Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
3-4 Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường...........................................16
PHẦN I - LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới cải
cách nền kinh tế trong những năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã đạt được
những thành tựu to lớn về nhiều mặt. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần
thứ VI năm 1986 là cái mốc đánh dấu sự thay đổi lớn của nền kinh tế Việt
Nam từ một nền kinh tế lạc hậu kém phát triển chuyển sang nền kinh tế thị
trường năng động . Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh
được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa,
đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
Trong xu hướng hội nhập toàn cầu ( Việt Nam là thành viên của các tổ
chức kinh tế phát triển: ASEAN, APEC, Khối mậu dịch tự do AFTA, đặc biệt
là tổ chức thương mại kinh tế thế giới WTO ),vì thế nền kinh tế Việt Nam đã
và đang đạt những bước tiến dài khẳng định vị thế sánh vai cùng các nước
trên thế giới. Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung do sự đóng
góp của nhiều thành phần và yếu tố, trong đó co sự đóng góp không nhỏ của
các ngành công nghiệp trong đó không thể không nhắc tới sự đóng góp của
ngành công nghiệp nhẹ đặc biệt là ngành dệt may.
Và hòa mình cùng cả nước để thực hiện chủ trương đó, Tỉnh Thái Bình
nói chung và Sở kế hoạch-đầu tư tỉnh Thái Bình nói riêng trong những năm
gần đây đã có nhiều kế hoạch, biện pháp để thu hút các nhà đầu tư ( trong
nước và ngoài nước ) để phát triển công nghiệp mà trọng tâm là phát triển các
khu công nghiệp tập trung trong đó chủ yếu là công nghiệp nhẹ.
Là một sinh viên năm cuối đang trong quá trình tìm hiểu và học hỏi kinh
nghiệm thực tế em nhận thấy đây là một môi trường để em có thể trau dồi những
lý thuyết đã được học trên giảng đường và có cơ hội áp dụng vào thực tế .Qua đó
em sẽ có được những kinh nghiệm thực tế quý báu, cần thiết và rất hữu ích sau
khi ra trường.Thực tập tại Sở kế hoạch-đầu tư Tỉnh Thái Bình trong thời gian
này là một cơ hội cho em để hiểu biết thêm về thực tế, thị trường và doanh
nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ mới.
2
PHẦN II- TỔNG QUAN VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỈNH THÁI BÌNH
I-Tổng quan về Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình
1-Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
- Sau Cách mạng tháng 8 thành công, ngày 31/12/1945 chủ tịch Hồ Chí
Minh ký sắc lệnh 78-SL thành lập Uỷ ban nghiên cứu Kế hoạch kiến thiết
quốc gia,về các ngành kinh tế ,tài chính,xã hội và văn hoá.Uỷ ban gồm các uỷ
viên là tất cả các Bộ trưởng,thứ trưởng và có các tiểu ban chuyên môn đặt
dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch chính phủ là cơ quan tiền thân của Uỷ ban kế
hoạch nhà nước nay là Bộ kế hoạch và đầu tư
-Ngày 14/5/1950,Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh 68-SL thành lập Ban kinh
tế Chính Phủ thay cho Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết.Nhiệm vụ của
nó là: ngiên cứu,soạn thảo và trình chính phủ những đề án về chính
sách,chương trình kế hoạch hoặc những vấn đề quan trọng khác.
-Ngày 8/10/1955, Hội đồng chính phủ ra quyết định thành lập Uỷ ban kế
hoạch quốc gia và các bộ phận kế hoạch nội bộ Trung ương,Ban kế hoạch ở
các khu,tỉnh,huyện có nhiệm vụ xây dựng các đề án ,phát triển kinh tế,xã hội
và tiến hành thống kê kiểm tra thực hiện kế hoạch
-Ngày 28/12/1995 Uỷ ban kế hoạch nhà nước được đổi thành Bộ Kế
hoạch và đầu tư.
Đối với sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình
-Năm 1955 bộ phận công tác kế hoạch được hình thành ở văn phòng Uỷ
ban hành chính tỉnh,tham mưu cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính xây dựng các
kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh 1955-1957 và kế hoạch cải tạo
phát triển kinh tế -xã hội thời kỳ 1958-1960.
3
-Từ tháng 6/1961 trên cơ sở bộ phận công tác kế hoạch tại văn phòng Uỷ
ban hành chính tỉnh thành lập Uỷ ban Kế hoạch tỉnh,ở các huyện ,thị hình
thành Phòng kế hoạch.
-Ngày 10/9/1996,Uỷ ban Nhân dân tỉnh cũng ra Quyết định số 88/QĐ-
UB thành lập Sở Kế hoạch và đầu tư trên cơ sở tổ chức lại Uỷ ban Kế hoạch
tỉnh.
Chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư ngày càng
được mở rộng hơn về phạm vi và cũng được đổi mới về nội dung và phương
pháp công tác, phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới.
2-Mô hình tổ chức của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình
2-1 Sơ đồ mô hình tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Sở Kế hoạch và Đầu tư hiện nay:
-Lãnh đạo Sở có Giám đốc và các phó Giám đốc
-Các phòng chuyên môn và nghiệp vụ của Sở gồm 8 phòng :
+ Phòng Tổng hợp quy hoạch
+ Phòng Nông nghiệp
+ Phòng Công nghiệp và giao thông
+ Phòng văn hoá xã hội
+ Phòng Thẩm định và XDCB
+ Phòng Đăng ký kinh doanh
+ Phòng Kinh tế đối ngoại và thương mại dịch vụ
+ Phòng Hành chính tổ chức
Các phòng ban này có giúp cho ban Giám đốc của sở thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước đối với công tác kế hoạch và đầu tư đã được Uỷ ban
Nhân dân tỉnh giao cho.
Từ chỗ có 13 người khi thành lập năm 1955, đến nay sau hơn 60 năm
xây dựng và trưởng thành,sở Kế hoạch và Đầu tư đã có 43 cán bộ công nhân
4
viên.Trong đó 40 cán bộ tốt nghiệp đại học bằng 93% tổng số.Số cán bộ làm
công tác kế hoạch ở các Sở, ngành, huyện, thành phố đến nay có khoảng 100
người và hầu hết đã tốt nghiệp đại học.
2-2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền của sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Thái
Bình và các phòng ban.
2.2.1-Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban Nhân dân
tỉnh,có chức năng là tham mưu tổng hợp cho Uỷ ban nhân dân tỉnh về công
tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư, thực hiện công tác đăng ký kinh doanh
trên địa bàn tỉnh.Chịu sự chỉ đạo về chuyên môn và nghiệp vụ của Bộ Kế
hoạch và đầu tư.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của sở Kế hoạch và Đầu tư :
1.Tổ chức nghiên cứu tổng hợp trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết
định các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn lựa chọn các chương trình dự
án ưu tiên về tài chính, ngân sách, vốn đầu tư xây dựng, các nguồn vốn viện
trợ và hợp tác đầu tư với nước ngoài.
2. Tham gia với sở tài chính vật giá xây dựng dự toán ngân sách tỉnh
,trình bày với Uỷ ban Nhân dân
Theo dõi nắm tình hình hoạt động vào các đơn vị kinh tế trên địa
bàn tỉnh để gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đia phương .Theo dõi
các chương trình quốc gia , chương trình mục tiêu quốc gia ,chương trình mục
tiên của tỉnh.
3.Hướng dẫn cơ quan các tấp trong tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch
các chương trình dự án có liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.Phổ biến hướng dẫn thực hiện pháp luật của nhà nước về hoạt động
đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn tỉnh; làm đầu mối trực tiếp nhận
5
hồ sơ dự án của chủ đầu tư trong và ngoài nước muốn đầu tư trên địa bàn tỉnh,
những kiến nghị - khiếu nại của các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài .
4 Theo dõi ,kiểm tra các cơ quan, đơn vị của tỉnh trong việc thực hiệnquy
hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia ,chương trình mục tiêu
trình Uỷ ban nhân dân tỉnh các chủ trương biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện
các mức kế hoạch của địa phương. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh điều hành thực
hiện kế hoạch đối với 1 số lĩnh vực theo phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
5. Thẩm định các dự án đầu tư trong và ngoài nước : Làm đầu mối phối
hợp với Sở Tài chính vật giá và các ngành liên quan giúp Uỷ ban nhân dân
tỉnh quản lý nhà nước việc sử dụng các nguồn vốn ODA và các nguồn viện
trợ khác. Thực hiện các nhiệm vụ của công tác đấu thầu theo chức năng
nhiệm vụ được giao .
6. Quản lý và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các doanh
nghiệp trên địa bàn tính theo quy định của Luật doanh nghiệp, thẩm định trình
Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp,
phối hợp với các sở, các ngành liên quan tham mưu giúp cho Uỷ ban Nhân
dân tỉnh về việc thành lập, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước.
7.Tham gia nghiên cứu xây dựng và đề xuất các cơ chế chính sách về
quản lý kinh tế, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng và vận dụng các
cơ chế chính sách cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương và những
nguyên tắc chung đã được quy định.
8.Thực hiện báo cáo định kỳ với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về tình hình thực hiện kế hoạch của địa phương theo quy định hiện
hành
9.Thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, nâng cao trình độ về chuyên môn
nghiệp vụ cho các cán bộ kế hoạch và đầu tư trong tỉnh.Thực hiện các nhiệm
vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.
6
2.2.2-Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng
a, Nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ngành ( bao gồm phòng Nông
nghiệp, Công nghiệp giao thông, Kinh tế đối ngoại và thương mai dịch vụ,
Văn hoá và xã hội )
Các phòng ngành có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo cơ quan tổng hợp
xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội toàn diện thuộc các ngành, lĩnh
vực của các Sở do phòng phụ trách. Đề xuất các chủ trương biện pháp, cơ chế
chính sách về tổ chức quản lý, thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Sau đây là
những nhiệm vụ cụ thể :
1.Phối hợp với các Sở, ngành, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch dài hạn,
trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư XDCB của các
ngành, đơn vị và lĩnh vực do phòng phụ trách, gửi phòng Tổng hợp- Quy
hoạch để tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh
2.Phối hợp với phòng Tổng hợp- Quy hoạch dự thảo chiến lược, quy
hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, vùng kinh tế về phát triển kinh tế trên địa
bàn tỉnh thuộc lĩnh vực do phòng phụ trách.
3.Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội,
các chương trình dự án phát triển kinh tế- xã hội thuộc các lĩnh vực do phòng
phụ trách.
4.Tham gia triển khai kế hoạch và theo dõi tình hình thực hiện của cơ sở,
tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất, gửi phòng Tổng hợp- Quy hoạch để
tổng hợp báo các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
5.Phối hợp với phòng Thẩm định – XDCB tham mưu cho lãnh đạo Sở,
thẩmđịnh các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực do phòng phụ trách. Thẩm định
các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực do phòng phụ trách. Thẩm định các dự án
chuyên môn ngành không thuộc vốn ngân sách tập trung.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo cơ quan giao.
7
b,Nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban khác
1.Phòng tổng hợp – Quy hoạch có các nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp, xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về định
hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đề xuất các chủ trương, cơ
chế, chính sách, biện pháp, những cân đối chủ yếu của các thời kì kế hoạch về
phát triển kinh tế xã hội.
- Dự thảo chiến lược kinh tế xã hội và quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội trong phạm vi toàn tỉnh. Hướng dẫn các cấp, các ngành xây dựng
quy hoạch phát triển kinh tế ngành và các địa phương, quản lý và theo dõi
tình hình thực hiện quy hoạch kinh tế xẫ hội. Tham gia cùng với các phòng
ngành xây dựng kế hoạch dài hạn – trung hạn và ngắn hạn về phát triển kinh
tế- xã hội của tỉnh.
- Giúp lãnh đạo Sở tổ chức hội nghị triển khai, hướng dẫn các cấp, các
ngành trong tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn và hàng
năm của ngành và địa phương.
- Xử lý, tổng hợp và dự thảo các báo cáo về kế hoạch kinh tế xã hội, tình
hình thực hiện kế hoạch, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và
Đầu tư theo quy định. Giúp ban Giám đốc chuẩn bị chương trình công tác, nội
dung giao ban định kỳ trong năm.
- Chịu trách nhiệm tổng hợp kế hoạch tài chính ngân sách, khoa học-
công nghệ, an ninh quốc phòng, làm đầu mối và tổng hợp các chương trình
mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo giao
8
2.Phòng Thẩm định và XDCB có các nhiệm vụ :
- Là đầu mối tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư trong nước ( vốn ngân sách
Nhà nước, vốn tín dụng do ngân sách Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước). Chủ trì phối hợp với các phòng ngành có liên quan,
tham mưu cho lãnh đạo SỞ tổ chức thẩm định các dự án đầu tư theo phân cấp
của Nhà nước, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định.
- Hướng dẫn nghiệp vụ quản lý đầu tư XDCB, xây dựng và tổng hợp kế
hoạch đầu tư XDCB của các cấp, các ngành trong tỉnh, tổng hợp qua các
phòng ngành báo cáo lãnh đạo cơ quan, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết
định.
- Tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựn cơ
bản
- Theo dõi , tổng hợp các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, tổng hợp báo
cáo theo quy định gửi phòng Tổng hợp để tổng hợp báo cáo chung.
- Tiếp nhận, thẩm định, tham mưu cho lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh phê
duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu. Báo các tình
hình đấu thầu của địa phương với Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác do lãnh đạo sở phân công.
3. Phòng Đăng ký kinh doanh có các nhiệm vụ công tác sau:
- Hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận và thẩm định hồ sơ, cấp và thu hồi giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật.
- Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thầm quyền kiểm
tra Doanh nghiệp theo những nội dung trong bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh
được quy định tại điểm 4, điều 116 Luật doanh nghiệp. Tham gia cùng các
phòng ngành trong việc xây dựng sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, chuyển
9
đổi đăng ký HTX và tổ chức hoạt động của liên hiệp HTX theo cácc nghị định
của chính phủ, tham gia việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
- Tiếp nhận hồ sơ, tham mưu cho lãnh đạo Sở trình bày Uỷ ban Nhân
dân tỉnh để cấp giấy ưu đãi và khiến nại của các doanh nghiệp về việc đăng kí
kinh doanh, đề xuất báo cáo lãnh đạo cơ quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh giải
quyết theo thẩm quyền.
- Đôn đốc doanh nghiệp thực hiện theo chế độ báo cáo theo quy định của
Luật doanh nghiệp. Tổng hợp và gửi báo cáo định kỳ về tình hình đăng ký
kinh doanh với Bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định.
4. Phòng Kinh tế đối ngoại – thương mại
Ngoài các nhiệm vụ chung của sở Kế hoạch và đầu tư, phòng còn có
nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định các dự án thuộc nguồn vốn
ODA, FDI, NGO.Giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý Nhà nước về quản lý,
sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển trực tiếp ( ODA) và viên trợ phi Chính phủ
( NGO) theo quyết định số 785/1998/ QĐ- UB và quyết định số
252/2001/QD-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh về quản lý hoạt động đầu tư trưc
tiếp nước ngoài tại Thái Bình.
5.Phòng Hành chính tổ chức có các nhiệm sau:
- Tham mưu cho cơ quan thực hiện công tác tổ chức – cán bộ, thực hiện
quy chế làm việc , quy chế thực hiện dân chỉ trong hoạt động của cơ quan.
Thực hiện chế độ sơ kết , tổng kết hàng năm. Tham gia xây dựng bộ máy kế
hoạch và đầu tư của các ngành, huyện thị.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, theo dõi thi đua trong cơ
quan và toàn ngành đầu tư trong tỉnh
- Thực hiện công tác hành chính quản trị của cơ quan, bao gồm các mặt
công tác:
10
+ Văn thư, lưư trữu hồ sơ và tài liệu , đánh máy , in, sao tài liệu, quản lý
vận hành hệ thống máy tính trong cơ qua.
+ Thường trực bảo vệ cơ quan
+ Công tác kế toán tài vụ
+ Mua sắm, sửa chữa , quản lý tài sản và phương tiện làm việc, phục vụ
các nhu cầu công tác và sinh hoạt trong cơ quan.
3-Môi trường đầu tư
3-1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm phía nam sông Hồng
Hồng, cách thủ đô Hà Nội hơn 100 km,cách thành phố Hải Phòng 70km. Diện
tích tự nhiên của Thái Bình là 1.545 km2, có 52 km bờ biển , có cảng biển
quốc gia Diêm Điền. Trục quốc lộ 10 chạy qua trung tâm thành phố nối Thái
Bình với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
3-2 Về tiềm năng phát triển
-Thái Bình có điều kiện tự nhiên và sinh thái rất thuận lợi cho phát triển
nền nông nghiệp toàn diện với cơ cấu cây trồng , vật nuôi phong phú, đa dạng
và có điều kiện sinh trưởng nhanh,
- Với lợi thế có trên 52 km bờ biển và 5 cửa sông lớn tạo cho Thái Bình
có 1 vùng triều rộng lớn ( khoảng 18.000 ha) để có thể khoanh vùng ,đắp đầm
nuôi trồng các loại hải sản như: tôm, cua, ngao, rau câu….Khu nghỉ mát
Đồng Châu và các cồn cát ven biển là nơi hấp dẫn khách du lịch
- Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải đã và đang được khai thác với sản
lượng lớn mỗi năm hang chục triệu m3 khí đốt thiên nhiên phục vụ cho các
ngành sản xuất công nghiệp gốm, sứ, thủy tinh, vật liệu xây dựng. Ngoài ra
tại Tiền Hải có các mỏ nước khoáng thiên nhiên với trữ lượng lớn, dễ khai
thác.
11
Tiềm năng này tạo cho tỉnh có điền kiện sản xuất được những sản phẩm
có chất lượng cao, giá thành hạ,điển hình là sứ xây dựng, xi măng trắng Thái
Bình và nước khoáng Vital
- Thái Bình có số dân đông ( 1.85 triệu người ), nguồn lao động dồi dào,
người dân cần cù lao động, tiếp thu nhanh với cái mới và có khả năng đáp
ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế ở địa phương và hợp tác quốc tế.
3-3 Tình hình kinh tế- xã hội
a. Về kinh tế
- Nông nghiệp: Ngành nông nghiệp của tỉnh đang có sự chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng và hiệu
quả cao. Năng suất lúa nhiều năm liền đạt từ 13-14 tấn/ha. Tổng sản lượng
lương thực ổn định trên 1 triệu tấn/năm. Bình quân lương thực đầu người đạt
từ 520 kg đến 625kg, sản lượng lương thực hàng hoá từ 30 tấn đến 40 vạn
tấn/năm. Có nhiều tiến bộ về trình độ thâm canh (về tăng giống lúa lai, lúa
thuần, đổi mới thời vụ, biện pháp chăm sóc...).
Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có nhiều chuyển
biến rõ rệt, đã chuyển đổi được 3.332 ha diện tích lúa hiệu quả thấp, đất làm
muối kém hiệu quả sang nuôi thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ, trồng cây ăn quả,
dâu, cói, hoè...
Việc dồn điền đổi thửa đến nay cơ bản đã thực hiện xong, bình quân mỗi
hộ chỉ còn không quá 3 thửa/hộ (trước từ 7-9 thửa/hộ) tạo điều kiện chuyển
đổi cơ cấu cây trồng và tạo vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá
+ Chăn nuôi lợn có số lượng đầu con tăng trưởng nhanh, đàn lợn đạt 1,2
triệu con. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để chế biến thịt lợn đông lạnh
xuất khẩu . Chăn nuôi cũng có bước phát triển khá, chủ yếu là chăn nuôi gia
cầm, gia súc: trâu bò, lợn, gà, vịt, cá... thực hiện xu hướng "Sin hoá đàn bò,
nạc hoá đàn lợn", tăng nái ngoại, xuất khẩu lợn sữa, bán lợn giống cho tỉnh
12