Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 39 trang )

Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

Mục lục
Phần 1: Cơ sở lập kế hoạch............................................................................................................. 3
1.

Lập kế hoạch là gì...................................................................................................................... 3

2.

Các thành tố căn bản của một kế hoạch..................................................................................... 3

3.

Một số căn cứ pháp lý để lập kế hoạch quản lý môi trường xã ................................................. 3

4.

Thông tin phục vụ lập kế hoạch quản lý môi trường xã ............................................................ 8

Phần 2: Quy trình lập kế hoạch môi trường xã ....................................................................13


Bước 1: Thành lập nhóm điều phối LKH cấp xã..................................................................... 14



Bước 2: Nghiên cứu các tài liệu có sẵn liên quan đến quản lý môi trường xã/thôn ................ 14




Bước 3: Đánh giá nhanh hiện trạng môi trường tại các thôn/xóm........................................... 14



Bước 4: Phác thảo kế hoạch quản lý môi trường cấp xã ......................................................... 15



Bước 5: Tổ chức hội nghị lập kế hoạch hành động quản lý môi trường xã............................. 15



Bước 6: Chỉnh sửa và bổ sung................................................................................................. 15



Bước 7: Tổ chức các cuộc họp tham vấn với người dân và các tổ chức xã hội thôn............... 15



Bước 8: Hoàn thiện và phê duyệt ............................................................................................ 16



Bước 9: Tổ chức thực hiện ...................................................................................................... 16

Phần 3: Công cụ đánh giá nhanh có sự tham gia trong lập kế hoạch....................................... 17
I.

Sơ lược về đánh giá nhanh có sự tham gia .............................................................................. 17


II.

Một số công cụ đánh giá nhanh có sự tham gia....................................................................... 20

Công cụ 1: vẽ sơ đồ xã/thôn ............................................................................................................ 20
Công cụ 2: Vẽ sơ đồ mặt cắt............................................................................................................ 23
Công cụ 3: Phân tích cây vấn đề...................................................................................................... 26
Công cụ 4: Phân tích các bên liên quan........................................................................................... 29
Công cụ 5: Phân tích vai trò giới ..................................................................................................... 32
Công cụ 6: Khung kế hoạch quản lý môi trường xã........................................................................ 35

1 | Page

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

Các từ viết tắt
LKH

Lập kế hoạch

NTM

Nông thôn mới

Chương trình Nông thôn mới


Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển Nông thôn mới giai
đoạn 2011-2020

UBND

Ủy ban nhân dân

HDND

Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

HPN

Hội phụ nữ

HND

Hội nông dân

CCB

Cựu chiến binh

KT-XH

Kinh tế- xã hội


ONMT

Ô nhiễm môi trường

BDKH

Biến đổi khí hậu

2 | Page

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

Phần 1: Cơ sở lập kế hoạch
1. Lập kế hoạch là gì
Lập kế hoạch là việc xác định/ dự tính các hoạt động (việc cần làm) theo trình tự
trong khuôn khổ nguồn lực, thời gian và địa điểm nhất định để đạt được mục tiêu
mong muốn.
2. Các thành tố căn bản của một kế hoạch
Cái gì?









Ai?

Khi nào?

Ở đâu?















Như thế nào/
bao nhiêu?






Những vấn đề gì cần được giải quyết?

Mục tiêu cần đạt được là gì? Kết quả mong đợi như thế nào?
Những giải pháp, tiêu chí nào cần được quan tâm?
Những hoạt động nào cần thực hiện để đạt được mục tiêu?
Những trang thiết bị, phương tiện nào cần có để triển khai các
hoạt động?
Đâu là thuận lợi, khó khăn trong qua trình triển khai các hoạt
động?
Ai sẽ tham gia vào quá trình LKH?
Ai là người chỉ đạo?
Ai là người tổ chức thực hiện?
Ai là người hỗ trợ?
Ai là người giám sát?
Ai là người đóng góp, cung cấp tài chính?
KH được thực hiện trong giai đoạn nào?
Các hoạt động cụ thể được triển khai trong thời gian nào?
Thời gian đó có phù hợp cho việc triển khai các hoạt động
không?
Các hoạt động được triển khai ở địa điểm nào?
Địa điểm đó phụ vụ cho hộ gia đình hay là nơi công cộng?
Địa điểm đó có thực sự phù hợp để triển khai hoạt động đó
không?
Những khó khăn nào có thể gặp phải khi triển khai tại địa
điểm đó?
Hoạt động đó được triển khai như thế nào? (Làm mới hay
nâng cấp, cải tạo? tự làm hay thuê tư vấn?...).
Ngân sách đóng góp của mỗi bên là bao nhiêu (%)?
Bao nhiêu người/hộ gia đình được hưởng lợi từ hoạt động
này?
Cơ chế tổ chức thực hiện và giám sát ra sao?


3. Một số căn cứ pháp lý để lập kế hoạch quản lý môi trường xã


Luật bảo vệ môi trường, số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005

3 | Page

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

Điều 69. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải
1. Lập quy hoạch, bố trí mặt bằng cho việc tập kết chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng hệ
thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, khu chôn lấp chất thải.
2. Đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình công cộng phục vụ quản lý chất thải thuộc
phạm vi quản lý của mình.
3. Kiểm tra, giám định các công trình quản lý chất thải của tổ chức, cá nhân trước khi đưa
vào sử dụng.
4. Ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo
quy định của pháp luật.
Điều 122. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân
các cấp
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường tại địa phương theo quy định sau đây:
a) Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường,
giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; tổ
chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước của cộng
đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào trong việc đánh giá
thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và gia đình văn hóa;

b) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá
nhân;
c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;
d) Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của
pháp luật về hoà giải;
đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ
chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn.



Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

TDMN

ĐBSH

phía Bắc
17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước
17

85%

70%


Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn
Môi trường

Quốc gia
17.2. Các cơ sở SX-KD đạt tiêu
chuẩn về môi trường
17.3. Không có các hoạt động gây

4 | Page

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

suy giảm môi trường và có các hoạt
động phát triển môi trường xanh,
sạch, đẹp.
17.4. Nghĩa trang được xây dựng

Đạt


Đạt

Đạt

Đạt

theo quy hoạch
17.5. Chất thải, nước thải được thu
gom và xử lý theo quy định



Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp &
PTNT hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.



Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –
2020.
9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; đảm bảo
cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở
và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường
sinh thái trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt
chuẩn;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn;

- Nội dung 2: Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn
theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn,
xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang;
cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công
trình công cộng….
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, hướng dẫn thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã hướng dẫn các xã xây dựng dự án theo các nội dung trên; đồng thời chỉ đạo
thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựng dự án, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư và tổ
chức thực hiện.

5 | Page

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã



Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của
Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một
số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 – 2020

Điều 4. Hệ thống quản lý, thực hiện Chương trình
3. Cấp xã:

Ban quản lý xây dựng NTM xã
+ Tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch tổng thể và kế hoạch đầu tư hàng năm xây
dựng NTM của xã, lấy ý kiến các cộng đồng dân cư trong toàn xã và trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
+ Tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện, giám sát các hoạt động thực
thi các dự án đầu tư trên địa bàn xã.
4. Cấp thôn, bản, ấp (gọi chung là thôn):
a) Tổ chức họp dân để tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủ trương, cơ chế
chính sách, phương pháp; các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, cộng đồng thôn trong
quá trình xây dựng NTM. Triệu tập các cuộc họp, tập huấn đối với người dân theo đề nghị
của các cơ quan tư vấn, tổ chức hỗ trợ nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về
phát triển nông thôn.
b) Tổ chức lấy ý kiến của người dân trong thôn tham gia góp ý vào bản quy hoạch, bản đề
án xây dựng NTM chung của xã theo yêu cầu của Ban quản lý xã.
d) Tổ chức vận động nhân dân tham gia phong trào thi đua giữa các xóm, các hộ tập trung
cải tạo ao, vườn, chỉnh trang cổng ngõ, tường rào để có cảnh quan đẹp. Tổ chức hướng dẫn
và quản lý vệ sinh môi trường trong thôn; cải tạo hệ thống tiêu, thoát nước; cải tạo, khôi
phục các ao hồ sinh thái; trồng cây xanh nơi công cộng, xử lý rác thải.
Điều 8. Lập, thẩm định và phê duyệt đề án xây dựng NTM của xã
2. Đề án xây dựng NTM của xã bắt buộc phải được người dân, cộng đồng và các đối tượng
có liên quan khác tham gia, đóng góp ý kiến. Quy trình lấy ý kiến của cộng đồng nhân dân
như sau:
Sau khi Ban quản lý xã dự thảo xong đề án (bao gồm cả danh mục các công trình, dự án và
kế hoạch tổng thể thực hiện), bản dự thảo đề án được công bố công khai tại trụ sở UBND xã
và được chuyển cho các trưởng thôn để chủ trì tổ chức họp với tất cả các hộ dân trong thôn,
có sự tham gia của các đoàn thể xã hội để thảo luận lấy ý kiến đóng góp. Các ý kiến đóng
6 | Page

Biên soạn: Phan Ngụy Trường



Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

góp của nhân dân được ghi thành biên bản và được chuyển tới Ban quản lý xã và Hội đồng
Nhân dân xã. Trong vòng 15 ngày sau khi bản dự thảo đề án được công bố công khai và sau
khi đã họp lấy ý kiến nhân dân, Hội đồng Nhân dân xã tổ chức cuộc họp nghe ý kiến đại
diện các thôn, ý kiến giải trình, tiếp thu của Ban quản lý xã, trên cơ sở đó ban hành Nghị
quyết thông qua đề án hoặc yêu cầu Ban quản lý xã chỉnh sửa một số nội dung cho phù hợp.
Điều 9. Quy trình lập kế hoạch đầu tư thực hiện đề án xây dựng NTM
e) Khung thời gian xây dựng kế hoạch NTM nên phù hợp với khung thời gian xây dựng kế
hoạch kinh tế xã hội (hàng năm và 5 năm).
Điều 19. Trách nhiệm của UBND các cấp
3. UBND các xã: Lãnh đạo Ban quản lý xã, Ban Phát triển thôn hoàn thành các nhiệm vụ
quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 4 của Thông tư này.



Quyết định số …..QĐ-UBND ngày…. của UBND tỉnh …về…



NQ số …. của HĐND tỉnh… về ….

Quy định thực hiện cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2012-2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND ngày 24/5/2012
của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Điều 4. Hỗ trợ thu gom, xử lý rác thải
Điều 5. Hỗ trợ xây mới, cải tạo rãnh thoát nước thải
Điều 6. Hỗ trợ xây dựng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang nhân dân
Điều 7. Hỗ trợ xây dựng công trình xử lý chất thải trong khu chăn nuôi tập trung

Điều 8. Hỗ trợ xây mới, cải tạo công trình cấp nước tập trung
Điều 9. Hỗ trợ xây mới, cải tạo công trình cấp nước và công trình vệ sinh trường mầm non,
tiểu học, trung học cơ sở và trạm y tế
Điều 10. Một số hạng mục hỗ trợ khác
Điều 16. Trách nhiệm của các cấp, các ngành
11. Ủy ban nhân dân các xã: Lồng ghép và huy động các nguồn lực tổ chức thực hiện thu
gom, xử lý rác thải; xây mới, cải tạo rãnh thoát nước thải; xây dựng, cải tạo hạng tầng kỹ
thuật nghĩa trang nhân dân; xây dựng công trình xử lý nước thải khu chăn nuôi tập trung.
12. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức chính trị xã hội và đại diện của cộng đồng dân
cư: Thực hiện giám sát cộng đồng theo quy định hiện hành; Tổ chức tuyên truyền, vận động
nhân dân, các tổ chức, cá nhân trong huy động vốn đóng góp.



Hướng dẫn lập kế hoạch KT-XH của tỉnh, huyện năm 2012



Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND xã về….



Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới của xã giai đoạn 2011-2020.
7 | Page

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã


Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020 của xã.



4. Thông tin phục vụ lập kế hoạch quản lý môi trường xã
-

Tìm hiểu tổng quan về hiện trạng môi trường xã thông qua các tài liệu sẵn có như các
báo cáo đánh giá môi trường chuyên sâu hay báo cáo đánh giá môi trường hàng năm
(nếu có); Báo cáo kinh tế xã hội hàng năm; các số liệu thống kê hàng năm của xã liên
quan đến tình trang sử dụng nước sạch và nhà vệ sinh; tình hình chăn nuôi và sản xuất,
nhất là chăn nuôi tập trung như trang trai hay gia trại; các cơ sở cơ khí, đồ thủ công
mỹ nghệ, thu gom và sơ chế phế liệu…; các cơ sở công nghiệp trong địa bàn hay tình
trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp.

-

Đánh giá nhanh môi trường nông thôn có sự tham gia thông qua sử dụng một số công
cụ như bản đồ xã/thôn; sơ đồ lắt cắt; phân tích cây vấn đề; phân tích vai trò giới và
phân tích các bên liên quan. Đánh giá này được thực hiện tại hiện trường thông qua
các cuộc họp nhóm với đại diện người dân tại cấp thôn/xóm và đại diện chính quyền
và các ban ngành, đoàn thể liên quan tại cấp xã.

-

Bản kế hoạch phải được xây dựng dựa trên một khung kế hoạch thống nhất từ cấp
thôn/xóm tới cấp xã và nó phải có sự gắn kết chặt chẽ với các chương trình/đề án quản
lý môi trường của tỉnh, huyên hay Quốc gia. Trong khuôn khổ này bản kế hoạch cần
áp dụng bộ tiêu chí 17 của chương trình Nông thôn mới.


Biểu1: Gợi ý thu thập thông tin lập kế hoạch môi trường xã
Stt Nội dung tiêu
chí NTM
1

Hiện trạng sử
dụng nước sạch
và nhà vệ sinh tại
thôn, xã.

8 | Page

Các thông tin cần thu thập
Nước sinh hoạt, nhà vệ sinh hộ gia đình?
-

Số hộ/tỷ lệ sử dụng nước sạch (nước máy)? Sử dụng
nước hợp vệ sinh (nước mưa, giếng đào, giếng khoan
có bể lọc)?

-

Số hộ/tỷ lệ sử dụng nhà vệ sinh tự hoại? Nhà vệ sinh
hai ngăn?

-

Đâu là nguyên nhân, khó khăn dẫn đến các hộ không
có nước hợp vệ sinh sử dụng?


-

Khó khăn nào trong việc xây dựng nhà vệ sinh hợp
tiêu chuẩn?

-

Mong muốn của các hộ gia đình là gì?

-

Thôn/ xã đã có chủ chương, kế hoạch nào trong việc
Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

xây dựng, cải tạo hệ thống nước sinh hoạt chưa?
-

Thôn/xã đã có chủ chương, kế hoạch nào trong việc
hỗ trợ cải tạo nhà vệ sinh hộ gia đình chưa?

-

Ai là người chịu trách nhiệm chính cho từng vấn đề
trên?

Nước sinh hoạt, nhà vệ sinh nơi công cộng


2

3

Tình trạng quản
lý và sử dụng
nghĩa trang, đặc
biệt là ngĩa trang
nhân dân (nghĩa
địa) trên địa bàn
thôn, xã.

Các cơ sở sản
xuất kinh doanh

-

UBND xã, Trường học, Trạm xá, Chợ, Nhà văn hóa
thôn…đã có hệ thống nước sinh hoạt hợp vệ sinh
chưa? Nếu có ở mức độ/loại nào?

-

UBND xã, Trường học, Trạm xá, Chợ, Nhà văn hóa
thôn…đã có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn chưa? Nếu
có ở loại hình nào? Có đáp ứng được nhu cầu sử
dụng không? (Nhất là với trường học, chợ).

-


Mong muốn của nhà trường…là gì?

-

Trường/ xã đã có chủ chương, kế hoạch nào trong
việc xây dựng, cải tạo hệ thống nước sinh hoạt và
nhà vệ sinh chưa?

-

Hiện nay xã có mấy nghĩa trang nhân dân? Chúng
nằm ở đâu? Có tình trạng chôn cất rải rác không
đúng nơi quy định không?

-

Các nghĩa trang, nơi chôn cất này có ảnh hưởng gì
đến đời sống của người dân không? (Ngấm vào
mạch nước ngầm, mùi khó chịu? gây tâm lý hoang
mang sợ hãi…?).

-

Các nghĩa trang hiện nay có thuận lợi, phù hợp
không? Chúng cần được cải tạo, nâng cấp gì?

-

UBND xã đã có chủ chương, kế hoạch di dời hay cải
tạo chưa? Cụ thể?


-

Hiện nay trong xã/thôn có các loại hình/cơ sở sản
xuất nào sau đây không: các nhà máy; trang trại chăn

nuôi, cơ sở cơ khí, cơ sở thu gom và sơ chế phế liệu, cơ sở
làm đò thủ công mỹ nghệ, cơ sở chế biến nông sản, lò
mổ…?

9 | Page

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

4

5

Các hoạt động
bảo vệ và phát
triển môi trường
cộng đồng

Quản lý rác thải
sinh hoạt, chất
thải chăn nuôi
và rác thải nông

nghiệp

-

Nếu có, mỗi loại hình có bao nhiêu cơ sở? các cơ sở ấy
được phân bố/nằm ở đâu trong thôn/xã?

-

Cơ sở nào đang/ có nguy cơ gây ONMT nhiều nhất? ảnh
hưởng cụ thể của chúng là gi?

-

Đã có cơ sở gây ô nhiễm nào được xử lý chưa? Xử lý như
thế nào? Ai xử lý?

-

Hiện nay còn có cơ sở nào cần được xử lý? Nên xử lý như
thế nào?

-

Các cơ sở này có đóng góp phí quản lý môi trường cho
địa phương không?

-

UBND xã đã có chủ chương, kế hoạch gì để quản lý môi

trường các cơ sở này chưa?

-

Nếu chưa, nên làm gì và làm như thế nào để giải quyết
tình trạng này?

-

Tình hình môi trường chung (nơi công cộng: đường
làng ngõ xóm, cống rãnh, ao hồ…) của thôn/xã?

-

Có các hoạt động/phong trào khai thông cống rãnh,
phát quang bụi dậm, quét dọn ngõ xóm không?
Phạm vi và tần xuất?

-

Có các phong trào trồng cây xanh, dọn dẹp ao hồ
nơi công cộng không?

-

Người dân có tham gia nhiệt tình không?

-

Thôn/xã đã có đội/tổ vệ sinh không?


-

Ai là người tổ chức? Đâu là những khó khăn trong
công tác tổ chức và giải pháp là gì?

-

Tình hình môi trường của thôn/xã hiện nay ra sao?

-

Ô nhiễm nào nghiêm trọng nhất tại thôn xã (nước,
đất, không khí, tiếng ồn…)?

-

Những nguyên nhân chính gây ra tình trang trên?

Rác thải sinh hoạt
10 | P a g e

Hiện nay rác thải sinh hoạt được các hộ gia đình xử
Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

lý như thế nào?
-


Đã có đội thu gom rác ở các thôn và HTX môi
trường xã chưa? Nếu có các đơn vị này có đủ
phương tiện và kỹ năng để hoạt động?

-

Đã có điểm tập kết rác ở thôn và bãi rác của xã
chưa?

-

Nếu đã có, có đáp ứng được nhu cầu của các hộ gia
đình không?

-

Các hộ gia đình có phải đóng phí môi trường không?
Mức phì đó có hợp lý và đủ để dịch vụ thu gom rác
hoạt động?

-

UBND xã đã có quy hoạch, chủ chương, kế hoạch
quản lý chất thải chưa? Cụ thể?

Chất thải chăn nuôi
-

Hiện nay tại thôn/xã phát triển loại hình chăn nuôi

nào là chủ yếu?

-

Quy mô chăn nuôi ra sao?

-

Các chuồng trại (nhất là với các gia trại) có được
xây dựng đúng tiêu chuẩn?

-

Phân và nước thải gia súc, gia cầm được xử lý như
thế nào?

-

Xã đã có khu chăn nuôi tập trung chưa? Nếu có thì
có bất cập gì trong quản lý môi trường không? Nếu
chưa thì chủ chương, kế hoạch ra sao?

Rác thải nông nghiệp

11 | P a g e

-

Hiện nay các hộ gia đình trong thôn/xã canh tác cây
gì là chủ yếu?


-

Tình trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật trong sản xuất?

-

Sau khi phun xong các bình thuốc được vệ sinh ở đâu
và như thế nào?
Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

6

Vấn đề chung

12 | P a g e

-

Các bao bì, chai lọ…thuốc BVTV được xử lý như thế
nào? ở đâu? (nhất là với các chai thủy tinh).

-

Thôn/xã đã có địa điểm tập kết và tiêu hủy bao
bì…tại các khu vực canh tác chưa?


-

Các hộ gia đình có được tập huấn, truyền thông?

-

Nội dung và cách thức thực hiện?

-

Ai tổ chức và thực hiện? khi nào? ở đâu? qui mô và
tần xuất?

-

Phụ nữ đóng vai trò gì trong việc gây ONMT và chịu
ảnh hưởng của ONMT?

-

Hiện nay xã đã có chủ chương, kế hoạch cụ thể nào
trong việc quản lý môi trường? (Đề án NTM? kế
hoạch phát triển KT-XH hàng năm/5 năm? Nghị
quyết của Đảng ủy, HDND xã…?).

-

Cơ quan, đơn vị nào trong xã chịu trách nhiệm chính
trong xây dựng chính sách, kế hoạch môi trường?

Ban ngành đoàn thể nào đóng vai trò tích cực nhất
trong việc tham gia/hỗ trợ xây dựng các chính sách
này?

-

Để một kế hoạch môi trường được triển khai nó cần
được thông qua các bước nào? Ai là người phê duyệt
cuối cùng và ai lài người tổ chức thực hiện?

-

Các nguồn kinh phí chính để thực hiện kế hoạch có
thể lấy từ đâu? tỷ lệ % cho từng nguồn?

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

Phần 2: Quy trình lập kế hoạch môi trường xã
Sơ đồ 1: Quy trình lập kế hoạch môi trường xã

1

Thành lập
nhóm
điều phối
LKH MT
cấp xã


2

Nghiên
cứu các
tài liệu
sẵn có

3

4

Tổ chức
các cuộc
họp đánh
giá nhanh
hiện trạng
MT
thôn/xóm

Họp nhóm
điều phối
LKH cấp
xã để phác
thảo kế
hoạch MT


13 | P a g e


5

Tổ chức
cuộc họp
với các bên
liên quan
để Lập kế
hoạch
quản lý MT


6

Nhóm điều
phối LKH
chỉnh sửa
và bổ sung
theo góp ý
của các bên
liên quan

7

Tham
vấn ý
kiến
người
dân tại
các thôn
xóm


8

Hoàn
thiện và
Trình,
HDND,
UBND
Phê
duyệt

9

Triển
khai kế
hoạch

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã



Bước 1: Thành lập nhóm điều phối LKH cấp xã
Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng ủy và HDND xã về định hướng phát triển KT-XH 5 năm
(kế hoạch phát triên KTXH 5 năm), LKH phát triển KTXH hàng năm, Đề án xây dựng Nông
thôn mới của xã; UBND xã ra quyết định thành lập nhóm điều phối LKH MT cấp xã bao gồm
các thành phần chủ chốt sau:




-

Chủ tịch hoặc PCT UBND xã

-

Cán bộ Địa chính - Môi trường xã

-

HTX dịch vụ môi trường (nếu có)

-

Mặt trận tổ quốc

-

Hội phụ nữ

-

Đại diện thôn xóm (01 người, tốt nhất vừa là trưởng thôn vừa là đại biểu HDND)

-

Đại diện cơ sở sản xuất kinh doanh (01)


Bước 2: Nghiên cứu các tài liệu có sẵn liên quan đến quản lý môi trường xã/thôn
Nhóm điều phối LKH MT cần quan tâm nghiên cứu một số tài liệu sau:
- Các báo cáo đánh giá hiện trạng MT tại địa phương (nếu có).
- Báo cáo kinh tế xã hội 2 năm gần nhất.
- Kế hoạch phát triển KT-XH năm tiếp theo (đặc biệt kế hoạch phát triển KT-XH 5
năm nếu có).
- Nghị quyết liên quan của Đảng ủy, UBND và Hội đồng nhân dân xã.
- Đề án Nông thôn mới của xã.
- Các chính sách môi trường của tỉnh, huyện.



Bước 3: Đánh giá nhanh hiện trạng môi trường tại các thôn/xóm
Tổ chức các cuộc họp tại thôn với sự tham gia của đại diện các hộ gia đình, các đoàn
thể xã hội thôn và cơ sở sản xuất-kinh doanh đóng trên địa bàn để đánh giá hiện trạng
môi trường thôn/xóm. Quá trình đánh giá có thể sử dụng một số công cụ đánh giá
nhanh nông thôn có sự tham gia sau1:
-

Quan sát hiện trường

-

Vẽ sơ đồ thôn/ xã

-

Sơ đồ mặt cắt

1


Xem hướng dẫn cụ thể ở “Phần 3: Một số công cụ hỗ trợ thu thập thông tin và lập kế hoạch”; tuy nhiên không
nhất thiết phải sử dụng tất cả các công cụ này và có thể xem công cụ phân tích cây vấn đề và các bên liên quan
như các công cụ chính kết hợp với các thông tin thu thập được ở bước 1.
14 | P a g e

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã



-

Phân tích cây vấn đề

-

Phân tích vai trò giới

-

Phân tích các bên liên quan

Bước 4: Phác thảo kế hoạch quản lý môi trường cấp xã
Sau khi thu thập và phân tích các thông tin thu được từ bước 2 và bước 3, Nhóm điều
phối LKH MT xã họp lại để cùng nhau:




-

Xác định mục tiêu và các chỉ tiêu cần đạt được.(Dựa trên tiêu chí 17 của chương
trình NTM)

-

Thảo luận và thống nhất khung kế hoạch hành động quản lý MT cấp xã2.

-

Xác định các hoạt động, thời gian và địa điểm triển khai, trách nhiệm của các bên
liên quan và ngân sách thực hiện (nguồn ngân sách được lấy từ đâu. Nếu không có
con số cụ thể thì nên ước lượng % mỗi nguồn có chiến dịch huy động đóng góp).

Bước 5: Tổ chức hội nghị lập kế hoạch hành động quản lý môi trường xã
Tổ chức cuộc họp với sự tham gia của Đảng ủy, HDND, UBND xã và các ban
ngành/đoàn thể liên quan như cán bộ địa chính-môi trường, cán bộ nông nghiệp;
MTTQ, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội CCB, HTX môi trường,
BQL chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh, Trường học, Trạm y tế…và đại diện các thôn
xóm nhằm:



-

Chia sẻ kết quả đánh giá và các đề xuất giải pháp, hành động từ các thôn/xóm.

-


Tham vấn ý kiến của tất cả thành phần tham dự, nhất là các tổ chức xã hội và đơn
vị sự nghiệp về tình trạng môi trường địa phương và định hướng can thiệp.

-

Thảo luận và thống nhất bản dự thảo kế hoạch quản lý môi trường xã.

Bước 6: Chỉnh sửa và bổ sung
-



2

Nhóm điều phối LKH MT họp để chỉnh sửa và bổ sung kế hoạch dựa trên góp ý từ
hội nghị tham vấn.

Bước 7: Tổ chức các cuộc họp tham vấn với người dân và các tổ chức xã hội thôn
-

Giới thiệu mục đích của việc lập kế hoạch và các bước đã triển khai để có được
bản kế hoạch hiện tại.

-

Giới thiệu tổng quan về bản kế hoạch đã được xây dựng.

Xem Phần 3, công cụ số 6: Khung kế hoạch quản lý môi trường xã
15 | P a g e


Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã





-

Lấy ý kiến cho từng chỉ tiêu, hoạt động trong bản kế hoạch.

-

Rà soát và xác định lần cuối khi tất cả các tiêu chí, hoạt động đã được thảo luận.

-

Đọc biên bản cuộc họp và các đại diện ký vào biên bản.

Bước 8: Hoàn thiện và phê duyệt
-

Nhóm điều phối LKH họp để điều chỉnh và hoàn thiện.

-

Trình HDND và UBND xã phê duyệt.


Bước 9: Tổ chức thực hiện
-

UBND xã ra quyết định phân công trách nhiệm cho các bên liên quan.

-

Dự án SYNERGIES (các đối tác địa phương) hỗ trợ UBND xã triển khai một số
hoạt động trong kế hoạch môi trường xã phù hợp với hỗ trợ của Dự án:
o Tập huấn kiến thức cơ bản và các văn bản pháp luật, chính sách về môi trường
BDKH
o Tập huấn kiến thức và kỹ năng cho truyền thông viên xã, thôn.
o Hỗ trợ các TTV truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân.
o Hỗ trợ thực hiện một số mô hình điểm dựa trên sáng kiến cộng đồng.
o Hỗ trợ thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ dự án nhỏ.
o Tổ chức các hội nghị đối thoại chính sách, các chuyến than quan học hỏi kinh
nghiệm.

16 | P a g e

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

Phần 3: Công cụ đánh giá nhanh
có sự tham gia trong lập kế hoạch
I. Sơ lược về đánh giá nhanh có sự tham gia
1. Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA)

Là cách tiếp cận và phương pháp luận giúp cho người dân nông thôn có khả năng chia sẻ, củng
cố và phân tích những hiểu biết của họ về cuộc sống, điều kiện sống để lập kế hoạch và cùng
nhau hành động nhằm đạt được mục tiêu chung. (Robert Chamber)
2. Tại sao cần sử dụng PRA trong lập kế hoạch môi trường

-

Người dân là người hiểu rõ vấn đề nhất vì chính họ là một trong những tác nhân gây ra
tình trạng ô nhiễm môi trường và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc môi trường bị ô
nhiễm song cũng chính họ là người đóng vai trò quan trọng và có trách nhiệm trong
việc giảm thiểu ô nhiễm và tao ra một môi trường sống khỏe mạnh. Người hiểu rõ rất
sẽ là người đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

-

Quản lý môi trường cần một nỗ lực tập thể do vậy việc tạo môi trường thuận lợi để
người dân- nhất là nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương- ngồi lại với nhau để chia sẻ, học
hỏi và giải quyết những mối quan tâm chung của chính họ.

-

Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội cơ sở trong việc đối thoại, xây dựng
chính sách và giải quyết các vấn đề môi trường địa phương.

-

Quá trình thảo luận, trao đổi giúp các bên liên quan có nhận thức chung và sự đồng
thuận trong suy nghĩ, hành động. Qua đó cũng nâng cao năng lực, tính tự chủ, trách
nhiệm/sự cam kết, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý
Nhà nước.

Chính vì vậy việc sử dụng PRA thể hiện được Quyền được tham gia của người dân và
xã hội dân sự vào quá trình xây dựng chính sách nhằm đảm bảo sự phù hợp, công
bằng, bình đẳng và bền vững trong phát triển kinh tế-xã hội.

3. Những nguyên tắc của PRA

-

Bỏ qua tối ưu: những gì không liên quan và không cần thiết thì không cần tìm hiểu và
chỉ tập trung trao đổi, tìm hiểu những thông tin cần thiết/liên quan trực tiếp đến vấn đề
17 | P a g e

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

đang thảo luận. Không cần thiết nhiều số liệu thống kê phức tạp và quá chi tiết cho các
nhiên cứu PRA.
-

Kiểm tra chéo/tam giác: các thông tin được thu thập và kiểm chứng không chỉ qua
một nguồn hay công cụ duy nhất mà chúng có thể được thu thập, phân tích từ các
nguồn/nhóm khác nhau bằng các công cụ khác nhau để chúng đảm bảo có độ tin cậy
nhất định.

-

Sự tham gia: mọi người đều có quyền nêu ý kiến, bày tỏ quan điểm mà không quan
tâm đến vị trí, học vấn, giới tính hay tình trạng kinh tế, xã hội của họ. Tất cả các ý kiến

đều được tôn trọng và có giá trị. Bên cạnh đó, chính cộng đồng là người hiểu những
vấn đề của họ nhất do vậy họ sẽ có thông tin nhanh và chính xác nhất về các vấn đề
cũng như có các giải pháp phù hợp cho chính họ.

-

Tiếp cận đa ngành: khi đánh giá cần quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau như thể
chế (chính sách), kinh tế, văn hóa, xã hội, giới…trong mối tương quan với môi trường
để đảm bảo có cái nhìn tổng thể về vấn đề và có các giải phát toàn diện, thống nhất.

-

Cân bằng/loại bỏ định kiến: không cho rằng mình giỏi hơn người yếu thể để áp đặt ý
kiến với họ; không coi trọng ý kiến của một số người có ảnh hưởng mà bỏ qua ý kiến
của những người yếu thế mà ngược lại cần khuyến khích để nhóm yếu thể, dễ bị tổn
thương đưa ra ý kiến của họ. Các cuộc họp cần có sự tham gia của các nhóm thiệt thòi
nhất.

-

Linh hoạt và không bắt buộc: các công cụ mang tính “bán cấu trúc’ nên cần được sử
dụng một cách linh hoạt chứ không nhất thiết phải áp dụng một cách cứng nhắc các
trình tự đã định sẵn. Dựa vào bối cảnh cụ thể để sử dụng công cụ cho phù hợp chứ
không phải áp đặt công cụ vào bối cảnh.

-

Phối hợp các kỹ thuật/công cụ: trong quá trình đánh giá cần sử dụng một số công cụ
khác nhau để đảm bảo thông tin được thu thập đầy đủ và có thể kiểm chứng lẫn nhau.
Các kỹ thuật cũng có thể được sử dụng một cách linh hoạt để đảm bảo thông tin được

trao đổi một cách hiệu quả nhất. (Nên sử dụng các công cụ hỗ trợ trực quan để có thể
sử dụng trong suốt quá trình làm việc).

4. Một số công cụ PRA sử dụng trong lập kế hoạch môi trường thôn, xã

18 | P a g e

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

-

Nghiên cứu các tài liệu sẵn có3

-

Vẽ bản đồ xã

-

Vẽ sơ đồ lát cắt

-

Phân tích cây vấn đề

-


Phân tích vai trò giới

-

Phân tích các bên liên quan

-

Phỏng vấn sâu

5. Đối tượng khảo sát, đánh giá



Các cuộc họp cấp thôn/bản

-

Mỗi thôn/xóm tổ chức một cuộc họp.

-

Mỗi cuộc họp không nên quá 20 người tham dự.

-

Người tham dự cần có ½ nam và ½ nữ.

-


Có đại diện của các lứa tuổi khác nhau (tránh tình trạng do người già ít việc nên để toàn người
già đi họp).

-

Có đại diện của các hộ gia đình khá giả, trung bình và hộ nghèo.

-

Có dại diện của các cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại/gia trại chăn nuôi, người sản xuất
nông nghiệp…



Các cuộc họp cấp xã

-

Đại diện Đảng ủy, UBND, HDND xã.

-

Cán bộ Địa chính-Môi trường, Nông nghiệp, Lao động -xã hội.

-

MTTQ, Hội PN, Hội ND, Hội CCB, Đoàn TN.

-


HTX môi trường, Trạm y tế, Trường học, Ban quản lý chợ.

-

Các trưởng thôn.

6. Những nhóm thông tin cần thu thập4
-

3
4

Thông tin về hiện trạng sử dụng nước sạch và nhà vệ sinh của thôn, xã; cả ở các hộ gia đình và
nơi công cộng.

Đã nêu ở phần trên
Xem bản hướng dẫn chi tiết ở phần 1
19 | P a g e

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

-

Thông tin về tình trạng quản lý và sử dụng nghĩa trang, đặc biệt là ngĩa trang nhân dân (nghĩa
địa) trên địa bàn thôn, xã.

-


Thông tin về các cơ sở sản xuất kinh doanh (các nhà máy; trang trại chăn nuôi, cơ sở cơ khí,
cơ sở thu gom và sơ chế phế liệu, cơ sở làm đò thủ công mỹ nghệ, cơ sở chế biến nông sản, lò
mổ…) đang gây ô nhiễm môi trường hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường tại thôn, xã.

-

Thông tin về các hoạt động, phong trào vệ sinh môi trường thôn xóm như tổ chức vệ sinh tập
thể, phát quang bụi dậm và khai thông cống rãnh, trồng cây xanh nơi công cộng, cải tạo các
khu ao hồ…

-

Tình trạng quản lý rác thải sinh hoạt, rác thải/chất thải chăn nuôi và rác thải nông nghiệp.

II. Một số công cụ đánh giá nhanh có sự tham gia
Công cụ 1: vẽ sơ đồ xã/thôn


Sơ đồ xã/thôn là gì?

Sơ đồ xã/thôn là một công cụ dùng đề định vị các vị trí/địa điểm cốt yếu và xác định các
vấn đề môi trường liên quan để phân tích, đánh giá thực trạng môi trường…phục vụ cho
việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường thôn, xã.
Vẽ sơ đồ xã/thôn được thực hiện bởi một nhóm người (tham gia cuộc họp) có liên quan
trực tiếp đến vấn đề thảo luận dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của người điều hành cuộc họp.



Sử dụng sơ đồ thôn/xã để làm gì?


20 | P a g e

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

-

Định vị các vị trí, địa điểm cơ bản về cơ sở hạ tầng và văn hóa- xã hội, cảnh quan…
của xã/thôn.

-

Đánh giá, phân tích thực trạng môi trường của xã/thôn để xác định những khó khăn,
tồn tại và giải pháp khắc phục

-

Làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường xã/thôn.



Cách thức tiến hành

Quá trình thực hiện công cụ này bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị các vật liệu, công cụ hỗ trợ cần thiết
o Các vật liệu như phấn viết/bút dạ (các màu khác nhau), giấy khổ lớn (Ao), băng
dính giấy/ghim…cần được chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt đầu cuộc họp.

Bước 2: Giải thích ý nghĩa, mục đích của việc sử dụng công cụ
o Công cụ này được sử dụng để xác định các điểm nóng môi trường tại xã/thôn; qua
đó giúp mọi người thấy được đâu là khu vực đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất để
cùng nhau tòm ra nguyên nhân, giải pháp giải quyết chúng.
Bước 3: Lựa chọn người dẫn dắt nhóm
o Có thể chia làm 2-3 nhóm, mỗi nhóm từ 5 – 7 người, bao gồm cả nam và nữ, có
đại diện của các thành phần khác nhau. Nếu thời gian hạn chế thì không nhất thiết
phải chia thành các nhóm nhỏ mà có thể cả nhóm lớn cùng làm.
o Mời người nào có khả năng vẽ tốt và có hiểu biết về địa bàn làm người dẫn dắt
nhóm.
o Thống nhất rằng tất cả các thành viên trong nhóm cùng phải tham gia vào suốt quá
trình vẽ bản đồ.
Bước 4: Chọn địa điểm, không gian phù hợp
o Nếu vẽ dưới sàn nhà, mặt đất thì cần chọn địa điểm bằng phẳng, dễ quan sát và di
chuyển thuận lợi để mọi người đều có thể tham gia.

21 | P a g e

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

o Nếu vẽ trong phòng, với nhóm lớn thì cần treo/dán giấy Ao lên bảng/tường phẳng,
nơi tất cả người tham dự dẽ dàng quan sát. Cũng cần có lối đi đủ rộng để mọi
người có thể đi lại dễ dàng khi họ có nhu cầu vẽ/điền thông tin vào bản đồ.
Bước 5: Cách vẽ sơ đồ
Phác hoạ sơ đồ lên mặt đất/giấy theo thứ tự:
o Thống nhất các ký hiệu được sử dụng để thể hiện trên sơ đồ: ví dụ ngôi sao là
UBND xã, quyển sách là trường học, dấu + là trạm y tế; màu đỏ đậm là khu vực bị

ô nhiễm nặng về rác thải, màu đen đậm ô nhiễm nước….
o Xác định phương hướng: xã thôn nằm theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc; TâyNam, Đông-Bắc?
o Xác định vật chuẩn: UBND, Trường cấp II, Chợ…? Nên lấy một nơi trung tâm để
dễ hình dung các khu vực còn lại.
o Vẽ hệ thống đường giao thông chính và các khu vực hành chính của xã/thôn.
o Xác định vị trí các công trình công cộng, khu vực cảnh quan đặc trưng của xã/thôn.
o Thể hiện ký hiệu, chú thích trên sơ đồ.
Ghi chú: nếu chưa quen vẽ bản đồ, trước hết nên vễ lên đất/nền nhà/giấy A4 sau đó
mới vẽ lên giấy A0, đây là quá trình chuyển sơ đồ đã phác hoạ vào giấy khổ lớn để có
thể mọi người cùng quan sát và thảo luận. Tuy nhiên, cách này sẽ mất nhiều thời gian
và hạn chế sự tham gia của mọi người ngay từ đầu nếu vẽ nháp vào giấy A4.
Bước 6: Tiến hành thảo luận phân tích thực trạng môi trường xã/thôn
Lần lượt thảo luận để phân tích một số khía cạnh dưới đây:
o Đâu là những khu vực bị ô nhiễm? Khu vực nào bị ô nhiễm nhiều nặng nhất?(đánh
dấu các khu vực bị ô nhiễm vào bản đồ theo ký hiệu đã chọn).
o Bị ô nhiễm từ khi nào?
o Nguyên nhân nào gây ra ô nhiễm cho từng khu vực cụ thể? Nhất là các khu vực bị
ô nhiễm mặng?
o

Ô nhiễm tại mỗi khu vực có ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của người dân?

o Ai là người phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ mỗi khu vực bị ô nhiễm?
o Làm thế nào để giải quyết từng khu vực/loại ô nhiễm?
22 | P a g e

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã


o Ai làm và khi nào làm?
o Kinh phí ở đâu?
Lưu ý:
-

Nếu sử dụng cả công cụ phân tích cây vấn đề hay sơ đồ lắt cắt thì chỉ
cần thảo luận nhanh về 3 khía cạnh đầu.

-

Trước khi đánh giá cán bộ hỗ trợ/thúc đẩy viên phải tìm hiểu các tài
liệu có sẵn trước để biết được tình hình thực tế, văn hóa-xã hội, hướng
phát triển kinh tế xã hội của địa phương, và phải đi đúng hướng chính
sách phát triển của địa phương.

Công cụ 2: Vẽ sơ đồ mặt cắt


Sơ đồ mặt cắt là gì?

Sơ đồ mặt cắt (lát cắt) là công cụ để phân tích vấn đề môi trường theo lát cắt ngang xuyên
qua một khu vực địa lý/địa bàn cụ thể.
Thông thường sơ đồ mặt cắt được vẽ lên khổ giấy lớn (Ao) bên trên là mặt cắt ngang qua
khu vực địa lý thể hiện các đặc điểm quan trọng của khu vực đó (như khu kênh mương,
đồng ruộng, chăn nuôi, cơ sở SXKD, nhà máy, khu dân cư…) và bên dưới mặt cắt là ma
trận thể hiện các thông tin cơ bản về hiện trạng ONMT tại mỗi khu vực cụ thể với các
nguyên nhân và hàng động, giải pháp để khắc phục.




Sử dụng sơ đồ mặt cắt để làm gì?
23 | P a g e

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã

-

Để khảo sát nhanh hiện trạng môi trường thôn, xã tại một địa điểm và thời điểm nhất
định. Quá trình đi lát cắt sẽ cho người tham gia quan sát trực tiếp những đặc điểm cơ
sở hạ tầng, cơ sở sản xuất-chăn nuôi, các khu vực công cộng và cả khu vực sinh sống
của các hộ gia đình, qua đó cho phép vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về hiện trạng
môi trường trong thôn, xã.

-

Để người tham gia nhóm khảo sát chứng kiến những gì đang diễn ra xung quang cuộc
sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của họ và các hoạt động đó có ảnh hưởng đến
môi trường như thế nào?

-

Là cơ hội để các bên tham gia khảo sát trao đổi, đối thoại với nhau về nguyên nhân
của vấn đề và tìm giải pháp chung để giải quyết chúng.




Cách thức tiến hành
o Bước 1: Giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của công cụ và cách thức sử dụng công cụ
o Bước 2: Chọn mặt cắt cần khảo sát
Phác thảo sơ đồ thôn, xã lên bảng hoặc giấy khổ lớn sau đó thống nhất mặt cắt cần
đi với cả nhóm. Nên chọn mặt cắt nào có thể đi qua được nhiều nhất các khu
vực/đặc điểm cần quan sát cũng như nên đi từ cao xuống thấp để phù hợp hơn với
các khai cạnh ONMT.
o Bước 3: Thành lập nhóm và chuẩn bị các công cụ


Nếu phạm vi địa bàn rộng, địa hình phức tạp mà đi một mặt cắt không thể đánh giá
được hiện trường một cách tổng thể thì nên chia làm 2 nhóm khác nhau, và mỗi
nhóm cần đảm bảo các thành phần khác nhau tham gia để đảm bảo tính đại diện/đa
dạng các ý kiến. Lưu ý là các nhóm không được đi cùng mặt cắt (cắt dọc hay cắt
ngang).



Cần bầu trưởng nhóm để người này dẫn dắt quá trình thảo luận và một thư ký để
ghi lại những ý kiến chính trong quá trình khảo sát.

24 | P a g e

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường cấp xã




Các công cụ hỗ trợ như bản đồ, giấy bút, công cụ đo đếm, đồ chứ mẫu vật, máy
ảnh…cần được chuẩn bị đầy đủ trước khi xuất phát.

o Bước 4: Thực hiện khảo sát theo mặt cắt
Trong quá trình đi khảo sát nhóm cần lưu ý:


Sơ đồ mặt cắt chỉ được xem như bản nháp/phác thảo và nó sẽ được vẽ lại hoàn
chỉnh khi cả nhóm quay lại địa điểm họp.



Các địa điểm cần được dừng lại thảo quan sát và thảo luận: Nhà máy/xí nghiệp,
công trình xây dựng, cơ sở sản xuất kinh doanh, ao hồ, kênh mương, đồng ruộng,
khu chăn nuôi, khu dân cư, khu công cộng (đặc biệt là trường học, chợ…). Tại bất
cứ địa điểm nào có dấu hiệu ô nhiễm, nhóm cần dừng lại để ghi nhận về hiện trạng
và thảo luận nhanh đâu là nguyên nhân gây ra hiện trạng và hiện trạng ấy có ảnh
hưởng gì tới đời sống và sản xuất của người dân, các hành động đã/đang làm để
giải quyết vấn đề.

o Bước 5: Hoàn chỉnh sơ đồ mặt cắt
Sau khi đi hết mặt cắt nhóm quay trở về hội trường/địa điểm họp để làm một số
công việc sau:


Vẽ bản sơ đồ mặt cắt hoàn chỉnh trên giấy Ao với các ký hiệu đặc điểm từng khu
vực.




Lần lượt mô tả hiện trạng của từng khu vực cụ thể (theo chiều ngang)



Lần lượt phân tích nguyên nhân và đánh giá ảnh hưởng



Đưa ra các giải pháp, hành động cho mỗi vấn đề cụ thể

o Bước 6: tổng hợp các khó khăn và giải pháp làm cơ sở lập kế hoạch hành động

25 | P a g e

Biên soạn: Phan Ngụy Trường


×