Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.08 KB, 35 trang )

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN
1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VÀ NGÔN NGỮ UML
1.1. Các phương pháp phân tích hệ thống
Có hai phương pháp phân tích thiết kế hệ thống phổ biến hiện nay là: phương pháp
phân tích thiết kế hướng chức năng và phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng.
1.1.1. Phương pháp phân tích thiết kế hướng chức năng:
Theo cách tiếp cận này thì một phần mềm được xem như là dãy các công việc (chức
năng) cần thực hiện như nhập dữ liệu, tính toán, xủ lý, lập báo cáo và in ấn kết quả...
Mỗi công việc đó sẽ được thực hiện bởi một số hàm nhất định. Như vậy trọng tâm của
cách tiếp cận này là các hàm chức năng, theo hướng phân tích thiết kế topdown thì phần
mềm sẽ được phân tích ra thành các chức năng nhỏ hơn, quá trình được lặp đi lặp lại
cho đến khi các chức năng được phân rã đến cấp hàm trong ngôn ngữ lập trình thì dừng.
Cấu trúc của chương trình được xây dựng theo cách tiếp cận hướng chức năng có dạng
như hình vẽ:
Fn
Main()
F1 F2

F 1.1
F 1.2
F 1.n
F 1.n.1 F 1.n.2 F 1.n.m
1.n.m
Hình 1.1: Mô hình pttk hướng chức năng
* MỘT SỐ NHẬN XÉT:
- Phân tích thiết kế hướng chức năng sử dụng kỹ thuật phân rã chức năng theo cách
tiếp cận topdown để tạo ra cấu trúc phân cấp. Chương trình xây dựng theo cách tiếp cận
hướng chức năng thực chất là tập các chương trình con (có thể xem như các hàm) mà
theo đó máy tính cần thực hiện để hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra của hệ thống.
- Một đặc tính nữa của cách tiếp cận hướng chức năng dễ nhận thấy là tính mở
(open) của hệ thống kém. Thứ nhất, vì dựa chính vào chức năng mà trong thực tế thì


nhiệm vụ của hệ thống lại hay thay đổi nên khi đó muốn cho hệ thống đáp ứng các yêu
cầu thì phải thay đổi lại cấu trúc của hệ thống, nghĩa là phải thiết kế, lập trình lại hệ
thống. Thứ hai, việc sử dụng các biến dữ liệu toàn cục trong chương trình làm cho các
nhóm chức năng phụ thuộc vào nhau về cấu trúc dữ liệu nên cũng hạn chế tính mở của
hệ thống. Trong thực tế, cơ cấu tổ chức của mọi tổ chức thường ít thay đổi hơn là chức
năng, nhiệm vụ phải đảm nhận.
- Mặt khác, cách tiếp cận hướng chức năng lại tách dữ liệu ra khỏi chức năng xử lý
nên vấn đề che giấu, bảo vệ thông tin trong hệ thống là kém, nghĩa là vấn đề an toàn, an
ninh dữ liệu là rất phức tạp.
- Ngoài ra cách tiếp cận hướng chức năng cũng không hỗ trợ việc sử dụng lại và kế
thừa nên chất lượng và giá thành của phần mềm khó được cải thiện. Những trở ngại mà
chúng ta đã nêu ở trên làm cho mô hình được xây dựng theo cách tiếp cận hướng chức
năng không mô tả được đầy đủ, trung thực hệ thống trong thực tế.
1.1.2.Phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng:
Phân tích thiết kế hướng đối tượng được phát triển hỗ trợ mô hình hoá các hệ thống
thông tin doanh nghiệp, phân tích yêu cầu và thiết kế phần mềm. Quan điểm hướng đối
tượng hình thành trên cơ sở tiếp cận hướng hệ thống, theo cách tiếp cận này thì:
- Cả hệ thống được coi như một thực thể được tổ chức từ tập các đối tượng (thực
thể) và các đối tượng đó trao đổi với nhau thông qua việc gửi và nhận »đây không chỉ
dựa trên cơ sở cái hệ thống sẽ làm mà còn dựa trên việc tích hợp hệ thống là cái gì với
hệ thống làm gì.
- Theo cách tiếp cận này các chức năng của hệ thống được biểu diễn thông qua công
tác của đối tượng. Do đó việc tiến hoá thay đổi các chức năng sẽ không ảnh hưởng tới
cấu trúc tĩnh của phần mềm.
- Sức mạnh của phân tích thiết kế hướng đối tượng là việc tách (chia) và nhập
(thống nhất) được thực hiện nhờ tập phong phú các cơ chế tích hợp của chúng; khả năng
thống nhất cao những cái nó đã được tách ra để xây dựng các thực thể phức tạp từ các
thực thể phức tạp từ các thực thể đơn giản.
- Phân tích thiết kế hướng đối tượng đã tỏ ra lợi thế khi lập trình các hệ thống phức
tạp, cho lại các phần mềm có tính thương mại chất lượng cao: tin cậy, dễ mở rộng và dễ

sử dụng lại, chạy trơn tru, phù hợp với yêu cầu của người sử dụng. Chúng có khả năng
hoàn thành phần mềm đúng kỳ hạn và không vượt quá kinh phí dự kiến ban đầu.
- Phương pháp hướng đối tượng được xây dựng dựa trên một tập các khái niệm cơ
sở: Đối tượng (object) , lớp đối tượng (class), trừu tượng hóa dữ liệu (Data
Abstraction), bao gói và che dấu thông tin (Encapsulation and Information Hiding), mở
rộng, kế thừa giữa các lớp (Inheritance), đa xạ và nạp chồng (Polymorphism and
Overloading), liên kết động (Dynamic Binding), truyền thông điệp (Message Passing).
1.2. Sơ lược về UML
 UML (Unified Modeling Language) là ngôn ngữ chuẩn để viết kế hoạch chi tiết
phần mềm. Nó phù hợp cho việc mô hình hoá các hệ thống như hệ thống thông tin
doanh nghiệp, các ứng dụng phân tán trên nền web, hệ thống thời gian thực… UML là
ngôn ngữ mô hình hoá, đặc tả, hiển thị, xây dựng làm tài liệu vật phẩm của phân tích
hình thức và thiết kế.
 UML là ngôn ngữ: Ngôn ngữ ở đây không giống như ngôn ngữ tự nhiên hay
ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, nó cũng có một tập các qui luật xác định cách sử dụng.
UML là ngôn ngữ chuẩn công nghiệp để lập kế hoạch chi tiết phần mềm. Từ vựng và
qui tắc ngôn ngữ UML cho ta cách thức xây dựng mô hình và đọc mô hình, nhưng
không cho biết mô hình nào cần phải được lập và khi nào lập chúng.
 UML là ngôn ngữ hiển thị.
 UML là ngôn ngữ đặc tả: Đặc tả là mô tả rõ ràng những điểm mấu chốt của
vấn đề. UML cho phép mô tả mô hình chính xác, không nhập nhằng và hoàn thiện.
UML hướng tới đặc tả thiết kế, phân tích và quyết định cài đặt trong quá trình phát
triển, triển khai hệ thống phần mềm.
 UML là ngôn ngữ để xây dựng: UML không phải là ngôn ngữ trực quan,
nhưng mô hình của nó có thể kết nối trực tiếp tới các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Có
nghĩa rằng có thể ánh xạ mô hình trong UML tới các ngôn ngữ lập trình khác nhau như
Java, C++ hay các bảng CSDL quan hệ, csdl hướng đối tượng. Ánh xạ này cho khả năng
biến đổi ngược lại từ cài đặt về mô hình UML; có nghĩa rằng nó cho khả năng làm việc
với văn bản hay đồ hoạ một cách nhất quán.
 UML là ngôn ngữ làm tài liệu: UML hướng tới làm tài liệu kiến trúc hệ thống

và các chi tiết của nó. UML cho khả năng biểu diễn yêu cầu, thử nghiệm, mô hình hoá
các hoạt động lập kế hoạch và quản lý sản phẩm.
2. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
2.1. Xác định danh sách các tác nhân
Qua quá trình tìm hiểu và khảo sát thực tế, xem xét đến quan hệ và tác động của
HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN ta xác định được các tác nhân có tương tác với
hệ thống đó là:
Độc giả: Tác nhân này tham gia vào hệ thống để tìm kiếm sách, thực hiện
mượn trả sách,...
Thủ thư: Tác nhân này tham gia vào hệ thống để cập nhật cơ sở dữ liệu
sách, CSDL về độc giả (thêm sách mới, sửa sách, xóa sách, thêm độc giả, xóa
độc giả).
Quản trị hệ thống: Tác nhân này tham gia vào hệ thống để cập nhật cơ sở
dữ liệu về nhân viên thư viện, đồng thời quản lý hồ sơ của những người sử
dụng tham gia vào hệ thống, và theo dõi hệ thống làm việc hàng ngày.
Danh sách tác nhân và các ca sử dụng của mỗi tác nhân:
Tác nhân Ca sử dụng (Usecase)
Đoc_gia
(độc giả)
DangNhap/DangXuat: Đăng nhập( đăng xuất)
hệ thống
YeuCauMuon: Yêu cầu mượn
YeuCauTra: Yêu cầu trả
TimKiem: Tìm kiếm thông tin sách
Thu_thu
(Thủ thư )
DangNhap/DangXuat: Đăng nhập( đăng xuất)
hệ thống
CapNhatSach: Cập nhật sách mới
CapNhatDocGia: Cập nhật độc giả mới.

QuanLyMuon_Tra: Quản lý mượn, trả sách.
ThongKeBaoCao: Thống kê báo cáo
Quantri_hethong
( Người quản trị hệ thống)
DangNhap/DangXuat: Đăng nhập( đăng xuất)
hệ thống.
CapNhatNhanVien: Cập nhật thông tin của
nhân viên thư viện (thêm nhân viên, sửa, xóa
thông tin nhân viên).
Hình 2.1: Bảng Tác nhân và Usecase
2.2.Các mô hình Usecase
Biểu đồ Usecase chỉ ra tương tác giữa các UC và tác nhân. UC biểu diễn các chức
năng của hệ thống. Tác nhân là con người hay hệ thống khác cung cấp hay thu nhận
thông tin từ hệ thống. Biểu đồ UC tập trung vào quan sát trạng thái tĩnh của các UC
trong hệ thống. Nó đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức và mô hình hoá hệ thống. Vì
UC biểu diễn yêu cầu hệ thống từ góc nhìn của người dùng, cho nên UC là chức năng
mà hệ thống phải có. Biểu đồ chỉ ra tác nhân nào khởi động UC và khi nào tác nhân
nhận thông tin từ hệ thống.
* Tác nhân Doc_gia:
Hình 2.2.1: Biểu đồ Usecase của tác nhân Doc_gia
* Tác nhân Thu_thu:
Hình 2.2.2: Biểu đồ Usecase của tác nhân Thu_thu
*Tác nhân Quantri_hethong:

Hình 2.2.3: Biểu đồ Usecase của tác nhân Quantri_hethong
3. ĐẶC TẢ CHI TIẾT CÁC USECASE (UC)
3.1. UC Dangnhap
- Mục đích: Đảm bảo xác thực người sử dụng và các yêu cầu về bảo mật của hệ
thống.
- Tác nhân: Doc_gia, Thu_thu, Quantri_hethong.

- Mô tả chung: Khi muốn mượn, trả, tìm kiếm tài liệu thì độc giả phải đăng nhập
vào hệ thống. Đồng thời thủ thư và người quản trị hệ thống muốn thực hiện công việc
chuyên môn của mình thì cũng phải đăng nhập vào hệ thống.
- Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Chọn chức năng đăng nhập
3. Nhập thông tin đăng nhập
4. Gửi thông tin đă nhập tới hệ thống
2. Hiển thị form đăng nhập
5. Kiểm tra thông tin đăng nhập, nếu
đúng thì cho phép truy cập hệ thống,
sai thì thông báo lỗi.
Hình 3.1: Bảng Usecase DangNhap
+ Luồng sự kiện phụ: Nếu người sử dụng dùng tên truy cập và mật khẩu không
đúng thì hệ thống sẽ yêu cầu nhập lại nhưng chỉ nhập một số lần xác định.
- Thông tin đầu vào: Tên truy cập và mật khẩu.
- Thông tin đầu ra: Những thông tin mà người sử dụng yêu cầu.
3.2. UC YeuCauMuon
- Mục đích: Thực hiện quá trình mượn sách của độc giả.
- Tác nhân: Doc_gia.
- Mô tả chung: Khi độc giả muốn mượn sách, độc giả sẽ nhận phiếu yêu cầu từ
thủ thư để đăng ký với hệ thống và điền các thông tin về độc giả và sách cần mượn. Hệ
thống sẽ kiểm tra xem thông tin đó, nếu không phù hợp thì không chấp nhận yêu cầu
mượn sách của độc giả, nếu chấp nhận thì sẽ lấy sách trong kho dựa vào thông tin trên
phiếu yêu cầu. Trước khi thủ thư giao sách và thẻ cho độc giả thì độc giả phải ký nhận
vào phiếu yêu cầu của mình và giao lại cho thủ thư. Sau đó thủ thư sẽ đưa thông tin về
mượn sách vào hồ sơ quản lý sách và phiếu mượn.
- Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:

Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Đăng nhập vào hệ thống
3. Nhập thông tin về tài liệu cần
mượn
4. Gửi thông tin đă nhập tới hệ thống
6. Nhận tài liệu.
2. Kiểm tra thông tin đăng nhập
5. Kiểm tra tình trạng tài liệu, nếu
còn tài liệu thì cho phép mượn,
ngược lại thì thông báo tài liệu đã
được mượn hết.
7. Cập nhật lại CSDL, thông báo kết
quả của quá trình mượn tài liệu.
Hình 3.2: Bảng Usecase YeuCauMuon
+ Luồng sự kiện phụ: Nếu thư viện không còn tài liệu thì sẽ gửi tới độc giả một
thông báo về tình trạng tài liệu đó.
- Thông tin đầu vào: Thông tin về tài liệu cần mượn.
- Thông tin đầu ra: Độc giả sẽ mượn được tài liệu nếu thư viện còn, đồng thời
hệ thống sẽ ghi nhận tài liệu đã được mượn.
3.3. UC YeuCauTra
- Mục đích: Thực hiện quá trình trả sách của độc giả.
- Tác nhân: Doc_gia.
- Mô tả chung: Độc giả sẽ thực hiện thao tác trả sách sau khi đăng nhập vào hệ
thống và nhập thông tin về tài liệu cần trả.
- Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Đăng nhập vào hệ thống
3. Nhập thông tin về tài liệu cần trả
4. Gửi thông tin đă nhập tới hệ thống

2. Kiểm tra thông tin đăng nhập
5. Kiểm tra tình trạng tài liệu.
6. Cập nhật lại CSDL, thông báo kết
quả của quá trình trả tài liệu.
Hình 3.3: Bảng Usecase YeuCauTra
- Thông tin đầu vào: Thông tin về tài liệu cần trả.
- Thông tin đầu ra: Độc giả trả tài liệu và hệ thống sẽ ghi nhận là tài liệu đã
được trả.
3.4. UC TimKiem
- Mục đích: Độc giả thực hiện tìm kiếm tài liệu mình cần.
- Tác nhân: Doc_gia,Thu_thu.
- Mô tả chung: Độc giả hoặc thủ thư sẽ thực hiện thao tác tìm kiếm sau khi đăng
nhập vào hệ thống và nhập thông tin về tài liệu cần tìm kiếm. Hệ thống sẽ hiển thị nội
dung thông tin về tình trạng của tài liệu mà độc giả tìm.
- Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Đăng nhập vào hệ thống
3. Nhập thông tin về tài liệu cần tìm
kiếm.
4. Gửi thông tin đă nhập tới hệ thống
2. Kiểm tra thông tin đăng nhập
5. Kiểm tra tình trạng tài liệu.
6. Thông báo kết quả của quá trình
tìm kiếm.
Hình 3.4: Bảng Usecase TimKiem
- Thông tin đầu vào: Thông tin cần tìm kiếm.
- Thông tin đầu ra: Kết quả tìm kiếm.
3.5. UC CapNhatSach
- Mục đích: Bổ sung, thay đổi tài liệu trong thư viện.

- Tác nhân: Thu_thu.
- Mô tả chung: Thủ thư sẽ thực hiện thao tác thêm mới, sửa, xóa tài liệu sau khi
đăng nhập vào hệ thống. Hệ thống sẽ cập nhật lại CSDL.
- Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
Hình 3.5: Bảng Usecase CapNhatSach
- Thông tin đầu vào: Thông tin về tài liệu cần cập nhật.
- Thông tin đầu ra: Danh sách tài liệu đã thay đổi.
Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Đăng nhập vào hệ thống
3. Chọn chức năng thêm, sửa, xóa tài
liệu.
5. Nhập thông tin tài liệu.
6. Gửi thông tin tới hệ thống.
2. Kiểm tra thông tin đăng nhập
4. Hiển thị form tương ứng.
7. Kiểm tra thông tin vừa nhập.
8. Cập nhật lại CSDL, thông báo
kết quả của quá trình cập nhật mới.
3.6. UC CapNhatDocGia
- Mục đích: Bổ sung, thay đổi thành viên hệ thống để tăng hiệu quả khai thác
của hệ thống.
- Tác nhân: Thu_thu.
- Mô tả chung: Thủ thư sẽ thực hiện thao tác thêm mới, sửa, xóa thông tin về độc
giả sau khi đăng nhập vào hệ thống. Hệ thống sẽ cập nhật lại CSDL.
- Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Đăng nhập vào hệ thống
3. Chọn chức năng thêm, sửa, xóa

thông tin về độc giả.
5. Nhập thông tin của độc giả.
6. Gửi thông tin tới hệ thống.
2. Kiểm tra thông tin đăng nhập
4. Hiển thị form tương ứng.
7. Kiểm tra thông tin vừa nhập.
8. Cập nhật lại CSDL, thông báo
kết quả của quá trình cập nhật
mới.
Hình 3.6: Bảng Usecase CapNhatDocGia
- Thông tin đầu vào: Thông tin về độc giả.
- Thông tin đầu ra: Danh sách độc giả đã thay đổi.
3.7. UC ThongKeBaoCao
- Mục đích: Giúp nhân viên thư viện lập báo cáo về tình trạng sử dụng tài liệu
theo từng thời gian cụ thể (tháng, quĩ, năm ).
- Tác nhân: Thu_thu.
- Mô tả chung: Thống kê là việc in báo cáo, thống kê về sách, độc giả vi phạm,
thống kê về tình hình mượn trả sách.
- Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Đăng nhập vào hệ thống
3. Truy xuất vào CSDL
2. Kiểm tra thông tin đăng nhập
4. Kết nối với máy in.
5. In báo cáo
Hình 3.7: Bảng Usecase ThongKeBaoCao
- Thông tin đầu vào: Thông tin về tình trạng sách, thông tin về độc giả, thông tin
về các nhân viên.
- Thông tin đầu ra: Bản báo cáo về tình trạng sử dụng tài liệu trong thư viện.

×