Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thách thức khi VN ra nhập WTO đối với sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.24 KB, 6 trang )

Thách thức khi VN ra nhập WTO đối với sinh viên


1.
-

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các thách thức cho sinh viên Việt Nam:
 Việc Việt Nam gia nhập WTO với những điều khoản về giảm thuế, cắt
giảm hàng rào phi thuế quan, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường dịch
vụ… sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên
cạnh tranh hơn.
 Đồng thời để quản lý một cách nhất quán toàn bộ tiến trình hội nhập,
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh năng
động và cải cách có hiệu quả nền hành chính quốc gia, bên cạnh quyết
tâm về mặt chủ trương, cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh
xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương. Đây cũng là một thách thức
to lớn đối với nước ta do phần đông cán bộ của ta còn bị hạn chế về
kinh nghiệm điều hành một nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố
nước ngoài.
 Ngoài ra, để tận dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và
tham gia có hiệu quả vào các cuộc đàm phán trong tương lai của tổ
chức này, chúng ta cũng cần phải có một đội ngũ cán bộ thông thạo
qui định và luật lệ của WTO, có kinh nghiệm và kỹ năng đàm phán
quốc tế. Thông qua đàm phán gia nhập, ta đã từng bước xây dựng
được đội ngũ này, nhưng vẫn còn thiếu.Từ đó yêu cầu ở sinh viên
ngày càng cao hơn không chỉ về mặt kiến thức mà còn là các kĩ năng
khác nữa
Học tập:
Về kiến thức chuyên môn và chất lượng sinh viên: yêu cầu về năng lực tư
duy toàn cầu, năng lực học hỏi và lựa chọn lĩnh vực chuyên sâu. Có năng lực
rồi phải có quyết tâm theo đuổi, dấn thân.


Tuy nhiên, nhược điểm của SVVN là chưa có độ sâu về kỹ năng lao động và
trong kinh doanh. Giới trẻ nước ngoài khi tham gia vào một công việc là đã
có hiểu biết rất sâu rộng về lĩnh vực của mình. Thế nên họ rất tự tin và có
khả năng độc lập giải quyết vấn đề. Trong khi đó, giới trẻ Việt thích học
nhiều thứ, không tập trung vào một lĩnh vực. Khả năng làm việc tập thể, khả
năng hợp tác, liên kết yếu nên thường lúng túng khi gặp phải khó khăn trong
công việc.
Nếu quyền được tự do kinh doanh trên thị trường thế giới mở ra thì chúng ta


-

-

phải có năng lực kinh doanh trên thị trường lớn đó. Quyền mở ra, cơ hội mở
ra nhưng cơ hội có thành hiện thực hay không lại phụ thuộc nhiều vào năng
lực của mỗi người và trình độ.
Nước ta đang trong giai đoạn hội nhập nên loại hình đào tạo của giáo dục đại
học đang dần thay đổi nhiều bằng chứng là đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Đây là một loại hình mới đòi hỏi cả giảng viên phải thay đổi phương pháp
dạy và sinh viên cần phải nhanh nhạy hơn với hình thức học này.
Yêu cầu về kĩ năng làm việc: kĩ năng mềm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm
việc nhóm, kí năng thuyết trình

Hiện nay nhiều sinh viên ra trường (thậm chí với tấm bằng tốt nghiệp loại
ưu) rất khó kiếm được công việc như mình mong muốn; hoặc nếu có thì cũng rất
khó phát huy được khả năng của bản thân trong một môi trường làm việc ngày
càng đòi hỏi cao về chất lượng nguồn nhân lực và đầy tính cạnh tranh như hiện
nay.


Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là kỹ năng mềm trong
sinh viên còn yếu.

Kỹ năng mềm là khái niệm để chỉ khả năng giao tiếp, làm việc
nhóm, quản lý thời gian, vượt qua khủng hoảng, khả năng lãnh đạo, sáng tạo, đổi
mới v.v… Đó là những bí quyết quyết định thành công bên cạnh kiến thức
chuyên môn. Đây là một kỹ năng đóng vai trò quan trọng khi sinh viên ra trường,
chính thức công tác tại các cơ quan. Thế nhưng việc đưa môn học này vào giảng
dạy vẫn chưa được nhiều trường Đại học quan tâm.


Trong khi việc đào tạo kỹ năng mềm tại các trường Đại học trên thế giới
rất được chú trọng, thì quá trình giảng dạy môn học này ở nước ta vẫn chưa thực
sự được tiến hành. Có chăng cũng chỉ là trong một buổi ngoại khóa, nhà trường
mời diễn giả tới phổ biến sơ lược kiến thức cho sinh viên. Những buổi học như
vậy chỉ đáp ứng được nhu cầu rất nhỏ của sinh viên, trong khi những nội dung
của môn học này còn rất mới mẻ với các bạn -> Đặt ra thách thức cho sinh viên
là phải tự mình trau dồi những kĩ năng đó một cách tốt nhất.
- Sự bất đồng ngôn ngữ, kiến thức về Công nghệ Thông tin. Để ra biển lớn,
SVVN cần trang bị kỹ năng tiếng Anh, vi tính, Internet như một công cụ để
học hỏi, thiết lập quan hệ, hiểu biết cộng đồng.


Hiện nay, Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến ở hầu hết các
quốc gia, có mặt trong mọi lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
…Khi mà Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu thì việc sử dụng thành thạo



nó là chiếc chìa khóa quan trọng để Việt Nam có thể bắt kịp tốc độ phát triển của

thế giới, đặc biệt là khi chúng ta đã gia nhập WTO.

Dễ dàng nhận thấy khả năng giao tiếp bằng Anh đang là một rào cản lớn
của giới sinh viên Việt Nam hiện nay. Sinh viên VN được học tiếng anh từ bậc
THCS, THPT, vào đại học vẫn tiếp tục học và còn học thêm ở các trung tâm Anh
văn, thế nhưng khá nhiều sinh viên khi xin việc làm đều không đáp ứng được yêu
cầu về kỹ năng sử dụng tiếng anh của các doanh nghiệp. Như vậy làm thế nào để
nâng cao kỹ năng quan trọng này cũng là một thách thức lớn với sinh viên Việt
Nam hiện nay.
 Trong khi đó 1 bộ phận không nhỏ SVVN coi internet là 1 công cụ để
giải trí: nghe nhạc, xem phim, chơi game…. Mà không biết tận dụng
nguồn thông tin vô tận từ chúng, cứ theo đuổi 1 thế giới huyền ảo và
say mê với chúng.
-

2.
-

-

-

Việc các chủ doanh nghiệp khi tuyển dụng những ứng viên cho các vị trí của
công ty, họ thường ưu tiên cho ứng viên có trình độ kiến thức cao và có bề
dầy kinh nghiệm đã gây nên áp lực không nhỏ đối với sinh viên khiến nhiều
bạn trẻ đua nhau hoc hành dẫn đến tình trạng stress, suy nhược cơ thể, tinh
thần…
Việc làm
Cơ hội việc làm được mở rộng hơn cho các bạn SV nhưng kèm theo đó là rất
nhiều những yêu cầu khắt khe khác như kiến thức chuyên môn, trình độ

ngoại ngữ tin học, kĩ năng mềm… Ngoài ra cơ hội việc làm mở ra nhưng
không có nghĩa là ai cũng có thể bắt lấy được. Khiến cho sự cạnh cạnh tranh
càng gay gắt trên thị trường việc làm khi ai ai cũng chuẩn bị cho mình hành
trang vào đời khá chu đáo.
Nguy cơ mất việc làm
Thách thức đối với người lao động trong đó có cả sinh viên mới ra trường ở
chỗ nguy cơ mất việc làm treo trên đầu bất cứ ai. Khi gia nhập WTO, hàng
hóa, dịch vụ nước ngoài tràn vào thị trường VN; các doanh nghiệp, lĩnh vực
VN không cạnh tranh được, có thể phải thu hẹp hoạt động kinh doanh hoặc
khó tồn tại, ảnh hưởng đến công ăn việc làm. Tác động trực tiếp nhất của là
khiến người lao động có nguy cơ mất việc làm.
Mất cân đối cơ cấu lao động
Theo nghiên cứu, có đến 80% các trường đại học đang đào tạo lực lượng
làm quản trị, trong lúc đó đội ngũ kỹ thuật còn thiếu. khiến các bạn sinh viên


-

ở một số ngành phải cạnh tranh rất gay gắt đặc biệt là sinh viên khối ngành
kinh tế trong khi một số ngành thì lại thiếu lao động như các ngành liên quan
đến kỹ thuật.
Kỹ năng làm việc của sinh viên sau khi ra trường còn kém
Khi chúng ta đang tiếp nhận những dự án đầu tư công nghệ cao, ở đó là
những việc làm có chất lượng nhưng lại đòi hỏi kỹ năng làm việc cao, khả
năng sử dụng công nghệ tốt nhưng các sinh viên Việt Nam mới chỉ thiên về
đào tạo lý thuyết mà ít có điều kiện thực hành nên khi ra trường có kỹ năng
làm việc yếu nên khó có khả năng đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển
dụng.

- Hội nhập WTO, khía cạnh đáng lo nữa là nguồn LĐ nước ngoài đổ vào. Nó tạo sức


ép cạnh tranh. Những LĐ kỹ thuật cao của VN phải học tập, nghiên cứu, nâng cao
năng lực nghề nghiệp nếu muốn giữ công việc tốt. Nếu anh không khẳng định để
giành một vị trí công tác tốt thì doanh nghiệp sẽ lấy LĐ nước ngoài.
- Hệ thống thuế thu nhập cá nhân của ta cũng làm cho các nhà đầu tư nước
ngoài thích thuê LĐ nước ngoài làm hơn. Hoặc LĐ VN nhiều lúc không thua
gì nước ngoài về kỹ năng nhưng trình độ ngoại ngữ hoặc công nghệ thông
tin không được tốt.
3.
-

Tiêu dùng:
Một tác động được nhìn nhận từ trước khi mở cửa thị trường trong nước ở
mức độ lớn hơn, nhưng chưa được đánh giá đúng mức, là sự gia tăng nhập
khẩu và nhập siêu. Hàng hóa tràn lan trên thị trường đa dạng về chủng loại
mà nhiều mặt hàng giá thành thường thấp hơn hàng nội địa. Tâm lý ham đồ
rẻ, nhiều sinh viên tiêu dùng một cách không khoa học để thỏa mãn ham
muốn của mình dẫn đến những khó khăn về tài chính, nợ nần…

-

Bên cạnh đó do tâm lý sính dùng đồ ngoại của SV mà không cần quan tâm
tới chất lượng của chúng đã khiến cho việc hàng giả hàng nhái ngày càng
nhiều trên thị trường. Chất lượng không đảm bảo đã hủy hoại sức khỏe của
chính bản thân họ

-

Tư duy ỷ lại của sinh viên: muốn thứ gì cũng sinh viên: Cơm sinh viên, cà
phê sinh viên nên nỗi danh từ “sinh viên” phải chuyển từ loại một cách “bất

đắc dĩ” thành tính từ mang tính… bình dân nhất. Từ đó gây ra rất nhiều tiêu
cực trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở VN khi mà họ muốn cái gì
cũng rẻ, cũng ngon.


4.
-

-

-

-

Văn hóa
Ngày nay do ảnh hưởng của nền văn hóa Phương Tây, một số bạn trẻ quan
niệm về tình yêu “rất hiện đại” hay còn gọi tình yêu tốc độ. Tình trạng
sống thử trước hôn nhân đang diễn ra ở giới sinh viên đã lên mức báo
động. Nhiều bạn trẻ thật dễ dãi cho rằng việc đó là bình thường không ảnh
hưởng gì.
Hơn nữa, một số đông SV đang chạy theo vòng xoáy của văn hóa tốc độ.
Từ những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa phim sex được
trao cho nhau cách dễ dàng, từ những quán Karaoke buổi tối đến những vũ
trường, quán Bar thâu đêm, đến những ngôi nhà nghỉ. Chính tình trạng
trên đã đưa giới trẻ chúng ta vào con đường tội lỗi, nhúng sâu vào vũng
lầy của cám dỗ.
Khả năng bị đồng hóa rất cao khi làm việc trong môi trường nước ngoài,
VD như quen sống theo phong cách Tây, ăn đồ Tây, nói năng cử chỉ không
phù hợp với thuần phong mĩ tục VN dần dần đánh mất bản sắc văn hóa
dân tộc.

Nhờ chính sách mở cửa, hội nhập, Việt Nam đã tiếp thu được không ít
thành tựu, tinh hoa văn hóa của nhân loại. Tuy nhiên mặt trái của quá trình
ấy là sản phẩm văn hóa của các nước có điều kiện xâm nhập sâu rộng,
mạnh mẽ vào Việt Nam, đặt nền văn hóa dân tộc trước nhiều thách thức
mới, trong một số lĩnh vực còn có phần bị văn hóa ngoại lấn lướt. Nguy cơ
mai một bản sắc văn hóa truyền thống khi cứ chạy theo cái gọi là ‘hiện
đại’. Đòi hỏi sinh viên phải biết tiếp thu chọn lọc các sản phẩm văn hóa
nước ngoài.Từ đó đặt ra thách thức thế hệ trẻ phải có trách nhiệm bảo tồn
và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc.

 Làm thế nào để hòa nhập mà không hòa tan là một thách thức không nhỏ
5.

với thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ sinh viên hiện nay.
Thách thức với sinh viên ngân hàng.
Ngoài những thách thức với sinh viên nói chung thì SVNH cũng có
những thách thức nói riêng. Khi gia nhập WTO, bên cạnh thời cơ thì các
ngân hàng thương mại Việt Nam đứng trước áp lực cạnh tranh từ phía các
ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt hơn, công nghệ, trình độ
quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao hơn, có thể đáp
ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hệ thống ngân hàng cần đáp ứng các
chuẩn mực về an toàn theo thông lệ quốc tế như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu,
trích lập dự phòng rủi ro, phân loại nợ theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Bên


cạnh đó hội nhập quốc tế với việc gia nhập WTO có thể mang đến rủi ro về
khách hàng cho các ngân hàng thương mại nhà nước. Việc mở cửa thị
trường hơn đặt các doanh nghiệp Việt Nam (khách hàng) trước nguy cơ bị
cạnh tranh, có thể dẫn tới mất thị phần, kinh doanh thua lỗ và phá sản, rủi ro
tăng cao do những tác động từ bên ngoài (từ thị trường tài chính khu vực và

thế giới). Dẫn đến SVNH cũng phải chịu những áp lực cạnh tranh và bị đòi
hỏi có các kĩ năng, kiến thức chuyên sâu hơn mới có thể đáp ứng được các
nhu cầu của nhà tuyển dụng



×