Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển hợp quy luật (ĐCSVN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.64 KB, 12 trang )

Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển hợp quy luật
(ĐCSVN)- Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng
khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam
theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh”. Văn kiện nhấn mạnh “Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả
các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một
thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh
tế, xã hội có tính chất quá độ”(1).
Đó là sự khẳng định dứt khoát con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Sự
lựa chọn đó phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử, đáp ứng xu thế phát triển
của xã hội loài người, đáp ứng lòng mong mỏi và lợi ích của toàn dân tộc. Đó
chính là con đường biện chứng của lịch sử.
Trước sự lựa chọn đó, các thế lực thù địch đều cùng công kích vào đường lối đó
của Đảng. Họ đã rêu rao rằng: Đại hội IX của Đảng khẳng định con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội là đưa dân tộc vào chỗ chết. Họ nêu ra thuyết chủ nghĩa xã hội
“đẻ non” ở nước ta là hiện tượng trái quy luật mà Mác đã nêu trong lý luận quá
trình lịch sử tự nhiên. Thực ra, họ chỉ “nhắc lại” những luận điệu đã có từ 10 năm
nay.
Luận điệu này không có gì mới mẻ. Ngay từ trước và sau Cách mạng tháng Mười,
Plêkhanốp đã từng chỉ trích như thế đối với Đảng Bonsevic do Lênin lãnh đạo, cho
rằng giành chính quyền khi ở nước Nga giai cấp vô sản chưa có sự chuẩn bị tốt,
chỉ có thể “ đẩy nó tới con đường tai họa lịch sử lớn nhất”. Còn Cauxki công kích
Cách mạng tháng Mười bằng lời lẽ càng độc ác hơn, cho rằng xây dựng chuyên
chính vô sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Nga chẳng khác nào “một phụ nữ mang
thai nhảy nhót điên cuồng, nhằm rút ngắn thời gian mang thai mà nó không thể


nào chịu đựng nổi rồi dẫn đến đẻ non”. Thậm chí ông ta nguyền rủa “Đứa trẻ sinh
ra như thế thông thường không thể sống nổi”.
Mặc dù nội dung và phương thức luận chứng của thuyết “đẻ non” không có gì


thay đổi, nhưng ảnh hưởng của nó đối với người ta trong những thời kỳ khác nhau
là không giống nhau. Nửa đầu thế kỷ XX, thuyết “đẻ non” đưa ra chưa được bao
lâu đã ngập chìm trong làn sóng xã hội chủ nghĩa đang giành thắng lợi vang dội.
Cuối thế kỷ XX, do phong trào xã hội chủ nghĩa đi vào thoái trào, thuyết “đẻ non”
trên những chừng mực khác nhau đã ảnh hưởng đến cán bộ và quần chúng trong
nước, gây ra tâm trạng hoài nghi băn khoăn nhất định. Nhưng dù trước kia hay
hiện nay, thuyết “đẻ non” đều không thể đứng vững, bởi vì quan điểm đó không
phù hợp với thực tế lịch sử.
Ngoài thuyết “đẻ non” còn có thuyết “học bù”. Nhìn bề ngoài, luận điệu này
không phủ nhận cuộc cách mạng dân chủ ở nước lạc hậu do giai cấp vô sản lãnh
đạo, nhưng cho rằng chủ nghĩa xã hội ở các nước lạc hậu làm sớm quá và làm sai
nên phải quay lại làm chủ nghĩa tư bản, chờ sau khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển
đầy đủ rồi mới đi con đường xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, thuyết này được biến
tướng thành các luận điểm chủ nghĩa xã hội không thích hợp với Việt Nam, đó là
tư tưởng “ngoại nhập”, đổi mới là đi theo con đường chủ nghĩa tư bản, thuyết
“đằng sau quay”. Ngay từ đầu thế kỷ XX, Lênin đã từng nhằm vào quan điểm
tương tự ở nước Nga mà chỉ rõ “Không tiến lên tức là thụt lùi. Nước Nga ở thế kỷ
XX đã giành được chế độ cộng hòa và chế độ dân chủ bằng biện pháp cách mạng,
không tiến lên chủ nghĩa xã hội, không áp dụng bước đi tiến lên chủ nghĩa xã
hội...thì không thể tiến lên".
I- Từ giác độ thực tiễn
Tại sao những nước lạc hậu lại có thể nổ ra cách mạng xã hội chủ nghĩa trước và
giành thắng lợi? Suy cho cùng là kết quả tất yếu của mâu thuẫn cơ bản không thể


khắc phục nổi trong nội bộ chủ nghĩa tư bản quốc tế, là kết quả tất yếu của việc
chuyển dịch mâu thuẫn đó sang các nước lạc hậu, làm cho nó có toàn bộ căn cứ
khách quan để nổ ra cách mạng. Xét về mặt quốc tế, cuối thế kỷ XIX và đầu thế
kỷ XX, sự bành trướng cũng như mâu thuẫn giai cấp của tư bản trong phạm vi
toàn cầu, sự gay gắt của mâu thuẫn dân tộc khi thế giới đi vào thời đại đế quốc chủ

nghĩa tất yếu dẫn đến sự bùng nổ cách mạng vô sản. Ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản
độc quyền, chủ nghĩa đế quốc có nghĩa là chiến tranh, có nghĩa là áp bức, có nghĩa
là bản tính phản động cướp bóc được bộc lộ rõ rệt một mặt giữa các cường quốc
đế quốc phát động hai cuộc chiến tranh thế giới để tranh giành phạm vi thế lực, đã
làm suy yếu lực lượng của chủ nghĩa tư bản quốc tế; mặt khác, sự áp bức tàn khốc
và sự cướp đoạt điên cuồng của chủ nghĩa đế quốc đối với nhân dân trong nước và
các thuộc địa đã làm gay gắt mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản,
giữa chính quốc với thuộc địa. Sự đan xen gay gắt của những mâu thuẫn đó đã tạo
ra hoàn cảnh quốc tế đặc biệt là cách mạng xã hội chủ nghĩa không nổ ra ở nơi này
thì cũng nổ ra ở nơi khác. Tất yếu lịch sử đó đã được Mác và Ăngghen dự đoán
chính xác từ cuối thế kỷ XIX. Nhìn vào tình hình các nước thuộc địa nửa phong
kiến như Việt Nam, Trung Quốc, nguyên nhân căn bản nổ ra cách mạng bắt nguồn
từ những mâu thuẫn cơ bản phổ biến trên đồng thời bắt nguồn từ những mâu thuẫn
nội tại cụ thể, đó là sự phản động của giai cấp thống trị và sự thối nát của chế độ
xã hội ở nước lạc hậu. Một mặt, chủ nghĩa tư bản làm cho lực lượng sản xuất phát
triển một số lĩnh vực công nghiệp, tạo ra giai cấp vô sản đại biểu cho yêu cầu phát
triển lực lượng sản xuất tiên tiến; mặt khác, yêu cầu phát triển của lực lượng sản
xuất tiên tiến đã gặp phải sự cản trở nghiêm trọng của quan hệ sản xuất và kiến
trúc thượng tầng phản động nhất ở quốc gia lạc hậu. Sự bóc lột và áp bức của chủ
nghĩa tư bản quốc tế và của giai cấp thống trị phản động trong nước đã đạt tới
mức cực kỳ tàn nhẫn, cực kỳ dã man. Giai cấp vô sản và quần chúng lao động đã
tạo ra của cải với khối lượng lớn, nhưng bản thân họ thì ngay quyền sinh tồn cơ
bản nhất cũng không được bảo đảm. Toàn bộ xã hội bị đẩy tới bên bờ sụp đổ, lực
lượng sản xuất không thể nào phát triển được, xã hội không có cách nào tiến bộ,


giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ, quần chúng nhân dân cũng không
còn cách nào sống như cũ. Ngoài cách mạng ra đã không còn lối thoát nào khác.
Nhìn vào sự chuẩn bị lý luận để giải phóng dân tộc và giải phóng bản thân giai cấp
vô sản, giai cấp vô sản và quần chúng lao động ở quốc gia lạc hậu đã nhiều lần

tiến hành cuộc đấu tranh ngoan cường với cường quốc đế quốc chủ nghĩa và với
giai cấp thống trị phản động ở trong nước, nhưng do thiếu vũ khí lý luận khoa học
nên đều bị thất bại. Chủ nghĩa Mác với tư cách là lý luận khoa học của giai cấp vô
sản được truyền bá sang phương Đông đã mang lại vũ khí tư tưởng mới cho giai
cấp vô sản và quần chúng lao động ở những nước đó. Dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, một khi giai cấp vô sản nắm được lý luận của chủ nghĩa Mác thì cuộc
đấu tranh của họ chống chủ nghĩa đế quốc và giai cấp thống trị phản động trong
nước sẽ chuyển từ tự phát sang tự giác, do vậy đã rút ra được kết luận mà bất cứ
lúc nào trước kia cũng không thể rút ra được; chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là lối
thoát duy nhất. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở các nước lạc hậu như Nga,
Trung Quốc...đã nổ ra trong bối cảnh như thế.
Ở Việt Nam, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, giải phóng dân
tộc, tiến hành cải tạo XHCN không thể đi con đường tư bản chủ nghĩa - con đường
của sự cướp bóc tàn bạo, của sự phân hóa giai cấp, con đường đầy máu và nước
mắt. Nếu đi con đường này tất nhiên sẽ tạo ra phân hóa giai cấp, phân cực xã hội
rất nghiêm trọng, vừa đau khổ vừa dai dẳng, vừa không phù hợp với tình hình thực
tế, vừa đi ngược lại ý chí của quần chúng nhân dân. Đồng thời trong hoàn cảnh
quốc tế khi chủ nghĩa tư bản đã trở thành hệ thống thế giới, đi con đường tư bản
chủ nghĩa tất nhiên không thể thoát khỏi sự lệ thuộc vào tư bản độc quyền quốc tế,
kết cục chỉ có thể là lại trở thành vật phụ thuộc của các cường quốc phương Tây.
Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể bảo vệ được thành quả của cách mạng dân chủ,
mới phát triển đất nước đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.


Hiện tượng phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế thoái trào không thể giúp gì cho
thuyết “đẻ non” cũng như biến tướng của nó là thuyết “học bù”. Nguyên nhân sụp
đổ CNXH ở Liên Xô, Đông Âu không phải do “đẻ non” mà là bắt nguồn từ
nguyên nhân trực tiếp, sâu xa là các Đảng Cộng sản cầm quyền phạm sai lầm
trong đường lối, những khiếm khuyết trong mô hình phát triển để kéo dài dẫn đến

sự kìm hãm, thậm chí triệt tiêu động lực xây dựng CNXH, ngoài ra còn là sự can
thiệp nguy hiểm của chủ nghĩa đế quốc.
Từ diễn biến của cách mạng XHCN, Lênin luận giải về những nhân tố chủ quan
và điều kiện khách quan của các cuộc cách mạng XHCN trong bài “Cuộc cách
mạng của chúng ta”. Sự luận giải như vậy rất chính xác về mặt chính trị, nhưng
những kẻ thù tư tưởng lại cho rằng chưa sáng tỏ về mặt triết học, mà việc giải
thích đến cùng mọi hiện tượng và quá trình đòi hỏi phải lý giải trên bình diện triết
học. Thực ra, sự ra đời CNXH ở các nước lạc hậu có đầy đủ cơ sở triết học.
II- Lôgic phát triển của lịch sử trong sơ đồ thứ nhất của Mác
Kế thừa, cải tạo và phát triển trên cơ sở duy vật lý luận về sự vận động và phát
triển xã hội của Hêghen, Mác và Ăngghen đã đưa ra sơ đồ đầu tiên của sự phát
triển lịch sử loài người. Đó là lịch sử của các hình thái kinh tế - xã hội lần lượt
thay thế nhau từ thấp lên cao. Động lực của nó chính là quy luật về sự phù hợp của
quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Mác
và Ăngghen đã nêu ra các hình thái kinh tế - xã hội thay thế nhau là: cộng sản
nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản, cộng sản (ở nhiều tác phẩm,
Mác còn nhắc đến phương thức sản xuất châu Á). Mác gọi đó là quá trình lịch sử tự nhiên. Đó là sự khái quát trừu tượng. Theo cách diễn đạt đó thì lịch sử loài
người đi theo một đường thẳng.
Bằng cách tiếp cận này, khi mổ xẻ những mâu thuẫn nội tại của CNTB, Mác và
Ăngghen đã dự báo cách mạng XHCN sẽ nổ ra cùng một lúc ở các nước tư bản


phát triển nhất, văn minh nhất như Mỹ, Anh, Pháp, Đức(2). Lịch sử đã không diễn
ra như vậy, thành thử nhiều người đặt nghi ngờ vào những quy luật mà chính Mác
đã nêu ra.
III- Tính mâu thuẫn của các quá trình phát triển lịch sử thể hiện trong sơ đồ
thứ hai của Mác và Ăngghen
Thật ra, Mác và Ăngghen còn nêu ra sơ đồ thứ hai về con đường phát triển của
lịch sử loài người để bổ sung cho sơ đồ thứ nhất. Việc xác định sơ đồ thứ hai là kết
quả của cả một quá trình phát triển tư duy của Mác và Ăngghen. Chúng ta có thể

thấy bắt đầu quá trình ấy bằng việc Mác khẳng định sơ đồ thứ nhất là một sơ đồ
trừu tượng, chỉ có ý nghĩa một khái quát lôgic đối với lịch sử toàn thế giới. Mác đã
cảnh cáo những mưu toan “sử dụng chiếc chìa khóa vạn năng dưới hình thức là
một lý luận triết học lịch sử chung nào đó mà tính chất cao nhất là tính siêu lịch
sử của nó”(3). Còn Ăngghen thì khẳng định rằng “những cái gì không đúng theo ý
nghĩa hình thái kinh tế lại có thể đúng theo lịch sử toàn thế giới”(4). Hiểu rõ tính
biện chứng của lịch sử, Ăngghen đã nêu ra tính hai mặt của nó “Một mặt, sự phát
triển cụ thể như nó đã diễn ra trong hiện thực và mặt khác là kết cấu của toàn bộ
hệ thống.”(5).
Chính trên cơ sở biện chứng đó, Mác và Ăngghen đã nêu ra sơ đồ thứ hai về sự
phát triển của lịch sử loài người. Mác và Ăngghen gọi đó là “sự phát triển rút
ngắn” hay là con đường tắt của lịch sử. Theo sơ đồ này thì lịch sử các dân tộc
không diễn ra tuần tự qua các hình thái kinh tế - xã hội, mà thường bỏ qua giai
đoạn này hay giai đoạn khác trong khuôn khổ sơ đồ chung của lịch sử toàn nhân
loại. Khẳng định sơ đồ này, Mác đã phê phán gay gắt những quan điểm cho rằng
lịch sử các dân tộc phải đi theo tuần tự quá trình lịch sử - tự nhiên như là một định
mệnh, rằng CNTB Tây Âu là con đường chung mà tất cả các dân tộc nhất thiết
phải đi theo. Tuy nhiên, bước khởi đầu của việc xác định sơ đồ này, Ăngghen đã
gắn cuộc cách mạng XHCN ở các nước lạc hậu với cách mạng XHCN ở các nước


phương Tây phát triển. Ăngghen cho rằng: “Nếu như cách mạng Nga báo hiệu một
cuộc cách mạng vô sản ở phương Tây, thành thử cả hai cuộc cách mạng ấy bổ
sung cho nhau thì chế độ sở hữu ruộng đất ở Nga có thể trở thành khởi điểm của
một sự phát triển CSCN”. Chỉ đến cuối đời, Mác và Ăngghen mới đi đến kết luận
sự thay thế hình thái đó chỉ có thể bắt đầu ở những nước phát triển trung bình
hoặc lạc hậu. Mác viết “CNTB như một cơ thể, nó chỉ có thể chết dần từ đầu
ngón chân, ngón tay, còn tim óc sẽ chết sau cùng”(6). Như vậy, Mác và Ăngghen
đã hoàn thành sơ đồ thứ hai của sự phát triển lịch sử loài người. Nếu sơ đồ thứ
nhất cho ta thấy lịch sử loài người trên phạm vi toàn thế giới là lịch sử - tự nhiên,

thì sơ đồ thứ hai lại cho thấy lịch sử các dân tộc cụ thể bỏ qua giai đoạn này hay
giai đoạn khác của lịch sử. Chúng ta có thể mô hình hóa như sau:
Lịch sử loài người đã diễn ra theo hai sơ đồ đó của Mác: chế độ chiếm hữu nô lệ
đạt đến đỉnh cao ở La Mã và Hy lạp, đã không chuyển sang được chế độ phong
kiến, đến khi những bộ lạc Giec-manh đạp đổ nó mới lập nên ở đó chế độ phong
kiến. Các chế độ phong kiến điển hình như Trung Quốc (phương Đông) và Đức
(Tây Âu) đã không kịp chuyển sang chế độ tư bản trước khi ở các nước phong
kiến lạc hậu như Hà Lan, Anh, Pháp, người ta làm cuộc cách mạng tư sản. Cách
mạng XHCN đã nổ ra ở một nước tư bản trung bình là nước Nga và sau đó một
loạt nước XHCN ra đời từ những nước lạc hậu trong khuôn khổ CNTB đã thống
trị về mặt lịch sử toàn thế giới. Tất nhiên, nếu nghiên cứu kỹ các cuộc cách mạng
xã hội, sẽ thấy sự thay thế các hình thái khác nhau cũng có những điểm khác nhau,
đúng như Ăngghen nhận định, mỗi loại sự vật có một kiểu phủ định riêng của nó.
Từ những điểm trình bày trên đây, có thể kết luận rằng sự ra đời của CNXH ở các
nước tư bản trung bình và lạc hậu là phù hợp với dự báo của Mác và Ăngghen.
Tuy nhiên, ở đây rõ ràng bộc lộ mâu thuẫn giữa hai sơ đồ của Mác, bộc lộ mâu
thuẫn của quá trình phát triển của lịch sử: một mặt, hình thái kinh tế - xã hội mới,
ví dụ như hình thái cộng sản, không thể ra đời trước khi hình thái cũ đã phát triển


(tư bản). Nhưng mặt khác nó lại ra đời không phải ở những nước tư bản phát triển
nhất.
IV- Tính hợp lý của mâu thuẫn hay là quy luật tất yếu của lịch sử
Việc làm rõ tính hợp lý của mâu thuẫn này sẽ chứng minh cho sự ra đời hình thái
kinh tế - xã hội mới ở những nước trung bình hoặc lạc hậu là hợp quy luật. Chúng
tôi thấy mâu thuẫn đó được quy định bởi những tính quy luật sau đây:
1. Tính quy luật tự bảo vệ của một cơ thể kinh tế - xã hội tác động trong các hình
thái kinh tế - xã hội. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội, trong quá trình phát triển, đều
diễn ra hai quá trình đối lập nhau: một mặt bản thân sự phát triển dẫn đến sự tạo ra
những lực lượng phủ định nó; mặt khác, lại có một quá trình tái sản xuất những

khả năng tự bảo vệ của nó. Lênin gọi đó là cái vỏ thép tốt nhất làm chậm sự ra đời
của hình thái mới tại đó.
2. Tính quy luật phát triển không đồng đều tác động ở mỗi giai đoạn lịch sử chứ
không chỉ ở chủ nghĩa đế quốc với tư cách là một giai đoạn của chủ nghĩa tư bản.
Chính sự phát triển không đồng đều này đã tạo ra sự tồn tại song song các hình
thái trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Khi chế độ chiếm hữu nô lệ đã phát
triển cao ở Hy Lạp và La Mã thì nhiều khu vực khác vẫn tồn tại chế độ công xã
nguyên thủy. Khi CNTB đã phát triển cao ở Tây Âu thì nhiều khu vực khác vẫn
tồn tại các hình thái phong kiến hoặc tiền phong kiến.
3. Sự tồn tại song song các hình thái ở một giai đoạn nhất định sẽ tất nhiên diễn ra
sự tác động lẫn nhau của các hình thái ấy. Một trong những hình thức tác động ấy
là các hình thái cao hơn phát huy ảnh hưởng sang các khu vực còn lại, còn các dân
tộc đang còn trong hình thái cũ sẽ tiếp thu nhanh chóng nhưng không đầy đủ
“những thành quả tinh thần của hình thái kia”, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học kỹ
thuật. Điều này đã được Mác phân tích trường hợp nước Nga chuyên chế tiếp thu
nhanh chóng những máy móc, tàu thủy, đường sắt...mà không phải trải qua thời kỳ


thai nghén lâu dài trong sự phát triển nền sản xuất cơ khí như ở phương Tây, cũng
như đã ứng dụng ngay lập tức toàn bộ cơ chế trao đổi (ngân hàng, công ty tín
dụng...) mà ở phương Tây phải mất hàng thế kỷ mới xây dựng lên được. Sự tiếp
thu không đầy đủ này, mặc dù yếu kém hơn những nước phát triển, nhưng lại tạo
ra một lực lượng “đào mồ chôn” các quan hệ thuộc hình thái kinh tế - xã hội cao
hơn cái mà nó đang tồn tại. Ví dụ giai cấp vô sản ở Nga, cũng như ở Việt Nam và
một số nước khác, có chức năng là xóa bỏ chế độ tư bản nhưng lại hình thành và
phát triển trong các nước phong kiến rất lạc hậu về quan hệ xã hội. Vì vậy ở đó,
cái vỏ quan hệ xã hội của nó rất yếu ớt. Và khi phá vỡ cái vỏ đó, đương nhiên giai
cấp vô sản phải thực hiện chức năng lịch sử vốn có của mình là xây dựng CNXH.
Chính sự không ăn khớp này biểu hiện ra bên ngoài như là mâu thuẫn giữa sơ đồ
chung của lịch sử nhân loại với lịch sử cụ thể của các dân tộc và là cội nguồn của

sự vận động xã hội bỏ qua hay rút ngắn các giai đoạn lịch sử.
Lịch sử diễn ra theo những mâu thuẫn như vậy, cho nên vào thời điểm thay thế
của hình thái kinh tế - xã hội thường diễn ra tình huống trái ngược nhau: ở nơi
chín muồi các điều kiện vật chất thì lại gặp phải vỏ cứng không tài nào phá vỡ nổi,
còn ở nơi khác thì điều kiện vật chất chưa chín muồi nhưng đã ra đời hình thái
kinh tế - xã hội mới, vì cái vỏ của nó quá mỏng. Vì vậy, Lênin đã rút ra kết luận :
“Không ai lại chờ đợi lịch sử cho ra đời một chủ nghĩa xã hội “hoàn bị” một cách
trơn tru, lặng lẽ, dễ dàng và đơn giản”(7).
V- Biện chứng của thời kỳ quá độ
Tiếp cận bằng sơ đồ thứ nhất, Mác và Ăngghen nêu ra quan niệm về CNXH
tương đối thuần nhất. Đó là một xã hội kế thừa đỉnh cao của CNTB. Đó là một xã
hội nói một cách ngắn gọn “xóa bỏ tư hữu”, một nền sản xuất xã hội hóa cao,
không tồn tại quan hệ hàng hóa - tiền tệ, một nền sản xuất có tính kế hoạch cao. Vì
vậy, thời kỳ quá độ chính là thời kỳ cải biến cách mạng nhằm xóa bỏ các quan hệ
TBCN. Tiếp cận bằng sơ đồ thứ hai, Mác và Ăngghen đã hình dung một CNXH


đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Dường như Mác và Ăngghen đã dự đoán đến sự
biến dạng nhất định của CNXH do tính biện chứng của lịch sử. Vào cuối đời, Mác
và Ăngghen tập trung phê phán cách hiểu thô kệch về CNCS, về xóa bỏ tư hữu.
Ăngghen đã phân tích những hình thức công hữu giống với CNXH nhưng không
phải là công hữu CNXH. Phân tích biện chứng của lịch sử, Mác đã đi đến kết luận:
Không bao giờ và ở đâu có “CNTB thuần khiết”, nghĩa là trong CNTB hiện thực
pha tạp nhiều mối quan hệ của quá khứ và tương lai. Thậm chí, lịch sử đã chứng
minh có những sự biến dạng ghê gớm trong CNTB. Sự lặp lại chế độ chiếm hữu
nô lệ ở châu Mỹ khi CNTB đã thống trị, sự tồn tại của các thế lực quân phiệt
phong kiến ở các nước tư bản phát triển. Sự biến dạng trước hết do các quan hệ ở
các hình thái trước để lại, do cơ chế kinh tế - xã hội mới chưa hoàn chỉnh và do tác
động của tình trạng song song tồn tại giữa các hình thái. Từ sự phân tích ấy, Mác
đã dự đoán sẽ tồn tại và biến dạng những quan hệ cũ trong lòng xã hội mới. Mác

cho rằng, ở vào thời kỳ quá độ, thậm chí ở giai đoạn đầu của CNXH vẫn “có sự
bóc lột của tư bản mà không có phương thức sản xuất TBCN”(8) .Còn Ăngghen khi
dự báo các hình thức hợp tác xã trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã nhận định, khi
quan hệ sản xuất XHCN chưa thống trị thì các hợp tác xã đó chưa thể mang tính
chất XHCN(9).
Dự báo con đường phức tạp của lịch sử như vậy, Mác và Ăngghen đã hình dung
CNXH ra đời trên cơ sở vật liệu của xã hội cũ để lại và không thể hoàn chỉnh ngay
được. Chính vì vậy, Mác cho rằng “Sự phát triển của nó hướng tới chỗ hoàn chỉnh
để chi phối tất cả các yếu tố của xã hội hoặc từ xã hội mà xây dựng lên những cơ
quan nó còn thiếu”(10). Song những hình thức quá độ, các giai đoạn quá độ cụ thể
như thế nào thì lại tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Cho nên, cho đến cuối đời Mác
và Ăngghen vẫn chưa đưa ra được câu trả lời. Ăngghen viết “Các hình thức quá
độ lên xã hội cộng sản... đó là vấn đề khó khăn nhất trong tất cả các vấn đề tồn
tại, vì các điều kiện biến đổi không ngừng”(11). Biện chứng của thời kỳ quá độ thể
hiện tính mâu thuẫn của sự phát triển.


Những dự báo của Mác và Ăngghen đã được lịch sử chứng minh. Lênin, người kế
tục sự nghiệp của Mác, phân tích sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa đế
quốc đã khẳng định cách mạng XHCN sẽ bùng nổ ở một nước tư bản trung bình
như nước Nga và đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng tháng Mười vĩ đại. Sau
những vấp váp và thất bại trong Chính sách cộng sản thời chiến, Lênin đã nêu ra lý
luận về các hình thức quá độ lên CNXH bằng việc áp dụng CNTB nhà nước bằng
việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó thành phần XHCN chiếm ưu
thế, thể hiện trong Chính sách kinh tế mới. Cùng với việc giải quyết câu hỏi khó
nhất mà Ăngghen nêu ra, Lênin lần đầu tiên nêu ra luận điểm “toàn bộ quan điểm
của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi về căn bản”.
Hơn 70 năm trôi qua kể từ Cách mạng tháng Mười Nga. Thế giới đã có nhiều biến
đổi. CNTB sau thời kỳ khủng hoảng đã tìm cách thích ứng với điều kiện lịch sử,
tận dụng cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại và tìm cách giải quyết một số

vấn đề xã hội. CNTB với bộ mặt phồn vinh hiện nay không khắc phục nổi những
mâu thuẫn nội tại đang giằng xé và không tránh khỏi sự diệt vong tất yếu. CNXH
đã ra đời trên quy mô thế giới, đã chứng tỏ sức sống trong hơn 70 năm với tư cách
là người thay thế CNTB. Đó là sự thật lịch sử, không thể lấy những sai lầm chủ
quan, những biến dạng, những cuộc khủng hoảng ở các nước XHCN để bác bỏ
quy luật lịch sử đó. Công cuộc đổi mới và cải tổ hiện nay ở các nước XHCN, mặc
dù ở một số nước mắc những sai lầm nghiêm trọng dẫn đến tình trạng CNXH bị
đẩy lùi, nhưng nhìn chung đang sáng tạo ra những hình thức quá độ mới, những
quan điểm mới về chủ nghĩa xã hội theo bước đi của thời đại. Đúng như Mác đã
nhận định “Trong quá trình phát triển của lịch sử, hệ thống trở thành chỉnh thể.
Việc hệ thống trở thành chỉnh thể sẽ tạo ra một giai đoạn mới của hệ thống, của
quá trình của sự phát triển của nó”(12).
Thắng lợi của công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Trung Quốc, sự tồn tại và phát
triển của một số nước XHCN đã chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác-


Lênin, đã đập tan luận điệu cho rằng chủ nghĩa xã hội đã bị “đẻ non”, một “quái
thai” của lịch sử.



×