động đầu tư
khôn ngoan. Hãy hành động trước khi quá muộn!
Thay mặt nhóm dự án “Đầu tư cho con”
Trưởng nhóm: Trần Minh Hải.
ĐT: 0995150084 / 0904205558, Email:

4


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ

Lịch sử update tài liệu
Update từ version 2 lên version 3.
• Bổ sung Phần 1, chương 1, mục 5: “Ý nghĩa của giáo dục sớm, nên hay
không nên?”,
• đổi tên 5.1 thành: Giáo dục sớm phát triển năng lực nhận biết và năng
lực hành vi.
• bổ sung 5.2: Giáo dục sớm quyết định số phận của trẻ. Tri thức + cảm
xúc +
• Phần 1, chương 3, Bổ sung mục 1,5,9
• Phần 4, chương 4, Thêm dữ liệu mục 2
• Phần 4, Đổi tên chương 6 thành: Phát triển trí tuệ xã hội: giao tiếp và

ứng xử, đổi vị trí xuống thành chương số 8. Đang viết dở chương 8.

5


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ

Lời nói đầu.....................................................................................................................1
Lịch sử update tài liệu....................................................................................................5
Phần 1: Đặt vấn đề: “Dạy con từ thuở còn thơ”?..........................................................9
Chương 1: Giáo dục sớm.........................................................................................9
1Giáo dục sớm là gì và tại sao gọi là giáo dục sớm?..........................................9
2Giáo dục sớm như thế nào?............................................................................11
3Giáo dục sớm gồm những nội dung gì?..........................................................14
4Những quan điểm sai lầm về giáo dục sớm....................................................15
5Ý nghĩa của giáo dục sớm, nên hay không nên?............................................20
6Có những trường phái giáo dục sớm nào ở Việt Nam và trên thế giới?.........24
7Tham khảo giáo dục sớm ở đâu?....................................................................26
Chương 2: Sự phát triển của trẻ.............................................................................28
1Mọi thai nhi đều là thiên tài..............................................................................28
2Trẻ có thể học và thèm khát được học............................................................34
3Trẻ sống trong môi trường nào sẽ thích nghi với môi trường đó....................36
4Các quy luật phát triển trí não và năng lực......................................................39
5Tâm lý trẻ trước 6 tuổi.....................................................................................39
6Trẻ khuyết tật...................................................................................................40
Chương 3: Yêu con là phải giúp con phát triển......................................................51
1Vị trí của cha mẹ là bạn của con.....................................................................51
2Vai trò của cha mẹ: nuôi dưỡng và giáo dục...................................................52
3Làm cha mẹ là một nghề và phải học..............................................................57
4Cả gia đình phải cùng phối hợp.......................................................................57

5Ứng xử với con trên nguyên tắc tôn trọng, công bằng, yêu thương và vui vẻ.
...........................................................................................................................60
6Giúp con phát triển sở thích, hứng thú rộng khắp...........................................62
7Giúp con phát triển đầy đủ đam mê.................................................................67
8Kỷ luật tích cực, uốn nắn từ nhỏ......................................................................67
9Xử lý con nói dối..............................................................................................76
Phần 2: Thai giáo.........................................................................................................78
10Quá trình phát triển của thai nhi....................................................................78
11Chuẩn bị trước khi mang thai.........................................................................78
12Các phương pháp thai giáo...........................................................................82
Phần 3: Dinh dưỡng và sức khỏe................................................................................89
Chương 1: Chế độ sinh hoạt khoa học...................................................................89
6


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
1Chế độ ăn hợp lý.............................................................................................89
2Uống nước đúng cách.....................................................................................91
3Ngủ đúng cách.................................................................................................92
4Mặc đúng cách..............................................................................................106
5Dọn dẹp phòng, xếp đồ ngăn nắp.................................................................107
6Học và chơi hợp lý.........................................................................................109
7Lao động, làm việc nhà..................................................................................109
8Giữ gìn vệ sinh...............................................................................................111
9Thể dục hàng ngày.........................................................................................111
Chương 2: Rèn luyện cơ thể.................................................................................111
1Khí công.........................................................................................................111
2Yoga...............................................................................................................111
3Thể thao.........................................................................................................111
4Sức chịu đựng................................................................................................111

Chương 3: Phòng bệnh và chữa bệnh..................................................................111
Chương 4: Sơ cứu khẩn cấp................................................................................111
Phần 4: Phát triển trí tuệ 0-6 tuổi...............................................................................112
Chương 1: Phát triển giác quan: cánh cửa nhận thức.........................................112
1Thị giác...........................................................................................................112
2Thính giác......................................................................................................112
3Xúc giác.........................................................................................................112
4Vị giác............................................................................................................112
5Khứu giác.......................................................................................................112
6Cảm nhận và kiểm soát bên trong cơ thể......................................................113
7Trực giác (Linh cảm - giác quan thứ 6)..........................................................113
Chương 2: Phát triển vận động: điều khiển cơ thể theo ý mình...........................113
1Hoạt động thường ngày.................................................................................113
2Vận động tinh.................................................................................................113
3Bơi lội.............................................................................................................113
4Các môn thể thao khác..................................................................................113
Chương 3: Phát triển ngôn ngữ: công cụ giao tiếp, tư duy..................................114
1Ngôn ngữ là thứ duy nhất chỉ có ở con người...............................................114
2Dạy trẻ học đọc (học chữ).............................................................................116
3Dạy trẻ học viết..............................................................................................148
4Dạy trẻ học nói...............................................................................................148
5Dạy trẻ học ngoại ngữ...................................................................................150
Chương 4: Phát triển tư duy, logic, toán học........................................................152
1Phương pháp dạy trẻ học toán......................................................................152
2Dạy trẻ tư duy, quan sát, đặt câu hỏi.............................................................152
7


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
Chương 5: Phát triển trí tuệ âm nhạc...................................................................153

1Tác dụng của âm nhạc với trẻ.......................................................................153
2Bồi dưỡng khả năng âm nhạc như thế nào...................................................153
Chương 6: Phát triển trí thông minh không gian: hội họa và tạo hình..................155
1Tầm quan trọng.............................................................................................155
2Phương pháp.................................................................................................155
Chương 7: Phát triển trí tuệ tự nhiên: nhận biết thế giới......................................158
Chương 8: Phát triển trí tuệ xã hội: giao tiếp và ứng xử......................................159
1n.....................................................................................................................159
2Dạy trẻ những khái niệm và quy tắc ứng xử.................................................159
3Quy tắc ứng xử với bản thân.........................................................................159
4Quy tắc ứng xử trong gia đình.......................................................................160
5Quy tắc ứng xử ngoài xã hội.........................................................................161
6Để trẻ yêu thích kết bạn và giao tiếp.............................................................161
Chương 9: Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ), định hình tính cách..........................164
1Trí tuệ cảm xúc là gì?....................................................................................164
2Cho trẻ những trải nghiệm tích cực – PA0T..................................................171
3Xây dựng cuộc sống vui vẻ - PA0T...............................................................176
4Kiểm soát cảm xúc: nhẫn nại, biết chờ đợi, kiềm chế và chịu vất vả............178
5Dạy con về tình yêu và tình dục....................................................................178
Chương 10: Phát triển trí tuệ sáng tạo.................................................................178
Phần 5: Phát triển nhân cách 0-6 tuổi.......................................................................179
Chương 1: Quan điểm sống quyết định số phận..................................................179
Chương 2: Các quy luật con người......................................................................179
Phần 6: Giáo trình tham khảo: Gum Gum từ 0 tháng tuổi.........................................181
.1.2Sự phát triển của con người......................................................................181
.1.3Tháng đầu tiên...........................................................................................182
.1.4Tháng thứ 2 (1-2 tháng tuổi)......................................................................192
2Giáo trình dạy Gum Gum 2-3 tháng tuổi........................................................203
Phần 7: Giáo trình tham khảo: Sam từ 24 tháng tuổi................................................204
Phụ lục.......................................................................................................................205


8


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ

Phần 1: Đặt vấn đề: “Dạy con từ thuở còn thơ”?
Chương 1: Giáo dục sớm

1 Giáo dục sớm là gì và tại sao gọi là giáo dục sớm?
Chúng ta vẫn nghĩ 6 tuổi trẻ đi học lớp 1 thì sự giáo dục khi đó mới được bắt
đầu, trước thời điểm này, trẻ “biết gì mà học”, và các phụ huynh bỏ mặc con mình tự
do phát triển. Nếu ai đó dạy trẻ dưới 6 tuổi bất kỳ điều gì đều được coi là giáo dục
sớm. Khái niệm giáo dục sớm bắt nguồn từ đây. Một vài hoạt động giáo dục sớm
đang bị một bộ phận không nhỏ lên án: dạy con học đọc, dạy con học toán, dạy con
kỷ luật, dạy con làm việc, dạy con kiếm tiền, dạy con ngoại ngữ, v...v... Đó chỉ là 1 vài
hoạt động giáo dục sớm, vẫn còn rất nhiều hoạt động khác.
Chúng ta dành 1 chút thời gian để tìm hiểu về não bộ. Mọi sinh vật trên thế giới
này đều có 1 bản năng, đó là bản năng sinh tồn. Tôi xin nhấn mạnh lại, tất cả các loài
vật, trong đó có con người, đều đấu tranh vì sự sinh tồn của loài mình. Từ ăn, săn
mồi, trú ẩn, sinh sản, v...v... đều vì mục đích này. Con người cũng vậy, chúng ta rất
tham sống sợ chết, và nếu phải chết, chúng ta sẽ chết để gia đình, để dân tộc, để loài
người tồn tại, đó được gọi là cái chết vinh quang. Một điều tự hào là loài người chúng
ta đang thống trị thế giới, và ai cũng biết, vũ khí lợi hại nhất của chúng ta là não bộ.
Chúng ta là con người, biết suy nghĩ, biết sáng tạo và sử dụng các công cụ để làm
những việc vượt ngoài khả năng tự nhiên của ta. Khoa học đã chứng minh: não là bộ
phận phát triển đầu tiên, nhanh nhất, đến 6 tuổi não người đã đạt 90% trọng lượng
của người trưởng thành, trong khi các bộ phận khác cần một thời gian dài hơn để đạt
đến sự phát triển tương đương. Vì sao vậy? Nhiệm vụ của não là phải nhanh chóng
phát triển để học và thích nghi nhằm mục tiêu sinh tồn. Xin trích 1 câu trong sách

“Những quy tắc để trẻ thông minh và hạnh phúc” (tên tiếng anh là Brains rules – tác
giả John Medina – một giáo sư đại học ... <bổ sung thêm> ): “Bộ não chỉ hứng thú với
9


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
việc sinh tồn”, và học chỉ là 1 hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đó. Từ khi sinh ra,
trẻ là một tờ giấy trắng, chúng phải học và khao khát học để sinh tồn.
Vậy trẻ học gì? Trẻ học từ những điều cơ bản đến những điều phức tạp. Ví dụ
như ăn: bú mút là bản năng của trẻ, nhưng sau khi ra đời, trẻ cần được cho bú để
duy trì bản năng này, rồi chúng ta tập cho trẻ bú mạnh, tập cho trẻ tự tìm ti mẹ để rèn
thói quen lao động, chấm đầu đũa cho trẻ nếm các mùi vị khác nhau, đến 5 tháng tuổi
bắt đầu tiếp xúc với cháo loãng, thức ăn xay, rồi đặc dần, cứng dần, lớn dần; đến 1
tuổi trẻ bắt đầu ăn được như người lớn. Hoặc ví dụ như tập vận động: bắt đầu từ việc
cử động tứ chi, rồi đến lật người, rồi đến bò, rồi đến đứng, rồi đến đi, rồi đến chạy,
nhảy, trèo, v...v... Mọi thứ đó đều là học, bắt đầu từ những hoạt động cơ bản, dần dần
đến những hoạt động phức tạp.
Vậy, tất cả các tác động đến trẻ trong giai đoạn 0-6 tuổi đều ảnh hưởng đến
khả năng của trẻ sau này và đều được coi là giáo dục sớm. Nếu vậy thì không cần
dạy, trẻ vẫn đang nhận được các tác động từ bên ngoài và vẫn đang được giáo dục
sớm? Đúng vậy, các tác động ở đây bao gồm cả tác động tích cực lẫn tác động tiêu
cực. Trẻ bị bố mẹ bỏ mặc sẽ được giáo dục sớm một cách tự phát và trẻ sẽ phát
triển một cách tự do không định hướng. Đến đây chúng tôi xin đưa ra định nghĩa giáo
dục sớm của chúng tôi: đó là việc chủ động tạo cho trẻ những tác động tích cực, hạn
chế những tác động tiêu cực nhằm định hướng sự phát triển của trẻ theo hướng có
lợi, giúp trẻ sinh tồn mạnh mẽ trong cuộc sống sau này. Đó mới là phát triển một cách
tự nhiên (phát triển để sinh tồn).
Có một người bạn của tôi đặt vấn đề rằng có khái niệm giáo dục sớm thì tại
sao không có khái niệm giáo dục muộn? Tôi xin trả lời như sau: giáo dục không bao
giờ là muộn. Như người bạn này của tôi, 30 tuổi mới tìm được hướng đi của cuộc

đời, mới tìm được người thầy mà mình nguyện theo suốt đời, mới bắt đầu học những
tri thức cần thiết và lập nghiệp, thì xin hỏi như vậy có được coi là muộn? Chúng ta
biết có nhiều người, 60 tuổi mới nhận ra đam mê kinh doanh của mình, mới đi học
kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp toàn cầu, thử hỏi họ có được coi là giáo dục
muộn? Rất nhiều người, đến năm 40 tuổi mới nhận ra cuộc đời mình mãi không thể
10


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
thành công chỉ vì không biết quan tâm tới người khác, không biết giao tiếp, không biết
tạo dựng quan hệ, và họ đi học, họ thay đổi bản thân, họ thành công. Rất nhiều
người kết thúc cuộc đời trong đói nghèo và bệnh tật vì không được học kỹ năng giữ
gìn sức khỏe khi còn khỏe và kỹ năng quản lý tài chính khi còn làm ra tiền. “Học, học
nữa, học mãi”, câu nói quá quen thuộc của Lê nin, và tôi xin nói rằng học không bao
giờ là muộn. Vì thế, nếu bạn biết đến các tri thức giáo dục sớm khi con mình đã 6
tuổi, 10 tuổi, thậm chí 20 tuổi thì vẫn không có gì là quá muộn.
Vậy bạn nghĩ sao? Dạy con sớm hay muộn là tùy ở bạn. Chúng ta cùng nghiên
cứu tiếp.

2 Giáo dục sớm như thế nào?
Chúng ta biết là luật của nhà nước cấm dạy trẻ tập đọc, tập viết từ nhỏ, cấm
giáo viên dạy bổ túc lớp 1 trước khi vào lớp 1. Chúng tôi gọi đó là “tiểu học hóa”,
nghĩa là mang phương pháp dạy trẻ tiểu học để dạy trẻ mầm non (trẻ dưới 6 tuổi),
chúng tôi cũng phản đối cách học này. Dạy trẻ trước 6 tuổi có những nguyên tắc
riêng của nó, chúng tôi xin tổng kết 6 điểm cơ bản sau:
.2.1 Bắt đầu càng sớm càng tốt, phù hợp với mức độ phát triển
Trẻ càng nhỏ thì phát triển càng nhanh, có những tố chất nếu bỏ qua giai đoạn
phát triển thì sẽ không bao giờ bù đắp được. Vì thế, cần bắt đầu càng sớm càng tốt,
tốt nhất là từ trong thai kỳ. Nhưng không phải hoạt động nào cũng thực hiện sớm,
phải chờ trẻ phát triển đến giai đoạn phù hợp mới có thể tiến hành. Thời gian và

cường độ các hoạt động cũng phải phù hợp với khả năng của trẻ, không nhất thiết
phải đúng độ tuổi. Nếu trẻ nhỏ mà đã thực hiện được các hoạt động của trẻ lớn hơn
thì vẫn tạo điều kiện cho trẻ thực hiện, ngược lại trẻ lớn mà chưa làm được các hoạt
động cơ bản thì cần phải tập như trẻ nhỏ.
Chúng tôi xin ví dụ phản xạ với ánh sáng của trẻ mới sinh. Ví dụ này được nêu
trong cuốn sách Dạy trẻ thông minh sớm – GS Glenn Doman. Trẻ khi sinh ra phải làm
quen với ánh sáng, phản xạ đầu tiên trẻ cần học được là khả năng điều tiết con
11


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
ngươi. Có 3 trẻ cùng được thụ thai vào cùng 1 thời điểm: 1 trẻ sinh non khi được 7
tháng tuổi, 1 trẻ sinh đủ 9 tháng ở thành thị và 1 trẻ sinh đủ 9 tháng ở một dân tộc
vùng núi đặc biệt. Trẻ thứ 1, sinh non vào lúc 2 tháng tuổi (9 tháng từ khi sinh ra), đã
tiếp xúc với ánh sáng và được luyện tập, đã có thể điều tiết con ngươi tốt do đó có
thể tập bước tiếp theo là xem ảnh đen trắng. Trẻ thứ 2, sinh đủ tháng, nhưng tại thời
điểm sinh ra, mắt vẫn phải luyện tập với các bài tập điều tiết con ngươi (bật tắt đèn
buổi tối) mặc dù về tuổi sinh học chỉ bằng trẻ thứ 1. Còn trẻ thứ 3, do đặc điểm của
dân tộc này để con trong lều tối đến 1 tuổi, thì 1 năm sau khi sinh trẻ vẫn phải học
cách điều tiết con ngươi như trẻ mới sinh ra, và khả năng thị lực sẽ không bao giờ
đạt được hoàn thiện như hai trẻ đầu tiên.
Vậy các phụ huynh phải chú ý, càng sớm càng tốt nhưng phải phù hợp.
.2.2 Khơi dậy đam mê, học mà chơi, chơi mà học
Trẻ dưới 6 tuổi phải chơi mà học, học mà chơi. Với trẻ nhỏ, chơi có ích nghĩa
là học, mà học một cách hứng thú nghĩa là chơi. Chúng tôi xin đưa ra một ví dụ: trẻ
thấy mẹ quét nhà, trẻ cũng bắt chước đòi quét nhà, và trẻ quét một cách vui vẻ, đó là
học mà chơi, chơi mà học. Hoặc như trẻ chơi thể thao, chơi nhảy lò cò, chơi nhảy
dây, chơi đồ, tập làm bác sĩ, tập nấu cơm, chơi đố vui, đọc truyện, làm toán, v...v...
bất kỳ hoạt động nào, miễn là trẻ có hứng thú, có đam mê. Trẻ có một bản năng bắt
chước, trẻ bắt chước rất giỏi và rất thích bắt chước. Nếu cho trẻ nhìn thấy ai đó làm 1

việc gì đó một cách say mê, nhiều khả năng trẻ cũng sẽ bắt chước và dần dần tạo
nên hứng thú. Đó là cách thông dụng nhất để khơi dậy đam mê trong trẻ.
.2.3 Ngầm khích lệ động viên, tích cực khen ngợi, tuyệt đối cấm trách
mắng, phải tạo cho trẻ những ám thị tích cực
Trẻ nhỏ là tờ giấy trắng, chính môi trường và các yếu tố bên ngoài sẽ nhào nặn
chúng. Vì thế, người lớn phải kiên trì tận dụng hoàn cảnh, hành vi và ngôn ngữ để
ngầm cổ vũ khích lệ trẻ, khen ngợi trẻ nhờ đó trẻ sẽ nảy sinh cảm giác đồng tình, vui
vẻ, tự tin và không ngừng nỗ lực vươn lên. Ngược lại, những lời chỉ trích, trách
12


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
mắng, đòn roi chỉ làm trẻ sợ hãi, buồn bực, mặc cảm, ảnh hưởng rất lớn tới xu
hướng hành vi của trẻ sau này.
.2.4 Biến khó thành dễ: cái gì khó học trước
Với trẻ nhỏ không có khái niệm dễ và khó, chỉ có khái niệm thích và không
thích. Cái gì trẻ thích thì được coi là dễ, và cái gì không thích thì được coi là khó.
Quan niệm trẻ nhỏ chỉ làm những việc đơn giản thực sự là sai lầm. Những sự việc
càng khó thì càng phải học từ sớm, đầu tiên cho trẻ tiếp xúc để hình thành những ấn
tượng ban đầu (mẫn cảm) và đem lòng yêu thích chúng, sau đó dần dần tiếp cận và
học. Trẻ không biết phân biệt khó hay dễ, sợ hay không sợ, trong suy nghĩ của chúng
chỉ có hứng thú và không hứng thú, yêu thích và cự tuyệt.
.2.5 Cuộc sống là một trường học, không cần giáo trình, không cần
thứ tự
Cuộc sống phong phú và các hoạt động trò chơi là trường học tốt nhất để thực
thi giáo dục sớm và là trường học duy nhất trong giai đoạn trước 6 tuổi. Trẻ nhỏ đang
ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhanh nhất, bản năng của chúng cần tới sự
hoạt động của hệ thần kinh, cơ bắp, gân cốt, trẻ không thể ngồi 1 chỗ trong thời gian
quá lâu. Sự chú ý vô thức chiếm đại đa số, nên phải thường xuyên thay đổi sự chú ý
của chúng, không thể bắt trẻ lên lớp và cưỡng chế để dạy theo các tiết học trong 1

giáo trình. Trẻ quan tâm tới cái gì, cha mẹ lập tức dạy trẻ cái đó, thay đổi theo hứng
thú của trẻ. Nội dung học trong cuộc sống rất phong phú, nơi nào cũng có thông tin,
niềm vui và sự hứng thú. Trẻ sẽ tự mình liên kết các thông tin và tổng kết thành các
quy luật. Chúng rất giỏi việc này.
Chúng tôi xin đưa ra một ví dụ: hoạt động ăn. Hãy khiến trẻ coi mỗi một bữa
cơm là 1 cuộc khám phá: nhận biết màu sắc, nhận biết hình dạng, nhận biết hương
vị, nhận biết độ nóng lạnh, nhận biết độ cứng mềm, v...v... của các món ăn. Hãy dạy
trẻ các quy tắc: trước khi ăn phải rửa tay, phải tham gia dọn mâm cơm, phải chờ đủ
người mới ngồi ăn, ăn trông nồi, ngồi trông hướng, so đũa, mời ông bà bố mẹ, cám
ơn bà cám ơn mẹ đã nấu cho ăn, v...v... qua đó giúp trẻ trẻ hình thành sự lễ phép,
13


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
hiếu kính, tôn trọng, biết ơn, v...v... Mọi hoạt động trong đời sống đều có thể trở thành
những bài học quý giá.
.2.6 Thực hiện giáo dục sớm ở cả gia đình và trường mầm non
Cả gia đình và nhà trường đều phải thực hiện việc giáo dục sớm phù hợp với
trẻ. Phần lớn thời gian trẻ ở nhà, mọi hình ảnh, mọi âm thanh đều được trẻ tiếp thu
và bắt chước. Do đó trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường gia đình và mọi người
trẻ tiếp xúc, chúng sẽ bắt chước và ghi nhớ gần như mọi thứ chúng nhìn thấy, nghe
thấy. Người lớn trước mặt trẻ phải vui vẻ, đoàn kết, tư tưởng tốt, hành vi tốt, cư xử
đúng mực, thống nhất. Cha mẹ và người thân phải trở thành những tấm gương tốt để
trẻ noi theo. Khi trẻ đã đi học, môi trường học tập vui chơi được mở rộng, thầy cô
giáo, bạn bè, trò chơi, v...v... đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Sẽ thật tuyệt vời
nếu cả gia đình và nhà trường đều phối hợp, mang lại cho trẻ những điều tốt đẹp
nhất.

3 Giáo dục sớm gồm những nội dung gì?
.3.1 Trẻ cần được phát triển một cách toàn diện và đầy đủ

Phát triển toàn diện là phát triển cả 2 mặt thể chất và tâm lý. Trong thể chất
chúng ta có dinh dưỡng, sức khỏe, vận động, sự dẻo dai, sự bền bỉ, sự khéo léo,
v...v... Trong tâm lý chúng ta có phẩm chất trí tuệ như cảm giác và khả năng quan sát;
khả năng chú ý; niềm đam mê; khả năng ghi nhớ; khả năng tư duy; trí tưởng tượng;
tri thức, kỹ năng; năng lực hành động; và phẩm chất phi trí tuệ như tình cảm; tâm
trạng; cảm xúc; ý chí; tính cách; động cơ; đạo đức; v...v...
Phát triển đầy đủ là phát huy tối đa tiềm năng sẵn có, đi cùng với phát triển cá
tính và sở trường, phát huy mặt mạnh, bồi dưỡng mặt yếu, lấy cái giỏi bù đắp cái
thiếu sót.
.3.2 Các nội dung cần bồi dưỡng cho trẻ
− 1. Phát triển các giác quan: nhận thức bản thân và nhận thức thế giới.
14


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
− 2. Rèn luyện khả năng vận động thô và tinh: điều khiển cơ thể theo ý mình.
− 3. Phát triển ngôn ngữ: công cụ giao tiếp, học tập.
− 4. Phát triển toán học, logic, tư duy.
− 5. Phát triển kỹ năng và trí thông minh giao tiếp: hòa nhập xã hội.
− 6. Phát triển trí thông minh không gian: hội họa, tạo hình.
− 7. Phát triển trí tuệ tự nhiên: Nhận biết thế giới.
− 8. Phát triển trí tuệ cảm xúc.
− 9. Phát triển trí tuệ sáng tạo.
− 10. Phát triển trí tuệ âm nhạc.
− 11. Phát triển đam mê và hứng thú rộng rãi.
− 12. Phát triển khả năng tập trung, ý chí vượt khó.
− 13. Xây dựng đức tính tốt, quan điểm sống đúng đắn, chí lớn vươn xa.
− 14. Xây dựng thói quen, tính cách tốt.
− 15. Rèn luyện sức khỏe: là hệ quả của thói quen ăn uống, tập luyện, sinh hoạt
có khoa học.


4 Những quan điểm sai lầm về giáo dục sớm
− 1 Quan điểm sai về giáo dục sớm là giáo dục trước tuổi. Chúng ta vẫn quen
với khái niệm 6 tuổi trẻ mới đi học lớp 1, trước 6 tuổi thì mọi sự dạy dỗ đều vô
ích, trẻ biết gì mà học, thậm chí là có tội vì “đánh cắp tuổi thơ” của trẻ. Trước 6
tuổi chỉ cần trẻ ăn no, ngủ kỹ, khỏe mạnh tươi vui là tốt rồi. Đây là quan điểm
sai lầm, lãng phí 6 năm đầu đời là lãng phí 90% tiềm năng của con người, ngày
nay quan điểm này đã thay đổi tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Phải chăng
chúng ta cũng đến lúc phải thay đổi? Thực tế là dù cha mẹ không dạy thì trẻ
15


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
vẫn học, vẫn tiếp thu thông tin, vì thế, thay vì để trẻ học những điều xấu hoặc
những điều vô bổ, hãy giúp trẻ học những điều bổ ích có lợi cho trẻ sau này.
Trẻ học từ trong bụng mẹ, vì thế ko có mốc nào là mốc “tuổi đi học”, chính xác
ở đây phải gọi là “trước tuổi đi học lớp 1”, vì thế chúng ta cứ dùng từ “giáo dục
sớm” và tạm định nghĩa giáo dục sớm là phương pháp giáo dục trước 6 tuổi –
tuổi đi học lớp 1.
− Quan điểm sai về dạy trẻ trước 6 tuổi giống dạy trẻ tại trường tiểu học. Quan
niệm truyền thống cho rằng học là cứ phải đến lớp, nhìn lên bảng, nghe cô giáo
giảng bài. Phương pháp này hoàn toàn không phù hợp với trẻ dưới 6 tuổi, và
nếu ai đó dạy trẻ theo cách này thì tức là đã phạm phải 1 trong 5 không của
giáo dục sớm: “tiểu học hóa Phương pháp này chỉ hại trẻ mà thôi. Giáo dục
sớm đúng nghĩa là dạy trẻ trong cuộc sống, học trong trò chơi. Bản năng cho
phép trẻ tiếp nhận mọi thông tin đi vào các cơ quan cảm giác của chúng, lúc
nào chúng cũng có thể nhìn, nghe, sờ, làm, ghi nhớ và đặt câu hỏi. Chỉ cần
cuộc sống phong phú và đa dạng là có thể tăng cường những điều mắt thấy, tai
nghe cho trẻ một cách có hieụe quả, từ đó giúp chúng phát triển trí tuệ, bồi
dưỡng kỹ năng, tăng cường thể chất, hình thành tính cách, thói quen và phẩm

chất đạo đức tốt.
− Quan điểm sai về khả năng lý giải. Giáo dục sau tiểu hoc chủ yếu dựa vào khả
năng ghi nhớ thông qua lý giải, đây là điều không thể chối cãi. Nhưng khả năng
ghi nhớ máy móc là quá trình tất yếu trong sự phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh,
đồng thời cũng là một loại dinh dưỡng tinh thần không thể thiếu đối với trẻ. Trẻ
sơ sinh từ lúc không hiểu mọi thứ đến việc từng bước hiểu được vạn vật, từ
không có ngôn ngữ tới có ngôn ngữ, tất cả đều phải dựa vào khả năng ghi nhớ
ấn tượng (khả năng ghi nhớ máy móc) và sự lĩnh hội từ các tình huống trong
cuộc sống. Khi người lớn dạy trẻ học nói, không nên yêu cầu chúng lý giải
được. Thế nên mới có nguyên tắc “đàn gảy tai trâu” và “mưa dầm thấm lâu”.
Bản thân trẻ có hứng thú ghi nhớ máy móc vì như vậy chúng sẽ có thông tin để
16


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
lấp đầy bộ não đang còn trống rỗng. Nhiều trẻ thích nghe đi nghe lại 1 câu
truyện hay 1 bài hát là vì như vậy.
− Quan điểm sai về khó hay dễ. Người lớn thường áp đặt quan điểm của mình
về 1 việc nào đó là khó hay dễ của mình lên trẻ, dẫn đến việc chỉ dạy những
điều dễ mà bỏ qua những điều khó, điều này làm hạn chế nghiêm trọng sự
phát triển của trẻ. Với trẻ, sự khó hay dễ hoàn toàn không giống người lớn.
Trong suy nghĩ của trẻ, chúng không phân biệt cái gì là khó, cái gì là dễ, chỉ có
hứng thú và không hứng thú, chúng sẽ tiếp nhận khi cảm thấy hiếu kỳ, ngược
lại sẽ từ chối khi cảm thấy không thích. Ví dụ như bơi và đi bộ, người lớn nghĩ
là bơi khó hơn đi, nhưng nếu dạy trẻ bơi, thì ngay từ khi chưa biết đi trẻ đã có
thể bơi thành thục nếu được dạy. Nhà khoa học Czarknowski người Nga đã
huấn luyện thành công cho trẻ 2 tuần tuổi biết bơi lên để thở và lặn xuống để
bú sữa. Ví dụ khác là chúng ta nghĩ học tiếng mẹ đẻ dễ hơn học tiếng nước
ngoài, nhưng trẻ sơ sinh thì không nghĩ thế, loại ngôn ngữ nào với chúng cũng
là ngôn ngữ mới, vì thế hoàn toàn không có sự phân biệt ngôn ngữ nào khó

hơn ngôn ngữ nào, nếu cho tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ, chúng sẽ học hết.
− Quan điểm sai về khổ và sướng. Chúng ta luôn coi học là khổ, từ xưa đã vậy
rồi, thế mới có câu “khổ học, khổ luyện”, “mười năm miệt mài khổ luyện”, ... vì
vậy người lớn thường sợ trẻ nhỏ “khổ sở khi phải học từ sớm”. Thế nhưng, mọi
người không hiểu rằng giáo dục sớm là để tạo cho trẻ niềm đam mê thích thú,
từ đó không còn khái niệm “khổ” vì học nữa, trẻ sống và học bằng tất cả niềm
thích thú của mình, chính điều này giải thoát cái cảm giác “khổ” mà chúng ta đã
có từ ngàn năm nay. Giáo dục sớm đúng nghĩa kết hợp hài hòa giữa học tập
và vui chơi. Học có 2 dạng: học một cách khổ sở và học một cách thú vị chính
là vui chơi. Vui chơi có 2 dạng: chơi một cách có ích và chơi 1 cách vô ích. Vui
chơi có ích chính là học, mà học vui vẻ chính là vui chơi. Thế mới gọi là “học
mà chơi, chơi mà học”.

17


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
− Quan điểm sai về thông minh là tố chất có sẵn, trẻ đã thông minh thì không dạy
cũng vẫn thông minh. Có 2 quan điểm trái ngược nhau: trẻ thông minh là do tư
chất, do gen di truyền của cha mẹ truyền lại, tóm lại là tài năng bẩm sinh và trẻ
thông minh là do được dạy dỗ tốt. Có rất nhiều bằng chứng chứng minh cho
từng luận điểm, xin chia sẻ lại với bạn quan điểm phù hợp hơn. Yếu tố bẩm
sinh, di truyền là điều rất rõ ràng, những những tố chất bẩm sinh này chỉ ở
dạng tiềm ẩn, để khai thác được cần nhờ vào sự giáo dục và rèn luyện mới có
thể phát huy tối đa được. Chúng là làm 1 ví dụ: có 2 trẻ, em A sinh ra đã mang
sẵn tố chất 80 điểm, em B là 60 điểm. Nếu em A được giáo dục theo cách bình
thường, phát huy được 20% tố chất thì sẽ chỉ là 16 điểm mà thôi, còn em B
được giáo dục tốt, phát huy được 50% tố chất thì sẽ là 30 điểm. Vậy có phải
em B đã thể hiện được khả năng vược trội so với em A?
Một ví dụ thực tế mà tôi có thể tự tin dẫn chứng ra, chúng ta biết đến cuốn

sách thai giáo của Sisedike, trong đó có nêu, về lý thuyết di truyền, xác xuất để
1 gia đình có 4 người con đạt chỉ số IQ trên 150 như gia đình học là rất thấp,
phải mô tả bằng “con số thiên văn”, bạn có thể hiểu là cực kỳ nhỏ, giống như 1
lúc nào đó tất cả khí trong 1 căn phòng rộng chỉ tập trung ở 1 góc phòng, xác
xuất để điều này xảy ra là có, nhưng siêu nhỏ, và chúng ta hiểu là không thể.
Thực tế là cả 4 người con của gia đình Sisedike đều được giáo dục bằng
những phương pháp đặc biệt, và chúng ta có thể tin rằng, yếu tốt giáo dục là
yếu tố quyết định tài năng của trẻ.
− Quan điểm cho rằng trẻ thông minh sớm sẽ sớm tự mãn, không tập trung học
và bị cô lập với các bạn và có xu hướng bị tự kỷ. Rất nhiều trường hợp đã rơi
vào tình huống này. Có 2 lý do cho việc này. Một là trẻ đã dành quá nhiều thời
gian cho 1 đam mê nào đó và bỏ qua các hoạt động khác, dẫn đến việc bị lệch,
thường là bỏ qua các tương tác xã hội, không chơi với người khác mà đóng
mình 1 chỗ. Hai là cha mẹ đã không dạy cho trẻ các nguyên tắc đạo đức, trong
đó có việc khiêm tốn, ham học hỏi và giúp đỡ người khác và những người
18


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
xung quanh lại quá tung hô khả năng vượt trội của trẻ. Vì thế, nếu trẻ mắc phải
vấn đề trên thì lỗi nằm ở cha mẹ và những người xung quanh chứ không phải
ở giáo dục sớm. Trẻ được giáo dục sớm ở nhà dù đã biết rất nhiều, nhưng
không thể biết hết được, đến lớp vẫn có nhiều điều phải học, với 1 thái độ cầu
thị và luôn coi mọi người đều có gì đó cho mình học thì trẻ sẽ học rất nghiêm
túc. Thay vì kiêu ngạo thì trẻ được giáo dục sớm có thể giúp các bạn mình học
bài, hiểu bài, như vậy không có lý do gì trẻ bị cô lập cả.
− Quan điểm cho rằng não to thì thông minh hơn. Khoa học đã chứng minh, sự
thông minh của con người không nằm ở khối lượng bộ não hay số tế bào não,
mà nằm ở sự phức tạp trong liên kết giữa các nơ ron thần kinh của não bộ. Vì
thế, não to hay nhỏ chỉ là sự ngẫu nhiên mà thôi, chất lượng các kết nối thần

kinh mới là yếu tố quyết định.
− Quan điểm cho thiên tài thì đoản mệnh. Đã từng có 1 số nghiên cứu và kết quả
là những người được coi là thiên tài thường sống lâu hơn một chút so với
người bình thường. Thực tế thì cũng là người, cũng chịu chi phối của quy luật
sinh – lão – bệnh – tử, những người kiệt suất khác một chút là họ sống có đam
mê, có nhiệt huyết nên sống lâu hơn. Một số nghiên cứu cũng cho thấy việc
liên tục hoạt động sẽ giúp não làm chậm được 1 số quá trình lão hóa, nên
nhiều nhà khoa học sống rất thọ. Liên tưởng đến sức khỏe, bạn nghĩ người
thường xuyên rèn luyện thể thao hoặc thường xuyên làm việc chân tay có khỏe
hơn người không luyện tập không? Với não thì suy nghĩ là cách luyện tập, và
rõ ràng não được luyện tập sẽ khỏe hơn là không rồi.
− Nhiều người cho rằng giáo dục sớm thì phải tráo thẻ và cứ tráo thẻ mới là giáo
dục sớm. Tráo thẻ chỉ là 1 hoạt động trong hàng nghìn hoạt động giáo dục
sớm. Tráo thẻ giúp phát huy khả năng chụp hình của trẻ, giúp phát triển não
phải.

19


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
− Chỉ có thể tráo thẻ với trẻ dưới 3 tuổi? Trẻ lớn có tráo thẻ được không? Xin
thưa là được, nhưng phải rất nhanh. Đến người lớn còn học tráo thẻ được nữa
là trẻ con. <Bổ sung phương pháp luyện mắt của không lực hoàng gia Anh>.
Các sách dạy đọc sách nhanh đều dạy đọc bằng cách chụp, đó có phải là chụp
hình hay không? Chính xác là có.
− Νhiều người cho rằng giáo dục sớm là Glenn Doman, hay Montesorri, hay
Shichida và Việt Nam không có giáo dục sớm? Đó chỉ là một vài đại diện tiêu
biểu của các phương pháp giáo dục sớm trên thế giới. Ngoài các đại diện này
ra, còn rất nhiều các trường phái khác nữa. Chính kinh thánh, kinh phật, kinh
toran, v...v... cũng đều có các nội dung giáo dục sớm. Các trò chơi dân gian, ca

dao, tục ngữ, vè, v...v... có nội dung giáo dục cũng đều là giáo dục sớm. Các
trò chơi trẻ được chơi ở trường mầm non công lập cũng có những hoạt động
bổ ích cũng là giáo dục sớm. Riêng việc cha mẹ quan tâm tới con cái, nói
chuyện trao đổi với con cái thường xuyên cũng là giáo dục sớm. Hãy nhớ lại
định nghĩa giáo dục sớm của chúng tôi: giáo dục sớm là việc chủ động tạo cho
trẻ những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực nhằm định
hướng sự phát triển của trẻ theo hướng có lợi, giúp trẻ sinh tồn mạnh mẽ trong
cuộc sống sau này. Mọi thứ đều là giáo dục sớm, và nếu chỉ 1 vài thứ thì là
giáo dục sớm không toàn diện và đầy đủ.

5 Ý nghĩa của giáo dục sớm, nên hay không nên?
Chúng ta thấy, nếu trẻ được giáo dục sớm một cách toàn diện và đầy đủ, đó sẽ
là những đứa trẻ toàn đức, toàn tài, có thể sống cuộc sống ung dung, tự tại, hạnh
phúc và đầy ý nghĩa. Có rất nhiều tấm gương giáo dục sớm trong lịch sử và trong
thời kỳ hiện đại.
.5.1 Giáo dục sớm phát triển năng lực nhận biết và năng lực hành vi
..1

Karl Witte, tiến sĩ trẻ nhất của thế giới khi mới 14 tuổi
20


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
Karl Witte nắm giữ 1 trong 10 kỷ lục phá vỡ nhất của Guiness. Cha ông là Karl
Witte, được coi là cha đẻ của giáo dục sớm thời kỳ cận đại, ông đã viết lại toàn bộ
quá trình nuôi dạy Karl Witte từ khi sinh ra đến 14 tuổi, 1 bản tóm lược của cuốn sách
được lưu trong thư viện đại học Harvard, từ đó, nhiều người đã tiếp thu và tạo ra rất
nhiều tấm gương ưu tú được giáo dục sớm khác.
Tham khảo thêm tại: />Ông là Karl Witte, nhà luật học người Đức. Ông sinh vào tháng 7 năm 1800 tại
làng Lochau gần vùng Hale. Cha ông chỉ là mục sư của làng, nhưng có rất nhiều

sáng kiến đáng ngạc nhiên. Trong số đó, có giá trị nhất là những lý luận về giáo dục.
Khó mà hiểu được tại sao ở thời đó ông lại có những suy nghĩ như vậy, nhưng quả
thực ông đã cho rằng phải giáo dục con cái ngay từ khi là một đứa trẻ sơ sinh. Nói
theo ngôn ngữ của ông, giáo dục con trẻ phải bắt đầu từ buổi bình minh của nhận
thức. Ông tin rằng với cách đó đứa trẻ sẽ trở nên phi phàm. Ông cũng tuyên bố rằng
mình sẽ làm như vậy với con cái. Không may, đứa con đầu lòng của ông đã qua đời
ngay khi vừa sinh ra. Karl Witte là con kế. Nhưng ông không ngờ Witte lại là đứa trẻ
đần độn, đến nỗi ông phải thốt lên: “Tôi đã làm gì nên tội mà ông Trời bắt tôi có một
đứa con thế này!”.
Những người xung quanh cũng đến an ủi ông. Ngoài mặt tuy họ nói rằng không
đến mức phải lo lắng quá, nhưng lại thì thầm sau lưng rằng Witte đúng là một đứa trẻ
kém phát triển. Tuy nhiên, cha của Witte không tuyệt vọng. Ông từng bước áp dụng
những kế hoạch giáo dục của riêng mình. Đầu tiên, ngay cả mẹ Witte cũng nói rằng
đứa trẻ thế này thì dù có dạy dỗ thế nào cũng vô ích, sẽ chẳng làm nên trò trống gì.
Nhưng tấm lòng người cha của ông không cho phép từ bỏ. Và rồi không lâu sau, đứa
trẻ đần độn đó đã khiến tất cả mọi người xung quanh phải ngạc nhiên.
Năm lên 8, 9 tuổi, cậu bé Witte đã thông thạo sáu thứ tiếng: Đức, Pháp, Ý, Latinh, Anh và Hy Lạp; không những thế lại còn hiểu biết cả về động vật học, thực vật
học, vật lý, hóa học và đặc biệt là toán học. Kết quả là năm 9 tuổi, Witte đã thi đậu
vào Đại học Leipzig. Tháng 4 năm 1814, chưa đầy 14 tuổi, Witte đã bảo vệ thành
công luận văn thạc sĩ về đề tài toán học, sau đó nhận bằng tiến sĩ triết học, nhận
21


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
bằng tiến sĩ luật năm 16 tuổi và được bổ nhiệm làm giảng viên luật ở Đại học Berlin.
Trước khi đảm nhận cương vị giảng viên tại Đại học Berlin, Witte nhận được một
khoản học bổng khá lớn từ Quốc vương Progia và sang Ý du học, Trong thời gian ở
Firenze, nơi được xem là trung tâm văn hóa của châu Âu thời bấy giờ, ông bắt đầu
nghiên cứu về thần học Dante - lĩnh vực khó không chỉ đối với người nước ngoài mà
ngay cả với người dân Ý. Ngay cả nơi Dante sinh ra cũng đã phát sinh rất nhiều

những cách hiểu sai lệch. Ông tiếp tục quá trình nghiên cứu đến năm 23 tuổi và cho
ra đời cuốn sách Sai lầm của Dante, trong đó chỉ trích những sai lầm của các học giả
nghiên cứu về Dante thời bấy giờ và mở ra một hướng nghiên cứu mới.
Chuyên môn của ông là luật học, nhưng ông đã rất thành công khi chuyển sang
nghiên cứu Dante. Tuy nhiên, Quốc vương Progia cho ông đi du học ở Ý với mục
đích để ông trở thành một luật sư tài giỏi vì thế ông tập trung vào nghiên cứu luật
học, còn nghiên cứu Dante chỉ được xem như trò giải trí. Sau khi từ Ý về, ông trở
thành giảng viên luật tại Đại học Bresau rồi chuyển sang Đại học Hale và giảng dạy ở
đó đến khi qua đời vào năm 1883.
Điều đáng mừng là cha Witte đã ghi lại tất cả những phương pháp mà ông áp
dụng để nuôi dạy Witte cho đến lúc 14 tuổi, sau đó viết thành cuốn sách mang tên
Phương pháp giáo dục của Witte. Cuốn sách này được viết cách đây hàng trăm năm
và đến nay gần như đã bị thất lạc hoàn toàn. May sao trong thư viện của Đại học
Harvard còn lại một quyển là quyển duy nhất ở Mỹ - và nó được bảo quản cẩn thận
trong phòng lưu trữ tác phẩm quý.
Thông tin thú vị cho các bạn là bản scan cuốn sách "The education of Karl
Witte" được chia sẻ trên internet và các bạn search google sẽ ra. Bản dịch tiếng Việt
từ phiên bản tiếng Trung của cuốn sách này chính là cuốn "Em phải đến Harvard học
kinh tế" tập 5.
..2

Tổng thống Roservelt của Mỹ - (cuốn những nguyên tắc ...) - bổ
sung sau

..3

Steve Jobs - bổ sung sau

..4


Lê nin - bổ sung sau
22


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
..5

Bethoven - bổ sung sau

..6

Đỗ Nhật Nam - bổ sung sau

..7

v...v...

..8

Hàng ngàn trẻ có khả năng đọc, viết, nói ngoại ngữ như tiếng mẹ
đẻ.

Danh sách vẫn còn tiếp tục.
.5.2 Giáo dục sớm giúp hình thành tính cách cho trẻ
Chúng ta vẫn biết: “Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói
quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Suy nghĩ bắt nguồn
từ những tri thức và kinh nghiệm sống. Tri thức và kinh nghiệm là những gì trẻ được
nghe, được thấy, được học và được trải nghiệm. Tuổi càng nhỏ những gì trẻ được
nghe, được thấy, được học và được trải nghiệm càng nằm trong sự sắp đặt của cha
mẹ, và chỉ cần kiểm soát đến năm 12 tuổi là tính cách của trẻ đã được định hình rõ

ràng, không thay đổi. Bắt đầu càng sớm càng tốt. Trẻ từ trong bụng mẹ đến 1 tuổi đã
có thể nghe vô thức và tiếp nhận những câu ca dao, tục ngữ, bài chơ, bài hát, câu
chuyện về đạo đức và làm người, trẻ từ 1-3 tuổi đã có thể làm theo những chỉ dẫn,
gia phong trong nhà, từ 3 tuổi trở đi đã bắt đầu lập luận và lý giải mọi thứ theo cách
của mình, từ 6 tuổi đến 12 tuổi đã đi học và quen với cuộc sống cộng đồng với những
quy tắc, luật pháp của xã hội. 12 tuổi đã định hình tính cách gần như cố định trong cả
cuộc đời. Đó là con đường mà chúng ta định hướng được cuộc đời con trở thành
người có ích cho xã hội.
Tóm lại, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của trẻ, còn tính cách thì quyết
định số phận.
.5.3 Vậy nên hay không nên?
Câu trả lời một lần nữa là ở bạn. Bạn quyết định được con mình sẽ sống trong
môi trường nào, với ai, với cái gì, được học những gì, v...v... nói tóm lại bạn quyết
định cuộc đời con bạn. Và, dù bạn quyết định thế nào, bạn luôn đúng. Nếu câu trả lời
23


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
của bạn là không, chúng tôi xin lỗi đã làm bạn mất thời gian. Còn ngược lại? Hãy
nhấp một chút cafe và chúng ta tiếp tục nghiên cứu.

6 Có những trường phái giáo dục sớm nào ở Việt Nam và
trên thế giới?
.6.1 Giáo dục sớm ở Việt Nam
Từ xa xưa chúng ta cũng có rất nhiều bài học về giáo dục sớm. Dưới đây xin
liệt kê một số:
− Bạch Vân Gia Huấn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
− Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi
− Các trò chơi dân gian, các hoạt động cổ truyền
− Âm nhạc, thơ, ca dao, vè, tục ngữ: đều là những lời răn dạy và kinh nghiệm

truyền lại từ thời xưa.
.6.2 Phương án 0 tuổi
Phương án 0 tuổi là một đại diện đến từ Trung Quốc do giáo sư Phùng Đức
Toàn nghiên cứu và sáng lập, được đánh giá là khá gần với Việt Nam. Tư tưởng chủ
đạo của PA0T là học trong đời sống. Bạn có thể tham khảo bộ 3 cuốn sách “Phương
án 0 tuổi” đã được Thái Hà book phát hành. Hiện nay có 2 trường mầm non triển khai
theo chương trình Phương án 0 tuổi là trường VSK ở Hà Nội và Sài Gòn Academy ở
TP Hồ Chí Minh. VSK hiện đang hợp tác với công ty VVN triển khai phần mềm
biBook chạy trên nền tảng web, android và iOS, chạy được trên máy tính và các thiết
bị di động thông minh, đây là phần mềm miễn phí.
Tham khảo website: www.vsk.vn
.6.3 Phương pháp Glenn Doman
Đây là 1 phương pháp đến từ Mỹ do ông Glenn Doman nghiên cứu và sáng
lập. Phương pháp này xuất phát từ việc nghiên cứu các trẻ bị tổn thương về não bộ
24


Dautuchocon.vn – Lưu hành nội bộ
(còn gọi là bại não). Đối với trẻ tự kỷ, bại não thì phương pháp này giúp các em phục
hồi các chức năng bị khiếm khuyết, còn đối với trẻ bình thường thì phát triển mạnh
hơn. Các bạn có thể tham khảo bộ Giáo trình 5 cuốn: Dạy trẻ thông minh sớm, Dạy
trẻ biết đọc sớm, dạy trẻ học toán, dạy trẻ thế giới xung quanh và phát triển trí tuệ
của trẻ. Hiện nay phương pháp Glenn Doman được nắm bản quyền bởi công ty
G.K.s (bán học liệu và giáo dục tại nhà), ngoài ra còn có các chuyên gia khác học ở
nước ngoài và triển khai tại Việt Nam, ví dụ chị Lê Thị Phương Nga, chị Bùi Minh Tú.
Tham khảo: Gks.vn
.6.4 Phương pháp Montessori
Đây là 1 phương pháp đến từ Ý do bà Maria Montessori nghiên cứu và sáng
lập. Quan điểm chủ đạo của Montessori là phát triển các giác quan và tạo không gian
cho trẻ tự do phát triển. Montessori hiện nay được giữ bản quyền bởi Sakura

Montessorri. Sakura Montessori có trường mầm non và khóa đào tạo cho giáo viên.
Các bạn có thể tham khảo một số cuốn về phương pháp này: Cẩm nang dạy con
theo phương pháp Montessori, Phương pháp Montessori, Yêu thương và tự do,
v...v...
Tham khảo: www.sakuramontessori.edu.vn
.6.5 Phương pháp Shichida
Đây là 1 phương pháp đến từ Nhật do Makoto Shichida nghiên cứu và sáng
lập. Phương pháp Shichida chú ý nhiều vào việc sử dụng não phải: chụp hình, tưởng
tượng, dự đoán. Hiện nay chưa có nhiều sách in về phương pháp này, nhưng có một
số trò chơi được chia sẻ trên các group trên facebook và có cuốn sách ebook: “Phát
triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ”. Học viện Shichida đã có mặt ở TP Hồ Chí Minh
và nghe nói sắp ra Hà Nội.
Tham khảo: www.shichida.com.vn
.6.6 Các phương pháp toán tư duy

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×