Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Báo cáo nhập môn CNPM giải số phức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


Báo cáo
Đề tài

Giáo viên hướng dẫn: Phan Phương Lan
Lớp: CT17101
Nhóm thực hiện: Nhóm 01
Nguyễn Tấn Phát B1400715
Nguyễn Đình Trọng B1400736
Nguyễn Hữu Úy B1400739


Trang 2

Mục lục

Cần Thơ, 11/2015

Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Lời mở đầu

Trang i

Lời mở đầu
Thời buổi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu học tập, nghiên cứu,
giải trí,… sử dụng máy tính ngày càng nhiều. Các phần mềm theo đó cũng được sản xuất ra một


cách đa dạng, trong nhiều lĩnh vực để phục vụ những nhu cầu ấy. Tuy nhiên, để làm ra được sản
phần mềm có chất lượng và giá thành tốt thì việc quan tâm chú trọng đến qui trình phát triển phần
mềm là rất cần thiết đối với các công ty phần mềm và người làm phần mềm.
Trong khuôn khổ của môn học Nhập môn công nghệ phần mềm, chúng em lựa chọn đề tài
“Phần mềm giải số phức” với mục đích áp dụng các kiến thức đã học vào phát triển một dự án
thực tế. Qua đó hiểu sâu hơn các vấn đề đã học, làm nền tảng để học những môn học chuyên sâu
hơn.
Lần đầu tiên phát triển một phần mềm thực tế và môn học mới lạ, do kiến thức hạn hẹp cùng
với thời gian có hạn nên nhóm chúng em gặp nhiều sai sót, chưa chi tiết hết các khía cạnh của
phần mềm.
Qua đây nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô đã truyền đạt những kiến thức và sự
hướng dẫn tận tình để chúng em hoàn thành tốt tài liệu này. Rất mong được sự chấp nhận và sự
chỉ bảo từ cô, đó sẽ là những kinh nghiệm quí báu cho chúng em trong quá trình học tập sau này.
Nhóm 01


Trang ii

Mục lục

Mục lục
Lời mở đầu.......................................................................................................................................i
Mục lục............................................................................................................................................ii
PHẦN I KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM.........................................................................1
PHẦN II ĐẶC TẢ YÊU CẦU PHẦN MỀM.................................................................................11
Phụ lục – TBD...............................................................................................................................19
PHẦN III THIẾT KẾ PHẦN MỀM ............................................................................................20
PHẦN IV CÁC TRƯỜNG HỢP KIỂM THỬ PHẦN MỀM.......................................................43
PHẦN V KẾT LUẬN....................................................................................................................65


Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Kế hoạch phát triển phần mềm

Trang 1

PHẦN I................................KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM
1 Tổ chức nhóm phát triển phần mềm
1. Kinh nghiệm của các thành viên
Ngôn ngữ
STT
Họ và tên
C

Cấu trúc
dữ liệu

Toán học

Giao tiếp

Soạn thảo
văn bản

1

Nguyễn Đình Trọng

Khá


Khá

Khá

Khá

Khá

2

Nguyễn Tấn Phát

Khá

Khá

Tốt

Trung bình

Tốt

3

Nguyễn Hữu Úy

T.Bình

T.bình


Khá

Tốt

Tốt

2. Cơ cấu tổ chức nhóm
Tổng số nhân sự: 3 người.
Lãnh đạo:
Trưởng dự án: Nguyễn Tấn Phát.
Các nhóm chuyên môn:
Người thu thập phân tích đặc tả: Nguyễn Hữu Úy.
Nhóm thiết kế:
Thiết kế hệ thống: Nguyễn Hữu Úy.
Thiết kế dữ liệu: Nguyễn Tấn Phát.
Thiết kế giao diện: Nguyễn Đình Trọng, Nguyễn Hữu Úy.
Thiết kế thuật toán: Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Đình Trọng.
Nhóm lập trình:
Nguyễn Tấn Phát.
Nguyễn Đình Trọng.
Người kiểm thử: Nguyễn Tấn Phát.
Nhóm triển khai:
Nguyễn Hữu Úy.
Nguyễn Đình Trọng.
Nhóm hỗ trợ:
Lập kế hoạch dự án: Nguyễn Tấn Phát.
Quản lý rủi ro: Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Đình Trọng, Nguyễn Hữu Úy.
Quản lý cấu hình: Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Đình Trọng, Nguyễn Hữu Úy.
Quản lý chất lượng: Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Đình Trọng, Nguyễn Hữu Úy.

3. Giao tiếp
a)
Giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm
STT
Giao
tiếp
trực

1
2

Tuần
7

Thứ
Ba
Sáu

Buổi
Sáng

Giờ

Địa điểm

9h50

P204/C1

7h


P01/DI

Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Trang 2

Kế hoạch phát triển phần mềm
3

8

4

9

5

10

6

Giao

Ba

Sáng

Ba


Sáng

Sáu

P204/C1

9h50

P204/C1

7h

P01/DI

7

12

Sáu

Sáng

7h

P03/DI

8

14


Sáu

Sáng

7h

P08/DI

STT

Họ Tên

Facebook

Email
(@student.ctu.edu.vn)

Số nhà

Điện thoại

1

Nguyễn Hữu
Úy

Chuột
Nhắt


uyb1400739

0120677874
3

trongb1400736

0163988304
7

phatb1400715

0969968142

Nguyễn Đình
Nguyễn
Trọng
Trọng
Nguyễn Tấn
3
Tan Phat
Phát
Giao tiếp với người sử dụng
2

b)

9h50

STT


Họ và tên

Thời gian

Địa điểm

1

Lê Thị Kim Yến

13/08/2015

Nhà học D1

2

Nguyễn Trung Hiếu

01/09/2015

Trung tâm học liệu

3

Nguyễn Đình Trọng

04/09/2015

P07/DI


4. Bảng kế hoạch phát triển phần mềm
STT

Thời gian
Bắt đầu –
Kết thúc

1

04/09/2015 –
04/09/2015

Lập kế hoạch.

04/09/2015 –
18/09/2015

Hoàn thiện kế
hoạch, lập tài
liệu đặc tả.

2

Tên công việc

Người
tham
gia


Chịu trách Đầu vào công
nhiệm
việc

Cả
nhóm.

Trưởng
nhóm.

Tài liệu mô tả
sơ bộ.

Kế hoạch
phiên bản 1.

Cả
nhóm.

Trưởng
nhóm,
nhóm phân
tích.

Kế hoạch
phiên bản 1,
bản phân tích
yêu cầu.

Kế hoạch

phiên bản 2,
tài liệu đặc tả
phiên bản 1.

Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ

Đầu ra công
việc


Kế hoạch phát triển phần mềm

3

4

5

6

Trang 3

Nhóm phân
Tài liệu đặc tả
tích, thiết
phiên bản 1.
kế.

Tài liệu đặc tả
phiên bản 2,

các tài liệu
thiết kế phiên
bản 1.

18/09/2015 –
09/10/2015

Hoàn thiện tài
Cả
liệu đặc tả, lập
nhóm.
tài liệu thiết kế.

09/10/2015 –
23/10/2015

Hoàn thiện các
tài liệu thiết kế, Cả
lập tài liệu
nhóm.
kiểm thử.

Nhóm thiết
kế, kiểm
thử.

Các tài liệu
thiết kế phiên
bản 1.


Các tài liệu
thiết kế phiên
bản 2, tài liệu
kiểm thử
phiên bản 1.

23/10/2015 –
06/11/2015

Hoàn thiện tài
liệu kiểm thử,
Cả
lập trình theo
nhóm.
tài liệu thiết kế.

Nhóm
kiểm thử
và lập trình

Các tài liệu
thiết kế, tài
liệu kiểm thử
phiên bản 1.

Tài liệu kiểm
thử phiên bản
2, mã nguồn
trung gian.


06/11/2015 –
17/11/2015

Hoàn thiện mã
nguồnập tài
liệu báo cáo
phần mềm,
tổng hợp tài
liệu vào đĩa
CD.

Cả nhóm.

Mã nguồn
trung gian;
các tài liệu: kế
hoạch, đặc tả,
thiết kế, kiểm
thử.

Mã nguồn
hoàn chỉnh,
tài liệu báo
cáo, đĩa CD.

Cả
nhóm.

2 Quản lý chất lượng phần mềm
2.1


Tổ chức nhóm quản lý chất lượng

Tổng số nhân sự: 3.
Trưởng nhóm: Nguyễn Tấn Phát.
Người lập kế hoạch quản lí chất lượng: Nguyễn Hữu Úy.
Người đảm bảo chất lượng: Nguyễn Đình Trọng.
Người kiểm tra chất lượng: Nguyễn Tấn Phát.

2.2

Đề xuất các chuẩn, thủ tục, qui định về chất lượng

2.2.1





Chuẩn lập trình
Sử dụng phần mềm Dev C++.
Đặt tên tập tin ngắn gọn, độ dài không quá 12 kí tự.
Các dòng lệnh cùng cấp phải đặt thẳng hàng (canh lề trái), các dòng lệnh cấp con phải
thụt vào một Tab so với dòng lệnh cấp cha.
Giữa các phép toán và toán hạng nên có một khoảng trắng.
Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Trang 4









2.2.2















2.2.3


Kế hoạch phát triển phần mềm

Sau dấu phẩy phải có một khoảng trắng.
Chú thích sử dụng /*…*/ cho một đoạn và // cho một dòng.

Tất cả các hàm tự tạo phải đặt tên mô tả được chức năng của hàm, đồng thời chú thích:
/*
Chuc nang:
Ket qua tra ve: (hàm void ghi không).
*/
Khai báo biến:
o Khai báo mỗi biến trên một dòng.
o Sau tên biến nên chú thích công dụng của biến.
o Đặt tên ngắn gọn dễ nhớ.
Mỗi câu lệnh đặt trên một dòng riêng.
Giữa các biến cục bộ và câu lệnh đầu tiên nên có một dòng trống.
Qui ước khi viết tài liệu
Tệp tin: định dạng .doc và .pdf.
Soạn thảo văn bản trên Microsoft Word.
Tạo bản in pdf sau khi hoàn tất file .doc.
Trang đầu tiên là trang giới thiệu.
Các cập nhật, thay đổi được ghi vào bảng theo dõi phiên bản.
Font áp dụng cho tài liệu: Times New Roman, cỡ chữ chung 12pt, màu chữ đen.
Cấu trúc tài liệu:
o Dạng Heading đánh số 1, 1.1, … canh thẳng lề trái.
o Các dòng cấp con thì lùi vào một khoảng hợp lí đảm bảo rõ ràng, dễ đọc.
Tiêu đề cấp 1 có cỡ chữ 16, tiêu đề cấp 2 có cỡ chữ 14, tiêu đề cấp 3 có cỡ chữ 13, các
điều đề cấp nhỏ hơn đều có cỡ chữ 12; các tiêu đề được in đậm và được tô màu xanh
dương đậm (Dark blue).
Định dạng trang:
o Trình bày dạng in: Miror margins.
o Lề trái trang lẻ và lề phải trang chẵn: 3 cm, lề phải trang lẻ và lề trái trang chẵn:
2cm.
o Lề trên và lề dưới: 2.54cm (1 inch).
Tiêu đề đầu trang và chân trang phụ thuộc vào trang chẵn và trang lẻ:

o Trang lẻ: tiêu đề trên đánh số trang bên trái, trang chẵn ngược lại.
o Header from top và footer from bottom đều là 0.5 inch.
Các phần nhấn mạnh: tô màu, in đậm, chữ nghiêng.
Qui ước khi trao đổi tài liệu
Tên tài liệu được viết theo dạng:

Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Kế hoạch phát triển phần mềm



2.2.4

Trang 5

SP_<Định danh>_V<số phiên bản>
Ví dụ: SP_DTYC_V1.0 cho biết đây là tài liệu đặc tả, phiên bản 1.0.
Các định danh của tài liệu:
+ DTYC – Tài liệu đặc tả.
+ TK – Tài liệu thiết kế.
+ KT – Tài liệu kiểm thử.
+ KH – Tài liệu kế hoạch.
Trao đổi qua email của đại học Cần Thơ cấp, nội dung công việc được ghi trên tiêu đề
mail.
Thao tác với các tài liệu thông qua Google Drive.
Qui ước khi thiết kế giao diện

Đối tượng sử dụng phần mềm chủ yếu là học sinh nên có hiểu biết sử dụng máy tính, cần chú ý:

• Các form, nút, text box được tổ chức tương tự như các phần mềm quen thuộc.
• Màu sắc chủ đạo là xanh dương, tạo cảm giác mát mẻ.
• Có chú thích khi cần thiết.
• Thân thiện: từ ngữ rõ ràng, phù hợp những gì đã học.
• Quen thuộc, ít gây bỡ ngỡ.
2.2.5





2.3
2.3.1

Qui tắc kiểm thử
Kiểm thử đầy đủ là không thể, do đó chỉ có thể kiểm thử với một số test case có khả năng
phát sinh lỗi cao.
Kiểm thử trong lúc viết source code nhằm hạn chế khả năng phát sinh lỗi.
Luôn chuẩn bị tâm lí với việc xuất hiện lỗi cho dù quá trình kiểm thử kết thúc.
Không tránh né các lỗi mà phải suy nghĩ cách sửa chữa các lỗi đấy để đảm bảo đáp ứng
yêu cầu thiết kế.

Kiểm soát chất lượng
Tài liệu đặc tả yêu cầu

Yêu cầu của tài liệu: Tài liệu đặc tả yêu cầu không phải là tài liệu thiết kế hệ thống. Nó chỉ
thiết lập những gì hệ thống phải làm, chứ không phải mô tả rõ làm như thế nào.
Nội dung của tài liệu theo chuẩn IEEE:
Phần giới thiệu: mục đích, phạm vi, các định nghĩa, tổng quan về tài liệu.
Phần mô tả chung: giới thiệu chung, các chức năng, đặc điểm người dùng, các ràng buộc.

Phần đặc tả yêu cầu: bao gồm các yêu cầu chức năng và phi chức năng.
Các phần khác.
Trong phần thiết kế, tài liệu này được sử dụng lại nhiều, chủ yếu là các đặc tả chức năng và
phi chức năng.

Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Trang 6
2.3.2

Kế hoạch phát triển phần mềm
Tài liệu thiết kế

Yêu cầu của tài liệu: tài liệu này phải thiết kế chi tiết cách thức xử lí của những chức năng sao
cho người lập trình có thể hiểu và viết code.
Nội dung của tài liệu: các thiết kế kiến trúc, dữ liệu, giao diện và thuật toán.
Trong phần lập trình và kiểm thử, tài liệu này được sử dụng nhiều, chủ yếu là phần thiết kế
giao diện và thuật toán.

2.4
2.4.1

Công cụ, kỹ thuật và phương pháp đảm bảo chất lượng
Các công cụ

Microsoft Word: tạo ra các tài liệu, sử dụng suốt quá trình làm phần mềm.
Microsoft Window: môi trường vận hành các phần mềm, sử dụng trong suốt quá trình.
Hạn chế: các phần mềm trả phí.
EDGE Diagrammer: tạo ra các sơ đồ thuật toán, sử dụng trong quá trình thiết kế

Hạn chế: phần mềm trả phí, không viết được tiếng Việt.
Dev C++: lưu trữ mã nguồn, tạo ra chương trình thực thi, sử dụng trong quá trình lập trình.
Google Drive: lưu trữ dữ liệu trực tuyến của dự án, sử dụng suốt quá trình làm phần mềm
Hạn chế: cần Internet.
2.4.2

Các kỹ thuật đảm bảo chất lượng

Kỹ thuật kiểm tra lại (xem lại):
• Kiểm tra từng chi tiết có thể phát sinh lỗi trong quá trình làm phần mềm, đó là các tài
liệu đặc tả, phân tích, lập trình, …
• Hạn chế: mất nhiều thời gian.
Kỹ thuật thống kê qui trình làm việc:
• Thống kê các mốc thời gian trong quá trình phát triển phần mềm, giúp xác định những
khu vực có vấn đề và những điểm thiếu kiểm soát nhằm đưa ra các biện pháp khắc
phục.
• Hạn chế: khó xác định đúng vấn đề.

3 Quản lý rủi ro
3.1

Tổ chức nhóm quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro không chỉ là một cá nhân có thể đảm nhiệm mà được thực hiện bởi một nhóm
và có sự liên kết giữa các công đoạn.
Sơ đồ quá trình quản lí rủi ro

Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ



Kế hoạch phát triển phần mềm

Trang 7

Trong đó
Nhận diện, kiểm soát: Nguyễn Tấn Phát.
Giám sát: Nguyễn Hữu Úy.
Phân tích: Nguyễn Đình Trọng.

3.2

Cách xếp mức độ rủi ro
1. Mức độ tác động
Trầm trọng: dự án thất bại.
Quan trọng: có thể không đạt được mục tiêu.
Vừa phải: có thể không đạt được vài mục tiêu.
Không đáng kể: không ảnh hưởng nhiều.
2. Thời gian xuất hiện
Ngay lập tức: ngay khi thực hiện dự án.
Rất gần: sẽ xuất hiện rất gần trong khâu phân tích.
Gần: trong tương lai gần sẽ xảy ra.
Lâu: thời gian còn dài hoặc không thể xác định.
3. Các chiến lượt đối phó rủi ro:
Giảm nhẹ rủi ro: giảm sự ảnh hưởng, giảm khả năng gây ra.
Tránh né: chọn hướng đi khác, thay đổi mục tiêu.
Chấp nhận: chờ và xem, thu thập thông tin, lên kế hoạch khắc phục.
Chuyển giao: chia sẻ rủi ro, báo cáo lãnh đạo.

3.3


Bảng phân tích rủi ro

STT

1

Yếu tố

Không cung
cấp yêu cầu

Chiến lượt làm
giảm rủi ro
Liên quan tới khách hàng

Mức độ

Tác động vừa phải,
thời gian rất gần.

Giảm nhẹ rủi ro.

Hướng giải quyết
Lựa chọn những người
nhiệt tình, có chuyên
môn, có thái độ tôn
trọng khách hàng.

Liên quan tới phạm vi và yêu cầu


Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Trang 8

2

3

4

5

Kế hoạch phát triển phần mềm
Thiếu sự liên
lạc giữa các
thành viên
Không đủ thời
gian hoàn thành
sản phẩm

Tác động quan
trọng, ngay lập tức.

Giảm nhẹ rủi ro.

Tác động quan
trọng, thời gian gần.

Giảm nhẹ rủi ro.


Thiếu người
phát triển

Tác động vừa phải,
thời gian gần.

Giảm nhẹ rủi ro.

Yêu cầu quá
cao

Liên quan đến sự thực hiện
Tác động vừa phải,
Tránh né.
thời gian gần.
Liên quan tới môi trường

Thiết lập trang web
nhóm, thường xuyên
họp nhóm.
Không đi sâu vào
những chi tiết không
cần thiết.
Chọn người tốt nhất,
phát triển nhóm xoay
vòng.
Lọc bớt yêu cầu, phân
tích lợi ích.


4 Quản lý cấu hình
4.1

Tổ chức nhóm quản lý cấu hình

Tổng số nhân sự: 3 người.
Trưởng nhóm: Nguyễn Tấn Phát.
Thủ thư: Nguyễn Hữu Úy.
Người quản lí cấu hình: Nguyễn Tấn Phát.
Vai trò khác: Nguyễn Đình Trọng.

4.2

Nhận dạng cấu hình

Các cấu hình cần quản lí: Các đặc tả, các thiết kế, các chương trình, cài liệu kiểm thử, các
công cụ hỗ trợ.
4.2.1





4.2.2





Tài liệu đặc tả

Tên: Tài liệu đặc tả yêu cầu.
Định danh: DTYC.
Cấu trúc thư mục: Drive\Project\Tailieu\Dacta\SP_DTYC_Vx.x.doc.
Thuộc tính:
o Tác giả: Nguyễn Hữu Úy.
o Kiểu file: .doc.
o Ngôn ngữ: Tiếng Việt.
o Hoàn tất phiên bản đầu tiên: 18/09/2015.
o Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Hữu Úy.
Tài liệu thiết kế
Tên: Tài liệu thiết kế.
Định danh: TK.
Cấu trúc thư mục: Drive\Project\Tailieu\Thietke\SP_TK_Vx.x.doc.
Thuộc tính:

Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Kế hoạch phát triển phần mềm
o
o
o
o
4.2.3





4.2.4






4.2.5

Trang 9

Tác giả: Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Đình Trọng, Nguyễn Hữu Úy.
Kiểu file: .doc.
Hoàn tất phiên bản đầu tiên: 09/10/2015.
Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Đình Trọng, Nguyễn Hữu Úy.

Tài liệu kiểm thử
Tên: Tài liệu kiểm thử.
Định danh: KT.
Cấu trúc thư mục: Drive\Project\Tailieu\Kiemthu\SP_KT_Vx.x.doc.
Thuộc tính:
o Tác giả: Nguyễn Tấn Phát.
o Kiểu file: .doc.
o Hoàn tất phiên bản đầu tiên: 23/10/2015.
o Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Tấn Phát.
Mã nguồn
Tên: Mã nguồn.
Định danh: SRC.
Cấu trúc thư mục: Drive\Project\Caidat\
Thuộc tính:
o Tác giả: Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Đình Trọng, Nguyễn Hữu Úy.
o Kiểu file: project folder.

o Ngôn ngữ: C.
o Hoàn tất phiên bản đầu tiên: 06/11/2015.
o Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Đình Trọng, Nguyễn Hữu Úy.
Các công cụ

Microsoft Windows
• Tên: Microsoft windows các phiên bản.
• Định danh: MS.
• Người sử dụng: cả nhóm.
Microsoft Winword
• Tên: Microsoft Word.
• Định danh: MSW.
• Kiểu file: .doc.
• Người sử dụng: Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Đình Trọng, Nguyễn Hữu Úy.
Microsoft PowerPoint
• Tên: Microsoft PowerPoint.
• Định danh: PP.
• Kiểu file: các file hình ảnh, .pptx.
• Người sử dụng: Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Đình Trọng, Nguyễn Hữu Úy.
Dev C++

Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Trang 10

Kế hoạch phát triển phần mềm

• Tên: Dev C++.
• Định danh: DC.

• Người sử dụng: Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Đình Trọng, Nguyễn Hữu Úy.
EDGE Diagrammer
• Tên: EDGE Diagrammer 6.37.
• Định danh: FD.
• Người sử dụng: Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Đình Trọng, Nguyễn Hữu Úy.

4.3

Quản lý phát hành và phân phối

Phát hành hệ thống: chương trình và các tài nguyên có liên quan.
Dạng phát hành: đĩa CD, phát hành trực tuyến.

4.4

Tài nguyên quản lý cấu hình

Môi trường, phương tiện, cơ sở hạ tầng: làm việc trên lớp, tại nhà; sử dụng máy tính, kết nối
Internet.
Công cụ phần mềm: Microsoft windows, Microsoft Office, Google Drive.
Nhân sự: Nhóm 01: Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Đình Trọng, Nguyễn Hữu Úy.
Kỹ năng và huấn luyện: phải sử dụng thành thạo các công cụ phần mềm, rèn luyện cách thức
tổ chức quản lí.

Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Đặc tả yêu cầu phần mềm

Trang 11


PHẦN II ĐẶC TẢ YÊU CẦU PHẦN MỀM
1 Giới thiệu
1.1

Mục tiêu

Phần đặc tả nhằm đặc tả yêu cầu người sử dụng một cách chi tiết và chính xác hơn so với điều
tra ban đầu.
Đưa ra cái nhìn rõ ràng về các chức năng phần mềm sẽ cung cấp.
Tài liệu này được dùng làm đầu vào cho các quá trình thiết kế, lập trình, kiểm thử của việc xây
dựng phần mềm.

1.2

Phạm vi sản phẩm

Phạm vi của sản phẩm nằm trong khuôn khổ của môn học nhập môn công nghệ phần mềm và
nhu cầu cơ bản của người sử dụng.
Phần mềm hỗ trợ các chức năng đơn giản mà người dùng trong quá trình học số phức hay gặp.
Phần mềm được sử dụng riêng lẻ (sử dụng cá nhân) và chạy độc lập trên bất kỳ máy tính nào
sử dụng nền tảng windows.
Ngôn ngữ giao tiếp trên giao diện là tiếng Việt.

1.3

Bảng chú giải thuật ngữ
STT
1
2

3

1.4

Thuật ngữ/Từ viết tắt
CNPM
TBD
THPT

Định nghĩa/Giải thích
Công nghệ phần mềm
To be determine – được xác định.
Trung học phổ thông

Tài liệu tham khảo
[1] Phan Phương Lan. Bài giảng Công nghệ phần mềm. Đại học Cần Thơ.
[2] Phan Phương Lan. Tài liệu đặc tả mẫu và Ví dụ. Đại học Cần Thơ.
[3] Đặng Việt Hùng. Dạng lượng giác của số phức. Moon.vn, 2014.
[4]

1.5

Bố cục

Nội dung được chia làm 7 phần:
Giới thiệu – giới thiệu tổng quan về tài liệu.
Mô tả tổng quan – mô tả tổng quan hệ thống cần xây dựng.
Yêu cầu giao tiếp bên ngoài – mô tả yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển phần mềm.
Các tính năng của hệ thống – khái quát các chức năng.
Các yêu cầu phi chức năng – liên quan đến tính thống nhất của hệ thống.

Các yêu cầu khác – liên quan tới luật pháp và tái sử dụng phần mềm.
Phụ lục – TBD.

Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Trang 12

Đặc tả yêu cầu phần mềm

2 Mô tả tổng quan
2.1

Bối cảnh của sản phẩm

Hiện nay, trong giáo viên, học sinh thì việc sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập giảng dạy đã trở
nên quen thuộc và phổ biến ở các trường học.
Với học sinh cuối cấp, áp lực học tập rất lớn, và toán học lại là môn học khô khan nhàm chán.
Mặc dù số phức là chủ đề đơn giản, nhưng nó cần sự tính toán cẩn thận vì thế phần mềm giải số
phức nhằm giúp học sinh kiểm tra lại kết quả tính toán, phần nào giảm bớt căng thẳng khi học;
giáo viên có thể nhận được ngay kết quả mà không cần tính toán giúp tiết kiệm thời gian hơn.
Một yếu tố nữa, chức năng giải số phức chỉ có trong các phần mềm lớn (mang tính thương
mại, tiêu tốn bộ nhớ lớn,…) do đó phát triển sản phẩm giải số phức độc lập sẽ giúp người dùng
dễ sử dụng hơn và hoàn toàn miễn phí. Hơn thế phần mềm mang tính linh động hơn máy tính
cầm tay rất nhiều.

2.2

Các chức năng của sản phẩm


Phần mềm sẽ tập trung các chức năng mà khi học số phức thường hay gặp, các chức năng
của phần mềm được liệt kê dưới đây:
• Số phức liên hợp.
• Tính mô đun.
• Cộng hai số phức.
• Trừ hai số phức.
• Nhân hai số phức.
• Chia hai số phức.
• Tính lũy thừa.
• Tính căn bậc 2.
• Giải phương trình bậc 2 (trên tập số phức).
• Dạng lượng giác của số phức.

2.3

Đặc điểm người sử dụng

Nhóm những người sử dụng: học sinh 12, sinh viên, giáo viên và giảng viên.
Nhóm học sinh: học sinh đang ôn thi tốt nghiệp THPT đang học chủ đề số phức.
Nhóm sinh viên: sinh viên khối kỹ thuật, toán ứng dụng, sư phạm toán đang học kiến thức cơ
bản về số phức hoặc môn học có sử dụng số phức.
Nhóm giáo viên, giảng viên: sử dụng kết quả dùng trong giảng dạy.
* Ở đây nhóm sử dụng quan trọng nhất là nhóm học sinh.

2.4

Môi trường vận hành

Ngôn ngữ lập trình: Sản phẩm được xây dựng trên nền hệ thống cửa số dòng lệnh với ngôn
ngữ lập trình C.

Hệ điều hành: Microsoft Window XP/VISTA/7/8/8.1/10.
Yêu cầu phần cứng:
• Bộ xử lý Pentium 233-MHz hoặc cao hơn.
Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Đặc tả yêu cầu phần mềm



2.5

Trang 13

Tối thiểu bộ nhớ 128MB (RAM) và 500MB (ROM).
Độ phân giải màn hình 800x600 hoặc cao hơn.

Các ràng buộc về thực thi và thiết kế

Ngôn ngữ lập trình: C.
Các ràng buộc về phần cứng:
• RAM: tối thiểu 128MB.
• ROM: tối thiểu 500MB.
Các ràng buộc về thời gian: Thời gian thực thi một câu lệnh: tối đa 1s.
Các ràng buộc thực tế:
• Giao diện đơn giản, thân thiện.
• Bàn giao đúng hạn.

2.6


Các giả định và phụ thuộc

N/A

3 Các yêu cầu giao tiếp bên ngoài
3.1

Giao diện người sử dụng

Giao tiếp với sản phẩm giao diện DOS trên màn hình máy tính.
Đặc điểm giao diện người sử dụng:
• Thanh menu trên cùng.
• Danh sách các chức năng cùng lệnh gọi chức năng đó.
• Dòng đợi gọi câu lệnh nằm phía dưới cùng.
• Khoảng cách dòng hợp lí đảm bảo dễ nhìn.

3.2

Giao tiếp phần cứng

Yêu cầu cấu hình phần cứng:
• CPU: Pentium 233-MHz hoặc cao hơn.
• RAM: tối thiểu 128MB.
• ROM: tối thiểu 500MB.
• Độ phân giải màn hình: 800x600 hoặc cao hơn.
Các thiết bị phần cứng nhập/xuất dữ liệu:
• Nhập dữ liệu: bàn phím.
• Xuất dữ liệu: màn hình máy tính.

3.3


Giao tiếp phần mềm

Hệ điều hành: Microsoft Windows.
Phiên bản: XP/VISTA/7/8/8.1/10.

3.4

Giao tiếp truyền thông tin

N/A

Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Trang 14

Đặc tả yêu cầu phần mềm

4 Các tính năng hệ thống
4.1

Số phức liên hợp

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để tìm số phức liên hợp của một số phức được
nhập vào từ bàn phím. Chức năng có mức ưu tiên thấp.
Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng tìm số phức liên hợp,
sau khi nhập xong số phức và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình.
Mã yêu cầu
CAL01

Tên chức năng
Số phức liên hợp
Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên.
Tiền điều kiện
Không
Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập số
phức theo yêu cầu gồm 2 mục là phần thực và phần ảo.
Bước 2: Tiến hành xử lí số phức, nếu không có sự cố, chương trình
Cách xử lý
sẽ hiển thị kết quả lên màn hình. Nếu có sự cố như phần thực hoặc
phần ảo không hợp lệ, chương trình sẽ báo lỗi chi tiết và tiếp tục
bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng.
Kết quả
Kết quả của phép toán hoặc báo lỗi.
Ghi chú

4.2

Tính mô đun

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để tính mô đun của một số phức được nhập
vào. Chức năng có mức ưu tiên thấp.
Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng tính mô đun, sau khi
nhập xong số phức và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình.
Mã yêu cầu
CAL02
Tên chức năng
Tính mô đun
Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên.
Tiền điều kiện

Không
Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập số
phức theo yêu cầu gồm 2 mục là phần thực và phần ảo.
Bước 2: Tiến hành xử lí số phức, nếu không có sự cố, chương trình
Cách xử lý
sẽ hiển thị kết quả lên màn hình. Nếu có sự cố như phần thực hoặc
phần ảo không hợp lệ, chương trình sẽ báo lỗi chi tiết và tiếp tục
bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng.
Kết quả
Kết quả của phép toán hoặc báo lỗi.
Ghi chú

4.3

Cộng hai số phức

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để cộng hai số phức được nhập từ bàn phím.
Chức năng có mức ưu tiên thấp.
Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng cộng hai số phức, sau
khi nhập xong hai số phức và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình.

Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Đặc tả yêu cầu phần mềm
Mã yêu cầu
Tên chức năng
Đối tượng sử dụng
Tiền điều kiện


Cách xử lý

Kết quả
Ghi chú

4.4

Trang 15
CAL03
Cộng hai số phức
Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên.
Không
Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập hai
số phức, mỗi số phức cần nhập 2 mục là phần thực và phần ảo.
Bước 2: Tiến hành xử lí hai số phức, nếu không có sự cố, chương
trình sẽ hiển thị kết quả lên màn hình. Nếu có sự cố như phần thực
hoặc phần ảo không hợp lệ, chương trình sẽ báo lỗi chi tiết và tiếp
tục bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng.
Hiển thị kết quả của phép toán hoặc báo lỗi.

Trừ hai số phức

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để trừ hai số phức được nhập từ bàn phím.
Chức năng có mức ưu tiên thấp.
Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng trừ hai số phức, sau khi
nhập xong hai số phức và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình.
Mã yêu cầu
CAL04
Tên chức năng
Trừ hai số phức

Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên.
Tiền điều kiện
Không
Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập hai
số phức, mỗi số phức cần nhập 2 mục là phần thực và phần ảo.
Bước 2: Tiến hành xử lí hai số phức, nếu không có sự cố, chương
Cách xử lý
trình sẽ hiển thị kết quả lên màn hình. Nếu có sự cố như phần thực
hoặc phần ảo không hợp lệ, chương trình sẽ báo lỗi chi tiết và tiếp
tục bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng.
Kết quả
Hiển thị kết quả của phép toán hoặc báo lỗi.
Ghi chú

4.5

Nhân hai số phức

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để nhân hai số phức được nhập từ bàn phím.
Chức năng có mức ưu tiên trung bình.
Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng nhân hai số phức, sau
khi nhập xong hai số phức và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình.
Mã yêu cầu
CAL05
Tên chức năng
Nhân hai số phức
Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên.
Tiền điều kiện
Không
Cách xử lý

Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập hai
số phức, mỗi số phức cần nhập 2 mục là phần thực và phần ảo.

Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Trang 16

Đặc tả yêu cầu phần mềm

Kết quả
Ghi chú

4.6

Bước 2: Tiến hành xử lí hai số phức, nếu không có sự cố, chương
trình sẽ hiển thị kết quả lên màn hình. Nếu có sự cố như phần thực
hoặc phần ảo không hợp lệ, chương trình sẽ báo lỗi chi tiết và tiếp
tục bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng.
Hiển thị kết quả của phép toán hoặc báo lỗi.

Chia hai số phức

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để chia hai số phức được nhập vào từ bàn
phím. Chức năng có mức ưu tiên trung bình.
Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng chia hai số phức, sau khi
nhập xong hai số phức và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình.
Mã yêu cầu
CAL06
Tên chức năng

Chia hai số phức
Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên.
Tiền điều kiện
Không
Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập hai
số phức, mỗi số phức cần nhập 2 mục là phần thực và phần ảo.
Bước 2: Tiến hành xử lí hai số phức, nếu không có sự cố, chương
Cách xử lý
trình sẽ hiển thị kết quả lên màn hình. Nếu có sự cố như phần thực
hoặc phần ảo không hợp lệ, chương trình sẽ báo lỗi chi tiết và tiếp
tục bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng.
Kết quả
Hiển thị kết quả của phép toán hoặc báo lỗi.
Ghi chú
Không chấp nhận số phức dưới mẫu bằng 0.

4.7

Tính lũy thừa

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để tính lũy thừa bậc n của một số phức được
nhập vào từ bàn phím. Chức năng có mức ưu tiên trung bình.
Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức tính lũy thừa, sau khi nhập
xong số phức, số mũ và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình.
Mã yêu cầu
CAL07
Tên chức năng
Tính lũy thừa
Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên.
Tiền điều kiện

Không
Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập số
phức gồm hai mục là phần thực, phần ảo; và số mũ cần lấy lũy
thừa.
Cách xử lý
Bước 2: Tiến hành xử lí số liệu, nếu không có sự cố, chương trình
sẽ hiển thị kết quả lên màn hình. Nếu có sự cố như số mũ, phần
thực, phần ảo không hợp lệ, chương trình sẽ báo lỗi chi tiết và tiếp
tục bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng.
Kết quả
Hiển thị số phức đã lấy lũy thừa hoặc báo lỗi.
Ghi chú
Chỉ chấp nhận số mũ là số nguyên. Không được để số mũ quá lớn

Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Đặc tả yêu cầu phần mềm

Trang 17
dẫn đến tràn màn hình và không hiển thị kết quả.

4.8

Tính căn bậc hai của một số phức

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để tính căn bậc hai của một số phức được nhập
vào từ bàn phím. Chức năng có mức ưu tiên trung bình.
Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng tính căn bậc hai, sau khi
nhập xong số phức và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình.

Mã yêu cầu
CAL08
Tên chức năng
Tính căn bậc hai
Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên.
Tiền điều kiện
Không
Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập số
phức gồm hai mục là phần thực và phần ảo.
Bước 2: Tiến hành xử lí số phức, nếu không có sự cố, chương trình
Cách xử lý
sẽ hiển thị kết quả lên màn hình. Nếu có sự cố như phần thực hoặc
phần ảo không hợp lệ thì chương trình sẽ báo lỗi chi tiết và tiếp tục
bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng.
Kết quả
Hiển thị kết quả phép toán hoặc báo lỗi.
Ghi chú

4.9

Giải phương trình bậc hai (trên tập số phức)

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để giải phương trình bậc 2 trên tập số phức.
Chức năng có mức ưu tiên trung bình.
Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng giải phương trình bậc
hai, sau khi nhập xong các hệ số của phương trình và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả
trên màn hình.
Mã yêu cầu
EQN
Tên chức năng

Giải phương trình bậc 2
Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên.
Tiền điều kiện
Không
Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập số
liệu vào theo yêu cầu trên màn hình gồm 3 mục:
• Hệ số của x2 (a)
• Hệ số của x (b)
Cách xử lý
• Hệ số tự do (c)
Bước 2: Tiến hành xử lí số liệu, nếu không có sự cố, chương trình
sẽ hiển thị kết quả lên màn hình. Nếu có sự cố như các hệ số nhập
không hợp lệ thì chương trình sẽ báo lỗi số liệu nhập không hợp lệ
và tiếp tục bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng.
Kết quả
Hiển thị nghiệm của phương trình hoặc báo lỗi.
Ghi chú
Tập số phức chứa cả tập số thực nên kết quả là nghiệm thực vẫn
hợp lệ. Không chấp nhận hệ số của x2 bằng 0. Các hệ số có chứa
căn thức, các phép nhân, phép chia nên được đổi ra số thập phân

Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Trang 18

Đặc tả yêu cầu phần mềm
trước khi nhập vào.

4.10


Dạng lượng giác của số phức

Mô tả và mức ưu tiên: chức năng được sử dụng để tìm dạng lượng giác của một số phức được
nhập vào từ bàn phím. Chức năng có mức ưu tiên cao.
Tác nhân/ Chuỗi đáp ứng: Người sử dụng phần mềm chọn chức năng viết dạng lượng giác của
số phức, sau khi nhập xong số phức và đồng ý người dùng sẽ nhận được kết quả trên màn hình.
Mã yêu cầu
LG
Tên chức năng
Dạng lượng giác của số phức
Đối tượng sử dụng Học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên.
Tiền điều kiện
Không
Bước 1: Sau khi chọn chức năng, người dùng tiến hành nhập số
phức vào gồm hai mục là phần thực và phần ảo.
Bước 2: Tiến hành xử lí số phức, nếu không có sự cố, chương trình
Cách xử lý
sẽ hiển thị kết quả lên màn hình. Nếu có sự cố như phần thực hoặc
phần ảo nhập không hợp lệ thì chương trình sẽ báo lỗi chi tiết và
tiếp tục bước 1 cho đến khi người dùng nhập đúng
Kết quả
Hiển thị số phức dạng lượng giác hoặc báo lỗi.
Số phức có chứa căn thức cần được đổi ra số thập phân trước khi
Ghi chú
nhập vào. Độ chính xác của phép toán phụ thuộc vào số chữ số
thập phân người dùng nhập vào.

5 Các yêu cầu phi chức năng
5.1


Yêu cầu thực thi
N/A

5.2

Yêu cầu an toàn
N/A

5.3

Yêu cầu bảo mật
N/A

5.4

Các đặc điểm chất lượng phần mềm
STT

Đặc điểm

1

Dễ sử dụng

2

Tương thích tốt

3


Đáng tin cậy

4

Hiệu quả

5
6

Khả chuyển
Dễ bảo trì

Chi tiết
Câu lệnh ngắn gọn.
Giao diện trực quan, đơn giản.
Chạy được hầu hết nền tảng windows.
Không xung đột với ứng dụng đang chạy.
Sai số mắc phải có thể chấp nhận ở mức 0.02.
Phần mềm không bị treo.
Thời gian thực thi không quá 1s.
Chuyển đổi nhiều môi trường windows vẫn hoạt động tốt.
Thêm, sửa hoặc xóa một chức năng mà không ảnh hưởng

Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Đặc tả yêu cầu phần mềm

Trang 19

đến chức năng khác.

5.5

Các quy tắc nghiệp vụ
N/A

6 Các yêu cầu khác
Yêu cầu về luật pháp: phù hợp với luật pháp Việt Nam, không sao chép mã nguồn phần mềm
khác mà không có sự đồng ý của tác giả.
Mục tiêu tái sử dụng: mã nguồn dễ hiểu có thể làm nền phát triển thành một chức năng của
sản phẩm phần mềm lớn hơn.

Phụ lục – TBD
Tham khảo
[1] Đặc tả yêu cầu phần mềm. ĐH Công nghệ, ĐHQGHN
[2] Đặc tả yêu cầu phần mềm. Công ty Telsoft
[3] />
Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Trang 20

Thiết kế phần mềm

PHẦN III THIẾT KẾ PHẦN MỀM
1 Giới thiệu
1.1

Mục đích


Thiết kế phần mềm nhằm mô tả thiết kế kiến trúc và thiết kế chi tiết của phần mềm nhằm cung
cấp một cách đầy đủ các thông tin giúp lập trình viên nắm được yêu cầu của khách hang cũng
như các tính năng mà hệ thống phải có, từ đó tiến hành cài đặt hệ thống. Dùng cho lập trình viên,
kiểm thử viên và người quản lí tài liệu.

1.2

Phạm vi sản phẩm

Phạm vi của sản phẩm nằm trong khuôn khổ của môn học nhập môn công nghệ phần mềm và
nhu cầu cơ bản của người sử dụng. Phần mềm hỗ trợ các chức năng đơn giản mà người dùng
trong quá trình học số phức hay gặp.
Phần mềm được sử dụng riêng lẻ (sử dụng cá nhân) và chạy độc lập trên bất kỳ máy tính nào
sử dụng nền tảng windows. Ngôn ngữ giao tiếp trên giao diện là tiếng Việt.

1.3

Bảng chú giải thuật ngữ
STT
1
2
3

1.4

Thuật ngữ/Từ viết tắt
CNPM
CTDL
LG


Định nghĩa/Giải thích
Công nghệ phần mềm
Cấu trúc dữ liệu
Lượng giác

Tài liệu tham khảo
[1] Phan Phương Lan. Bài giảng Công nghệ phần mềm. Đại học Cần Thơ.
[2] Phan Phương Lan. Tài liệu đặc tả mẫu và Ví dụ. Đại học Cần Thơ.
[3] Đặng Việt Hùng. Dạng lượng giác của số phức. Moon.vn, 2014.
[4]

1.5

Tổng quan

Thiết kế này có 7 phần:
Giới thiệu – mô tả tổng quan tài liệu.
Tổng quan kiến trúc hệ thống – mô tả sơ lược hệ thống cần xây dựng.
Kiến trúc hệ thống – cung cấp khung nhìn toàn diện về hệ thống cần xây dựng.
Thiết kế dữ liệu – cung cấp các dữ liệu sẽ sử dụng trong hệ thống.
Thiết kế theo chức năng – thiết kế về giao diện và cách thức xử lí của từng chức năng.
Bảng tham khảo các yêu cầu.
Phụ lục.

2 Tổng quan hệ thống
Nhiều sản phẩm phần mềm lớn vẫn có chức năng giải số phức tuy nhiên khá nặng và có thể là
phần mềm thương mại. Phần mềm giải số phức mang mục đích tạo ra sản phẩn phần mềm nhỏ
gọn, miễn phí nhằm phần nào giải quyết các vấn đề trên và hỗ trợ học sinh, giáo viên tính toán
nhanh hơn, giảm áp lực giúp việc học tập hiệu quả và tiết kiệm thời gian.


Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


Thiết kế phần mềm

Trang 21

Môi trường vận hành của hệ thống:
• Phần mềm chạy độc lập riêng lẻ trên môi trường windows.
• Giao diện: DOS.
• Hệ điều hành: Microsoft Windows XP/VISTA/7/8/8.1/10.
• Các yêu cầu phần cứng:
o Bộ xử lí Pentium 233-MHz hoặc cao hơn.
o Tối thiểu bộ nhớ 128MB RAM và 500MB ROM.
o Độ phân giải màn hình 800x600 hoặc cao hơn.
Nhóm người sử dụng: học sinh 12, sinh viên, giáo viên, giảng viên.
Các chức năng của hệ thống:
Số phức liên hợp.
Tính mô đun.
Tính lũy thừa.
Cộng hai số phức.
Trừ hai số phức.
Tính căn bậc hai.
Nhân hai số phức.
Chia hai số phức.
Giải phương trình bậc hai.
Dạng lượng giác của số phức.
Các đặc điểm chất lượng phần mềm:
Dễ sử dụng.

Tương thích tốt.
Khả chuyển.
Hiệu quả.
Đáng tin cậy.
Dễ bảo trì.

3 Kiến trúc hệ thống
3.1

Thiết kế kiến trúc

Mô hình triển khai của hệ thống:
Người sử dụng

3.2

Chức năng

Hệ thống xử lí

Máy tính

Mô tả sự phân rã

Sơ đồ phân rã chức năng của phần mềm:

3.3

Cơ sở thiết kế


Đây là một phần mềm thuần về tính toán, do đó các chức năng độc lập nhau như mô tả trên.

Bộ môn CNPM, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần Thơ


×