Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Câu hỏi ôn tập tư pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.74 KB, 9 trang )

Câu hỏi ôn tập tư pháp quốc tế
Chương 1: Khái niệm về Tư pháp quốc tế và nguồn của Tư pháp quốc
tế
Tài liệu:
1. Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Bộ luật dân sự 2005.
Câu hỏi:
1. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là
gì? Lấy ví dụ từ những ngành luật mà anh chị đã học?
2. Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế? Anh/chị hãy phân tích “yếu tố
nước ngoài” theo quy định của điều 758 – Bộ luật dân sự 2005?
3. Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế?
4. Khái niệm Tư pháp quốc tế? Nội dung của Tư pháp quốc tế?
5. Nguồn của Tư pháp quốc tế?
Chương 2: Chủ thể của Tư pháp quốc tế
Tài liệu:
1. Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Bộ luật dân sự 2005.
4. Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài.
5. Luật quốc tịch 2008.
6. Luật doanh nghiệp 2005.
7. Luật thương mại 2005.
8. Nghị định 72/2006/NĐ-CP ngày 25/07/2006 quy định chi tiết Luật thương
mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt
Nam.
9. Luật đầu tư 2005.
Câu hỏi:


1. Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì?
2. Khái niệm chủ thể của Tư pháp quốc tế?
3. Trình bày các loại chủ thể trong Tư pháp quốc tế - đặc trưng của mỗi loại
chủ thể này?


4. Trình bày các loại chủ thể của Tư pháp quốc tế Việt Nam – địa vị của mỗi
loại chủ thể này trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
Chương 3: Lý luận về xung đột pháp luật
Tài liệu:
1. Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Bộ luật dân sự 2005.
4. Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài.
Câu hỏi:
1. Khái niệm xung đột pháp luật? Nguyên nhân của xung đột pháp luật?
2. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật?
3. Khái niệm quy phạm xung đột? Cơ cấu và phân loại quy phạm xung đột?
4. Hệ thuộc luật là gì? Nêu và phân tích các hệ thuộc luật cơ bản?
5. Trình bày thể thức và xác định nội dung luật nước ngoài cần áp dụng?
6. Trình bày vấn đề dẫn chiếu tới pháp luật của nước chưa được công nhận?
7. Trình bày vấn đề bảo lưu trật tự công cộng?
8. Trình bày vấn đề lẩn tránh pháp luật?
9. Trình bày vấn đề dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu tới pháp luật của nước thứ
ba?
10. Trình bày vấn đề có đi có lại trong việc áp dụng luật nước ngoài?
Chương 4: Quyền sở hữu
Tài liệu:

1. Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Bộ luật dân sự 2005.
4. Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài.
5. Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế.
6. Các điều kiện giao hàng quốc tế 2000 (INCOTERMS 2000).
7. Hiến pháp 1992.
8. Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước.
9. Luật đầu tư 2005
Câu hỏi:
1. Khái niệm quyền sở hữu? Thế nào là quan hệ sở hữu có yếu tố nước
ngoài?
2. Nguyên tắc các quốc gia trên thế giới áp dụng để giải quyết xung đột pháp
luật về quyền sở hữu?


3. Vai trò của hệ thuộc luật nơi có tài sản trong việc giải quyết xung đột
pháp luật về quyền sở hữu?
4. Trình bày vấn đề xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường
vận chuyển?
5. Thế nào là người thủ đắc trung thực? Trình bày vấn đề bảo hộ quyền lợi
của người thủ đắc trung thực?
6. Trình bày vấn đề định danh tài sản?
7. Những trường hợp hệ thuộc luật nơi có tài sản không được áp dụng để
giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu?
8. Vai trò của việc xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro đối với tài sản mua
bán?
9. Nguyên tắc các quốc gia áp dụng để xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro

đối với tài sản mua bán? Quy định của pháp luật Việt Nam?
10. Trình bày quy định về thời điểm chuyển dịch rủi ro đối với tài sản mua
bán của Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc
tế?
11. Trình bày quy định về thời điểm chuyển dịch rủi ro đối với tài sản mua
bán của INCOTERMS 2000?
12. Định nghĩa quốc hữu hóa? Vai trò và tính chất của đạo luật quốc hữu
hóa?
13. Trình bày nội dung quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam?
Chương 5: Hợp đồng
Tài liệu:
1. Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Bộ luật dân sự 2005.
4. Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài.
5. Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế.
6. Các điều kiện giao hàng quốc tế 2000 (INCOTERMS 2000).
7. Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước.
8. Luật thương mại 2005
Câu hỏi:
1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng dân sự?
2. Định nghĩa hình thức hợp đồng dân sự? Các loại hình thức của hợp đồng
dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam?
3. Trình bày về nội dung của hợp đồng dân sự?
4. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo quy định của pháp
luật Việt Nam?



5. Hợp đồng trong Tư pháp quốc tế?
6. Phương pháp để giải quyết xung đột pháp luật về tính hợp pháp của hợp
đồng?
7. Khái niệm hợp đồng mua bán ngoại thương?
8. Trình bày quy định của Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về mua
bán hàng hóa quốc tế về các vấn đề sau của hợp đồng mua bán ngoại
thương: tính hợp pháp của hợp đồng, trình tự ký kết hợp đồng, các hình thức
trách nhiệm và căn cứ miễn trách nhiệm?
9. Trình bày quy định của pháp luật Việt Nam hợp đồng mua bán ngoại
thương?
10. Trình bày các điều kiện giao hàng hóa đối với hợp đồng mua bán ngoại
thương theo INCOTERMS 2000?
Chương 6: Thừa kế
Tài liệu:
1. Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Bộ luật dân sự 2005.
4. Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài.
5. Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước.
6. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 1, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Câu hỏi:
1. Định nghĩa thừa kế? Vai trò của chế định thừa kế?
2. Trình bày các quy định của pháp luật Việt Nam về: người để lại di sản
thừa kế, người thừa kế, thời điểm và địa điểm mở thừa kế, di sản thừa kế,
người quản lý di sản, việc thừa kế của những người có quyền thừa kế của
nhau mà chế cùng thời điểm, những người không được hưởng di sản, thời
hiệu khởi kiện về thừa kế, thanh toán và phân chia di sản.
3. Trình bày các quy định của pháp luật Việt Nam về thừa kế theo pháp luật

(khái niệm, những trường hợp thừa kế theo pháp luật, diện và hàng thừa kế,
thừa kế thế vị)?
4. Trình bày các quy định của pháp luật Việt Nam về thừa kế theo di chúc
(khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc, người lập di chúc, người thừa kế
theo di chúc, người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, các điều
kiện có hiệu lực của di chúc, hiệu lực pháp luật của di chúc, di sản dùng vào
việc thừa kế, di tặng)?
5. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật của
các nước?


6. Vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế được quy định trong các
điều ước quốc tế?
7. Nguyên tắc giải quyết thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt
Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên?
8. Vấn đề “di sản không người thừa kế” trong Tư pháp quốc tế?
Chương 7: Quyền sở hữu trí tuệ trong Tư pháp quốc tế
Tài liệu:
1. Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Bộ luật dân sự 2005.
4. Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài.
5. Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước.
6. Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
7. Luật sở hữu trí tuệ 2005.
8. Quy định cụ thể của Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học
nghệ thuật 1886 (sửa đổi, bổ sung tại Pari 1971).
9. Công ước toàn cầu về bản quyền Geneve 1952 (sửa đổi, bổ sung tại Pari

1971).
10. Hiệp định quyền tác giả Việt Nam – Hoa Kỳ.
11. Công ước Pari 1883 về bảo hộ quốc tế quyền sở hữu công nghiệp
12. Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế đối với
nhãn hiệu hàng hóa.
13. Hiệp ước hợp tác Patent
14. Hiệp định TRIPS
15. Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước UPOV).
Câu hỏi:
1. Định nghĩa quyền sở hữu trí tuệ? Đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ? Vấn
đề bảo hộ quốc tế đối với quyền sở hữu trí tuệ?
2. Trình bày các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả:
- Khái niệm và đặc điểm.
- Các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả.
- Tác phẩm: khái niệm, phân loại.
- Chủ thể của quyền tác giả: tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nội dung quyền tác giả.
3. Trình bày các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền liên quan:
- Khái niệm và đặc điểm.
- Chủ thể của quyền liên quan: người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi
hình, tổ chức phát sóng.


- Nội dung quyền liên quan.
- Thời hạn bảo hộ
4. Trình bày các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu công
nghiệp:
- Khái niệm và đặc điểm.
- Các nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.

- Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp: tác giả của các đối tượng sở hữu công
nghiệp, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.
- Nội dung quyền sở hữu công nghiệp.
- Xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
5. Trình bày các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền đối với giống
cây trồng:
- Khái niệm.
- Các nguyên tắc bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
- Điều kiện giống cây trồng được bảo hộ.
- Chủ thể quyền đối với giống cây trồng: tác giả giống cây trồng, chủ văn
bằng bảo hộ giống cây trồng.
- Nội dung quyền đối với giống cây trồng.
6. Khái niệm quyền tác giải trong Tư pháp quốc tế? Các hình thức bảo hộ
quốc tế quyền tác giả?
7. Quy định cụ thể của Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học
nghệ thuật 1886 (sửa đổi, bổ sung tại Pari 1971) bao gồm:
- Nguyên tắc bảo hộ.
- Đối tượng bảo hộ.
- Điều kiện, tiêu chuẩn bảo hộ.
- Nội dung quyền được bảo hộ.
- Thời hạn bảo hộ.
8. Quy định cụ thể của Công ước toàn cầu về bản quyền Geneve 1952 (sửa
đổi, bổ sung tại Pari 1971), bao gồm:
- Nguyên tắc bảo hộ.
- Đối tượng bảo hộ.
- Điều kiện, tiêu chuẩn bảo hộ.
- Nội dung quyền được bảo hộ.
- Thời hạn bảo hộ.
9. Quy định của pháp luật Việt Nam và Hiệp định quyền tác giả Việt Nam –
Hoa Kỳ về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài?

10. Quy định cụ thể của Công ước Pari 1883 về bảo hộ quốc tế quyền sở hữu
công nghiệp, bao gồm:
- Nguyên tắc bảo hộ.


- Đối tượng bảo hộ.
- Điều kiện, tiêu chuẩn bảo hộ.
- Nội dung quyền được bảo hộ.
- Thời hạn bảo hộ.
11. Quy định cụ thể của Thỏa ước Madrid và nghị định thư Madrid về đăng
ký quốc tế đối với nhãn hiệu hàng hóa, bao gồm:
- Nguyên tắc bảo hộ.
- Đối tượng bảo hộ.
- Điều kiện, tiêu chuẩn bảo hộ.
- Nội dung quyền được bảo hộ.
- Thời hạn bảo hộ.
12. Quy định cụ thể của Hiệp ước hợp tác Patent, bao gồm:
- Nguyên tắc bảo hộ.
- Đối tượng bảo hộ.
- Điều kiện, tiêu chuẩn bảo hộ.
- Nội dung quyền được bảo hộ.
- Thời hạn bảo hộ.
13. Quy định cụ thể của Hiệp định TRIPS bao gồm:
- Nguyên tắc bảo hộ.
- Đối tượng bảo hộ.
- Điều kiện, tiêu chuẩn bảo hộ.
- Nội dung quyền được bảo hộ.
- Thời hạn bảo hộ.
14. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
có yếu tố nước ngoài?

15. Quy định cụ thể của Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới
(Công ước UPOV), bao gồm:
- Nguyên tắc bảo hộ.
- Đối tượng bảo hộ.
- Điều kiện, tiêu chuẩn bảo hộ.
- Nội dung quyền được bảo hộ.
- Thời hạn bảo hộ.
16. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
có yếu tố nước ngoài?
Chương 8: Hôn nhân và gia đình trong Tư pháp quốc tế
Tài liệu:
1. Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Bộ luật dân sự 2005.


4. Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài.
5. Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước.
6. Luật hôn nhân và gia đình 2000.
7. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và
gia đình có yếu tố nước ngoài.
Câu hỏi:
1. Khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình, khái niệm hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài?
2. Khái niệm kết hôn? Quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết
hôn và hình thức kết hôn?
3. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn theo pháp luật của

các nước?
4. Trình bày vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam?
5. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn theo pháp luật của các
nước?
6. Trình bày vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam?
7. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ pháp lý giữa vợ và
chồng theo pháp luật của các nước?
8. Trình bày vấn đề quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài
ở Việt Nam?
9. Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề xác định cha, mẹ, con và vấn
đề cấp dưỡng giữa cha mẹ và con?
10. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ giữa cha mẹ và con
cái theo pháp luật của các nước?
11. Trình bày vấn đề quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con cái có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam?
12. Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề nuôi con nuôi?
13. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề nuôi con nuôi theo
pháp luật của các nước?
14. Trình bày vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam?
15. Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề giám hộ?
16. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề giám hộ theo pháp
luật của các nước?
17. Trình bày vấn đề giám hộ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam?
Chương 9: Tố tụng dân sự quốc tế
Tài liệu:
1. Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.


2. Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Bộ luật tố tụng dân sự 2004.

Câu hỏi:
1. Khái niệm và đặc điểm tố tụng dân sự quốc tế?
2. Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế?
3. Khái niệm thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế và vấn đề xung đột thẩm
quyền xét xử?
4. Các quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế?
5. Quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Việt Nam?
6. Địa vị pháp lý của người nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế?
7. Vấn đề công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài.
Chương 10: Trọng tài thương mại quốc tế
Tài liệu:
1. Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL.
4. Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam.
5. Công ước New York về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài
nước ngoài.
6. Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
Câu hỏi:
1. Khái niệm và vai trò của trọng tài thương mại quốc tế?
2. Các loại trọng tài thương mại quốc tế?
3. Khái niệm, nội dung và vai trò của thỏa thuận trọng tài?
4. Quy tắc tố tụng trọng tài quốc tế?
5. Quy định của Công ước New York về công nhận và thi hành quyết định
của trọng tài nước ngoài.
6. Quy định của Việt Nam về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài
nước ngoài.




×