Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Mối quan hệ giữa luật quốc tế và quốc gia và quy định của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.49 KB, 28 trang )

MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT
QUỐC TẾ VÀ QUỐC GIA
&
QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM


• Điều 26 CƯ Viên:
Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc
các bên tham gia và phải được các bên thi
hành với thiện chí.
• Điều 27 CƯ Viên:
Một bên không thể viện dẫn những quy định
của pháp luật trong nước của mình làm lý
do cho việc không thi hành một điều ước.


Mối quan hệ giữa LQT & LQG
2 câu hỏi:
1. LQT & LQG là hai hệ thống luật riêng biệt hay là 2 bộ
phận của một hệ thống luật thống nhất?
2. Nếu có xung đột giữa hai LQT & LQG, luật nào sẽ có
hiệu lực cao hơn?


Thuyết nhất nguyên luận
Thuyết nhị nguyên luận


Thuyết nhất nguyên luận
• LQT & LQG là hai bộ phận của một
hệ thống luật thống nhất


• Mối quan hệ giữa LQT và LQG tuỳ
theo vị trí ưu tiên:
– Ưu tiên pháp luật quốc gia: LQT chỉ được
coi là một bộ phận cấu thành của LQG
– Ưu tiên pháp luật quốc tế: LQT có hiệu lực
cao hơn LQG


Thuyết nhất nguyên luận
• Chủ nghĩa nhất nguyên dung hoà:
– các quy phạm pháp luật quốc tế có vị trí cao hơn
pháp luật quốc gia.
– để giải quyết xung đột, các quốc gia, phải huỷ bỏ
các văn bản pháp luật của quốc gia mình trái với
pháp luật quốc tế.
– để thực hiện các cam kết quốc tế, quốc gia cần
phải xây dựng các văn bản pháp luật trong nước
cho phù hợp với pháp luật quốc tế
⇒ Được thừa nhận rộng rãi


Thuyết nhị nguyên luận
• LQT & LQG là hai hệ thống luật tồn tại độc
lập và không có mối quan hệ qua lại
• Được phân chia thành 2 trường phái:
– Chủ nghĩa nhị nguyên cực đoan: LQT & LQG tách
biệt hẳn nhau do đó không có xung đột giữa hai hệ
thống pháp luật này
– Chủ nghĩa nhị nguyên luận dung hoà:
• Cả hai hệ thống được xem như là hai vòng tròn có phần giao

nhau.
• Pháp luật quốc tế chiếm ưu thế nổi trội so với pháp luật quốc
gia.


Áp dụng LQT vào LQG
• Các quốc gia có nghĩa vụ là làm cho
LQG mình phù hợp với LQT.
• 2 quan điểm chính:
– Quan điểm 1: ĐƯQT có hiệu lực trực tiếp trong
các lĩnh vực của LQG mà không cần phải có
sự quá trình nội luật hóa
– Quan điểm 2: ĐƯQT muốn phát huy hiệu lực
của mình ở trong các nước thì đòi hỏi phải
được chuyển hoá vào nội luật


Áp dụng LQT vào LQG
• Học thuyết về chấp nhận:
– Các quy phạm pháp luật quốc tế được áp dụng
trực tiếp ở trong nước, không cần việc ban hành
văn bản thi hành của Nhà nước
– Ví dụ: luật Hà Lan, Thụy Sỹ, luật của EU
• Học thuyết về chuyển hóa:
– LQT muốn được áp dụng trong nước thì phải được
chuyển đổi thành quy phạm pháp luật trong nước
thông qua một, hoặc một số văn bản thi hành
– Ví dụ: luật Đức, Italia, Hy Lạp



QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỀ
LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ


Luật Ký kết, gia nhập và
thực hiện ĐƯQT 2005
• Được

Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua
ngày 14/6/2005, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006,
thay thế cho Pháp lệnh năm 1998 về ký kết và thực
hiện ĐƯQT
• Cơ sở: phù hợp với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi),
kế thừa những nội dung còn giá trị của Pháp lệnh
năm 1998; bảo đảm sự tương thích với Công ước
Viên năm 1969 về Luật điều ước
• Gồm 9 chương, 107 điều (Pháp lệnh năm 1998 gồm
6 chương, 35 điều; Pháp lệnh năm 1989: 4 chương,
21 điều).


Phạm vi điều chỉnh Luật ĐƯQT

Quy định chi tiết về nguyên tắc, thẩm
quyền, trình tự, thủ tục về ký kết, gia
nhập, bảo lưu, lưu chiểu, lưu trữ, sao
lục, công bố, đăng ký, thực hiện, giải
thích, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm
dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình
chỉ thực hiện ĐƯQT



Khái niệm
• Định nghĩa điều ước quốc tế : “là thỏa
thuận bằng văn bản được ký kết hoặc
gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc
nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một
hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế
hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc
tế, không phụ thuộc vào tên gọi […]”


ĐƯQT và pháp luật Việt Nam (tiếp)
1. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật
và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định
của điều ước quốc tế.
2. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải
bảo đảm không làm cản trở việc thực hiện điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định về cùng một vấn
đề.


ĐƯQT & pháp luật Việt Nam (tiếp)
3. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của ĐƯQT, QH,
CTN, CP khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT
đồng thời quyết định :


- Áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần
ĐƯQT đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân
nếu quy định của ĐƯQT đã đủ rõ, chi tiết để
thực hiện;
- Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn
bản quy phạm pháp luật để thực hiện ĐƯQT
đó.


ĐƯQT & pháp luật Việt Nam
(tiếp)
• Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2006 về việc Phê chuẩn Nghị định thư gia nhập
Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO):
Áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam được
ghi tại Phụ lục đính kèm Nghị quyết này và các cam
kết khác của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế
giới được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư,
các Phụ lục đính kèm và Báo cáo của Ban công tác
về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập Tổ
chức thương mại thế giới.


ĐƯQT & pháp luật Việt Nam
(tiếp)
• Trong trường hợp quy định của pháp
luật Việt Nam không phù hợp với quy
định của Hiệp định thành lập Tổ chức

thương mại thế giới, Nghị định thư và
các tài liệu đính kèm thì áp dụng quy
định của Hiệp định thành lập Tổ chức
thương mại thế giới, Nghị định thư và
các tài liệu đính kèm."


Thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết, gia nhập
và thực hiện ĐƯQT
• Cơ quan đề xuất kiến nghị việc đàm phán, ký, phê
chuẩn, phê duyệt, gia nhập ĐƯQT
•Bộ Ngoại giao cho ý kiến kiểm tra
• Các bộ, cơ quan ngang bộ khác cho ý kiến
•Bộ Tư pháp cho ý kiến thẩm định
• Chính phủ quyết định việc đàm phán, ký ĐƯQT
nhân danh NN và CP, phê duyệt, quyết định gia nhập
ĐƯQT nhân danh CP
• QH hoặc CTN quyết định việc đàm phán, ký, phê
chuẩn, gia nhập ĐƯQT nhân danh NN hoặc ĐƯQT
nhân danh CP cần phải được phê chuẩn


ĐƯQT cần được phê chuẩn
1. ĐƯQT có quy định phải phê chuẩn;
2. ĐƯQT được ký nhân danh NN;
3. ĐƯQT được ký nhân danh Chính
phủ có quy định trái với quy định
trong văn bản pháp luật của QH,
UBTV QH hoặc có liên quan đến
ngân sách NN.



ĐƯQT cần phải phê duyệt
1. ĐƯQT nhân danh CP có quy định
phải phê duyệt;
2. ĐƯQT nhân danh CP có quy định trái
với quy định trong văn bản quy phạm
pháp luật của CP;
3. ĐƯQT nhân danh CP có quy định
phải hoàn thành thủ tục pháp lý nội
bộ.


Thỏa thuận quốc tế
• Pháp lệnh số 33/2007/PL-UBTVQH11
về ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc
tế được UBTV QH thông qua ngày
20/4/2007, có hiệu lực từ ngày
01/7/2007 (thay thế Nghị định
20/2002/NĐ-CP ngày 20/02/2002).
• Pháp lệnh gồm 5 Chương, 33 điều
(Nghị định gồm 5 Chương 17 điều).


Khái niệm
• Điều 2(1) Pháp lệnh

Thỏa thuận quốc tế là cam kết bằng văn
bản về hợp tác quốc tế được ký kết
nhân danh cơ quan nhà nước ở trung

ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan trung
ương của tổ chức trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với
một hoặc nhiều bên ký kết nước ngoài


Tên gọi của TTQT
• Điều 2(2) Pháp lệnh
Thỏa thuận quốc tế được ký kết
với tên gọi là Thỏa thuận, Bản ghi
nhớ, Biên bản thỏa thuận, Biên
bản trao đổi, Chương trình hợp
tác, Kế hoạch hợp tác hoặc tên
gọi khác.


So sánh ĐƯQT và TTQT

• Về danh nghĩa
• Về tên gọi
• Về nội dung
• Về trình tự thủ tục
• Về tính chất pháp lý


So sánh (tiếp)

• Về danh nghĩa ký kết

- ĐƯQT:

Nhà nước,
Chính Phủ

- TTQT : Cơ
quan NN ở
trung ương,
cơ quan cấp
tỉnh, tổ chức


So sánh (tiếp)

• Về tên gọi :
TTQT không được dùng một
số tên gọi chỉ được dùng cho
ĐƯQT như Hiệp ước, Công
ước, Hiệp định, (Nghị định
thư)…


×