BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Chương 4.
PHÂN TÍCH VỐN
VÀ
NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
NỘI DUNG
1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỐN VÀ NGUỒN
VỐN
3. PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG, VỐN LƯU
ĐỘNG RÒNG
4. PHÂN TÍCH CHU KỲ VỐN LƯU ĐỘNG
1. Bảng cân đối kế toán (B01 – DN)
- Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài
chính tổng hợp phản ánh tài sản và
nguồn vốn của doanh nghiệp tại
thời điểm báo cáo ( cuối năm, cuối
quí)
- Bảng cân đối được xem như một
bức ảnh chụp tình hình tài chính của
doanh nghiệp
•
Tổng tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tiền
Đầu tư TC ngắn hạn
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
11.450
Tài sản dài hạn
Tài sản cố định
Đầu tư TC dài hạn
Tài sản dài hạn khác
18.000
Tổng nợ và vốn
Chủ sở hữu
Nợ ngắn hạn
Vay ngắn hạn
Phải trả người bán
Phải trả khác
Quỹ KT và phúc lợi
8.450
Nợ dài hạn
Vay dài hạn
Trái phiếu
2.000
Vốn chủ sở hữu
19.000
1.1 Kết cấu bảng cân đối kế toán
* Phần bên trái ( Tài sản)
Phản ánh giá trị theo sổ sách toàn bộ tài
sản doanh nghiệp đang nắm giữ tại thời
điểm báo cáo.
Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
29.450
=
11.450
+
18.000
* Phần bên trái ( Tài sản)
Tài sản ngắn hạn hay tài sản lưu động
Là đối tượng lao động và các hình thái tồn tại
của nó trong chu kỳ kinh doanh gồm :
- Tiền và các khoản tương đương tiền
- Đầu tư tài chính ngắn hạn
- Nợ phải thu ngắn hạn
- Hàng tồn kho
- Tài sản ngắn hạn khác
• Tài sản ngắn hạn là tài sản có tính thanh
khoản cao, có thể chuyển đổi thành tiền trong
vòng một năm.
• Tài sản ngắn hạn cuối năm N của ABC
Tiền
1.500
Đấu tư TC ngắn hạn
0
Nợ phải thu
2.470
Hàng tồn kho
7.300
Tài sản ngắn hạn khác
180
Tài
sản
ngắn
hạn
11.450
* Phần bên trái ( Tài sản)
Tài sản dài hạn :
Là những tài sản có thời gian sử dụng dài
hơn một năm, tài sản dài hạn bao gồm :
- Tài sản cố định hữu hình và vô hình
- Bất động sản đầu tư
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
- Tài sản dài hạn khác
• Giá trị của tài sản cố định ( nhà xưởng và
thiết bị) là giá trị còn lại trên sổ kế toán – Giá
trị thuần
* Phần bên phải ( nguồn vốn)
Phản ánh các nguồn vốn doanh nghiệp đã sử
dụng để hình thành nên tài sản - Trái quyền đối
với tài sản, bao gồm hai loại : các khoản nợ và
vốn chủ sở hữu. Các khoản nợ chia thành : nợ
ngắn hạn và nợ dài hạn
- Nợ ngắn hạn : Là các khoản nợ có thời hạn
thanh toán trong vòng một năm, bao gồm :
•
Vay và nợ ngắn hạn
•
Phải trả nhà cung cấp
•
Người mua trả tiền trước
•
Nợ tích lũy
•
Quỹ khen thưởng phúc lợi
•
Phải trả khác
* Phần bên phải ( nguồn vốn)
- Nợ dài hạn:
Là các khoản vay dài hạn và trái phiếu
có thời hạn hoàn trả dài hơn một năm
- Nguồn vốn chủ sở hữu:
Là nguồn vốn hình thành từ vốn góp của
chủ sở hữu, các khoản lợi nhuận giữ lại,
các quỹ doanh nghiệp hình thành từ lợi
nhuận sau thuế.
+ Vốn góp của chủ sở hữu : Là số vốn
do chủ sở hữu góp ban đầu và góp bổ
sung trong quá trình hoạt động. Đối với
công ty cổ phần vốn góp là số tiền tính
theo mệnh giá mà cổ đông đã trả cho
công ty khi mua cổ phiếu của công ty.
+ Thặng dư vốn cổ phần
• Là phần chênh lệch giữa tổng số tiền
nhận được theo giá bán với tổng mệnh
giá của cổ phiếu.
• Thặng dư vốn cổ phần có thể thay đổi
khi có sự chênh lệch giá trong hoạt
động mua bán cổ phiếu quỹ, chuyển
thặng dư vốn cổ phần thành vốn đầu tư
khi công ty chia tách cổ phiếu và tăng
vốn điều lệ
+ Vốn khác của chủ sở hữu:
Là nguồn vốn thuộc chủ sở hữu được
hình thành từ các khoản lợi nhuận
chưa phân phối (hoặc lợi nhuận giữ
lại), chênh lệch do đánh giá lại tài sản,
các quỹ doanh nghiệp chưa sử dụng
bao gồm :
• Cổ phiếu quỹ
• Các quỹ doanh nghiệp
• Lợi nhuận chưa phân phối
• Nguồn vốn của ABC cuối năm N
Nợ ngắn hạn
8.450
Nguồn
vốn
dài hạn
21.000
Nợ dài hạn
2.000
Vốn chủ sở hữu
19.000
Nợ
10.450
Nợ
Có thời hạn hoàn trả
Vốn chủ sở hữu
Không có thời hạn hoàn
trả
Phải trả lãi cho các khoản Không trả lãi mà chia lời
tiền vay trừ các khoản
tùy theo kết quả kinh
chiếm dụng
doanh và chính sách cổ
tức từng năm
Lãi vay làm giảm thuế thu Cổ tức trả cho cổ đông
nhập phải nốp
không làm giảm thuế phải
nộp
Chi phí thấp nhưng rủi ro Chi phí cao nhưng rủi ro
cao
thấp
Sự khác biệt giữa nợ và vốn chủ sở hữu
Nguồn ngắn hạn
Nguồn dài hạn
1.Phải trả trong vòng một
năm,do vậy đây là nguồn
vốn không ổn định
1.Thời hạn hoàn trả trên
một năm hoặc không phải
hoàn trả , là nguồn vốn ổn
định
2.Không phải trả lãi cho một 2.Phải trả lãi và cổ tức cho
số khoản nợ ngắn hạn như tất cả các nguồn vốn dài
: nợ thuế nhà nước, nợ
hạn đã sử dung
lương CNV, thu trước tiền
khách hàng
3.Chi phí thấp hơn nguồn
3.Chi phí cao hơn nguồn
vốn dài hạn
vốn ngắn han
4.Chỉ bao gồm các khoản
nợ ngắn hạn
4.Bao gồm cả nợ dài hạn và
vốn chủ sở hựu
Sự khác biệt giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn
vốn dài hạn
2. Phân tích sử dụng vốn và nguồn vốn
2.1 Mục đích :
Nhằm tìm hiểu xem trong kỳ phân tích
doanh nghiệp đã sử dụng vốn làm gì?
Nguồn vốn nào đã được huy động để
tài trợ cho sử dụng vốn? Nguồn vốn sử
dụng là nguồn vốn bên trong hay bên
ngoài? Sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn
theo hướng làm giảm hay tăng rủi ro
cho doanh nghiệp?
• 2.2 Các bước phân tích
• Bước 1. Rút gọn bảng cân đối kế toán
Các chỉ tiêu chi tiết không quan trọng
có tính chất giống nhau sẽ được gộp
chung thành mội chỉ tiêu nhằm giúp
cho việc phân tích đánh giá dễ dàng
hơn. Ví dụ các khoản tiền tại quỹ, tiền
gửi ngân hàng, tiền đang chuyển được
gộp chung thành mục tiền
• Bước 2. Lập bảng kê sử dụng vốn và
nguồn vốn :
Liệt kê sự thay đổi của các khoản mục
tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối
để xếp vào một trong 2 cột “ Sử dụng
vốn” và “nguồn vốn” theo nguyên tắc :
• Nếu tăng tài sản, giảm nguồn vốn thì
ghi vào cột “ sử dụng vốn”
• Nếu giảm tài sản, tăng nguồn vốn thì
ghi vào cột “ nguồn vốn”
Ví dụ :
• Hàng tồn kho tăng từ 300 lên 600
• Phải trải người bán tăng từ 700 lên 800
• Vay ngắn hạn tăng từ 1.200 lên 1.400
• Các mục khác không thay đổi
• Sự thay đổi cho thấy: Trong kỳ công ty
đã sử dụng vốn để dự trữ thêm hàng tồn
kho 300 triệu, để tài trợ cho tồn kho
tăng thêm công ty đã sử dụng các nguồn
sau : Chiếm dụng thêm của người bán
100 triệu, vay thêm từ ngân hàng : 200
triệu
Bảng kê SDV và NV của ABC năm N
Chỉ tiêu
ĐN
CN
SDV NV
1. Tiền
1.000
1.500
500
2.CK phải thu
3.500
2.470
3. Hàng tồn kho
6.000
7.300
TÀI SẢN
4.TS ngắn hạn khác 250
1.030
1.300
180
70
5. Tài sản cố định
16.600 18.000
1.400
Tổng cộng
27.350 29.450
3.200 1.100
CT nguồn vốn
ĐN
CN
1. Vay ngắn hạn
5.350 4.350
2. Phải trả NB
1.700 2.380
3. Phải trả khác
1.300 1.520
4. Quỹ KT& PL
300
200
5. Nợ dài hạn
0
2.000
6. Vốn ĐT chủ sở
15.600 17.080
hữu và quỹ ĐTPT
7.Chênh lệch tỷ giá
0
70
8.LN chưa phân
3.100 1.850
phối
Tổng cộng
27.350 29.450
Tổng cộng SDV và nguồn vốn
SDV
NV
1.000
680
220
100
2.000
1.480
70
1.250
2.350 4.450
5.550 5.550
Bảng phân tích sử dụng vốn và nguồn vốn của
ABC năm N
Sử dụng vốn
Số tiền Tỷ trọng
I Tăng tài sản
3.200
57,66%
1. Tiền
500
9,01%
2. Dự trữ thêm hàng TK
1.300
23,42%
3.XD & mua sắm TSCĐ mới
1.400
25,23%
II. Giảm nguồn vốn
2.350
42,34%
1. Trả bớt vay ngắn hạn
1.000
18,02%
2. Chi phúc lợi và khen thưởng 100
1,8%
3. Trả cổ tức và phân phối LN
1.250
22.52%
Tổng cộng sử dụng vốn
5.550
100%
Nguồn vốn
I. Giảm tài sản
1. Thu hồi nợ phải thu
2. Giảm TS ngắn hạn khác
II. Tăng nguồn vốn
1.Chiếm dụng thêm của NB
2. Chiếm dụng CK khác
3. Vay thêm nợ dài hạn
4. Tăng VĐT của chủ SH
5. Chênh lệch tỷ giá
Tổng cộng nguồn vốn
Số tiền
Tỷ trọng
1.100
1.030
70
4.450
680
220
2.000
1.480
70
5.550
19,82%
18,56%
1,26%
80,18%
12,25%
3,96%
36,04%
26,67%
100%
• Nhận xét :
- Trong năm N ABC đã sử dụng vốn cho các
mục đích sau :
+ Xây dựng và mua sắm TSCĐ mới : 1,4 tỷ
chiếm 25,23% tổng vốn sử dụng.
+ Dự trữ thêm hàng tồn kho : 1,3 tỷ (23,42%)
+ Trả cổ tức và phân phối LN : 1,25 tỷ ( 22,52%)
+ Trả bớt nợ vay ngắn hạn : 1 tỷ (18,02%)
- Vốn tài trợ được huy động từ các nguồn sau :
+ Vay thêm nợ dài hạn : 2 tỷ, tài trợ 36,04%
tổng mức sử dụng vốn
+ Chủ sở hữu góp thêm vốn : 1,48 tỷ (26,67%)
+ Thu hồi nợ phải thu : 1,03 tỷ (18,56%)
+ Chiếm dụng thêm của người bán : 0,68 tỷ
(12,25%)
Tóm lại : Trong năm N, ABC chú trọng sử dụng
vốn đầu tư mở rộng quy mô hoạt động (xây dựng
và mua sắm thêm tài sản cố định và dự trữ thêm
hàng tồn kho)
• Nguồn tài trợ chủ yếu là nguồn vốn dài hạn huy
động từ bên ngoài ( 36,04%) và từ lợi nhuận giữ lại
(26,67%). Điều này là phù hợp với mục tiêu sử
dụng vốn là đầu tư vào tài sản dài hạn
• Việc trả bớt nợ vay ngắn hạn và tăng nguồn vốn
dài hạn làm cơ cấu tài chính thay đổi theo hướng
an toàn hơn.