Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Báo cáo chuyên đề xã hội học môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.48 KB, 8 trang )

KHÓA BỒI DƯỠNG SAU ĐẠI HỌC
TIẾP CẬN SINH THÁI HỌC TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

CHUYÊN ĐỀ
XÃ HỘI HỌC MÔI TRƯỜNG

Giảng viên:

GS - TS. Vũ Cao Đàm

Học viên:

Khương Hữu Thắng

Đơn vị:

VQG Bù gia Mập – Bình Phước

1


SỰ RA ĐỜI CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
LÀ LỰC LƯỢNG HỔ TRỢ ĐẮC LỰC TRONG
CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
I. Cảnh sát môi trường Việt Nam.
1. Tính cấp thiết
Trong những thập niên gần đây, nước ta đang hòa mình cùng toàn thế giới
trong công cuộc phát triển kinh tế và xây dựng bảo vệ đất nước. Việt Nam đã đạt
được nhiều thành quả to lớn như; đã thực hiện thành công việc xóa đói giảm nghèo,
phổ cập giáo dục cho nhân dân…Nhưng song song với những thành quả đạt được,


thì chúng ta củng đang vấp phải nhiều vấn đề mà các hoạt động sản xuất kinh tế và
các hoạt động xã hội khác gây nên. Trong đó những vấn đề về ô nhiểm môi trường
đang nổi cộm nhất hiện nay.
Tình hình vi phạm pháp luật về Bảo vệ môi trường (BVMT).
Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật về BVMT đã và đang xảy ra
tương đối phổ biến, việc thi hành pháp luật chưa nghiêm, hiệu lực của pháp luật còn
thấp. Nhiều dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không tuân thủ các
quy định về đánh giá tác động môi trường cũng như các yêu cầu của Quyết định phê
duyệt Báo cáo đảm bảo môi trường dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường trong quá trình hoạt động. Qua tổng kết 10 năm thực hiện công tác đánh giá
tác động môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức năm 2004
cho thấy, trong số hàng chục nghìn dự án đã được phê duyệt Báo cáo đảm bảo môi
trường phần lớn các dự án (kể cả các dự án liên doanh trong và ngoài nước) thực
hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện các yêu cầu về BVMT. Nhiều doanh
nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng không vận hành hoặc chỉ vận hành đối
phó khi các cơ quan chức năng tới kiểm tra. Năm 2003, Bộ TN&MT đã thống kê và
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục hơn 4.000 cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng cần được tiến hành xử lý triệt để trong giai đoạn đến năm 2012.
Những cơ sở này đã gây ô nhiễm, suy thoái tới môi trường đất, nước và không khí,
tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất nước.
Bên cạnh đó, tình trạng nhập khẩu trái phép chất thải vào Việt Nam đang diễn
ra ngày một bức xúc. Theo quy định của Luật BVMT 1993 cũng như Luật BVMT
2005 hiện nay, chất thải bị cấm nhập khẩu vào lãnh thổ nước ta. Tuy nhiên trong
thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã cố tình nhập khẩu trái phép chất thải vào nước
ta núp dưới các hình thức như nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất trong
nước, làm hàng hóa để gia công và tái xuất... dẫn đến nguy cơ biến nước ta trở thành
một bãi rác thải công nghiệp lớn của thế giới.
2



Tình trạng săn bắt, buôn bán trái phép động vật quý hiếm, chặt phá rừng bừa bãi
đang đe dọa làm suy giảm tính đa dạng sinh học ở nước ta. Nhiều tổ chức quốc tế về
môi trường, đặc biệt là Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) đã cảnh báo Việt
Nam về nguy cơ “rừng rỗng” như đã từng xảy ra ở một số quốc gia. Mức độ và tính
chất vi phạm ngày càng nghiêm trọng. Có những vụ chặt phá rừng huy động tới 200
- 300 người có tổ chức dùng gậy, đá chống đối và hành hung các lực lượng kiểm
lâm, làm nhiều người bị thương.
Ngoài ra, việc chấp hành các quy định của pháp luật về xả thải của các cơ sở
sản xuất, kinh doanh cũng chưa nghiêm. Mặc dù trong thời gian gần đây, tỷ lệ vi
phạm có giảm về lượng, nhưng tính chất phức tạp và phạm vi ảnh hưởng của vi
phạm ở một số vụ việc có phần tăng. Các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT đã
được thực hiện dưới những hình thức tinh vi hơn nhằm che giấu sự phát hiện của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy mô và phạm vi ảnh hưởng của hành vi này
ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Sự xuất hiện nhiều “làng ung thư” theo phản
ánh của báo chí thời gian vừa qua minh chứng cho thấy mức độ và phạm vi ảnh
hưởng của các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT ngày càng lớn. Kết quả kiểm
tra, thanh tra các cơ sở sản xuất hóa chất do Bộ TN&MT tiến hành trong năm 2006
cho thấy có đến 90% cơ sở được kiểm tra, thanh tra có vi phạm pháp luật về BVMT.
Xử lý các hành vi vi phạm về xử lý hành chính
Mặc dù các vi phạm pháp luật về BVMT đang diễn ra hết sức bức xúc song
việc phát hiện, đấu tranh và xử lý lại chưa đáp ứng được yêu cầu do lực lượng thanh
tra và quản lý môi trường các cấp còn quá mỏng. Mặt khác, theo quy định của pháp
luật hiện hành, việc thanh tra phải tuân thủ các trình tự, thủ tục nhất định, do đó rất
hạn chế trong việc chủ động đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật
về BVMT.
Hành vi vi phạm hành chính chủ yếu là: không lập Báo cáo đảm bảo môi trường
hoặc không thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm; gây ô nhiễm trong quá trình
sản xuất kinh doanh, không xử lý chất thải; gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung. Ngoài ra,
còn phải áp dụng các biện pháp bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra,
suy thoái và sự cố môi trường.

Năm 2005, Bộ TN&MT đã tổ chức 4 đoàn thanh tra môi trường tại các tỉnh:
Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Hà Nam và Nam Định. Qua thanh tra 65 cơ sở đã xử
phạt hàng trăm triệu đồng; thanh tra về môi trường trong lĩnh vực khai thác, chế biến
khoáng sản tại tỉnh Thái Nguyên và đã làm rõ, xử lý vi phạm hành chính một số
doanh nghiệp vi phạm.
Nhìn chung, có nhiều hành vi vi phạm chưa được phát hiện và xử lý kịp thời,
chẳng hạn như việc làm ô nhiễm nước tại các dòng sông của hàng trăm cơ sở sản
xuất, nạn buôn bán trái phép động thực vật hoang dã quý hiếm, nạn khai thác tài
3


nguyên bằng các phương tiện, công cụ có tính chất hủy diệt... Mặt khác, việc chứng
minh cơ sở vi phạm tiêu chuẩn về môi trường còn hết sức tốn kém trong khi mức độ
xử phạt chưa đủ sức răn đe. Nhiều cơ sở sẵn sàng chấp nhận nộp phạt để tiếp tục vi
phạm.
Về xử lý hình sự
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Tòa án nhân dân tối cao, từ năm 1985 1998 đã thụ lý trên 1.000 vụ, đưa ra xét xử 1.204 vụ với 2.390 bị cáo.
Từ ngày 1/7/1999 - 2005, số vụ về môi trường mà Tòa án cấp sơ thẩm trong
toàn quốc thụ lý còn khá khiêm tốn. Trong số đó, chỉ có 2 vụ án với 2 bị cáo bị kết
án về tội gây ô nhiễm nguồn nước (một vụ bị phạt tù và cho hưởng án treo; một vụ
bị phạt tù dưới 7 năm).
Dự báo tình hình vi phạm pháp luật về môi trường
Thời đại bấy giờ với nền khoa học và công nghệ trên thế giới có bước nhảy
vọt, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan ngày càng có nhiều nước tham gia.
Trong quá trình hội nhập, việc tìm kiếm và tranh thủ công nghệ tiên tiến của các
nước phát triển, các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) sẽ không tránh
khỏi việc du nhập các công nghệ lạc hậu và rác thải từ các nước phát triển. Mặt
khác, để phát triển kinh tế - xã hội phải khai thác tài nguyên thiên nhiên; phải sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ tìm kiếm lợi nhuận theo nền kinh tế thị trường, do đó đã
tác động lớn đến các thành phần môi trường…Những yếu tố này dẫn tới khả năng

môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng; các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị
cạn kiệt, chất lượng các thành phần môi trường sẽ bị suy giảm; nguy cơ vi phạm
pháp luật về môi trường gia tăng và tính chất ngày càng nghiêm trọng, tinh vi, phức
tạp.
Nhóm tội phạm gây ô nhiễm môi trường (quy định từ Điều 181 đến Điều 185
Bộ luật Hình sự 1999) có thể ngày càng gia tăng do thực hiện mục tiêu công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước đến 2020, tỷ trọng GDP các khu công nghiệp dự kiến sẽ
tăng tới 34% vào năm 2010. Với dự kiến tăng trưởng như vậy, cường độ độc hại trên
quy mô toàn quốc dự kiến sẽ tăng 3,8 lần sau 10 năm (2000 - 2010).
Tội phạm về ô nhiễm đất, nguồn nước sẽ tăng cả về số lượng và mức độ vi
phạm, do sự phát triển của nền kinh tế với độ tăng trưởng như hiện nay và do chưa
có công nghệ xử lý đạt tiêu chuẩn đối với các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp;
do các hóa chất dùng trong nông nghiệp và các nguồn nhiễm xạ, nhiễm bẩn từ các
nguyên liệu, vật liệu khác dùng trong sản xuất…Tội "hủy hoại các tài nguyên môi
trường, vi phạm các chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường" sẽ
gia tăng đáng kể và mức độ ngày càng nguy hiểm, mang tính quyết liệt, nghiêm
trọng. Việt Nam là một trong 10 quốc gia có đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất
4


trên thế giới với các hệ sinh thái đặc thù, nhiều giống loài đặc hữu có giá trị khoa
học kinh tế cao và nhiều nguồn gen quý hiếm. Tuy nhiên, hiện nguồn tài nguyên này
đang bị khai thác quá mức, thậm chí còn mang tính hủy diệt, nhiều loài, gen đã trở
nên hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng. Bên cạnh đó, các loại tội phạm về đốt phá
rừng, săn bắt các loài động thực vật quý hiếm... ngày càng nhiều và mang tính chất
nghiêm trọng hơn.
Riêng tội "vận chuyển chất thải, chất phóng xạ trái phép qua biên giới", tội
phạm thường lợi dụng vào trình độ kém phát triển về kinh tế, kỹ thuật, sự thiếu hiểu
biết về môi trường và BVMT hoặc chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt... Hiện nay,
các nước phát triển đang tìm mọi cách để vận chuyển các chất thải, rác thải công

nghiệp, chất phóng xạ... sang các nước kém phát triển, trong đó có Việt Nam. Do đó,
tình hình tội phạm về lĩnh vực này cũng sẽ ngày càng gia tăng.
Sự ra đời của lực lượng Cảnh sát môi trường (CSMT) là cấp thiết
Với những yêu cầu, đòi hỏi bức xúc về tình hình vi phạm và xử lý vi phạm về
lĩnh vực BVMT, việc thành lập lực lượng CSMT là hết sức cần thiết. Trước mắt, để
thực hiện những nhiệm vụ cơ bản: Giúp Bộ trưởng Bộ Công an làm đầu mối, tổ chức
và phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT; Giám sát thực thi, xử
lý hành chính các hành vi vi phạm pháp luật BVMT đối với tổ chức, cá nhân như:
vứt rác bừa bãi, thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, các chất
độc, chất phóng xạ và các chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước, gây tiếng ồn, độ
rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép... theo quy định của pháp luật; Chủ động kiểm
tra, điều tra các vi phạm pháp luật về nhập khẩu phế liệu, xử lý chất thải đối với các
doanh nghiệp, tổ chức gây ô nhiễm môi trường; Cưỡng chế thực thi pháp luật về
BVMT. Lực lượng CSMT của Bộ Công an sẽ được triển khai ở 3 cấp: cấp Trung
ương (Cục CSMT thuộc Tổng cục Cảnh sát); cấp tỉnh là phòng CSMT thuộc công an
cấp tỉnh/TP (trước mắt, đề nghị thành lập 30 phòng CSMT ở một số địa bàn trọng
điểm, nhạy cảm về tình hình vi phạm pháp luật BVMT như ở Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định,
Đồng Nai, Bình Dương, Nghệ An...) và cấp huyện/thị có Đội CSMT (có thể kết hợp
với Đội cảnh sát trật tự, biên chế thành Đội CSMT và trật tự).
Cục CSMT đang tập trung vào công tác xây dựng lực lượng, ổn định tổ chức
và trang thiết bị phục vụ công tác. Đây là năm đầu tiên triển khai nên Cục sẽ tiến
hành các nghiên cứu cơ bản như: Rà soát có hệ thống thực trạng môi trường và vấn
đề BVMT; công tác quản lý, tình hình, hoạt động về BVMT; Rà soát hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật, các văn bản có liên quan đến hoạt động của CSMT và có
hành lang pháp lý phục vụ công tác; Phân công, phân cấp, phối hợp giữa các lực
lượng, các cấp trong ngành Công an và các cơ quan, ban, ngành liên quan...Bên cạnh
đó, Cục sẽ phối hợp với Cục BVMT (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức triển
5



khai tập huấn cho cán bộ thuộc lực lượng CSMT về các văn bản, quy định của pháp
luật liên quan đến BVMT như Luật Hình sự, Tố tụng hình sự và Luật BVMT...
Đồng thời, ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, Cục sẽ triển khai thực hiện điều
tra làm rõ một số vụ án điển hình về hành vi gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường của
một số đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân.
Với việc lực lượng CSMT đi vào hoạt động, tin tưởng rằng đây sẽ là lực
lượng hỗ trợ đắc lực trong công tác BVMT đất nước, hạn chế, đẩy lùi tội phạm về
môi trường, góp phần phát triển bền vững đất nước.
2. Lịch sử ra đời và cơ cấu tổ chức
Đứng trước tình hình thực tế về sự ô nhiểm môi trường và sự bất cập, phức
tạp, yếu kém trong công tác quản lý bảo vệ môi trường hiện nay. Nhằm nhằm đáp
ứng những nhu cầu thực tế về bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia. Chính phủ
đã có chủ trương cho Bộ công an thành lập Cục cảnh sát môi trường, thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ an ninh môi trường của quốc gia.
Chính phủ có ý tưởng thành lập và xây dựng tổ chức Cảnh sát môi trường
từ những năm 2001, nhưng do nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau
nên tới năm 2006 mới chính thức thành lập Cục cảnh sát môi trường theo Quyết
định số 1899/2006/QĐ-BCA, ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Bộ Công an. Cục
cảnh sát có cơ cấu tổ chức là 01 Cục trưởng và 03 Cục phó, 03 phòng và 01 trung
tâm; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các phòng, trung tâm do
Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quyết định.
Cục cảnh sát môi trường có nhiệm vụ: Hướng dẫn chỉ đạo và tổ chức thực
hiện một số hoạt động điều tra theo pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và xử lý
các vi phạm quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Cục Cảnh sát môi trường có trách nhiệm giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục
Cảnh sát thống nhất quản lý, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát môi
trường trong cả nước thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo vệ môi
trường; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp
luật khác về môi trường theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng.

II. Thuận lợi và thách thức ra đời Cảnh sát môi trường.
1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của Chính phủ, Nhà nước ta trong vấn đề bảo vệ môi
trường hiện nay là rất sâu sát và thiết thực, được cụ thể bằng nhiều văn bản luật
pháp bảo vệ môi trường.

6


Có chức năng, quyền hạn phù hợp để sử lý các hành động vi phạm môi
trường của các tổ chức, cá nhân. Đội ngủ cán bộ Công an được đào tạo bài bản về
nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng nhu cầu công việc.
Được sự đồng thuận, tham gia của nhân dân, các tổ chức ban nghành, thực
hiện tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò môi trường trên nhiều
hình thức và nhiều đối tượng.
Được sự quan tâm của nhiều tổ chức môi trường trong nước và ngoài nước
hướng dẫn, tư vấn cho các vấn đề môi trường hiện nay.
Hiệu quả đã đạt
Từ khi thành lập Cục cảnh sát môi trường thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an
ninh môi trường quốc gia đã đem lại nhiều thành quả đáng khích lệ.
Phát hiện, ngăn chặn và sử phạt các hành vi, vi phạm luật bảo vệ môi
trường của các tổ chức, cá nhân trong thời gian qua như: Năm 2008 phát hiện và
sử phạt công ty Vedan thải nước chưa sử lý ra sông Thị vãi, Chặt phá rừng cấm ở
khu BTTN Tà kou – Bình Thuận, Cà Mau và ngăn chặn kịp thời những hành vi
chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phù hợp ở nhiều địa phương…Cục Cảnh
sát môi trường - Bộ Công an phát hiện một vụ bơm tạp chất vào tôm để bán kiếm
lời; xả thẳng nước thải không qua xử lý ra sông Tiền – Tiền Giang; Tiêm hóa
chất vào mực quá hạn sử dụng; hiện 6 công ty nuôi nhốt 280 con gấu….vv
2. Thách thức
Tuy đã đạt nhiều hiệu quả trong công tác bảo vệ an ninh môi trường quốc

gia. Song đơn vị Cảnh sát môi trường đang còn gặp nhiều thách thức và khó
khăn.
- Đơn vị Cảnh sát môi trường mới được thành lập, đang còn non trẻ, thiếu
kinh nghiệm trong vấn đề gây ôi nhiểm môi trường của các hoạt động sản xuất
kinh tế nên việc điều tra sử phạt còn gặp nhiều khó khăn.
- Vì ham lợi riêng mà một số cá nhân và tổ chức đã bất chấp những nguy
hại đối với môi trường, đã thực hiện những hành vi gây hại, gây tổn thất cho môi
trường sinh thái và xã hội loài người.
- Các hành động phá hoại môi trường vì lợi ích cá nhân, ngày đang càng
phức tạp, tinh vi và xẩy ra trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Nên việc phát hiện
và xử lý là vô cùng khó khăn
III. Kết Luận
Sự kiện ra đời nghành “Cảnh sát môi trường Việt Nam” là tất yếu trong
thời điểm phát triển kinh tế - xây dựng bảo vệ đất nước hiện nay. Cảnh sát môi
7


trường” ra đời đó hệ quả của sự lắng nghe của các nhà làm chính trị, lãnh đạo đất
nước đối với những tuyên đoán, những hoạt động nghiên cứu, kết quả nghiên cứu
của các nhà khoa học về môi trường. Từ đó cho ta thấy Chính phủ ta là một
Chính phủ có tầm nhìn thấu đáo trong phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền
vững.
Sự ra đời của Cảnh sát môi trường góp phần tích cực trong hoạt động
phòng chống, phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ môi
trường. đồng thời góp phần xây dựng phát triển đất nước bền vững theo còn
đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, nhân dân ta đã lựa chọn và quyết tâm thực
hiện.
Nhưng để thực hiện việc bảo vệ môi trường trong sạch bền vững thì không
chỉ có mình Cảnh sát môi trường thực hiện là đủ, mà nó là sự chung tay góp sức,
cùng hành động của toàn thể các ban nghành, nhân dân và toàn xã hội, toàn đất

nước và điều quan trọng nữa đó là ý thức bảo vệ môi trường phải được mọi
người, mọi tập thể, tổ chức…cùng thực hiện thì xã hội loài người chúng ta mới
được sống trong môi trường trong sạch, lành mạnh và bền vững.

Tài liệu tham khảo:
1/ Phương pháp nghiên cứu “Xã Hội Học Môi Trường” – GSTS Vũ Cao Đàm
năm 2009.
2/ Thu thập số liệu trên các Web side bảo vệ môi trường của Việt Nam.

8



×