Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Bài giảng tài chính doanh nghiệp chương 3 nguyễn thị hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 67 trang )

CHƯƠNG III. QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP

Nội dung
I. Nội dung và thành phần vốn lưu động.
II. Nhu cầu vốn lưu động và phương phỏp xỏc định
nhu cầu vốn lưu động.
III. Tổ chức đảm bảo nhu cầu vốn lưu động cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
IV. Cỏc biện phỏp quản lý và nõng cao hiệu suất sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.


I. Nội dung và thành phần vốn lưu động.



Khái niệm và nội dung vốn lưu động
Thành phần và kết cấu của vốn lưu động


Tài sản lưu động




Tài sản lưu động sản xuất:
Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu,…Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,…
Tài sản lưu động lưu thông:
Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng


tiền, vốn trong thanh toán,…


Khái niệm vốn lưu động.


Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng
ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm
đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong
một lần và được thu hồi toàn bộ và hoàn thành
một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ
kinh doanh.


Đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp






Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và luôn thay đổi
hình thái biểu hiện.
Chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được
hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ được
sản phẩm, dịch vụ và thu được tiền bán hàng.
Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một
chu kỳ kinh doanh.



Thành phần vốn lưu động.












Theo hình thái biểu hiện của vốn:
Vốn bằng tiền và các khoản phải thu.
Vốn vật tư, hàng hoá.
Theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất, kinh
doanh:
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất.
Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất.
Vốn lưu động trong khâu lưu thông.
Theo khả năng thanh khoản của từng thành phần vốn lưu động.
Theo nguồn hình thành vốn lưu động.



Kết cấu vốn lưu động.



Kết cấu vốn lưu động là thành phần và tỷ trọng
của từng khoản vốn so với tổng số vốn lưu
động của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất
định.


Những nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu
vốn lưu động của doanh nghiệp.




Những nhân tố về cung ứng vật tư.
Những nhân tố về mặt sản xuất.
Những nhân tố về tiêu thụ sản phẩm và thanh
toán tiền hàng.


Những nhân tố về cung ứng vật tư.








Khả năng cung ứng của thị trường.
Khoảng cách giữa doanh nghiệp với các đơn vị

cung ứng vật tư.
Kỳ hạn giao hàng.
Khối lượng vật tư được cung ứng mỗi lần.
Giá cả vật tư.
….


Những nhân tố về mặt sản xuất.








Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất.
Tính chất sản xuất.
Mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo.
Độ dài của chu kỳ sản xuất
Quy mô sản xuất.
Điều kiện sản xuất.
….


Những nhân tố về tiêu thụ sản phẩm
và thanh toán tiền hàng.









Khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng
Phương tiện vận chuyển.
Khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu
thụ.
Giá cả sản phẩm tiêu thụ
Phương thức thanh toán.
….


Nhu cầu vốn lưu động và phương
pháp xác định nhu cầu vốn lưu động.





Chu kỳ kinh doanh và nhu cầu vốn lưu động.
Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu
động của doanh nghiệp.
Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
cần thiết của doanh nghiệp.


Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.









Khái niệm:
Chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp là khoảng
thời gian trung bình cần thiết để thực hiện việc mua
sắm, dự trữ vật tư, sản xuất ra sản phẩm và bán được
sản phẩm, thu được tiền bán hàng.
Các giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh của doanh
nghiệp:
Giai đoạn mua sắm và dự trữ vật tư
Giai đoạn sản xuất.
Giai đoạn bán sản phẩm và thu tiền bán hàng.


Nhu cầu vốn lưu động.




Khái niệm:
Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là thể hiện số vốn
tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình
thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và khoản cho khách
hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung
cấp.

Công thức xác định:
Nhu cầu
vốn lưu
động

=

Mức dự
trữ
hàng tồn
kho

+

Khoản nợ
phải thu
từ khách hàng

_

Khoản nợ
phải trả
nhà cung cấp


Sự cần thiết xác định nhu cầu vốn lưu
động thường xuyên của doanh nghiệp.










Xác định đúng đắn và hợp lý nhu cầu vốn lưu động thường
xuyên cần thiết là cơ sở để tổ chức các nguồn tài trợ.
Đáp ứng kịp thời, đầy đủ vốn lưu động đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình
thường và liên tục.
Là cơ sở để giao vốn với những doanh nghiệp nhà nước
mới thành lập.
Là căn cứ để quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn lưu động
của doanh nghiệp.



Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.















Những yếu tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh.
Chu kỳ kinh doanh
Quy mô kinh doanh
Tính chất thời vụ trong kinh doanh
Những thay đổi về kỹ thuật, công nghệ

Những yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm.
Khoảng cách giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp
Sự biến động về giá cả của vật tư, hàng hoá
Khoảng cách giữa doanh nghiệp và thị trường
Điều kiện và phương tiện vận tải

Chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ
chức thanh toán.


Xác định nhu cầu vốn lưu động thường
xuyên cần thiết của doanh nghiệp.




Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn
lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.
Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn
lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.



Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn
lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.








Nội dung phương pháp:
Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng
vốn lưu động doanh nghiệp phải ứng ra để xác định
nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.
Trình tự:
Xác định nhu cầu vốn lưu động để dự trữ hàng tồn
kho cần thiết.
Dự kiến khoản nợ phải thu.
Dự kiến khoản nợ phải trả.


Xác định nhu cầu vốn lưu động để
dự trữ hàng tồn kho cần thiết.










Dự trữ hàng tồn kho gồm:
Đối với doanh nghiệp sản xuất: dự trữ về nguyên vật liệu chính
và các loại vật tư khác, về sản phẩm đang chế và thành phẩm
hàng hoá,…
Đối với doanh nghiệp thương mại: dự trữ hàng hoá bán ra,…
Xác định lượng dự trữ cần thiết của doanh nghiệp:
Trước hết cần xác định nhu cầu vốn dự trữ của từng loại
nguyên vật liệu.
Sau đó tổng hợp lại để tính mức dự trữ nguyên vật liệu hoặc
hàng hoá bằng công thức:
HTK =
(Mij x Nij)


Xác định nhu cầu vốn dự trữ
nguyên vật liệu chính:
Dn = Nd x Fn






Trong đó:
Dn: Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu chính năm
kế hoạch.

Nd: Số ngày dự trữ cần thiết về nguyên vật liệu
chính.
Fn: Chi phí nguyên vật liệu chính bình quân mỗi
ngày trong kỳ kế hoạch.


Xác định nhu cầu vốn dự trữ đối với
các khoản vật tư khác.








Đối với loại vật tư dùng nhiều và thường xuyên có thể áp dụng
phương pháp xác định nhu cầu vốn dự trữ như đối với các loại
nguyên vật liệu chính.
Đối với loại giá trị thấp, số lượng tiêu hao không nhiều hoặc
không thường xuyên thì có thể xem xét tình hình thực tế và ước
tính dự trữ bằng một tỷ lệ phân trăm so với số chi phí sử dụng
loại vật tư đó ở trong kỳ hoặc có thể dùng công thức sau:
Dnk = Mk x T%
Trong đó:
Dnk: Nhu cầu vốn dự trữ của một loại vật tư khác trong khâu
dự trữ năm kế hoạch của doanh nghiệp.
Mk : Tổng mức luân chuyển của loại vật tư khác trong kỳ kế
hoạch.
T% : Tỷ lệ nhu cầuvốn so với tổng mức luân chuyển vốn của

loại vật tư đó ở năm báo cáo (kỳ gốc).


Xác định nhu cầu vốn
sản phẩm đang chế tạo















Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sản phẩm đang chế:
Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày kỳ kế hoạch.
Chu kỳ sản xuất sản phẩm.
Hệ số sản phẩm đang chế tạo.
Công thức xác định:
Ds = Pn x Ck x Hs.
Trong đó:
Ds : Nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo.
Pn : Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch.
Ck : Chu kỳ sản xuất sản phẩm

Ck x Hs: Số ngày luân chuyển
Hs : Hệ số sản phẩm đang chế tạo của vốn sản phẩm dở dang.
Đối với một số doanh nghiệp có thể chia quá trình sản xuất thành nhiều
công đoạn, tính nhu cầu vốn cho từng công đoạn rồi tổng hợp lại
Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo thời vụ, có thể xác định theo nhu
cầu vốn lưu động của quý thấp nhất trong năm kế hoạch.


Chi phí trả trước










Khái niệm:
Chi phí trả trước là chi phí thực tế đã phát sinh có liên quan đến
hoạt động kinh doanh của nhiều chu kỳ sản xuất nên chưa thể
tính hết vào giá thành sản phẩm kỳ này mà được phân bổ dần
làm nhiều lần vào các kỳ tiếp theo, đòi hỏi doanh nghiệp phải
ứng ra lượng vốn nhất định.
Chi phí trả trước có thể gồm:
Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định phát sinh một lần quá lớn.
Chi phí trong quá trình nghiên cứu thí nghiệm, phát minh sáng
chế, cải tiến kỹ thuật lớn phải phân bổ dần vào vào nhiều năm
cho các đối tượng chịu chi phí.

Công cụ, dụng cụ nhỏ xuất dùng một lần với giá trị lớn có thời
gian tham gia sản xuất từ 2 năm trở lên.
Chi phí trong thời gian ngừng việc có tính chất thời vụ.
Chi phí các công trình tạm trong xây dựng cơ bản, chi phí tháo
lắp, vận chuyển máy móc đến công trường.


Xác định nhu cầu vốn chi phí trả trước







Công thức xác định:
Vp = Pđ + Ps – Pp.
Trong đó:
Vp: Nhu cầu vốn chi phí trả trước trong kỳ kế hoạch.
Pđ: Số dư chi phí trả trước ở đầu kỳ kế hoạch.
Ps: Chi phí trả trước dự kiến phát sinh trong kỳ.
Pp: Chi phí trả trước dự kiến phân bổ vào giá thành
sản phẩm trong kỳ.


Xác định nhu cầu vốn dự trữ thành phẩm.









Mục đích:
Đảm bảo cho quá trình tiêu thụ sản phẩm thường
xuyên, liên tục
Công thức xác định:
Dtp = Zn x Ntp
Trong đó:
Dtp: Nhu cầu vốn dự trữ thành phẩm kỳ kế hoạch.
Zn: Giá thành sản xuất sản phẩm hàng hoá bình quân
mỗi ngày kỳ kế hoạch.
Ntp: Số ngày dự trữ thành phẩm.


×