Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hệ số beta và ý nghĩa trong thị trường tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.41 KB, 12 trang )

Hệ số beta và ý nghĩa trong thị trường tài chính
Việc công bố hệ số Beta ngành tại Việt Nam theo phương pháp Full
Information Industry Beta nhằm cung cấp cho nhà quản lý thị trường, nhà
đầu tư, doanh nghiệp và những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính nói chung
và đặc biệt là các ngân hàng nói riêng có thêm một tham số tài chính (đã
được sử dụng rộng rãi tại thị trường tài chính của các nước phát triển) để
tham khảo trong công việc của mình. Chính vì vậy, xin giới thiệu kết quả tính
toán hệ số beta các ngành công nghiệp tại Việt Nam hàng quý để bạn đọc
cùng tham khảo.
Hệ số beta (β) là một hệ số đo lường mức độ rủi ro hệ thống, nó thể hiện mối
quan hệ giữa mức độ rủi ro của một tài sản riêng lẻ so với mức độ rủi ro tài
sản của toàn thị trường. Hệ số này sẽ thay đổi khi điều kiện nền kinh tế thay
đổi.
Hệ số beta là thành phần quan trọng của mô hình định giá tài sản vốn CAPM
(Capital asset pricing model). Đây là mô hình mô tả mối quan hệ giữa rủi ro
và lợi nhuận kỳ vọng, trong đó lợi nhuận kỳ vọng của một tài sản bằng lợi
nhuận của tài sản không có rủi ro (risk free) cộng với một khoản bù đắp rủi ro
dựa trên rủi ro toàn hệ thống của tài sản đó. Ngoài việc mô hình CAPM được
dùng để lên kế hoạch lập ngân sách vốn của các tổ chức, định giá các công ty
tư nhân trong công việc đầu tư, mua bán và sáp nhập công ty (M&A), định
giá tài sản cho các mục tiêu về thuế và định giá dịch vụ trong các ngành liên
quan, mô hình này còn tính toán chi phí vốn chủ sở hữu và được dùng làm tỷ
lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại của một dòng tiền trong tương lai.


Hệ số beta ngành chỉ ra rằng nếu một ngành có beta nhỏ hơn 1 có nghĩa là
mức độ rủi ro của ngành nhỏ hơn mức độ rủi ro của thị trường. Và ngược lại,
hệ số beta ngành lớn hơn 1 sẽ cho biết mức độ rủi ro của ngành đó sẽ lớn hơn
mức độ rủi ro của thị trường.
Ví dụ: β của ngành hoạt động kinh doanh bất động sản =1.5748, điều đó có
nghĩa mức độ rủi ro của ngành này nhiều hơn mức độ rủi ro của thị trường


xấp xỉ 57,48% . Như vậy, mức độ rủi ro của ngành này so với thị trường là
tương đối lớn và hệ số beta này cho thấy ngành này có lợi nhuận cao nhưng
cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao.
Khi một công ty muốn đầu tư vào lĩnh vực như bất động sản, họ có thể đánh
giá tiềm năng của ngành này thông qua xu hướng của thị trường và các chỉ số
tài chính khác. Và beta “ngành bất động sản” cũng là một trong các chỉ số rất
quan trọng để công ty dựa vào đó để đánh giá xu hướng, mức độ rủi ro của
ngành này trên thị trường, từ đó có thể đưa ra những quyết định kinh doanh
hợp lý.
Công ty trên nếu quyết định đầu tư vào lĩnh vực này sẽ phải có một nguồn
vốn lớn để thực hiện dự án. Một trong những nguồn cung vốn chính là ngân
hàng. Khi đó ngân hàng sẽ phải đánh giá tính khả thi của dự án này cũng như
khả năng thanh toán của công ty trên. Một trong những công cụ để ngân hàng
xem xét dự án này là sử dụng hệ số beta ngành trong quá trình thẩm định dự
án của ngân hàng vì loại beta này liên quan đến việc ước tính chi phí vốn cho
các dự án của ngân hàng. Ngoài ra, những nghiên cứu về beta ngành cho thấy
rủi ro hệ thống của lĩnh vực/ngành có thể được áp dụng cho tất cả các doanh
nghiệp, tổ chức mà nó hoạt động trong lĩnh vực/ngành đó.
Những nhà đầu tư riêng lẻ cũng như các quỹ đầu tư chuyên nghiệp trên thị


trường có thể dựa vào hệ số beta ngành hoặc hệ số beta của công ty trên trên
thị trường chứng khoán để đánh giá khả năng sinh lời của cổ phiếu ngành bất
động sản hoặc cổ phiếu của chính công ty này để từ đó đưa ra quyết định đầu
tư có lợi nhất.
Việc đưa ra những quyết định đầu tư có tính kỹ thuật và chuyên nghiệp có
khả năng hạn chế phần nào những rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận cho các nhà
đầu tư và nhà quản lý thị trường, đồng thời cũng thúc đẩy thị trường phát
triến một cách lành mạnh và ổn định hơn.
Trên thế giới, điển hình là các thị trường chứng khoán (TTCK) đã phát triển

như Mỹ, Nhật, Châu Âu, Trung Quốc,… việc nghiên cứu và phát triển
phương pháp tính cũng như ứng dụng chỉ số beta vào việc phân tích và đầu tư
trên TTCK là rất phổ biến. Việc phân tích kỹ lưỡng về mức độ rủi ro và tỷ
suất sinh lời của các tài sản sẽ giúp nhà đầu tư xác định được một danh mục
đầu tư phù hợp với khả năng chịu rủi ro của họ. Tuy nhiên, đây là TTCK đã
hình thành và phát triển lâu đời nên dữ liệu lịch sử dài và ổn định về thời
gian, số lượng công ty tham gia rất lớn và nhiều công ty có quy mô hoạt
động đủ lớn để đại diện cho ngành. Không những vậy, việc phân ngành và
công bố các thông tin liên quan đến công ty được thực hiện một cách nghiêm
túc và cập nhật. Điều quan trọng hơn là chỉ số thị trườngcác thị trường này
như (S&P500 hay DOW Jone của Mỹ, CAC 40 của Đức, TOPIX của
Nhật,…) thực sự phản ánh và đại diện cho toàn nền kinh tế của thị trường đó,
vì thế hệ số hệ số beta ngành có nhiều ý và khả năng ứng dụng hơn.
Trong điều kiện hiện tại của Việt Nam, còn nhiều hạn chế khi đo lượng hệ số
beta ngành: Thứ nhất, số lượng công ty có đủ tiêu chuẩn tính beta là rất nhỏ
(260 trong tổng số 546 công ty niêm yết), nhiều lĩnh vực/ngành không có


hoặc rất ít công ty đại diện hoặc số lượng công ty cũng như quy mô hoạt
động trong ngành không đủ để đại diện cho ngành đó. Thứ hai, độ lớn dữ liệu
lịch sử chỉ có 2 năm, chưa đủ đảm bảo về tính ổn định về dữ liệu khi tính hệ
số beta. Thứ ba, thiếu tính cập nhật và chất lượng thông tin mà các công ty
công bố kém là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phân ngành. Thứ tư,
trong điều kiện hiện tại, hệ số thị trường được chọn (VN Index), vẫn chưa thể
đại diện cho tình hình của toàn nền kinh tế. Với những hạn chế cơ bản trên,
hệ số beta ngành chưa thực phản ánh đầy đủ ý nghĩa cũng như tác dụng của
nó trong nền kinh tế, song việc tính toán và công bố các số liệu beta ngành là
cần thiết, bởi đây là một trong các công cụ tham khảo hữu dụng đối với
TTCK, ngân hàng, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, và các nhà đầu tư.
Dưới đây là kết quả hệ số beta của các ngành tại Việt Nam





Nhóm nghiên cứu Phòng Giám sát 1


Phân tích rủi ro đầu tư chứng khoán qua hệ số Beta
Rủi ro đầu tư chứng khoán đó là sự bất ổn, sự biến thiên có khả năng của lợi
nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng.
Thông thường để đo lường rủi ro người ta dùng phân phối xác suất với các
tham số đo lường phổ biến là phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên.
Tuy nhiên, bài viết này tác giả đề cập đến một chỉ tiêu đánh giá rủi ro đầu tư
chứng khoán được các nhà đầu tư chứng khoán ở các nước phát triển sử dụng
phổ biến, đó là hệ số beta (β).
Hệ số beta được định nghĩa như là hệ số đo lường mức độ biến động lợi
nhuận cổ phiếu cá biệt so với mức độ biến động lợi nhuận danh mục cổ phiếu
thị trường.
Do đó ta có thể viết
Image
Trong đó rE là suất sinh lời của chứng khoán và rM là suất thị trường nói
chung
* Hệ số β có ý nghĩa gì? Nếu hệ số beta của HAP bằng 1,2 (β = 1,2) cho biết
rằng lợi nhuận cổ phiếu cá biệt của HAP biến động gấp 1,2 lần lợi nhuận thị
trường, điều này có nghĩa là nếu như nền kinh tế biến động tốt thì lợi nhuận
cổ phiếu HAP tăng nhanh hơn lợi nhuận thị trường, nhưng khi nền kinh tế
xấu thì lợi nhuận cổ phiếu HAP giảm nhanh hơn lợi nhuận thị trường. Ở đây
β được định nghĩa là hệ số đo lường sự biến động của lợi nhuận. Cho nên, β



được xem như là hệ số đo lường rủi ro đầu tư chứng khoán. Do đó, lợi nhuận
kỳ vọng của một loại chứng khoán có quan hệ dương với hệ số β của nó.
Mặt khác, hệ số β cũng có thể được viết bằng cách khác, đó là quan hệ tỷ lệ
giữa rủi ro của vốn chủ sở hữu so với rủi ro thị trường.
Image
Lợi nhuận của chứng khoán có quan hệ cùng chiều với rủi ro đầu tư chúng
khoán, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, nghĩa là nhà đầu tư kỳ vọng
chứng khoán có lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại.
Như vậy, giữa lợi nhuận và rủi ro đầu tư chứng khoán có quan hệ với nhau
như thế nào? Vấn đề này được giải thích như sau: Giả sử có một khoản tiền
cần đầu tư: một phần đầu tư vào cổ phiếu để kiếm lời và phải chấp nhận rủi
ro, một phần đầu tư vào trái phiếu chính phủ có mức sinh lời thấp hơn nhưng
không có rủi ro. Việc đầu tư vào 2 loại chứng khoán này nhằm phân tán rủi
ro.
Image
Như vậy, từ phương trình (*) ta có thể kết luận: khi hệ số β càng cao thì suất
sinh lời của vốn chủ sỏ hữu càng cao và vì vậy cũng mang nhiều rủi ro hơn.
Để thấy rõ hơn kết luận này ta lấy ví dụ minh hoạ như sau:
Giả sử Công ty Amazon.com có hệ số β =3,31;
Công ty Apple computer có hệ số β = 0,72.


Lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ rF = 4,5%/năm.
Lãi suất thị trường rM = 12%/năm.
Khi đó suất sinh lời của các Công ty sẽ là:
+ Công ty Amazon.com: = 4,5% + 3,31 ( 12% – 4,5%) = 29,325%
+ Công ty Apple computer = 4,5% + 0,72 ( 12% – 4,5%) = 9,9%
Chúng ta xét các trường hợp khi lãi suất thị trường thay đổi:
- Trường hợp 1:
Khi lãi suất thị trường tăng 20%, tức là rM = 12% (1+0,2) = 14,4%, suất sinh

lời của 2 công ty sẽ là:
+ Công ty Amazon.com: = 4,5% + 3,31 ( 14,4% – 4,5%) = 37,629%
+ Công ty Apple computer = 4,5% + 0,72 ( 14,4% – 4,5%) = 11,628%
- Trường hợp 2:
Khi lãi suất thị trường giảm 20%, tức là rM = 12% (1-0,2) = 9,6%, suất sinh
lời của 2 công ty sẽ là:
+ Công ty Amazon.com: = 4,5% + 3,31 ( 9,6% – 4,5%) = 21,381 %
+ Công ty Apple computer = 4,5% + 0,72 ( 9,6% – 4,5%) = 8,172%
Như vậy, khi lãi suất thị trường tăng lên sẽ làm cho tốc độ tăng suất sinh lời
của Công ty Amazon.com nhanh hơn. Nhưng ngược lại, khi lãi suất thị
trường giảm sẽ làm cho suất sinh lời của Công ty Amazon.com giảm nhanh
hơn.


* Hệ số β được xác định như thế nào?
Hệ số β của một công ty hay một ngành được tính bằng cách quan sát và so
sánh theo thời gian của suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty hay bình
quân của ngành dựa vào phương pháp thống kê hồi quy. Ở các nước có thị
trường tài chính phát triển có một số công ty chuyên xác định và cung cấp
thông tin về hệ số β. Chẳng hạn ở Mỹ có 2 nhà cung cấp dịch vụ thông tin về
hệ số là Value Line Investment Survey, Market guide
(www.marketguide.com) và Standard & Poor’s Stock Reports.
Dưới đây giới thiệu hệ số beta của một số cổ phiếu của các công ty ở Mỹ.
Image
Hy vọng rằng thị trường tài chính của nước ta sẽ hoạt động ngày càng lành
mạnh và hoàn hảo, trong tương lai không xa sẽ xuất hiện các Công ty chuyên
cung cấp dịch vụ thông tin về các thông số thị trường để phục vụ nhu cầu
ngày càng cao của cổ đông.





×