Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Bài giảng luật thương mại quốc tế thương mại hàng hóa trong WTO phan đặng hiếu thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.12 KB, 24 trang )

BÀI GIẢNG

THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
TRONG WTO

Phan Đặng Hiếu Thuận


THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
I. Thuế quan
II. Biện pháp phi quan thuế
III. Các rào cản phổ biến khác
IV. Một số lĩnh vực đặc thù


I. Thuế quan
1.Một số khái niệm cơ bản
a) Thuế quan
b) Danh mục thuế quan
c) Thuế trần
d) Biểu thuế cam kết (Biểu nhân nhượng thuế
quan)
e) Lộ trình cắt giảm thuế


I. Thuế quan
2.Nội dung
 Chỉ sử dụng hàng rào thuế quan
 Ràng buộc ở mức trần
 Giảm dần theo lộ trình cam kết
 Tiến tới bãi bỏ hệ thống thuế quan.


 Áp dụng tính thuế theo Hệ thống hài hòa

mã số và mô tả hàng hóa (Harmonized
Commodity Description and Coding
System - HS)


II. Biện pháp phi quan thuế
1.Khái niệm







Là các biện pháp có thể cản trở việc
thông quan tại biên giới không thuộc
nhóm thuế quan* như:
Cấp phép nhập khẩu
Phí và thủ tục xuất nhập khẩu
Giám định hàng hóa trước khi xếp hàng
Xác định giá trị hải quan
Quy tắc xuất xứ hàng hóa


II. Biện pháp phi quan thuế
2.Mô tả
a) Xác định giá trị hải quan
Các phương pháp tính thuế: theo giá trị,

khối lượng hoặc kết hợp.
Hiệp định xác định giá trị tính thuế hải
quan (Agreement on custom valuation –
CVA) đã tạo ra các phương pháp thống
nhất:
 Giá giao dịch (thực trả , phải trả)
 Giá giống hệt, giá tương tự, giá khấu trừ,
giá tính toán, giá hợp lý.


II. Biện pháp phi quan thuế
2.Mô tả
a) Xác định giá trị hải quan
Áp dụng phương pháp ngoài chuẩn khi
có sự nghi ngờ của Hải quan: không có
hành vi mua bán, hạn chế quyền của
người mua, giao dịch có điều kiện, có hoa
hồng khi bán lại, quan hệ phụ thuộc….
Nhà nhập khẩu có nghĩa vụ chứng minh.


II. Biện pháp phi quan thuế
2.Mô tả
b) Xác định xuất xứ hàng hóa
Một sản phẩm hoàn chỉnh có thể qua
nhiều công đoạn. Việc xác định đúng xuất
xứ để áp dụng quy chế đặc biệt (ưu đãi
thuế, hạn ngạch, chống phá giá…..)
Hiệp định về quy tắc xuất xứ (Rules of
origin Agreement - RO): Xuất xứ sản phẩm

là nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ
bản cuối cùng .
Mục đích: bảo vệ NTD, tránh thông tin
sai lệch


II. Các biện pháp phi quan thuế
3.Nội dung
Hạn chế và dỡ bỏ ngay các rào cản phi
quan thuế không phù hợp: hạn chế định
lượng (cấm, hạn ngạch), chế độ phân biệt
đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng
hóa nội địa…..
Các biện pháp phi quan thuế hợp lệ phải
áp dụng đúng quy định WTO.


II. Các biện pháp phi quan thuế
4.Lưu ý
Các biện pháp phi thuế quan ngày càng
được mở rộng về khái niệm, bao gồm cả
các biện pháp pháp lý và thực tế.
Thực chất nhóm rào cản này có khả
năng ảnh hưởng đến sự minh bạch của
TMQT nhiều nhất, là công cụ chủ yếu của
chính sách bảo hộ.


III. Các rào cản phổ biến khác
1.Hàng rào kỹ thuật (Technical barriers)

Được áp dụng theo Hiệp định về Hàng rào
kỹ thuật trong thương mại của WTO (TBT)
Quy định về:
 Quy định kỹ thuật (technical regulations)
 Tiêu chuẩn (technical standards),
 Quy trình đánh giá sự phù hợp (conformity
assessment procedure)
đối với hàng hóa, sản phẩm ( thuật ngữ,
nhãn hiệu, bao bì, ký mã hiệu, đóng gói,
chất lượng….)


III. Các rào cản phổ biến khác
1.Hàng rào kỹ thuật (tt)
TBT không phải là tập hợp các biện pháp kỹ
thuật áp dụng trực tiếp, bắt buộc chung cho
các thành viên WTO.
Phải sử dụng vì mục tiêu hợp pháp, không
gây cản trở không cần thiết đến thương mại
và không phân biệt đối xử.
Mỗi thành viên có quyền tạo ra hệ thống
phù hợp với điều kiện, tập quán, truyền
thống. Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế được
khuyến khích nhằm tăng sự hài hòa hóa.
Các quy trình ngày càng tăng tính phức tạp.


III. Các rào cản phổ biến khác
1.Hàng rào kỹ thuật (tt)
Xu hướng áp dụng TBT trên thế giới:






Mở rộng từ thương mại hàng hóa sang dịch vụ,
đầu tư…
Từ tự nguyện sang bắt buộc: ISO, HACCP
Từ sản phẩm cụ thể đến toàn quá trình sản xuất:
HACCP, SA8000, GAP
Tăng sức ảnh hưởng và có hiệu lứng lan tỏa:
Lệnh cấm Chloramphenicol từ tôm TQ năm 2000


III. Các rào cản phổ biến khác
1.Hàng rào kỹ thuật (tt)





Ngày càng phát triển theo tiến bộ KHKT và tăng
mức sống.
Tăng cường chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế
Được các nước đang phát triển áp dụng mạnh
Đặc biệt khắc khe với an toàn trong tiêu dùng


III. Các rào cản phổ biến
2.Các biện pháp vệ sinh dịch tể (Sanitary

and Phytosanitary measure - SPS)
Các biện pháp này quy định về vệ sinh và kiểm
dịch động thực vật nói chung (an toàn thực
phẩm, ngăn chặn dịch bệnh). Mục đích là bảo
vệ tính mạng, sức khỏe con người và động
thực vật
Được áp dụng theo Hiệp định về việc áp dụng
các biện pháp kiểm dịch động thực vật của
WTO.


III. Các rào cản phổ biến
2.Các biện pháp vệ sinh dịch tể (tt)
Tuy dựa trên nền tảng chính đáng và cần
thiết, các biện pháp SPS có thể bị lạm
dụng, tạo cản trở bất hợp lý
SPS phải được áp dụng ở mức cần thiết
và có căn cứ khoa học (trừ trường hợp
khẩn cấp)
Căn cứ khoa học: phân tích rủi ro, có
biện pháp kiểm soát rủi ro, dùng lý thuyết
đáng tin cậy, tăng độ an toàn….


III. Các rào cản phổ biến
2.Các biện pháp vệ sinh dịch tể (tt)







Trường hợp khẩn cấp có thể phòng
tránh sớm nhưng phải bảo đảm các điều
kiện:
Thông tin khoa học liên quan chưa đầy đủ.
Các thông tin sẵn có tin cậy.
Phải tìm kiếm thông tin bổ sung cần thiết
để đánh giá khách quan.
Được xem xét lại sau thời hạn hợp lý.


III. Các rào cản phổ biến
2.Các biện pháp vệ sinh dịch tể (tt)
SPS không cấm việc phân biệt đối xử,
chỉ không cho phép phân biệt đối xử một
cách tùy tiện và không có căn cứ
Thành viên có quyền áp dụng SPS cao
hơn tiêu chuẩn quốc tế khi bảo đảm các
nguyên tắc của Hiệp định SPS và có căn
cứ khoa học.


III. Các rào cản phổ biến
2.Các biện pháp vệ sinh dịch tể (tt)
Phân biệt SPS và TBT:
 Mục tiêu áp dụng
 Phạm vi áp dụng
 Sự phân biệt đối xử
 Nội dung



IV. Một số lĩnh vực đặc thù
1.Nông nghiệp
Là lĩnh vực nhạy cảm do dễ biến động với
thị trường, thời tiết, an ninh quốc gia,
người nghèo, sự tiếp cận khác nhau giữa
các nhóm quốc gia….
Hàng hóa theo quy chế WTO gồm nông sản
và phi nông sản. Nông sản được hiểu
không chỉ là các sản phẩm trực tiếp từ
Nông nghiệp mà còn bao gồm các sản
phẩm có nguồn gốc từ đó (bánh mì, dầu
ăn..) và sản phẩm đã qua chế biến (nước
ngọt, rượu , bia, thuốc lá…).


IV. Một số lĩnh vực đặc thù
1.Nông nghiệp






Hiệp định Nông Nghiệp của WTO (AoA) :
Yêu cầu chỉ bảo hộ bằng thuế quan (thuế hóa)
Giảm dần thuế quan (có thể tăng nếu là DCs),
tiếp cận thị trường tối thiểu qua Quota.
Cấm sử dụng các biện pháp phi quan thuế

(tại cửa khẩu)
Các quy định về hỗ trợ nội địa, cắt giảm trợ
cấp xuất khẩu, ….
Tự vệ đặc biệt trong Nông nghiệp (SSG)


IV. Một số lĩnh vực đặc thù
2.Dệt may
Hiệp định Hàng dệt may của WTO
(Agreement on Textiles and Clothing- ATC)
thay thế Hiệp định đa sợi (MFA) đã tạo
khung pháp lý để xóa bỏ các thỏa thuận
hạn ngạch mang tính phân biệt đối xử.
Sau 1/1/2005, dệt may không còn là vấn
đề nóng như trước nữa khi không tồn tại
hạn ngạch.


Nội dung chuẩn bị (lớp chính quy)
Các biện pháp phòng vệ thương mại
1. Phá giá (AD), trợ cấp (SCM), tự vệ
(SG) là gì ?
2.Điều kiện áp dụng AD, SCM, SG ?
3.Trình tự thủ tục áp dụng, AD, SCM,
SG ?
4.Thực trạng và xu hướng áp dụng trade
remedies tại VN và trên thế giới ?


XIN CẢM ƠN !




×