Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cây xanh và môi trường đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.55 KB, 3 trang )

Cây xanh và môi trường đô thị
( Bình chọn: 3 -- Thảo luận: 1 -- Số lần đọc: 11884)
Từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh nhân loại, cây xanh luôn luôn giữ vai trò quan
trọng về mặt trang trí cảnh quan. Người Trung Hoa, La Mã, Ai Cập, Hy Lạp đã sử dụng
cây xanh để trang trí nhà ở, lăng miếu, đền thờ, tượng đài...
Qua các thời kỳ phát triển của xã hội loài người, đô thị dần dần được hình thành và
không ngừng phát triển. Cùng với sự phát triển của đô thị là hệ thống cây xanh. Vì cây
xanh là một bộ phận quan trọng của các công trình kiến trúc, nhất là đối với các công
trình kiến trúc đô thị.
Trước đây việc trồng cây xanh chủ yếu là để trang trí, và kiến trúc cảnh quan. Vì vậy,
trồng cây gì, ở đâu và trồng như thế nào thì hầu như phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của các nhà kiến trúc, sự yêu thích thiên nhiên của các nhà quí tộc, sự ham mê của
những người làm vườn... Về phương diện bảo vệ môi trường có thể nói là chưa được
chú ý, nếu có thì chỉ mang tính cục bộ đối với một ngôi nhà, một vùng hay một khu vực
nào đó.
Đến giữa thế kỷ XX, do dân số tăng nhanh, sự phát triển của các ngành công nghiệp, sự gia tăng của các
phương tiện giao thông... làm cho môi trường đô thị bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Cho nên, bảo vệ
môi trường trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách.
Cây xanh, một thành phần quan trọng trong các công trình kiến trúc, có vai trò hết sức quan trọng trong việc
điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề môi sinh. Cùng với việc giảm thiểu nguồn ô
nhiễm thì sử dụng cây xanh đang là giải pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, cây xanh
đô thị đã trở thành chủ đề thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên, phải đến những năm đầu của
thập kỷ 60 vấn đề này mới được nghiên cứu một cách hệ thống.
Để nghiên cứu cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều thuật ngữ để mô tả như: phức hợp
rừng, lâm nghiệp vành đai xanh, kỹ nghệ xanh, lâm nghiệp tiện ích, lâm nghiệp đô thị...
Trong số các thuật ngữ đó thì lâm nghiệp đô thị là thuật ngữ được nhiều người chú ý và sử dụng. Thuật
ngữ này lần đầu tiên được giới thiệu tại trường Đại học Torondo (Canađa) vào năm 1965. Tuy nhiên, phải
sau đó 5 năm, Jogensen (1970) mới đưa ra định nghĩa về thuật ngữ này. Theo ông thì lâm nghiệp đô thị
không chỉ liên hệ đến cây xanh đô thị hay quản trị các cây cá lẻ mà còn quản lý cây xanh trên toàn bộ diện
tích chịu ảnh hưởng và sử dụng bởi quần thể cư dân đô thị. Sau đó, được các nhà nghiên cứu khác bổ
sung thêm và thống nhất: Lâm nghiệp đô thị là trồng và tạo lập, bảo vệ và quản trị cây xanh và các thực vật


kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm nhỏ hay dưới hoàn cảnh rừng trong các thành phố, ngoại ô của thành phố
và nông thôn ngoại thành. Theo định nghĩa này thì phạm vi và chức năng hoạt động của lâm nghiệp đô thị
khá rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực: lâm nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, kiến trúc, dịch vụ và
thương mại.
Như vậy, vai trò của cây xanh đã có sự thay đổi cơ bản về chức năng trong hệ sinh thái đô thị: trước đây
chủ yếu là trang trí và kiến trúc cảnh quan thì nay là điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường. Cây xanh đô thị
đã trở thành một chuyên ngành khoa học thực sự-chuyên ngành lâm nghiệp đô thị. Với quan điểm này đòi
hỏi phải xây dựng một loạt các giải pháp khoa học công nghệ từ việc qui hoạch đến việc chọn loài cây
trồng, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cây trồng, các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và quản lý...
Ở Việt Nam, việc trồng cây xanh đô thị đã được tiến hành từ hàng trăm năm. Nhưng việc nghiên cứu về vấn
đề này thì mới được thực hiện khoảng vài chục gần đây. Điều đáng chú ý là các nghiên cứu mới chỉ tập
trung ở hai Thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Quan điểm về vấn đề cây xanh đô thị, các
nhà nghiên cứu trong nước đều khẳng định: hệ thống cây xanh đô thị có vai trò hết sức to lớn trong việc
điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường và kiến trúc cảnh quan. Hệ thống cây xanh đô thị của nước ta chưa
đáp ứng được yêu cầu về môi trường cảnh quan. Tỷ lệ diện tích cây xanh quá ít, cơ cấu cây trồng chưa
hợp lý. Chúng ta vẫn còn thiếu một giải pháp đồng bộ cho việc phát triển hệ thống cây xanh đô thị.
Để tính diện tích m2 cây xanh trên đầu người bạn có thể tham khảo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam Quy hoạch
Xây dựng (QCXDVN 01:2008/BXD) và TCXDVN 362:2005 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô
thị - Tiêu chuẩn thiết kế và các vấn đề có liên quan.
Đô thị và cây xanh
Trong đề án xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện
theo hướng phát triển cả tỉnh Thừa Thiên Huế theo mô hình tập hợp đô thị văn hóa được cấu
thành bởi hạt nhân là thành phố Huế và các đô thị sinh thái... Việc quy hoạch đô thị Thừa Thiên
Huế sẽ dựa trên 4 nguyên tắc là giữ gìn di sản văn hóa Huế; giảm thiểu ảnh hướng của thiên tai
và biến đổi khí hậu; thay đổi cấu trúc không gian nhằm giảm tải cho trung tâm đô thị Huế hiện nay
sang các khu vực khác; phát triển giao thông kết nối nhanh.
Huế được xem là đô thị hạt nhân nối kết với quá trình đô thị hóa lan tỏa về các huyện lỵ. Ngoài
thành phố Huế, thời gian qua trong nỗ lực mở rộng không gian đô thị, Thừa Thiên Huế đã tập
trung xây dựng không gian đô thị ở thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà. Các thị trấn, thị tứ
Thuận An, Bình Điền, Phú Lộc... cũng đang trong tiến trình chỉnh trang, nâng cấp để nối kết chuỗi

đô thị sinh thái để trong tương lai Thừa Thiên Huế là một thành phố đặc thù phát triển cân bằng,
hài hòa có khả năng đối phó với những thay đổi trước tác động khách quan và chủ quan.
Trong phát triển, quy hoạch, xây dựng đô thị, cây xanh được xem là đối tượng đặc biệt chú ý trong
bố trí cảnh quan, chủng loại thích hợp với môi trường, khí hậu, tác dụng tâm lý và vai trò cải thiện
hệ sinh thái. Trong bối cảnh toàn cầu hóa nóng lên thì cây xanh làm giảm lượng CO
2
và tẩy đi mọi
chất bẩn trong không khí như ngăn bụi, giảm tiếng ồn, tạo bóng mát và chống gió nữa. Cây xanh
giúp chống xói mòn và giữ đất, tạo nên phong cảnh, cung cấp nơi cư trú, thức ăn cho các loài chim
và bảo vệ cư dân thành phố.
Là một chuyên gia nghiên cứu và đóng góp cho quá trình phát triển đô thị Huế, giáo sư, tiến sĩ,
kiến trúC sư Hoàng Đạo Kính khẳng định Huế sở hữu những di sản đô thị và Huế là đô thị di sản.
Đô thị - di sản Huế hợp nhất những thành phần di sản, đó là: Kiến trúc triều Nguyễn; kiến trúc đô
thị; các làng truyền thống; kiến trúc thuộc địa; cảnh quan thiên nhiên nhân văn và đô thị hóa. Ông
cho rằng bài học rút ra từ di sản kiến trúc chính thống Huế là tôn trọng tương quan giữa không
gian kiến trúc và không gian tự do, sự tuần hoàn của những khoảng đất không bị chiếm cứ, xen
cài và lồng ghép trong những trật tự kiến trúc, tạo nên những nhịp điệu, đặc và loãng. Cùng với
kiến trúc triều Nguyễn, mảng phố thời Pháp là điểm tựa về quy hoạch và thẩm mỹ để Huế lan tỏa
về các thị trấn, thị tứ ở những thời kỳ tiếp theo.
Hơn 10 năm trở lại đây, Thừa Thiên Huế đã có những thay đổi đáng kể. Đô thị Huế với những hệ
thống hạ tầng, công viên cây xanh, bờ sông... được chỉnh trang, tôn tạo, xây dựng khang trang,
sạch đẹp hơn. Một số khu đô thị mới và nhiều công trình cao tầng mọc lên ở trung tâm thành phố
và các vùng phụ cận đã tạo nên sức sống mới cho đô thị Huế. Trong sự phát triển chung phải thấy
rằng Huế đặc biệt quan tâm đến việc quy hoạch, chọn cây xanh cho các tuyến phố mới. Trung tâm
công viên cây xanh là đơn vị chuyên nghiệp, đầu tư nhiều công sức trong chọn cây, bố trí không
gian trồng thích hợp ở các tuyến đường, tạo cảnh quan xanh cho sự lan tỏa của Huế ra các vùng
phụ cận.
Tổ chức dải cây xanh cho các tuyến phố và cho các không gian xanh đô thị như công viên cây
xanh, vườn hoa, dải cây xanh cách ly... sẽ khai thác tối đa vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên đô thị.
Trong quy hoạch, các không gian cây xanh được coi như lá phổi của phố thị, là không gian chức

năng thành phố ban tặng cho cư dân đô thị tận hưởng không khí trong lành hiếm hoi của cuộc
sống thị thành tấp nập. Bố trí cây xanh hợp lý sẽ che nắng tốt mà vẫn bảo đảm chiếu sáng tự
nhiên cho công trình tăng thêm cảnh quan cho phố xá thị thành.
Theo nhiều công trình nghiên cứu về cây xanh cho thấy một cây xanh khỏe mạnh có thể hấp thụ
khoảng 2,5kg CO
2
/năm; một cây trưởng thành có thể hấp thụ từ 3.000 đến 7.000 hạt bụi/m
3
không
khí. Một cây trưởng thành có thể cung cấp lượng O
2
cần thiết cho 4 người. Theo nghiên cứu của
các chuyên gia cây xanh, sự hiện diện của một cây xanh ở gần nhà giảm 30% lượng không khí ô
nhiễm.
Thừa Thiên Huế đang trong quá trình mở rộng đô thị. Hai đầu thành phố Huế là 2 thị xã mới hình
thành đang trong tiến trình đô thị hóa. Ngổn ngang công trình nhưng đang thiếu cây xanh. Cây
xanh đô thị là công việc chuyên ngành, chuyên sâu. Huế kế thừa một kiến trúc không gian cây
xanh của ông cha để lại. Trung tâm công viên cây xanh với nhiều cán bộ, kỹ sư chuyên ngành đã
biết phát huy vốn cũ để phát triển mới phù hợp, hài hòa với thiên nhiên. Ở các thị trấn, thị tứ mới
hình thành cũng cần đầu tư công sức, con người cho công việc quy hoạch không gian xanh cho
phố thị. Tổ chức tuyên truyền về vai trò, tác dụng của cây xanh đô thị với đời sống, văn hóa của
dân cư. Cần thiết lập các nhóm công tác bảo quản và giữ gìn cây xanh đô thị ở những thị xã, thị tứ
mới được nâng cấp, thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của cây xanh. Mọi người cần đề
cao trách nhiệm giữ gìn và bảo quản cây xanh, có như vậy đô thị, thị trấn, thị tứ mới trở nên xanh,
sạch, đẹp, hài hòa với thiên nhiên, với cuộc sống, sinh hoạt của con người. Đô thị hóa đang làm
cho không gian sống trở nên ô nhiễm, cho nên quy hoạch vùng cây xanh là việc làm cần thiết. Đây
là công việc khoa học, phải được tính đến khi quy hoạch, xây dựng đô thị.

×