Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.79 KB, 2 trang )

Sự phát triển của các làng nghề góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vào
tổng thu nhập quốc nội, với 90% tổng giá trị sản phẩm được tiêu thụ trong nước, còn lại
là xuất khẩu. Song sự xuống cấp của môi trường làng nghề đã ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng đang là vấn đề đáng quan ngại.
Hiện cả nước có 1.450 làng nghề. Hầu hết các làng nghề đều sử dụng than củi và than đá
nên gây ra ô nhiễm không khí như bụi, hơi nước, SO2, CO2, CO và NOx là hết sức phổ
biến. Trong đó, các khí CO2, NOx là các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, các
khí độc hại này còn được sinh ra trong quá trình phân hủy yếm khí các hợp chất hữu cơ
có trong nước thải, chất thải hữu cơ dạng rắn như H2S, NH3, CH4...
Các chất thải độc hại khó phân hủy cũng là một vấn đề môi trường nóng bỏng đặt ra cho
các làng nghề, nhất là các làng nghề tái chế kim loại và dệt nhuộm, thuộc da. Kết quả
phân tích chất lượng nước thải cho thấy: Hàm lượng độc hại đang ở mức đáng báo động,
vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Tại các làng nghề tái chế kim loại có nơi hàm lượng Pb2+ vượt tiêu chuẩn cho phép tới
4,1 lần, Cu2+- vượt quá 3,25 lần. Hàm lượng Phenol trong nước thải tại làng nghề tái chế
giấy cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép 10 lần.
Tại hầu hết các làng nghề chỉ tiêu BOD, COD, SS đều lớn hơn rất nhiều so với tiêu
chuẩn, các chất gây ô nhiễm này không được xử lý sẽ phát sinh ra nhiều dạng khí gây ô
nhiễm môi trường như CH4, H2S, NH3...
Các chất thải rắn nguy hại không được các làng nghề xử lý đến nơi đến chốn cũng đang
gây ô nhiễm đất và nước. Hàng ngày làng nghề tái chế giấy Dương Ô (Bắc Ninh) thải ra
4,5- 5 tấn chất thải rắn như xỉ than, nilon, đinh, ghim; làng nghề tái chế nhựa Trung Văn
(Hà Nội) thải ra 3,5 tấn rác/ngày; làng nghề cơ khí Đa Hội (Bắc Ninh) thải ra khoảng 11
tấn/ngày gồm xỉ, sắt, kim loại vụn, than, phế liệu; làng nghề cơ khí Vân Chàng (Nam
Định) thải ra 7 tấn/ngày trong đó có các chất thải chứa kim loại, xỉ than có chứa dầu mỡ
khoáng. Trong khi đó, các chất thải rắn được thu gom rất thủ công, rồi đem chôn lấp đơn
giản ở các bãi chôn lấp hở, thậm chí bị thải bỏ và đốt bừa bãi ngay trên các con đê làng
hoặc đổ xuống dòng sông.
Theo Giáo sư - Tiến sĩ Đặng Kim Chi, Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ
môi trường, cần phải xây dựng quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi
trường, lấy quản lý cấp xã làm nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường, giáo dục


nâng cao hiểu biết cho người dân làng nghề để họ nhận thức thấy cái giá phải trả do ô
nhiễm môi trường đắt gấp nhiều lần so với lợi nhuận kinh tế đem lại. Để từ đó họ thay
đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi, chung tay bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, các làng nghề cũng cần phải tiếp cận với những giải pháp kỹ thuật, công
nghệ sản xuất sạch hơn nhằm phòng ngừa phát sinh chất thải và biện pháp xử lý chất thải.
Trong giai đoạn hiện nay, mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường trong hoạt
động sản xuất của làng nghề đạt tới mức độ cao, đòi hỏi có sự can thiệt của Nhà nước về
mặt thể chế, chính sách để làng nghề phát triển bền vững.


Với tình trạng như hiện nay, việc xử lý ô nhiễm môi trường vẫn còn bỏ ngỏ làm ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường làng nghề, làm suy giảm chất lượng cuộc sống ở nông
thôn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×