Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

BÀI TIỂU LUẬN SINH KHỐI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.85 KB, 26 trang )

Bài tiểu luận : Hệ thống đồng
phát sử
dụng năng lượng sinh khối.



Sinh viên thực hiện :Trần Trọng Tuân
Nguyễn Đức Thắng
Đậu Tam Thạch
Hồ Hữu Tuấn


I. Khái niệm năng lượng sinh khối.
 Sinh khối là dạng vật liệu sinh học từ sự sống, hay gần đây là sinh vật sống, đa
số là các cây trồng hay vật liệu có nguồn gốc từ thực vật.[1] Được xem là nguồn
năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối có thể dùng trực tiếp, gián tiếp một lần
hay chuyển thành dạng năng lượng khác như nhiên liệu sinh học. Sinh khối có
thể chuyển thành năng lượng theo ba cách: chuyển đổi nhiệt,
chuyển đổi hóa học, và chuyển đổi sinh hóa.



 Về mặt lịch sử, con người đã khai thác các sản phẩm có nguồn gốc từ năng
lượng sinh khối khi họ bắt đầu dùng củi và cỏ khô để nhóm lửa sưởi ấm.[2]
Ngày nay, thuật ngữ này có thể hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, sinh khối
là vật liệu cây trồng dùng để tạo ra điện năng (dùng turbin hơi hoặc nén khí),
hoặc tạo ra nhiệt (thông qua việc đốt trực tiếp).






 II. Lợi ích của việc sử dụng năng lượng sinh khối.
 (1) Lợi ích kinh tế
 -Phát triển nông thôn là một trong những lợi ích chính của việc phát triển NLSK, tạo thêm công
ăn việc làm cho người lao động (sản xuất, thu hoạch…)



 -Thúc đẩy sự phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất các thiết bị chuyển hóa
năng lượng.v.v..
 -Giảm sự phụ thuộc vào dầu, than, đa dạng hóa nguồn cung cấp nhiên liệu.
 (2) Lợi ích môi trường :
 Đây là một nguồn năng lượng khá hấp dẫn với nhiều ích lợi to lớn cho môi trường .
 -NLSK có thể tái sinh được.
 -NLSK tận dụng chất thải làm nhiên liệu. Do đó nó vừa làm giảm lượng rác vừa biến chất thải
thành sản phẩm hữu ích.
 Đốt sinh khối cũng thải ra CO2 nhưng mức S và tro thấp hơn đáng kể so với việc đốt than bitum.
Ta cũng có thể cân bằng lượng CO2 thải vào khí quyển nhờ trồng cây xanh hấp thụ chúng. Vì
vậy, sinh khối lại được tái tạo thay thế cho sinh khối đã sử dụng nên cuối cùng không làm tăng
CO2 trong khí quyển.
 Như vậy, phát triển NLSK làm giảm sự thay đổi khí hậu bất lợi, giảm hiện tượng mưa axit, giảm
sức ép về bãi chôn lấp v..v…


1.Ethanol từ sinh khối
 Ethanol được sản xuất từ sự chuyển hóa tinh bột trong các nguyên liệu sinh khối
(bắp, khoai tây, mía..) thành rượu. Quá trình lên men tương tự như quá trình sản
xuất nước giải khát chứa cồn. Chú ý, bât lợi chính của các nhiên liệu alcohol
(metanol, etanol…) là dù chúng được sản xuất từ sinh khối, khí than…thì 30-40%
năng lượng trong nhiên liệu ban đầu đã bị mất đi cho quá trình chuyển hóa

alcohol.Các tính toán cho thấy, việc sản xuất alcohol từ hoa màu tiêu tốn nhiều
năng lượng cho quá trình trồng trọt, thu hoạch…Vì vậy, nhiên liệu alcohol sản xuất
từ hoa màu không kinh tế.



 Hiện nay có một quá trình sản xuất etanol sử dụng phần cellulose trong các sinh
khối như cây, cỏ và phế thải nông nghiệp. Cellulose là một dạng hydrocacbon khác
cũng có thể phân hủy thành các đường đơn. Quá trình này còn tương đối mới và
chưa phổ biến rộng rãi trên thị trường nhưng cho thấy tiềm năng khá lớn nếu tận
dụng được nguồn nguyên liệu rẻ tiền và dồi dào trên.
 Sử dụng etanol, thậm chí với mức hòa trộn thấp (ví dụ E10 : 10% etanol, 90%
xăng), cũng có thể đem lại những ích lợi cho môi trường (Etanol dễ phân hủy sinh
học hơn xăng). E10sinh ra ít CO, SO2, CO2 hơn xăng.


 Tuy nhiên E10 sinh ra nhiều chất hữu cơ bay hơi và NOx hơn. Ở mức
hòa trộn cao hơn (E85, 15% xăng), hay thậm chí E100 (100% etanol)
nhiên liệu cháy với sự giảm gần như tất cả các chất ô nhiễm kể trên.
Điều cần lưu ý duy nhất khi sử dụng mức etanol hòa trộn cao
(ETBE :ethanol-based oxygenate) là nồng độ các acetaldehydes. Tuy
nhiên, điều này có thể khống chế được nhờ bộ lọc khói thải trong xe
hơi (catalytic converter).



 Ethanol bay hơi kém hơn xăng nên, giống như metanol, nó khó khởi
động khi trời lạnh, và vấn đề hiệu suất năng lượng thấp có thể khắc
phục nhờ những thiết kế động cơ thích hợp và sự hòa trộn với xăng
như trên.






2.Biogas
 Được mệnh danh là “cuộc cách mạng nâu” trong lĩnh vực năng lượng mới (The Brown
Revolution), Biogas hiện nay được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế giới, đặc
biệt ở các nước đang phát triển có khí hậu nhiệt đới (Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nepal,
Kenia, Thái Lan, Việt Nam…) thích hợp cho quá trình lên men kỵ khí các chất thải hữu
cơ để tạo khí sinh học.



 Biogas cháy với ngọn lửa xanh, không sinh khói, nhiệt độ và nhiệt lượng cao (1 mét
khối khí cháy phát ra nhiệt 4700-5900 kcal tùy theo hàm lượng CH4 (mêtan); mà hàm
lượng CH4 lại ohụ thuộc vào nguyên liệu ủ).
 Biogas sử dụng nguyên liệu đa dạng, thường là tận dụng các chất thải, phế thải, phế
phẩm trong nông lâm ngư nghiệp . Quy mô gia đình thường sử dụng phân gia súc,
quy mô lớn hơn có thể phát triển sử dụng các loại rác đô thị và rác công nghiệp làm
nguyên liệu. (VD : Nhà máy Biogas ở Tilburg (Ấn Độ) khai thác nguyên liệu từ rác thải
của các thành phố lớn). Ở Việt Nam ta cũng có những đề tài nghiên cứu sản xuất
Biogas từ việc ứng dụng mô hình bể lọc kỵ khí UASB (Upflow Anaerobic Sludge
Blanket) để xử lý nước thải của những ngành công nghiệp giàu chất hữu cơ (nước thải
nhà máy chế biến thực phẩm, đường, rượu…) trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.


 Sản xuất mêtan sinh học từ chất thải lưu giữ cơ chất trong thời gian
dài (ủ nhiều tuần lễ) ở điều kiện kỵ khí nên làm giảm đến 90% ký
sinh trùng gây bệnh, khử được mùi khó chịu. Do đó, vấn đề vệ sinh

môi trường được cải thiện.



 Không chỉ xử lý chất thải hữu cơ, làm sạch môi trường, phát triển
Biogas còn cung cấp bã thải là phân bón có giá trị cao cho nông
nghiệp, tăng độ phì cho đất.
 Trở lại với vai trò năng lượng, việc sản xuất khí mêtan sinh học có
thể tự đáp ứng đủ nhu cầu chất đốt, kể cả điện khí hóa ở các vùng
nông thôn. Bigas cũng góp phần làm giảm nạn phá rừng ở các nước
đang phát triển, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
 Các hầm ủ Biogas có thể xây dựng với công suất bất kỳ, vốn đầu tư
nhỏ, nguyên liệu sẵn có nên nó khá phù hợp với nền kinh tế các
nước đang phát triển. Người ta sử dụng năng lượng Biogas để đun
nấu, thắp sáng, chạy máy…Biogas thực sự đem lại cuộc sống văn
minh, tiện nghi hơn cho nông thôn.


 Với hàng loạt những lợi ích về kinh tế – xã hội và môi trường trên,
Biogas hứa hẹn tiềm năng to lớn trong việc góp phần giải quyết vấn
đề chất đốt sinh hoạt hiện nay.




3.Nhà máy điện từ rác-Một chiến lược năng lượng mới
 (bài đăng trên báo Người Lao Động-Ghi chép của Thái Nguyễn Bạch Liên)
 Kỹ thuật đốt rác phát điện từng có lịch sử nghiên cứu phát triển hơn 30 năm trở lại đây,
nhiều nhà máy ở Đức (32% lượng rác được xủ lý bằng đrpđ), Đan Mạch (70%), Bỉ (29%),
Pháp (38%).. đã trở thành hình mẫu cho ngành công nghệ “năng lượng và bảo vệ môi

trường” này. Ở châu Á, Singapore (100% lượng rác được xử lý bằng đốt rác phát điện) và
Nhật Bản (72,8%) là hai nước đi đầu trong kỹ thuật đốt rác phát điện.



 Quy trình công nghệ của nhà máy điện rác tương tự như nhà máy nhiệt điện, chỉ khác ở chỗ
nhiên liệu không giống nhau và phải trang bị thêm hệ thống xử lý làm sạch khói, khí khá
phức tạp.
 Tính ưu việt của nhà máy điện rác so với các lò đốt rác thông thường chính là ở chỗ trong
khi giảm trọng lượng và thể tích rác nhờ quá trình đốt, nó còn có tác dụng “tài nguyên
hóa”, biến rác trở thành nhiên liệu sản xuất năng lượng, “vô hại hóa” rác. Tro bụi từ lò thiêu
được phân tuyển bằng từ tính, sau đó trở thành vật liệu phủ mặt đường hoặc lấp lấn biển.


 Khí sinh học Công nghệ KSH trong những năm qua chủ yếu phát
triển ở quy mô gia đình. Hiện nay chưa có thống kê chính xác
nhưng theo đánh giá của chương trình mục tiêu quốc gia Nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thì hiện có khoảng 7%
chuồng trại chăn nuôi có xử lý chất thải (mục tiêu đề ra là 30%).
Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp & thuỷ sản 2001
cho biết tổng số hộ chăn nuôi trên 11 triệu. Tạm




 lấy con số này thì ước tính hiện nay có khoảng trên 770 nghìn chuồng trại chăn
nuôi có xử lý chất thải. Riêng Dự án hỗ trợ chương trình Khí sinh học cho ngành
chăn nuôi do Cục Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, Hà Lan tài trợ
trong giai đoạn 2003 – 2005 đã xây dựng được 18 nghìn công trình KSH gia đình.
Công nghệ được ứng dụng đều do Việt Nam phát triển. Công nghệ phổ biến nhất

hiện nay là thiết bị KSH nắp cố định vòm cầu xây gạch do Viện Năng lượng phát
triển trước đây. Công nghệ này đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
xây dựng thành thiết kế mẫu trong bộ tiêu chuẩn ngành về công trình KSH nhỏ



 III.Ưu điểm và nhược điểm của năng lương sinh khối.
 Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi: nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai phì
nhiêu..vv.. nên sinh khối phát triển rất nhanh. Do vậy, nguồn phụ phẩm từ nông,
lâm nghiệp vô cùng phong phú và ngày càng tăng cùng với sự phát triển của
nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, những nguồn phụ phẩm đó lại đang bị coi là rác
thải tự nhiên, đang bị bỏ phí hoặc lại chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường (như tình trạng đốt rơm rạ ở miền Bắc hoặc đổ trấu xuống song, kênh
rạch ở đồng bằng sông Cửu Long, đốt bỏ mùn cưa tại Yên Bái,…).


 Năng lượng sinh khối nằm trong trong chu trình tuần hoàn C
ngắn (UNEP), được các tổ chức về phát triển bền vững và môi
trường khuyến khích sử dụng. Tận dụng được nguồn nhiên liệu
này vừa cung cấp năng lượng cho phát triển kinh tế và đảm bảo
bảo vệ môi trường. Tiềm năng về năng lượng sinh khối của Việt
Nam có thể được ước lượng như sau:



Nguồn cung cấp

Tiềm năng Dầu tương
(triệu tấn) đương (triệu
toe)

Rừng tự nhiên
6,842
2,390
Rừng trồng
3,718
1,300
Đất không rừng
3,850
1,350
Cây trồng phân tán 6,050
2,120
Cây công nghiệp
2,400
0,840
và ăn quả
Phế liệu gỗ
1,649
0,580
Tổng
25,090
8,780

Tỷ lệ (%)
27,2
14,8
15,4
24,1
9,6
6,6
100,0





Tiềm năng phụ phẩm nông nghiệp của Việt Nam:
Nguồn cung cấp
Rơm rạ
Trấu
Bã mía
Các loại khác
Tổng

Tiềm năng Dầu tương
(triệu tấn) đương (triệu
toe)
32,52
7,30
6,50
2,16
4,45
0,82
9,00
1,80
53,43
12,08

Tỷ lệ (%)
60,4
17,9
6,8

14,9
100,0


 Tuy nhiên năng lượng sinh khối cũng có một số nhược điểm như phân bố
không tập trung, nhiệt trị thấp, khối lượng riêng nhỏ nên rất phức tạp khi
vận chuyển và chứa trữ, bù lại giá thành cực kỳ rẻ, thích hợp nhất với sự
tiêu thụ trong các hộ gia đình và các mô hình công nghiệp nhỏ và vừa. Vì
vậy, cùng với hoàn thiện công nghệ sử dụng nhiên liệu thì phát triển công
nghệ phụ trợ như tiền xử lý, đóng gói, chuyên chở..vv.. cũng là một trong
những yêu cầu phụ trợ và là cơ hội phát triển công ăn việc làm cho các địa
phương.



Để tiếp cận và khai thác nguồn tài nguyên tái tạo vô cùng phong phú này,
hiện nay, dự án Đổi mới Sản phẩm Bền vững (SPIN) đang tiến hành phát
triển các kỹ thuật, thiết bị và triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ứng dụng công nghệ khí hóa nhiên liệu sinh khối, cùng với các thiết
bị phụ trợ hỗ trợ toàn diện cho công nghệ này như nhà sấy năng lượng
mặt trời, máy băm chặt sinh khối, tấm phủ toptex..vv.. Với gói công nghệ
và thiết bị đầy đủ này, các doanh nghiệp có thể tận dụng được nguồn
nguyên liệu giá rẻ và sẵn có tại địa phương thay thế cho nhiên liệu hóa
thạc hiện nay, qua đó cắt giảm lượng chi phí vô cùng đáng kể cho quá
trình sản xuất và ô nhiễm môi trường.


IV.Các ứng dụng và tiềm năng,thách thức nguồn
năng lượng sinh khối ở việt nam.
 Biến rơm thành... nhiên liệu




 Từ 1 tấn rơm rạ, có thể cho ra 250kg nhiên liệu lỏng... Các nhà khoa
học thuộc viện Hóa học (Viện KH&CN Việt Nam) vừa sản xuất
thành công loại dầu sinh học (Bio-oil) từ rơm rạ bằng công nghệ
nhiệt phân.
 Nghiên cứu trên đã mở ra khả năng tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay
thế cho nguồn nhiên liệu hóa thạch đang có nguy cơ ngày một khan
hiếm.
 Đốt rơm = đốt dầu
 “Nếu đốt 1 tấn rơm rạ, người nông dân chỉ thu được một lượng tro không
đáng kể để bón ruộng, đồng thời gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, 1 tấn
rơm rạ có thể tạo ra khoảng 250kg nhiên liệu lỏng thô để sản xuất dầu sinh
học…”





 Hướng đi mới để tạo nhiên liệu sinh học
 Nhiều nước đã chế tạo nhiên liệu sinh học từ sản phẩm nông nghiệp như từ
ngô (Mỹ), từ mía đường (Brazil), củ cải đường (các nước ở châu Âu)… để
thay thế nhiên liệu hóa thạch. Song nguồn nguyên liệu này khá đắt và chưa
ổn định, đó là chưa kể đến việc có thể gây ra khủng hoảng lương thực dẫn
đến mất an ninh lương thực.



 Trong khi đó, nguồn rơm rạ sẵn có và rẻ tiền chiếm khoảng 66% trên tổng

lượng phế thải nông nghiệp hầu như chưa được sử dụng hiệu quả. Nếu tận
dụng được nguồn rơm rạ này để sản xuất nhiên liệu sinh học sẽ có ý nghĩa
hết sức to lớn về nhiều mặt.
 Theo PGS.TS Đặng Tuyết Phương, sử dụng phương pháp nhiệt phân rơm rạ
không sử dụng xúc tác (ở nhiệt độ 550 độ C) hiệu suất tạo nhiên liệu lỏng đạt
25-30%. Nếu sử dụng xúc tác, nhiệt độ nhiệt phân có thể giảm đến 100 độ C
với hiệu suất tạo dầu tương đương so với khi không sử dụng xúc tác.
 Theo đó, rơm rạ được thu gom và làm sạch, hong khô rồi đưa vào lò nhiệt
phân. Sau phản ứng nhiệt phân sẽ thu được sản phẩm ở cả ba dạng khí, lỏng
và rắn. Sản phẩm lỏng chiếm phần lớn, chứa dầu sinh học (bio-oil), có thể sử
dụng vào nhiều lĩnh vực như sản xuất hóa chất, y dược, công nghiệp, thực
phẩm hoặc làm nhiên liệu.


 Riêng trong lĩnh vực năng lượng, bio-oil có thể sử dụng trực tiếp làm nhiên liệu trong nhà
máy điện (gia nhiệt nồi hơi, lò…) hoặc thay thế diezel dầu mỏ để chạy động cơ. Sản phẩm rắn
(than) có thể sử dụng làm than hoạt tính, hoặc được làm phân bón quay lại cải thiện đất trồng
khi được bổ sung thêm một số nguyên tố vi lượng.

 2.Năng lượng sinh khối ở Việt Nam: Vẫn chỉ là tiềm năng



 Việt Nam là nước nông nghiệp lâu đời, nguồn nguyên liệu sản xuất năng lượng sinh khối
(NLSK) khoảng 118 triệu tấn/năm. Nếu quy đổi ra dầu sẽ tương đương 80,7 triệu tấn quy dầu,
gấp 2 lần tổng lượng khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tiềm năng lớn như
vậy nhưng hầu hết các nguồn NLSK của chúng ta vẫn chưa thể tận dụng, lãng phí thậm chí là
nguồn gây ô nhiễm môi trường.
 2.1:Nguồn năng lượng dồi dào
 Hiện nay, trên thế giới NLSK là nguồn năng lượng thứ tư, chiếm tới 15% tổng năng lượng tiêu

thụ toàn thế giới. Ở các nước đang phát triển, NLSK thường là nguồn năng lượng lớn nhất,
chiếm 35-45% tổng cung cấp năng lượng. Sẽ không ngoa khi nói NLSK giữ vai trò sống còn trong
việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới cũng như ở Việt Nam.


 Ðất nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi như nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai phì nhiêu… nên
sinh khối phát triển rất nhanh. Do vậy, nguồn phụ phẩm từ nông, lâm nghiệp phong phú, liên
tục gia tăng. Tuy nhiên, những nguồn phụ phẩm đó lại đang bị coi là rác thải tự nhiên, đang
bị lãng phí, nguy hiểm hơn lại trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như tình trạng
đốt rừng, rơm rạ, mùn cưa ở miền Bắc hoặc đổ trấu xuống sông, kênh rạch ở Ðồng bằng sông
Cửu Long… NLSK nằm trong trong chu trình tuần hoàn ngắn, được các tổ chức về phát triển
bền vững và môi trường khuyến khích sử dụng. Tận dụng được nguồn nhiên liệu này sẽ
đồng thời cung cấp năng lượng cho phát triển kinh tế và đảm bảo bảo vệ môi trường.



 Trong những năm gần đây, sự quan tâm phát triển các công nghệ NLSK đã tăng mạnh trên
toàn cầu để thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch. Ngay cả những nước phát triển như
Mỹ cũng đã có những chính sách để thay thế dần nguồn năng lượng hóa thạch. Nguyên nhân
là do các nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần và chi phí cho nhiên liệu này ngày
càng tăng cao. Nếu với tốc độ tiêu thụ năng lượng hiện tại thì trữ lượng dầu của thế giới
được dự báo sẽ cạn kiệt trước năm 2050 và các nguồn năng lượng này còn là một trong
những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.


 Khác với các công nghệ năng lượng tái tạo, công nghệ NLSK không chỉ thay thế năng
lượng hóa thạch mà còn góp phần xử lý chất thải vì chúng tận dụng các nguồn chất
thải để tạo ra năng lượng. Rào cản lớn nhất để tiếp cận và khai thác những nguồn
năng lượng này chính là công nghệ và chi phí thiết bị đắt hơn so với thiết bị sử dụng
nhiên liệu hóa thạch.




 Trong tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc hiện nay, NLSK vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn
50%. Mặc dù giá trị tuyệt đối vẫn tăng nhưng tỷ lệ giảm dần do năng lượng thương
mại tăng nhanh hơn. Vấn đề là năng lượng sinh khối hiện nay chủ yếu vẫn chỉ sử
dụng để sản sinh nhiệt lượng trong đun nấu thức ăn, kinh tế hộ gia đình với tỷ lệ gấp
3 lần tổng năng lượng tiêu thụ so với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Chỉ có 1/4
NLSK được sử dụng sản xuất, bao gồm sản xuất vật liệu xây dựng như gốm, sứ,
gạch, sản xuất đường như tận dụng bã mía để đồng phát nhiệt và điện ở 43 nhà máy
đường trong cả nước. Mới đây Viện Cơ điện Nông nghiệp đã nghiên cứu thành công
dây chuyền sử dụng phụ phẩm sinh khối đồng phát điện và nhiệt để sấy sản phẩm
mía đường. Mặt khác, NLSK đang được sử dụng để sấy lúa, nông sản tại Ðồng bằng
sông Cửu Long. Việt Nam (với 80 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp) có nhiều nguồn
sinh khối cho sản xuất năng lượng. Hiện nay chỉ có một phần nhỏ sinh khối (chiếm
1% tổng tiêu thụ


 năng lượng sơ cấp ở Việt Nam) được sử dụng cho sản xuất năng lượng. Tiềm
năng chính của sinh khối có thể sử dụng làm nhiên liệu là cho các nhà máy
đồng phát điện - nhiệt để sản xuất điện và hơi nước. Vấn đề chính của các nhà
đầu tư nhà máy kết hợp phát điện và nhiệt (CHP) là phải có đủ nhiên liệu sinh
khối một cách tin cậy để chạy nhà máy trong cả năm. Những nguyên nhân
chính là:



 Thiếu chính sách và những quy định đầy đủ cho mua điện từ các nhà sản xuất
điện Năng lượng tái tạo;
 Giá điện sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch thấp;

 Thiếu nguồn vốn đầu tư;
 Thiếu cập nhật thông tin về các công nghệ năng lượng sinh khối;
 Thiếu các dự án trình diễn có hiệu quả để khai thác và sử dụng sinh khối làm
nhiên liệu;
 Thiếu kiến thức và kỹ năng kỹ thuật để thực hiện các dự án điện sinh khối;
 Công nghệ năng lượng sinh khối trong nước chưa có; và
 hiếu các hệ thống công nghệ cung cấp sinh khối tin cậy.


 4.1. Cơ hội
 4.1.1. Tiềm năng lớn chưa được khai thác Việt Nam là một nước nhiệt đới nhiều nắng và
mưa nên sinh khối phát triển nhanh. Ba phần tư lãnh thổ là đất rừng nên tiềm năng phát
triển gỗ lớn. Là một nước nông nghiệp nên nguồn phụ phẩm nông nghiệp phong phú.
Nguồn này ngày càng tăng trưởng cùng với việc phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp



 4.1.2. Nhu cầu ngày càng phát triển Cùng với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất
nước, nhu cầu ứng dụng các công nghệ NLSK ngày càng phát triển. Thí dụ việc phát
triển trồng lúa làm nảy sinh nhu cầu xử lý trấu ở các nhà máy xay xát, nhu cầu sấy thóc
sau thu hoạch. Chính những nhu cầu này đã kích thích việc phát triển các máy xấy và
công nghệ đồng phát sử dụng sinh khối. Việc phát triển chăn nuôi đã tạo ra nhu cầu xử
lý chất thải vật nuôi, thúc đẩy công nghệ khí sinh học phát triển mạnh mẽ
 4.2. Thách thức
 4.2.1. Sự cạnh tranh về nhu cầu nguyên liệu sinh khối Một trong những điều không biết
chắc được khi phát triển NLSK là sự cạnh tranh về nguyên liệu. Thí dụ rơm rạ còn làm
thức ăn cho trâu bò, giấy phế liệu có thể tái chế, gỗ phế liệu và mùn cưa có thể làm gỗ ép.
Ngô khoai, sắn để sản xuất etanol, đậu tương, lạc, vừng, dừa... để sản xuất biodiezen còn
dùng làm lương thực, thực phẩm cho người và gia súc



 4.2.2. Sự cạnh tranh về chi phí của các công nghệ Hiện nay nhiều công nghệ sinh
khối còn đắt hơn công nghệ truyền thống sử dụng nhiên liệu hoá thạch cả về
trang thiết bị lẫn nhiên liệu nên việc đưa công nghệ mới vào Việt Nam còn gặp
trở ngại lớn. Việt Nam còn là một nước nghèo nên thiếu kinh phí đầu tư phát
triển công nghệ mới là một rào cản rất lớn. Thí dụ bếp đun cổ truyền hiệu suất
thấp nhưng đầu tư không đáng kể, đôi khi bằng không, trong khi đầu tư để có
một bếp cải tiến phải tốn vài chục nghìn đồng. Đây là một khoản đầu tư lớn đối
với người dân ở nông thôn khi mà một ngày công của họ chỉ được vài nghìn
đồng



 4.2.5. Thiếu các chính sách và thể chế cụ thể của chính phủ Hiện nay Việt Nam
chưa có chính sách năng lượng nói chung và chính sách năng lượng tái tạo nói
riêng. Năng lượng tái tạo không có các mục tiêu cụ thể trong kế hoạch phát triển
của nhà nước trung ương và địa phương. Hiện cũng chưa có một cơ quan nhà
nước nào chịu trách nhiệm quản lý lĩnh vực này (Ấn Độ có hẳn một bộ riêng)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×