Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Giáo trình biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật phần 2 đh nông nghiệp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.75 MB, 93 trang )

Phần C.
KẺ THÙ TỰ NHIÊN CỦA DỊCH HẠI: VAI TRÒ VÀ ðẶC ðIỂM ỨNG DỤNG
Chương VI
CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH CÔN TRÙNG
Côn trùng thường bị chết bởi các loại bệnh khác nhau do nhiều loài vi sinh
vật gây nên như vi khuẩn, nấm, virus, nguyên sinh ñộng vật, tuyến trùng,...Trong ñó
thì bệnh do các vi sinh vật gây ra là chủ yếu, chiếm khoảng 80 – 90%. Vì thế khi nói
về bệnh côn trùng thì người ta thường hiểu ngay là do các vi khuẩn, nấm và virus.
Bệnh côn trùng thường thể hiện hàng loại những ñặc tính khác nhau, ñặc ñiểm chung
nhất của bệnh côn trùng là nó làm chết rất nhiều cá thể trong một ñợt, làm chấm dứt
sự sinh sản hàng loạt, ñiều ñó ñã hạn chế ñược sự lây lan của các lứa sâu hại tiếp
theo trong tự nhiên. Khoa học nghiên cứu bệnh côn trùng gọi là bệnh lý học côn
trùng. Bệnh lý học côn trùng không chỉ ñơn thuần miêu tả những biến ñổi bệnh lý
bên trong cơ thể côn trùng mà còn nghiên cứu tác nhân gây dịch bệnh, cũng như
nghiên cứu các ñặc ñiểm cơ bản và những diễn biến của vi sinh vật gây bệnh ở bên
trong và cả phía ngoài cơ thể ký chủ.
Triệu chứng bệnh côn trùng:
Cá thể côn trùng bị bệnh thường khác với cá thể khoẻ bởi hàng loạt triệu
chứng bên ngoài là do côn trùng có những thay ñổi về mặt sinh lý và bệnh lý của các
mô. Những thay ñổi bên ngoài có thể nhận thấy ñược gọi là triệu chứng bệnh. Triệu
chứng ñặc trưng nhất là thay ñổi về sự vận ñộng của côn trùng. Sự vận ñộng của
chúng còn tuỳ theo mức ñộ phát triển của bệnh. Khi côn trùng bị bệnh do các vi sinh
vật gây ra thì trong cơ thể của nó dần dần bị phá huỷ từng phần, lúc ñầu chúng vận
ñộng chậm chạp, về sau ngừng hẳn và nằm im một chỗ cho ñến khi chết.
Quá trình lây nhiễm và nguyên nhân gây bệnh của vi sinh vật trên côn trùng:
Thông thường với các loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn thì chúng lan
truyền bằng ñường ruột thông qua con ñường thức ăn. Nhưng ñối với nguồn bệnh do
nấm thì chủ yếu lại là do sự tiếp xúc trực tiếp với nhau hay qua trung gian truyền
bệnh. Trung gian có thể là những loài ký sinh hay côn trùng ăn thịt hoặc không khí.
Nguyên nhân gây bệnh vi sinh vật trên côn trùng:
- Vi sinh vật phải có mặt trong mọi trường hợp của bệnh ở côn trùng và có


thể phân lập dòng thuần chủng các vi sinh vật ñó trên môi trường nhân tạo.
- Khi dùng dạng vi sinh vật thuần khiết ñể gây bệnh nhân tạo thì có thể gây
ñược loại bệnh tương tự.
- Phải chứng minh ñược sự có mặt của vi sinh vật trong cơ thể côn trùng thí
nghiệm nghĩa là khi thử lại hoạt lực sinh học của vi sinh vật ñó trên côn trùng trong
ñiều kiện thích hợp thì vi sinh vật ñó tái xuất hiện trở lại.
- Muốn cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể ký chủ trở thành vi sinh vật gây bệnh
thì chúng phải có tác ñộng về mặt hoá học hay cơ học lên ký chủ và gây bệnh cho
ký chủ. Trong các tác ñộng hoá học có hoạt tính thấp nhất là những quá trình mà
ở ñó vi sinh vật chỉ lấy một phần thức ăn của ký chủ (cơ thể côn trùng) và chúng
tiết ra các sản phẩm trao ñổi chất với một lượng nhất ñịnh ñối với côn trùng. Ảnh
hưởng của các sản phẩm trao ñổi chất thường ñược thể hiện rất rõ ñối với nấm ở
cuối giai ñoạn hình thành bào tử.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

86


I. NHÓM VIRÚT CÔN TRÙNG
1. Khái quát chung về virút côn trùng
Virút gây bệnh côn trùng là một nhóm tác nhân sinh học có nhiều triển vọng trong
phòng chống côn trùng hại cây trồng. Bệnh virút hại côn trùng ñược mô tả sớm hơn
bệnh virút hại thực vật. Bệnh virút hại côn trùng ñầu tiên do Cornalia và Maestri mô
tả vào năm 1856 chính là bệnh tằm nghệ (mặc dù bệnh này ñược biết từ trước ñó rất
lâu). Các tác giả này là những người ñầu tiên phát hiện thấy các thể ña diện trong cơ
thể tằm bị bệnh, còn Bolle vào năm 1898 là người ñầu tiên phát hiện thấy khi hoà tan
thể vùi trong ruột tằm sẽ giải phóng ra các thể nhỏ. Komarek & Breindl vào năm
1923 ñã khẳng ñịnh bản chất virút của bệnh tằm nghệ và bệnh thối nhũn ở sâu róm
Lymantria monacha. Tuy nhiên, người ñầu tiên nhìn thấy các virút gây bệnh côn

trùng lại là Bergold với các nghiên cứu công bố từ năm 1943 ñến năm 1947. Sau ñó
trên thế giới xuất hiện hàng loạt các công trình nghiên cứu về virút gây bệnh cho côn
trùng, ñặc biệt sau khi có kính hiển vi ñiện tử (dẫn theo P.V. Lầm 1995).
Virút gây bệnh cho côn trùng (hay virút côn trùng) chỉ có khả năng sống, sinh sản
ở trong các mô, tế bào sống, không thể nuôi cấy trên các môi trường dinh dưỡng
nhân tạo. Virút côn trùng có ñặc ñiểm nổi bật là tính chuyên hóa hẹp, chỉ gây bệnh
cho côn trùng và chỉ xâm nhiễm ở những mô nhất ñịnh của vật chủ. Virút côn trùng
có thể tạo thành thể vùi như NPV, CPV, GV, EPV hoặc không tạo thành thể vùi như
Iridovirus, Densovirus, Baculovirus trần (Jayaraj,1985; Ramakrishnan,1985).
Cho tới giữa thập kỷ 1980, người ta ñã phân lập và mô tả ñược hơn 700 bệnh virút
từ hơn 800 loài côn trùng thuộc nhiều bộ khác nhau. Hiện nay các virút côn trùng
ñược xếp thành 7 họ sau: Baculoviridae, Reoviridae, Iridoviridae, Poxviridae,
Parvoviridae, Picaviridae và Rhabdoviridae (Chukhrij 1988; Jayaraj 1985). Hai họ
Baculoviridae và Reoviridae có nhiều loài là những tác nhân rất triển vọng của
BPSH. Tuy nhiên, các virút côn trùng ñã ñược nghiên cứu ứng dụng chủ yếu thuộc
các nhóm Nuclear Polyheadrosis Virus/NPV, Grannulosis Virus/GV, Cytoplasmis
Polyheadrosis Virus/CPV.
+ Nhóm NPV: nhóm virút côn trùng này thuộc họ Baculoviridae, có thể vùi là
khối ña diện và chúng ký sinh trong nhân tế bào vật chủ. Vì vậy nên gọi nhóm NPV
là virút ña diện ở nhân. Thể vùi của virút là vỏ protein bao bọc các phần thể virút gọi
là virion. Các virion của NPV có hình que. Trong thể vùi ña diện chứa nhiều virion
hình que (dẫn theo P.V. Lầm, 1995).
Sâu bị bệnh do NPV trở nên ít hoạt ñộng, ngừng ăn. Cơ thể có màu sắc sáng hơn
sâu khoẻ. Cơ thể sâu bị bệnh trở nên căng phồng, trương phù, chứa toàn nước. Khi
có tác ñộng cơ giới lên bề mặt cơ thể thì chúng dễ bị vỡ, giải phóng dịch virút. Các
sâu bị bệnh do NPV khi chết ñều treo ngược trên cây (trừ khi bị chết do NPV xâm
nhiễm ở tế bào thành ruột).
Nhóm NPV ký sinh trong tế bào hạ bì, thể mỡ, khí quản, huyết tương và biểu mô
ruột giữa. Nhóm NPV có tính chuyên hóa cao, sau nhóm GV. Thường NPV của loài
côn trùng nào thì chỉ gây bệnh cho loài ñó. Riêng loài Baculovirus heliothis có thể

gây bệnh cho 7 loài sâu xanh thuộc giống Helicoverpa (Ignoffo et al., 1981- dẫn theo
P.V. Lầm, 1995).
ðến cuối thế kỷ 20 ñã ghi nhận ñược bệnh do NPV ở côn trùng thuộc 7 bộ như bộ
cánh cứng Coleoptera, hai cánh Diptera, cánh màng Hymenoptera, cánh vảy
Lepidoptera, cánh mạch Neuroptera, cánh thẳng Orthoptera và cánh nửa Hemiptera
(Chukhrij, 1988).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

87


+ Nhóm GV: gồm các virút côn trùng thuộc họ Baculoviridae, có thể vùi là dạng
hạt. Vì vậy nên gọi nhóm NPV là virút hạt. Mỗi thể vùi chỉ chứa một virion hình que
(ít khi chứa 2 virion).
Sâu bị bệnh do GV thường biểu hiện còi, chậm lớn, cơ thể phân ñốt rõ ràng, tầng
biểu bì cơ thể trở nên sáng màu, ñôi khi có phớt màu hồng, huyết tương màu trắng
sữa.
Virút hạt thường xâm nhiễm mô mỡ, tế bào lớp hạ bì và huyết tương. Virút hạt có
tính chuyên hóa cao nhất trong các virút côn trùng. Virút hạt phân lập từ sâu hại nào
chỉ gây bệnh cho loài sâu hại ñó. ðến cuối thế kỷ 20, mới ghi nhận ñược virút hạt chỉ
gây bệnh cho côn trùng bộ cánh vảy Lepidoptera, chưa thấy côn trùng thuộc các bộ
khác bị bệnh do GV.
+ Nhóm CPV: virút côn trùng nhóm này thuộc họ Reoviridae, có thể vùi là khối
ña diện và chúng ký sinh trong chất dịch tế bào biểu mô ruột giữa của côn trùng. Vì
vậy nên gọi nhóm CPV là virút ña diện ở dịch tế bào. Trong thể vùi của CPV chứa
các virion hình cầu (Bergold, 1947- dẫn theo P.V. Lầm, 1995).
Sâu bị bệnh do CPV thường biểu hiện chậm lớn, ñôi khi ñầu quá to so với cơ thể.
Màu sắc cơ thể sâu bị bệnh vào giai ñoạn cuối của sự phát triển bệnh lý trở nên có
màu sáng giống như phấn trắng, ñặc biệt ở mặt bụng cơ thể. Sâu bị bệnh thường tạo

thành khối u trên cơ thể.
Nhóm CPV ký sinh trong chất dịch tế bào ở các tế bào biểu mô ruột giữa của côn
trùng. Virút ña diện ở dịch tế bào có phổ ký chủ rộng. Sự lây lan của bệnh tăng lên
do sự lây truyền qua ký chủ khác loài. ðã ghi nhận ñược bệnh do CPV ở các loài côn
trùng thuộc các bộ cánh cứng Coleoptera, hai cánh Diptera, cánh màng
Hymenoptera, cánh vảy Lepidoptera và cánh mạch Neuroptera.
2. Danh lục virút côn trùng ñược sử dụng
Cho tới giữa thập niên 1980, trên thế giới ñã phân lập và mô tả ñược hơn 1270
bệnh virút từ các loài côn trùng thuộc nhiều bộ khác nhau. Hầu hết (70%) các côn
trùng bị bệnh virút ñã ghi nhận ñược là thuộc bộ cánh vảy. Tại Việt Nam ñã mô tả,
chụp ảnh ñể phân biệt ñược 4 loài virus nhân ña diện và một loài virus hạt (N.V.
Cảm và CTV, 1996; Chukhrij,1988; Coppel et al., 1977; Faulkner et al., 1985;
Jayaraj,1985; Van Driesche et al., 1996). Dưới ñây là một số virút côn trùng ñã ñược
nghiên cứu sử dụng ở nhiều nước trên thế giới (bảng 6.1).
Bảng 6.1. Những virút côn trùng ñã ñược nghiên cứu sử dụng ñề trừ sâu hại
TT Tên virút
Tên sâu hại là vật chủ
Loại cây trồng
1 NPV-Ha
Helicoverpa armigera (7 loài sâu xanh) Bông, rau, ñậu ñỗ
2 CPV-Ha
Helicoverpa armigera
Bông, rau, ñậu ñỗ
3 NPV-As
Agrotis (=Scotia) segetum
Bông, rau, ñậu ñỗ
4 GV-As
Agrotis (=Scotia) segetum
Bông, rau, ñậu ñỗ
5 NPV-Od

Ocneria dispar
Cây ăn quả
6 GV-Pr
Pieris rapae
Rau họ hoa thập tự
7 NPV-Op
Orgyia pseudosugata
Cây ăn quả
8 NPV-Tn
Trichoplusia ni
Rau, ñậu ñỗ
9 NPV-Hc
Hyphantria cunea
Cây ăn quả
10 NPV-Ms
Mythimna separata
Lúa, ngô
11 NPV-Sl
Spodoptera litura
Rau, ñậu ñỗ
12 NPV-Se
Spodoptera exigua
Bông, rau, ñậu ñỗ
13 NPV- Sf
Spodoptera frugiperda
Bông, rau, ñậu ñỗ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

88



14
15
16
17
18
19
20
21

NPV-Ac
GV-Lp
GV-Po
CPV-Dp
GV-Of
GV-Ab
NPV-Ns
NPV-Gh

Autographa california
Laspeyresia pomonella
Phthorimea operculella
Dendrolimus punctatus
Ostrinia furnacalis
Andraca bipunctata
Neodiprion sertifer
Gilpinia (=Diprion) hercyniae

Rau, ñậu ñỗ
Cây táo

Khoai tây
Cây thông
Ngô
Chè
Thông
Thông

3. Vai trò của virút côn trùng
Kết quả nghiên cứu ở Thái Lan cho thấy NPV là nguyên nhân gây chết tự nhiên
chủ yếu của sâu ño xanh Trichoplusia ni trên cải bắp. Tại Ấn ðộ, sâu xanh H.
armigera trên bông thường bị chết bệnh do NPV với tỷ lệ 6,9-24,5%. NPV ñược
ñánh giá là tác nhân sinh học quan trọng trong kìm hãm số lượng sâu xanh H.
armigera ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Philippine (Bilapate, 1988; Coppel et al., 1977;
Navasero và nnk, 1993; Tipvadee, 1983).
Kết quả ñiều tra cho thấy các virút nêu trên có mặt thường xuyên trong quần thể
các loài sâu hại. Ở ñiều kiện miền Bắc Việt Nam chúng phát sinh gây bệnh cho côn
trùng từ tháng 4 - 9 hàng năm. Sâu ño xanh Anomis flava hại ñay thường bị nhiễm
bệnh do NPV khá cao vào tháng 6 - 7 hàng năm. Tỷ lệ chết do NPV của sâu ño xanh
ñạt khoảng 11-54% và 8-68% tương ứng tại Thọ An (Hà Tây) và Châu Giang (Hưng
Yên). Sâu khoang Spodoptera litura trên lạc bị chết bệnh do NPV khá cao, có khi tới
50-60%. Trên bông ở phía Nam (Ninh Thuận, ðồng Nai) virút NPV là yếu tố gây
chết tự nhiên trên sâu xanh khá quan trọng. Tỉ lệ sâu xanh bị chết bệnh tự nhiên do
NPV ñạt 9-10%. Tại ðắc Lắc, nhiều khi sâu xanh bị chết ở tự nhiên do NPV ñạt tới
16%. Sâu keo da láng Spodoptera exigua trên hành tây ở Ninh Thuận bị bệnh do
NPV, chết với tỷ lệ không cao thường chỉ khoảng 0,4-16,6% (N. V. Cảm và
CTV,1991; N. T. Hai, 1996; N. T. Hồng,1995; P.H. Nhượng, 1996; N. T. Sơn,1998).
4. ðặc ñiểm ứng dụng
ðặc ñiểm sử dụng chế phẩm sinh học phụ thuộc vào cơ chế tác ñộng của chế
phẩm và ảnh hưởng của ñiều kiện ngoại cảnh ñến hoạt tính của các sinh vật trong chế
phẩm. Chế phẩm sinh học từ virút côn trùng nói chung và từ NPV, CPV, GV nói

riêng ñều có cơ chế tác ñộng ñường ruột. Các thể virút trần hoặc thể vùi của virút
cùng thức ăn xâm nhập qua miệng vào ruột côn trùng. Tại ruột, dưới tác ñộng của
dịch tiêu hoá, thể vùi bị hoà tan và giải phóng các virion. Qua biểu mô ruột giữa
virion xâm nhập vào dịch máu, ñi tới các tế bào. Khi tiếp xúc với các tế bào, chúng
xâm nhập vào bên trong các tế bào ñể sinh sản và gây bệnh cho sâu hại. Phần lớn các
virút nhóm NPV, GV có tính chuyên hóa cao, do ñó chế phẩm sinh học từ các virút
này thường có phổ tác ñộng hẹp ñến rất hẹp. Mặt khác, các chế phẩm virút côn trùng
nói chung, chế phẩm NPV bị mất hoạt tính dưới tác ñộng của sóng ngắn và tia cực
tím. Như vậy, ñể sử dụng chế phẩm sinh học từ virút có hiệu quả cao trong phòng
chống côn trùng hại cần lưu ý một số ñiểm sau ñây:
- Phun ñều chế phẩm virút côn trùng lên bộ phận cây là thức ăn ưa thích của loài
côn trùng hại cần phòng trừ, tạo ñiều kiện cho chúng có thể ăn ñược thức ăn nhiễm
virút càng nhiều càng tốt. Khi côn trùng hại ăn ñược nhiều thức ăn nhiễm virút vào
trong ruột thì khả năng bị nhiễm bệnh sẽ càng cao.
- ðể hạn chế ñến mức tối thiểu tác ñộng không tốt do bước sóng ngắn và tia cực
tím của mặt trời gây ra thì cần phun các chế phẩm sinh học từ virút côn trùng vào
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

89


buổi chiều mát. Ngay chiều tối hôm phun hoặc sáng hôm sau, sâu hại ăn thức ăn ñã
ñược phun chế phẩm virút côn trùng chưa bị tác ñộng của mặt trời.
- ðồng thời, khi sử dụng chế phẩm virút côn trùng có thể trộn thêm một số phụ
gia như sữa bột, sữa lọc béo, nước rỉ ñường, dầu thực vật sau và than hoạt tính nhằm
làm giảm tác ñộng xấu của ánh nắng mặt trời ñối với chế phẩm virút côn trùng.
- Nên sử dụng những chủng virút ñịa phương ñể sản xuất chế phẩm sinh học ñể
trừ sâu hại. Trong trường hợp như vậy sẽ làm tăng khả năng thích ứng của virút với
ñiều kiện ngoại cảnh nơi ứng dụng.
- ðể khắc phục phổ tác ñộng hẹp của chế phẩm từ NPV và GV, có thể hỗn hợp vài

loại virút với nhau hoặc hỗn hợp với Bt nhằm làm tăng phổ tác ñộng của chế phẩm
(cùng lúc trừ ñược nhiều loài sâu hại).
- Có thể sử dụng chế phẩm virút côn trùng ñể trừ côn trùng hại theo hai cách:
+ Phun chế phẩm virút côn trùng nhằm cung cấp nguồn bệnh ban ñầu ñể tự tích luỹ
trên ñồng ruộng. Theo cách này, vào ñầu vụ gieo trồng, chế phẩm virút côn trùng
ñược phun vài lần với lượng không nhiều khi mật ñộ loài côn trùng hại cần phòng trừ
ñạt mức thấp ñủ ñể chúng có thể tự lây nhiễm ñược bệnh. Theo thời gian trong vụ,
nguồn virút côn trùng sẽ tăng lên và tỷ lệ sâu hại bị nhiễm bệnh virút cũng gia tăng
theo sự gia tăng số lượng của loài hại.
+ Phun tràn ngập chế phẩm virút côn trùng như dùng thuốc hóa học trừ sâu. Theo
cách này, khi loài côn trùng hại ñạt mật ñộ quần thể cao, có khả năng gây hại lớn thì
tiến hành phun chế phẩm virút côn trùng. Khi ñó phun với liều lượng lớn hơn lượng
cần thiết nhằm cung cấp nguồn bệnh tối ña, tạo ñiều kiện cho sâu hại bị nhiễm bệnh
nhanh nhất với tỷ lệ cao nhất ñể áp ñảo sâu hại. Do ñó, sau khi phun chế phẩm vài
ngày sẽ ñạt ñược hiệu quả nhất ñịnh trong tiêu diệt loài sâu hại cần phòng trừ.
Tuỳ theo ñối tượng sâu hại và ý nghĩa kinh tế của chúng mà chọn một trong hai
cách sử dụng chế phẩm nêu trên sao cho hợp lý mà vẫn cho hiệu quả cao.
- Không sử dụng chế phẩm virút côn trùng trong ñiều kiện nhiệt ñộ thấp. Khi ở
nhiệt ñộ thấp thời gian ủ bệnh của sâu hại sẽ kéo dài, sâu hại vẫn có thể tiếp tục gây
hại ñược.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Anh chị hiểu gì về vi rút côn trùng ?
2. Nêu vai trò và ñặc ñiểm ứng dụng virút côn trùng ñể phòng chống sâu hại cây
trồng ?
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Nguyễn Văn Cảm, Hoàng Thị Việt. Bệnh thối nhũn của sâu ño xanh và hiệu quả
sử dụng chúng trong phòng trừ sinh học sâu ño xanh haị ñay. Tạp chí BVTV,
5:31-37. 1991.
2. Nguyễn Văn Cảm, Hoàng Thị Việt. Huger A.M. Một số Baculovirus gây bệnh
trên sâu hại thuộc bộ Lepidoptera ở Việt Nam. Sach: Tuyển tập công trình nghiên

cứu biện pháp sinh học phòng trừ dịch hại cây trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,
tr. 17-23. 1996.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

90


3. Chukhrij M.G. Biologia Baculovirusov i vius txitoplazmatichexkovo poliedroza.
Kishinhev. 1988.
4. Coppel H.C., J.W. Mertins. Biological Insect Pest Suppression. Springer-Verlag
Berlin Heidelberg, New York. 1977.
5. Faulkner P., Boucias D.G. Genetic improvement of insect pathogens: emphasis
on the use of Baculoviruses. In: Biological control in agricultural IPM systems
(ed. by Hoy et al.). Academic Press, Inc. pp.263-281. 1985.
6. Nguyễn Thị Hai. Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của một số loài sâu hại
chính và thiên ñịch trên cây bông ở ðồng Nai và Ninh Thuận. Tóm tắt luận án
Tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội , 24 tr. 1996.
7. Nguyễn Thị Hồng . Sâu keo da láng và bệnh thối nhũn của chúng ở vùng Ninh
Thuận. Tạp chí BVTV, 4: 36-38.1995.
8. Jayaraj S. History and development of microbial control. In: Microbial control
and pest management. TNAU, p. 16-21. 1985.
9. Phạm Văn Lầm. Biện Pháp sinh học phòng chống dịch hại Nông nghiệp. Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội. 1995.
10. Phạm Hữu Nhượng. Nghiên cứu sử dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu
hại bông. Sách: Kết quả nghiên cứu khoa học (1976-1996). Nxb Nông nghiệp, Tp
HCM, tr.88-107. 1996.
11. Ramakrishnan N. The use of Baculoviruses and cytoplasmic viruses for pest
suppression. In: Microbial control and pest management. TNAU, p. 60-75. 1985.
12. Ngô Trung Sơn. Nghiên cứu sử dụng HaNPV trong phòng trừ tổng hợp sâu xanh

hại bông tại Ninh Thuận. Tóm tắt luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội , 24 tr.
1998.
13. Van Driesche R.G. and Bellows T.S.J. Biological control. Chapman & Hall. New
York. 1996.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

91


II/ NHÓM VI KHUẨN
1. Vi khuẩn gây bệnh côn trùng
Giữa thế kỷ XIX, Louis Pasteur (1822-1895) nghiên cứu thực nghiệm thành công
trong phòng chống bệnh tằm gai. Trong quá trình nghiên cứu bệnh gai trên tằm L.
Pasteur (1870) ñã phát hiện ra vi khuẩn ñược ñặt tên là Bacillus bombyces có „nhân
sáng“ trong tế bào. ðây chính là các tinh thể ñộc có bản chất protein của loài vi
khuẩn này với tên gọi chính xác là Bacillus thuringiensis. Sau này các nhà khoa học
ñã xác ñịnh ñược vi khuẩn gây bệnh thối ấu trùng ong châu Âu là Bacillus alvei (năm
1885), trên tằm ở Nhật Bản Bacillus sotto (năm 1901)...
1. ðặc ñiểm chung vi khuẩn gây bệnh côn trùng
Là các giống hình thành bào tử (sporeformers) như Bacillus, Clostridium và các
giống không thành bào tử (nonsporeformers) như Pseudomonas, Streptococcus,
Serratia, Xenorhabdus và Photorhabdus.
Kích thước 1-2 µm (micromet hay 1 phần nghìn milimet), nặng khoảng 1-2 pg
(picogam hay 1 phần triệu gam), chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi.
Hình dạng:
Bacillus: Trực khuẩn hình que sinh bào tử, hiếu khí hoặc hiếu khí không bắt
buộc, sản sinh catalaza
Clostridium: Trực khuẩn hình que sinh bào tử, phần lớn kỵ khí, không sản sinh
catalaza

Pseudomonas: Vi khuẩn hình que với 1 hay 1 chùm lông roi ở 1 ñầu, có khả năng
sinh oxidaza, không lên men ở môi trường Hugh và Leifson
Serratia: Vi khuẩn hình que ngắn, tạo sắc tố màu tỏ tía sẫm không tan trong nước
nhưng tan trong cồn
2. Bacillus thuringiensis
Trong các loài vi khuẩn thì loài Bacillus thuringiensis (Bt) ñược sử dụng nhiều nhất.
Hình thái bào tử: hình que, 3-6 X 0,8-0,9 µm, gram dương (không mất màu nhuộm
khi tẩy bằng i ốt hay cồn), ñứng riêng rẽ hay thành chuỗi, xung quanh cơ thể có tiêm
mao dài 6-8 µm. Trưởng thành mỗi tế bào có 1 bào tử hình trứng và 1 tinh thể ñộc
hình quả trám. Căn cứ vào khả năng hình thành loxitinaza, cấu trúc tinh thể, khả
năng gây bệnh cho các loài côn trùng và ñặc tính huyết thanh học người ta chia Bt
thành các chủng (varieties) khác nhau.
Các chủng quan trọng: Bacillus thuringiensis subsp. israelensis (Bti) sử dụng phòng
chống (Culex and Aedes). Loài Bacillus sphaericus ñược sử dụng trong phòng chống
muỗi sống trong nước ô nhiễm (Culex, Anopheles, Aedes)
Bacillus thuringiensis subsp. tenebrionis phòng chống (Bọ cánh cứng khoai tây)
3. ðộc tố của vi khuẩn Bacillus thuringiensis:
Dựa vào cơ chế tác ñộng diệt côn trùng người ta xác ñịnh ñược 4 loại ñộc tố của
Bt:
a/ Nội ñộc tố δ endotoxin, còn gọi là tinh thể ñộc/Crystal - cry I, cry II, cry III, cry
IV. Các loại tinh thể này chuyên tính cho các bộ côn trùng khác nhau:
cryI – Chuyên tính bộ Cánh vẩy Lepidoptera
cryII - Chuyên tính bộ Lepidoptera và bộ Hai cánh Diptera
cryIII - Chuyên tính bộ Cánh cứng Coleoptera
cryIV - Chuyên tính bộ Hai cánh Diptera
Năm 1955, C.L. Hannay và P. C. Fitz James xác ñịnh ñược bản chất
protein có liên quan ñến ñộc tính của vi khuẩn. Tinh thể ñộc có kích thước lớn 1 µm
x 0,5 µm chiếm 30% khối lượng khô của vi khuẩn. Tinh thể dễ thấy khi nhuộm bằng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……


92


dung dịch Fuchsin cacbonic ñặc, xanh Victoria, khi ñó có màu sẫm còn bào tử không
có màu nhưng có mép sáng. Quan sát tốt hơn nếu sử dụng kinh hiển vi ñối pha
(Phase-contrast microscope).
Tinh thể có hình quả trám như 2 kim tự tháp úp vào nhau, trên bề mặt có
các luống nổi lên cách nhau 29 nm.
Bản chất hóa học của tinh thể: Trong tinh thể ñộc có trên 1 180 loại axit
amin, trong ñó có 2 loại chiểm tỷ lệ cao nhất là axits glutamic, và axit asparaginic.
Trong tinh thể có chứa lượng khá lớn 5 nguyên tố như C, N, H, O, S. Ngoài ra còn
chưa lượng nhỏ 19 nguyên tố khác nhưng không có P. Các phân tử có khối lượng lớn
(>800.000) có ñộc tính còn loại có khối lượng nhỏ (10.000<) thì không có ñộc tính.
Tinh thể ñộc ñược coi là 1 loại tiền ñộc tổ (Protoxin), ñược hoạt hóa trong
ruột côn trùng hình thành nên các phân tử ñộc tố với khối lượng 50.000.
Tinh thể bền vững với nhiệt ñộ cao so với ñộc tố ở dạng hòa tan. Chẳng
hạn tinh thể B. thuringiensis var. Sotto ở 650C sau 1 giờ vẫn còn họat tính trong khi ở
dạng khác sẽ mất hòan toàn ñộc tính. Không tan trong dung môi hữu cơ. Gần ñây các
nhà khoa học Mỹ ñã phân lập ñược 72 chủng Bt trừ sâu non bộ cánh vẩy, trong ñó có
những chủng có ñộc lực cao hơn 20 lần thuốc trừ sâu (dẫn theo Phạm Thị Thùy,
2004).
Trong sản xuất, ñể thu ñược nhiều tinh thể người ta ñã sử dụng các
nguyên liệu chứa protein như khô ñậu tương, bột cá ... ñưa vào môi trường nuôi cấy
vi khuẩn.
Vi khuẩn hoạt ñộng tốt nhất ở nhiệt ñộ 300C với lượng thông khí lớn.
Nhiệt ñộ 150C trở xuống không hình thành bào tử. Khi bào tử và tinh thể hình thành
thì thành tế bào sẽ bị phân giải.
Tác ñộng của tinh thể lên côn trùng là rất phức tạp. Tác ñộng ñiển hình là
làm liệt ñường ruột và xoang miệng. Sau khi ăn tinh thể 1-7 giờ tằm dâu (Bombyx
mori) bị liệt toàn thân. Các tế bào thượng bì biến ñổi. Sau ăn 1 phút, tinh thể ñã xuất

hiện tại thượng bì ruột giữa sâu xanh bướm cải (P. brassicae). Một số tế bào bị tách
rời, biến hình, các chất bên trong chảy ra ngoài màng (như trên sâu ñục thân ngô,
Ostrinia nubinalis và nhiều loài khác). Làm tăng tính thẩm thấu Kali và ñã chứng
minh tăng K+ trong máu và bạch huyết là nguyên nhân tê liệt ñường ruột và toàn thân
tằm dâu. Liều gây chết 50% (LD 50) ñối với tằm dâu và bướm cải từ 0,60 – 5 µg/g
sâu.
Sự thay ñổi tác ñộng của tinh thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn,
bình thường, khi vào ruột trước và ruột giữa, nếu pH cao (>7.0) và cơ thể không có
cơ chế giải ñộc, tinh thể sẽ vỡ ra làm nhiễm ñộc máu. Hiện tượng thấy phổ biến trên
tằm, sâu róm, bướm cải.... Tuy vậy trong nhiều trường hợp khi tinh thể ñộc vỡ ra,
một số loài sâu có cơ chế tự giải ñộc, ngừng ăn, pH ñường ruột giảm xuống, sau một
thời gian nhất ñịnh ñường tiêu hóa ñược hồi phục. Trong khi ñó, nhiều loài côn trùng
sản sinh ra men chuyển Protoxin của tinh thể thành ñộc tố.
ðã ghi nhận trên 200 loài cánh vẩy bị tinh thể ñộc tấn công mạnh.
Cách ñặt tên gene tinh thể của Bacillus thuringiensis (Bt) và phổ tác ñộng trên côn
trùng của chúng như sau:
Gene + Protein của chủng Bt như:
cryI CryI kurstaki (HD-1) aizawai sotto Lepidoptera
cryII CryII kurstaki (HD-1) kurstaki (HD-263) Lepidoptera and Diptera (muỗi)
cry IIIA CryIIIA tenebrionis Coleoptera (chrysomelids) cryIIIB CryIIIB japonensis
Coleoptera (scarabaeids)
cry IV CryIV israelensis Diptera (muỗi và ruồi ñen)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

93


Phổ tác ñộng lên ký chủ chính ñược ghi thêm bằng chữ La mã. Chẳng hạn, CryI và
CryII chỉ protein chuyên cho Lepidoptera và Diptera/Lepidoptera. Còn gene hoặc

protein có thể phân biệt bởi chữ cái (cryIA hoặc CryIA) ñể chỉ sự khác biệt trình tự
của amino acid. Sự khác biệt nhỏ ñược ghi theo các chữ thường, như cryIA(a) hoặc
CryIA(a).
Các ñộng vật có vú không bị ngộ ñộc khi ăn phải tinh thể là do chất Pepsin trong ruột
ñộng vật (hoạt ñộng thích hợp khi pH = 2) ñã làm mất tính ñộc của tinh thể vi khuẩn.
ðã ghi nhận ñộc lực của Bt ñối với kiến và tuyến trùng.
b/ Ngoại ñộc tố α exotoxin, còn ñược gọi là phospholipaza. Thực chất ñây là 1
loại men liên quan ñến sự phân hủy phospholipit dẫn ñến côn trùng chết. Cho ñến
nay, tác ñộng của ñộc tố này là ít ỏi, ngoài nhóm ong Tenthredinidae do có ñộ pH
của ruột phù hợp.
c/ Ngoại ñộc tố β exotoxin, còn gọi là ngoại ñộc tố bền nhiệt. Chúng có khối
lượng phân tử thấp (707-850). Sau 15 phút ở nhiệt ñộ 1200C vẫn còn hoạt tính.
Chúng tác ñộng lên côn trùng làm cản trở việc tổng hợp ARN thông tin. Chúng còn
có tác ñộng cộng hưởng với nội ñộc tố, sau khi nội ñộc tố phá hủy biểu bì ruột giữa,
chúng nhanh chóng xâm nhiễm vào huyết tương và máu ñi ñến các cơ quan làm thay
ñổi quá trình trao ñổi chất và làm cho côn trùng chóng chết. Pu Zhelong (1994) ghi
nhận khả năng mẫn cảm của 34 loài côn trùng ñối với β exotoxin.
d/ Ngoại ñộc tố γ exotoxin, còn gọi là ñộc tố tan trong nước. Chúng có khối
lượng phân tử thấp từ 200-2000, có một số axit amin tự do, tan trong nước, mẫn cảm
với ánh sáng và ñặc biệt mất hoạt lực trong 15 phút ở nhiệt ñộ 600C trở lên.
Cho tới nay Bt ñược sử dụng rất rộng rãi ñể phòng chóng sâu hại do những ưu ñiểm
như hoạt tính trừ sâu cao, dễ sử dụng và ñặc biệt là an toàn nông sản. Tuy vậy, Bt
cũng bộ lộ một số ñiểm yếu như:
- Kém bền vững so với thuộc trừ sâu hóa học dưới tác ñộng của môi trường
- Giảm hoạt tính trong nước và trong môi trường hữu cơ do bị hấp phụ
- Sự gia tăng ñáng kể tính kháng Bt của côn trùng hại. Từ năm 1983 ñã chứng
minh nhiều loài côn trùng kháng ñược Bt. Khả năng kháng tăng nhanh nếu sử
dụng Bt liên tục.
4. Sản xuất chế phẩm Bt
Có 2 phương pháp sản xuất chế phẩm Bt là lên men xốp và lên men chìm

(Phạm Thị Thùy, 2004).
a/ Lên men xốp
ðây là công nghệ ít ñược sử dụng hiện nay do hiệu quả thấp và trong quá
trình sản xuất hay gặp sự nhiễm tạp.
Trong công nghệ cần sử dụng các hạt rắn với yêu cầu không hấp thụ dinh
dưỡng. Người ta cũng có thể sử dụng các loại hạt làm nguồn dinh dưỡng cho vi
khuẩn như cám lúa mì, bột ngô…
b/ Lên men chìm
Hiệu quả cao và có thể sản xuất lượng sinh khối lớn theo yêu cầu.
Các yếu tố quan trong trong công nghệ bao gồm:
- Chọn lọc chủng Bt chuẩn có các protein ñộc tố ñặc chủng có hoạt tính cao ñể
nhân, căn cứ vào týp huyết thanh
- Chọn môi trường phù hợp ñể tạo ra nhiều bào từ và tinh thể ñộc nhất. ðể giảm
giá thành, người ta thường sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế
biến. Việc nghiên cứu sự phù hợp của từng môi trường lên men với từng chủng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

94


vi khuẩn ñược tiến hành chặt chẽ. Thành phần các môi trường lên men của một
số nước ñược trình bày tại bảng 6.2.
Bảng 6.2. Thành phần môi trường lên men ñược sử dụng ñể sản xuất Bt của một số
nước ((dẫn theo Phạm Thị Thùy, 2004)
Tên nước
Thành phần môi trường
Tác giả
Mêhicô
Rỉ ñường, bột ñậu tương, bộ ngô, CaC03 +
Roldan và CS, 1988

H20
Hàn Quốc
Bột cá, bột ñậu tương, cám ñỏ, bã vừng, gạo,
Yoon và CS, 1987
cám
Trung
Cám lúa mì, trấu, bột chanh, bánh ñậu
Husey và Tínley,
Quốc
tươngloại dầu hoặc bánh hạt bông loại dầu,
1981; Ưangta0, 1988
cám lúa mì hoặt bột ngô
Nigiêria
Bột sắn lên men, ngô, ñậu ñũa
Ejiofa và Okager,
1989
Brazin
Phụ phẩm của công nghiệp giấy và gỗ thêm
Moscardi, 1988
tinh bột tan
Ấn ðộ
Bột chanh hoặc bột ñậu tương thêm tinh bột
Mumgatti va
tan hoặc rỉ ñường
Raghunathan, 1990
Ở Việt Nam sản xuất Bt ñã ñược thực hiện tại một số cơ sở như Viện Công
nghiệp thực phẩm, Công ty Vi sinh tp Hồ chí Minh… từ những năm 1989-1996 theo
phương pháp lên men chìm, phần lớn các chủng sản xuất là từ nước ngoài (Phạm Thị
Thùy, 2004).
Trong quá trình sản xuất, ngoài việc chọn các chúng có ñộc tính cao, khả

năng tạo sinh khối lớn, các yếu tố sau ñây cần có sự quan tâm thích ñáng:
- Chế ñộ thông gió: 0,5-0,6 m3 môi trường/1 m3 không khí
- Nhiệt ñộ: 29-300C
- Tránh thóa hóa giống: Sau khi lên men 10-15 lần cần thay chủng Bt mới ñảm bảo
chất lượng
- Chú ý tránh nhiễm thực khuẩn thể
- ðánh giá kết quả thông qua:
+ Mật ñộ bào tử, số lượng tinh thể ñộc δ endotoxin biểu thị bằng ñơn vị
quốc tế (IU) theo tiêu chuẩn E-61 của Viện Pastuer (Pháp), ñạt 16000 IU hoặc 32000
IU, hoặc Tiêu chuân Việt Nam 3-10 tỷ bào tử/1 gam chế phẩm;
+ Chất khô 7-10%
+ pH 7-7,5
+ Hiệu lực diệt sâu 70-90% sau 7 ngày
+ Bảo quản ñược trong 12 tháng
ðối với dạng lỏng: khi kết thúc quá trình lên men, ñem hỗn hợp với các chất
phụ gia, chất bám dính, chất chống thối ñể tạo chế phẩm. Chế phẩm sau khi tách có
ñộ ẩm 85% và hiệu suất 100 kg/m3 dịch nuôi cấy với lượng bào tử 20.109/g.
ðối với dạng khô: sản phẩm ñược tách nhờ máy ly tâm, làm khô bằng ñông
lạnh hoặc xây khô trong máy sấy phun hoặc lý tâm vắt sau ñó trộn với các phụ gia
như bột, lactoza, thạch tín, cao lanh… Khi ñóng gói, hàm lượng chất khô tiêu chuẩn
ñạt 7-10%.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

95


III/ NẤM KÝ SINH CÔN TRÙNG
Nấm ký sinh côn trùng ñóng vai trò to lớn trong việc khống chế côn trùng
hại. Tuy vậy ví dụ ñầu tiên phải kể ñến không phải là ñối với con trùng hại mà là côn

trùng vật nuôi. Vào thế kỷ XVI, XVII, nghề tằm tơ rất phát triển ở Pháp và Ý. Nhưng
cũng trong thời kỳ này, nghề tằm tơ bị thiệt hại nặng nề do bệnh tằm vôi
(Muscardine) hay còn gọi là nấm bạch cương. Mãi tới năm 1835, công trình ñầu tiên
về ñặc ñiểm gây bệnh và biện pháp phòng trừ bệnh này của nhà khoa học, cha ñẻ
“bệnh lý học côn trùng” Agistino Bassi ñược công bố. Sau này, ñể ghi nhận công lao
của người ñã phát hiện ra nó, loài nấm ñược mang tên Beauveria bassiana.
Nấm gây bệnh cho côn trùng và nhện nhỏ hại cây ñược quan tâm nghiên cứu
nhiều gồm các chi nấm bạch cương Beauveria, lục cương Metarhizium, nấm bột
Nomuraea. Một số loài ñiển hình bao gồm:
- Beauveria bassiana (Bals) Vuill; B. brongniartii Sacc. (B. tenella)
- Metarhizium anisopliae Sorok ; M. flavoviride Gams
- Nomuraea rileyi
- Cephalosporium sp.
- Hirsutella sp.
- ..
Hai loài nấm ñược nghiên cứu và sản xuất chế phấm sử dụng nhiều nhất hiện nay
là Beauveria bassiana (Bals) Vuill và Metarhizium anisopliae Sorok.
1. ðặc ñiểm hình thái và cơ chế tác ñộng lên côn trùng
+ Bạch cương, Beauveria bassiana (Bb)
Bào tử trần, hình cầu hoặc hình trứng (1-5,5 x 3-3,5 µm). Tế bào sinh bào tử
trần ñơn phát sinh từ sợi dinh dưỡng có cuống phình to (Hình 6.1).

Hình 6.1. Bào tử phân sinh nấm bạch cương Beauveria bassiana
(Theo Mathias de Kouassi)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

96


Cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh nấm bạch cương Beauveria bassiana

Trong quá trình phát triển, nấm tiết ra ñộc tố gọi Beauvericin. Chính ñộc tốc
này là cho côn trùng bị chết.
ðộc tố (Beauvericin) ñược tổng hợp vào năm 1969. Công thức C45H37O9N3
(N-metyl L-phenylalanin-D- α hydroxy-izovaleryl), là loại depxipeptid vòng có ñiểm
sôi 93-940C.
Cơ chế tác ñộng:
Khi bào tử gặp phải cơ thể côn trùng chúng sẽ nảy mầm, mọc thành sợi nấm
xuyên qua vỏ kitin và phát triển trong cơ thể làm tiêu hao các tế bào bạch huyết và
cuối cùng côn trùng bị chết, trên cơ thể phủ kín lớp phấn trắng. Khi bị chết cơ thể
côn trùng cứng lại, các bào tử tiếp tục phát tán trong không khí.
Trên các nguồn thức ăn khác nhau nấm sinh ra các men thủy phân thành các
chất ñơn phân tử rồi ñồng hóa. Việc phân giải vỏ kitin ñược tiến hành ngay khi nấm
xâm nhập trên cơ thể côn trùng, sau ñó là việc phân giải protein và lipit ở các mô bên
trong. Trong nuôi cấy nấm thì tỷ lệ C:N cần ñược xác ñịnh. Ngoài ra một lượng kitin
nhất ñịnh là cần thiết cho quá trình phát triển bào từ ñính (conidiospore) và bào tử
chồi (blastospore). Không chỉ có vậy, các nguyên tố vi lượng, vitatmin ñều cần thiết
cho việc phát triển của nấm.
Phương pháp lên nuôi cấy chìm ñược coi là phương pháp ưu việt hiện nay.
Nhiệt ñộ thích hợp 25-300C, ẩm ñộ tương ñối là 80-90%, ánh sáng yếu, cần
lượng oxy thích hợp, pH từ 5,5-6. Các loại thuốc trừ bệnh ảnh hưởng ñến sự phát
triển của nấm.
Ngoài côn trùng, Bb còn tấn công trên nhiều loài nhện nhỏ hại cây trồng thuộc các
giống Tetranychus, Tarsonemus, Bryobia.
+ Lục cương Metarhizium anisopliae (Ma)
Loài nấm này do Metchnikov phát hiện năm 1878. Chính ông là người ñã
dùng môi trường bã bia ñể nuôi nhân Ma sử dụng trong phòng chống Anislopia
austriaca hại lúa mì.
Bào tử trần hình que 3,5 x 6,4 x 7,2 µm (Hình 6.2) màu lục xám ñến xanh lục.
Khuẩn lạc có màu xành ñôi chỗ có màu hơi hồng. Có 2 dạng bào tử là bào tử lớn
Metarhizium anisopliae var. major có kích thước 10-14 µm và bảo tử nhỏ

Metarhizium anisopliae var anisopliae kích thước 3,5-5,0 µm. Có khoảng trên 200
loài côn trùng, ñặc biệt là bộ Coleoptera mẫn cảm với loài nấm này.
ðộc tố của nấm là Destuxin A, B, C và D. ðộc tố destruxin A
(C29H4707N5), B (C30H51O7N5), ñược tách tương ứng từ năm 1961 và 1971.
Chúng có ñiểm sối tương ứng là 1880C và 2340C.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

97


Hinh 6.2. Cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh nấm lục cương Metarhizium
anisopliae (Theo Svetlana Y Gouli)
Sau khi rơi trên bề mặt cơ thể côn trùng, trong 24 giờ nấm sẽ mọc sợi nấm
xuyên qua vỏ côn trùng, phát triển thành các nhánh chằng chịt trong cơ thể. Trong
quá trình phát triển chúng tiêt ra ñộc tố A và B là các chất ñộc làm cho côn trùng
chết. Ma có mặt trong môi trường sống: không khí, ñất, trên các phụ phẩm...
Môi trường phù hợp: nhiệt ñộ 24-250C, pH (6,-7,4). Có thể phân lập Ma từ
côn trùng chết với triệu chứng ñiển hình là có lớp nấm màu xanh trên bề mặt cơ thể,
trong ñất...
2. Nghiên cứu ứng dụng
Việc nghiên cứu ứng dụng nấm côn trùng ñã ñược tiến hành từ hơn 100 năm
nay.
Từ năm 1892 F. Tangl ñã nhân nuôi Bb ñể trừ sâu róm Porthetria dispa. Ở
Bắc Mỹ ñã phát hiện có 175 loài côn trùng bị nấm Bb tấn công. Các bộ côn trùng có
nhiều loài mẫn cảm gồm Coleoptera, Hemiptera, Homoptera, Orthoptera, Isoptera,
Lepidoptera, Ve bét Acarina…
Tại các nước như Trung Quốc, Nhất Bản, Thái Lan, Úc…một hướng sử dụng
nhiều nấm côn trùng là ñối với sâu hại trong ñất (ruồi hại rễ bắt cải, bọ hà khoai tây,
…). Hiệu quả phòng trừ thường ñạt khoảng trên 70%.

Ở Việt Nam, từ nhữung năm 1990, Viện BVTV, ðại học Lâm nghiệp tiến
hành nghiên cứu thu thập, tuyển chọn, nhân và bảo quản các chủng nấm côn trùng ñể
sản xuất thuốc trừ sâu. Trong các loài côn trùng hại lúa, ngô, mía, thông … ñã có 31
ñược ghi nhận bị nấm Bt tấn công và trên 40 loài bị M.a. tấn công như liệt kê dưới
ñây (Phạm Thị Thùy, 2004).
+ Các loài bị nấm Bb tấn công:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

98


- Sâu khoang : Spodoptera litura
- Sâu keo da láng : Spodoptera exgua
- Sâu xanh bông : Helicoverpa armigera
- Sâu xanh thuốc lá : Helicoverpa assulta
- Sâu xanh bướm trắng : Pieris rapae
- Sâu tơ : Plutella xylostella
- Sâu ñục thân ngô : Ostrinia nubilalis
- Sâu ñục quả ñậu : Etiella sp
- Sâu róm thông : Dendrolimus punctatus
- Bọ xít hôi : Leptinotasa acuta
- Rầy nâu : Nilaparvata lugens
- Sâu cắn gié : Leucania separata
- Bọ xít ñen : Scotinophora lurida
- Bọ xít xanh : Neraza viridula
- Bọ hà khoai lang : Cylas formicarius
- Sâu ño xanh : Anomis flava
- Câu cấu : Hypomesces squamosus
- Châu chấu : Locusta sp.
- Châu chấu mía : Hieroglyphus tonkinensis

- Châu chấu sống lưng vàng : Pantaga sucincta
- Bọ hại dừa : Brontispa longissima
- Sâu kèn hại keo tai tượng : Amasstisa sp
- Sâu ño hại quế : Culculla paterianria
- Sâu xanh ăn lá bồ ñề : Fentonia sp
- Rệp : Aphis sp
- Mối ñất: Coptotermes sp.
- Mọt bột ñỏ: Tribolium sp.
- Mọt gạo : Sitotroga sp
- Rệp nâu mềm hại cà phê : Parasaisetia nigra...
+ Các loài côn trùng bị nấm Ma tấn công:
- Châu chấu sống lưng vàng : Patanga sucincta
- Châu chấu mía : Hieroglyphus banian
- Châu chấu mía : Hieroglyphus tonkinensis
- Châu chấu lúa : Oxya chinensis
- Châu chấu lúa : Oxya dominuta
- Châu chấu: Locusta sp.
- Bọ hại dừa : Brontispa sp.
- Bọ hại dừa : Brontispa longissima
- Mối ñất : Coptotermes sp.
- Mối ñất : Coptotermes squamosus
- Sâu kèn hại keo tai tượng : Amasstisa sp
- Sâu ño hại quế : Culculla paterianria
- Sâu xanh thuốc lá : Helicoverpa assulta
- Sâu xanh bông : Helicoverpa armigera
- Sâu xanh bướm trắng : Pieris rapae
- Sâu khoang : Spodoptera litura
- Sâu ñục quả ñậu : Maruca testulalis
- Sâu ñục thân ngô : Pyrausta nubilalis
- Sâu ăn lá ñậu : Etiella sp

- Bọ xít hôi : Leptinotasa acuta
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

99


-

Bọ xít ñen: Scotinophora lurida
Bộ xít xanh : Neraza viridulla
Sâu cắn gié : Leucania separata
Rầy nâu : Nilaparvata lugens
Rầy xanh ñuôi ñen : Nephotetix bipunctatus
Bọ hà khoai lang : Cylas formicarius
Sâu ño xanh : Anomis flava
Câu cấu : Hypomeces squamosus
Sâu xanh ăn lá bồ ñề : Fentonia sp.
Mọt gạo : Sitotroga sp.
Sâu róm thông : Dendrrolomus punctatus
Bọ hung ñen hại mía : Alissonotum impressicole
Cánh cam : Anomala cupripes
Sâu róm quế : Malacosoma dentata
Sâu ñục cành quế : Arbela bailbarana
Bọ hung nâu : Exolontha sp
Bọ hung nâu nhỏ : Maladera orientalis
Xén tóc : Bacchisa atritaric
Bọ xít vải : Tessaratoma papillosa

ðã hoàn thiện công nghệ sản xuất qui mô 20-30 kg/ngày. Hai sản phẩm là
Boverin và Mat ñược sử dụng ñể trừ các loài côn trùng hại như Sâu ño xanh, Châu

chấu, Sâu róm thông, Bọ hại dừa, Bọ hung hại mía, Sâu xanh bông, Mối hại cà phê…
Loài Bb còn có thể nhân theo phương pháp ñơn giản áp dụng tại hộ gia ñình trên
môi trường ñặc cám + trấu + ngô sử dụng trong phòng chống bọ hà Cylas
formicarius ñạt kết quả khá tốt (Nguyễn Văn ðĩnh và Nguyễn Thị Kim Oanh, 2001).
Bb có khả năng sử dụng hiệu quả trong phòng trừ sâu róm thông (Nguyễn Thanh Hải
và Nguyễn Văn ðĩnh, 2002).
Ngoài 2 loại nấm phổ biến trên còn có các loại nấm khác có tác dụng trong
phòng trừ tự nhiên sâu và nhện hại cây trồng.
Trong số này phải kể ñến Enthomophthora acaricida ký sinh trên nhện ñỏ hại cam
Panonychus citri và Eutetranychus sexmaculatus. Nấm E. fresenu ký sinh phổ biến
trên tổ hợp nhện ñỏ son và nhện ñỏ hai chấm Tetranychus urticae. Nấm Hirsutell
thompsonu ký sinh trên nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivera ve bét hại cam quýt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Burges, H. D. (ed).1981. Microbial control of pests and plant diseases 19701980. Academic Press. New York. Chap 10 and 11.
2. de Barjac, H. and Sutherland, D. J.1990. Bacterial Control of Mosquitoes and
Black Flies. Rutgers University Press, New Brunswick. 349 pp
3. Nguyễn Lân Dũng, 1981. Sử dụng vi sinh vật phòng trừ sâu hại cây trồng,
NXB Khoa học và kỹ thuật.
4. Nguyen Van Dinh and Nguyen Thi Kim Oanh. 2001. Preliminary results of
using Beauveria bassiana for control of sweet Potato Weevil (Cylas
formicarius) in Vietnam. In Development of New Bio-Agents for alternative
Farming Systems. Tokyo University of Agriculture: 76-84.
5. Gill, S. S., Cowles, E. A. and Pietrantonio, P. V.1992. The mode of action of
Bacillus thuringiensis endotoxins. Annu. Rev. Entomol. 37:615-636.
6. Nguyễn Thanh Hải và Nguyễn Văn ðĩnh. 2002.Nghiên cứu ñặc tính sinh học
của sâu róm thông Dendrolimus punctatus Walker và sử dụng một số chế
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

100



phấm sinh học phòng chống chúng cở Thanh Hóa. Hội nghị Côn trùng học
toàn quốc IV: 159-162.
7. Hofte, H. and Whitely, H. R.1989. Insecticidal crystal proteins of Bacillus
thuringiensis. Microbiol. Rev. 53: 242-255.
8. Hà Quang Hùng, 2000. Giáo trình quản lý dịch hại tổng hợp, NXB Nông
nghiệp.
9. Phạm Văn Lầm, 1996. Biện pháp sinh học phòng chống dịch hại, NXB Nông
nghiệp.
10. Rombach, M. C, 1989. Production of Beauveria bassiana (Deteromycotina,
Hyphomycetes) sympoduloconidia in submerged culture. Entomophaga 34,
45-52.
11. Nguyễn Công Thuật, 1996. Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng,
nghiên cứu và ứng dụng, NXB Nông nghiệp.
12. Phạm Thị Thuỳ và CTV, 1993. Một số kết quả nghiên cứu và sản xuất thử
nghiệm nấm Beauveria bassiana và Metarhizium trên rầy nâu hại lúa và trên
sâu ño hại ñay. Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm số 5/1993.
13. Phạm Thị Thuỳ, 2004. Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật, NXB ðại
học quốc gia Hà Nội.
14. Tabashnik, B. E.1994. Evolution of resistance to Bacillus thuringiensis. Annu
Rev. Entomol. 39: 47-79.
15. Tanada, Y. and Kaya, H. K.1993. Insect Pathology. Academic Press, San
Diego. Chapter 4. pages 83-112.
IV/ VI KHUẨN VÀ NẤM ðỐI KHÁNG
1. Nhóm vi khuẩn
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, việc tăng cường gieo trồng, nhiều vụ
cây trồng trên một ñơn vị diện tích, việc luân canh cây trồng ít ñược chú trọng bởi
diện tích ñất nông nghiệp hạn hẹp, v.v. ðó là nguyên nhân dẫn ñến những vấn ñề lớn
về nguồn bệnh tồn tại lâu dài trong ñất. Có nhiều loại bệnh hại cây trồng rất khó
phòng trừ (Messian et al., 1991; Défago, G. 1996,...). Trong khi ñó việc sử dụng biện

pháp hóa học phòng trừ bệnh hại hiệu quả thường thấp, bấp bênh, giá thành ñắt, ảnh
hưởng không nhỏ ñến môi trường sinh thái, ñến hệ vi sinh vật ñối kháng và côn trùng
có ích. Quá trình tăng cường sử dụng thuốc hóa học ñã và sẽ tạo ra những chủng, nòi
vi sinh vật kháng thuốc. Mặt khác có nhiều tác nhân gây bệnh có nhiều chủng sinh lý
và nòi gây bệnh khác nhau và có thể làm giảm khả năng chống chịu bệnh của các
giống cây trồng,...
Trên thế giới những kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả ñã tích lũy với một
khối lượng khá lớn những kết quả thí nghiệm và thực nghiệm về việc sử dụng các vi
sinh vật ñối kháng (nấm, vi khuẩn,...) trong phòng chống bệnh hại cây trồng, nhất là
nhóm bệnh hại có nguồn gốc trong ñất (nấm, vi khuẩn, tuyến trùng,v.v.). Việc ứng
dụng biện pháp sinh học phòng chống bệnh hại cây trồng ñây là hướng chiến lược,
giữ vai trò ñặc biệt quan trọng trong chiến lược phòng trừ tổng hợp bệnh hại cây
trong hiện tại và tương lai.
1.1. Danh lục vi khuẩn sử dụng
1. Bacillus subtilis
2. Bacillus mycoides
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

101


3. Pseudomonas spp. fluorescents
4. Pseudomonas cepacia
5. Pseudomonas stutzeri
6. Pimelobacter sp.
7. Agrobacterium radiobacter K84 (không gây bệnh)
và một số loài vi khuẩn ñối kháng khác ñã và ñang ñược sử dụng trong phòng trừ
bệnh hại cây trồng.
1.2. Vai trò của vi khuẩn ñối kháng
Các loài vi khuẩn ñối kháng (VKðK) ñều thuộc hệ vi sinh vật sống ở vùng rễ

cây trồng và sống hoại sinh trong ñất (Schlegel, 1981). Trên thế giới ñã có nhiều tác
giả nghiên cứu về hiệu lực của vi khuẩn ñối kháng với các tác nhân gây bệnh cây (do
vi khuẩn và nấm). Kết quả nghiên cứu cho thấy các loài vi khuẩn ñối kháng có thể
bảo vệ cây trồng, chống lại các vi sinh vật gây bệnh, ñồng thời tạo ñiều kiện cho cây
trồng sinh trưởng và phát triển tốt (Weller, 1988; Défago et Haas, 1990; Kloepper,
1993).
Cơ chế tác ñộng của vi khuẩn ñối kháng thể hiện :
- Vi khuẩn ñối kháng có khả năng cạnh tranh với nguyên tố dinh dưỡng sắt (Fe)
(Scher, 1986).
- Vi khuẩn ñối kháng có thể sản sinh ra cyanide, quy nạp (làm tăng) tính chống
chịu của cây, sản sinh ra chất kích thích sinh trưởng và có khả năng phân giải ñộc
tố do vi sinh vật gây bệnh tiết ra (Utsumi et al., 1988; Toyoda et al., 1988).
- Vi khuẩn ñối kháng có khả năng cạnh tranh, chiếm chỗ rất thuận lợi ở vùng rễ
của cây trồng (Bull et al., 1991; Lugtenberg et al., 1991; Parke, 1990; Schroth et
Hancock, 1982; Weller, 1988).
Vi khuẩn ñối kháng có khả năng phòng chống lại nhiều loài vi sinh vật gây
bệnh cây chủ yếu, ngoài ra nó có còn tầm quan trọng chống lại những vi sinh vật thứ
yếu hại cây, nghĩa là bản thân nó có khả năng chống lại những loài vi sinh vật gây
bệnh mà những vi sinh vật ñó thường làm giảm sự sinh trưởng phát triển của cây
trồng (Défago et Haas, 1990; Gamliel et Katan, 1993).
1.3. ðặc ñiểm ứng dụng
Nhân nuôi vi khuẩn và sản xuất chế phẩm vi khuẩn ñối kháng
* Nhân nuôi vi khuẩn
Các loài vi khuẩn ñối kháng thuần khiết ñược nhân nuôi trên môi trường nhân
tạo ñể tăng sinh khối. Có rất nhiều loại môi trường nhân tạo ñể nuôi cấy vi khuẩn ñối
kháng, trong ñó người ta thường dùng 2 loại môi trường thông dụng và chủ yếu sau :
Môi trường PSA (Pepton-saccaro-agar)
Pepton
10g
Saccarose

10g
Glutamat natri
1g
Agar
17-20g
Nước cất
1000 ml
pH
7,2
Môi trường chọn lọc King’s B
Glycerin
15,0 ml
1,5g
K2HPO4
1,5g
MgSO4.7H2O
Bacto peptone
20g
Agar
17g
Nước cất
1000 ml
pH
7,2
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

102


Vi khuẩn nuôi cấy trên môi trường nhân tạo, trong thời gian 24 – 48 giờ, ở

ñiều kiện nhiệt ñộ thích hợp 30 – 320C, vi khuẩn sẽ phát triển với tốc ñộ nhanh và tạo
ra một lượng sinh khối lớn vi khuẩn thuần khiết, mật ñộ có thể ñạt tới khoảng 109 tế
bào vi khuẩn (cfu) /ml dung dịch.
* Sản xuất và bảo quản chế phẩm vi khuẩn ñối kháng
Vi khuẩn sau khi nhân nuôi ñược sinh khối lớn (trên môi trường chọn lọc
King’s B, có thể trộn với bột tan (loại bột ñá có ñộ pH trung tính, pH = ± 7) theo một
tỷ lệ thích hợp, rồi hong khô tự nhiên hoặc phơi khô dưới ánh sáng tán xạ hoặc sấy ở
nhiệt ñộ thấp (30 – 350C) ñể tạo thành chế phẩm vi khuẩn ñối kháng có mật ñộ vi
khuẩn từ 106 – 107cfu/gam cơ chất. Sau ñó ñóng gói, bảo quản chế phẩm vi khuẩn
ñối kháng trong ñiều kiện khô thoáng, nhiệt ñộ thấp (15 – 200C) ñể sử dụng phòng
chống các tác nhân gây bệnh có nguồn gốc trong ñất (Soilborne pathogens).
Ứng dụng phòng trừ bệnh hại cây trồng
Việc sử dụng VKðK ñể phòng trừ bệnh hại cây trồng cần phải ñược tiến
hành xử lý sớm, kịp thời, chủ ñộng nhằm mang lại hiệu quả phòng chống cao. Các
loài VKðK thường ñược sử dụng phòng chống nhóm bệnh hại trong ñất do nấm, vi
khuẩn gây ra.
* Phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn (HXVK) (Ralstonia solanacearum
Smith) hại một số cây trồng cạn họ cà, họ ñậu (cà chua, khoai tây, lạc, thuốc lá, cây
cà, ớt,v.v.).
- Ứng dụng phòng trừ bệnh HXVK bằng cách ngâm hạt (củ) trong dịch chế
phẩm VKðK (mật ñộ : 106 -107 cfu/ ml nước dịch chế phẩm VKðK) trước khi gieo
trồng, thời gian xử lý tuỳ thuộc vào ñặc ñiểm của các loại hạt, củ giống. Ví dụ : ñối
với củ giống khoai tây, hạt cà chua, thuốc lá, cây cà, ớt,...thì tiến hành ngâm trong
thời gian 25 – 30 phút, sau ñó gieo và dùng dịch VKðK tưới ñều cho ñủ ẩm, nhằm
sử dụng triệt ñể lượng VKðK trên một ñơn vị diện tích. Riêng với hạt lạc giống thì
cách ngâm hạt vẫn tiến hành tương như trên nhưng thời gian xử lý ngắn hơn, thường
ngâm hạt trong dịch VKðK khoảng từ 10 – 15 phút, sau ñó ñem gieo trồng.
- Ứng dụng phòng trừ bệnh HXVK bằng cách ngâm rễ cây giống trước khi
trồng. Phương pháp này thường áp dụng ñối với các loại cây trồng cạn thuộc họ cà,
họ ñậu,...(cà chua, thuốc lá, cây cà, ớt, v.v...) có trải qua giai ñoạn vườn ươm nhưng

chưa kịp xử lý VKðK trước khi gieo.
Quá trình áp dụng biện pháp sử dụng VKðK phòng trừ bệnh héo xanh vi
khuẩn hại cà chua, khoai tây, lạc, thuốc lá,...ở một số vùng ñã cho hiệu quả phòng trừ
bệnh khá cao, tỷ lệ cây héo giảm rõ rệt so với ñối chứng hoặc so với các biện pháp
phòng trừ khác (canh tác, hóa học,v.v.).
* Phòng trừ nhóm bệnh hại vùng rễ hại nhiều loại cây trồng cạn khác nhau do
nấm, vi khuẩn gây ra (Rhizoctonia solani, Fusarium spp, Phomopsis sclerotiodes,
Macrophomina phaseolina, Erwinia carotovora, Agrobacterium tumefaciens, v.v.).
- Sử dụng một số loài VKðK ñể phòng trừ nhóm bệnh nấm hại vùng rễ các
loại cây trồng nông nghiệp phổ biến như bệnh lở cổ rễ, bệnh khô vằn, bệnh héo vàng,
bệnh thối ñen rễ,v.v...cây trồng (lúa, ngô, bông, ñậu ñỗ, bầu bí, dưa chuột, rau các
loại, hoa cẩm chướng, hoa cúc,v.v.).
- Sử dụng một số loài VKðK ñể phòng trừ một số bệnh vi khuẩn hại gây
bệnh thối ướt, thối lũn ở rễ, ở củ trên một số loại cây trồng như bệnh thối lũn cải bắp,
cải củ, bệnh thối ướt củ khoai tây, hành tây, bệnh u sưng rễ cây ăn quả, cây hoa, cây
cảnh, v.v...(cây rau họ chữ thập, khoai tây, hành tây, cà rốt, củ cải ñường, cây nho,
cây lê, cây hoa hồng,...).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

103


2. Nhóm nấm
2.1. Danh lục nấm sử dụng
1. Acremonium kiliense
2. Chaetomium globosum
3. Coniothyrium minitans
4. Fusarium oxysporum no pathogens (không gây bệnh)
5. Gliocladium virens

6. Paecilomyces lilacinus
7. Penecillium oxalicum
8. Penicillium rubrum
9. Trichoderma spp.
10. Verticillium chlamydosporium
và một số loài nấm ñối kháng khác cũng ñược sử dụng trong phòng trừ bệnh hại cây
trồng nông nghiệp.
2.2. Vai trò của nấm ñối kháng
Các loài nấm ñối kháng (NðK) ñược sử dụng trong phòng trừ bệnh hại cây
ñều là những loài có nguồn gốc trong ñất, ñó là các loài vi sinh vật sống hoại sinh
trong ñất, sống ở vùng rễ cây trồng, trong quá trình sống nó sản sinh ra chất kháng
sinh có tác dụng ức chế, kìm hãm cạnh tranh và tiêu diệt nấm gây bệnh (Soilborne
fungal diseases pathogens).
Khi nấm ñối kháng có mặt ở vùng rễ cây trồng (Rhizosphere) trước nấm gây
bệnh, bản thân nó sinh trưởng phát triển, sinh sản ñể tăng lên về mặt số lượng. Nó sẽ
chiếm chỗ trước khi nấm gây bệnh xâm nhiễm vào mô cây trồng. Cơ chế ký sinh, ñối
kháng của các loài nấm ñối kháng thể hiện :
- Hiện tượng “giao thoa sợi nấm” ở vùng tiếp xúc giữa nấm ñối kháng với
nấm gây bệnh xuất hiện sự quấn chặt của sợi nấm ñối kháng quanh sợi nấm gây
bệnh, sau ñó xảy ra hiện tượng thủy phân thành vách sợi nấm bệnh, nhờ ñó mà nấm
ñối kháng xâm nhập vào bên trong sợi nấm, phá vỡ tế bào sợi nấm và tiêu diệt nấm
gây bệnh.
- Cơ chế tác ñộng của các loài nấm ñối kháng dựa trên cơ sở các loài nấm ñối
kháng có khả năng sản sinh ra một số chất kháng sinh (thực chất là các ñộc tố do
nấm ñối kháng sản sinh ra nhưng không làm tổn hại ñến sự sinh trưởng phát triển của
cây trồng và không ảnh hưởng ñến hệ vi sinh vật ñối kháng ở trong ñất và ở vùng rễ
cây trồng) : Gliotoxin, Trichodermaviridin, Dermadin, Cyclosporin, Alamethicin,
v.v... Chất kháng sinh do nấm ñối kháng sản sinh ra có khả năng kìm hãm, ức chế
quá trình sự sinh trưởng của sợi nấm, ñến quá trình xâm nhiễm ký sinh của nấm gây
bệnh và có thể tiêu diệt nấm gây bệnh.

2.3.ðặc ñiểm ứng dụng
Nhân nuôi và sản xuất chế phẩm nấm ñối kháng
* Nhân nuôi nấm ñối kháng
Các loài nấm ñối kháng cần ñược nuôi cấy thuần trên môi trường nhân tạo :
môt trường thường dùng nuôi cấy là môi trường PGA, PDA.
- Môi trường PGA (Khoai tây – gluco – agar)
- Khoai tây : 200 gram (gọt vỏ sạch)
- Gluco : 20 gram
- Agar : 20 gram
- Nước cất : 1000ml
- Môi trường PDA (Khoai tây –Detrose – agar)
- Khoai tây : 200 gram (gọt vỏ sạch)
- Dextrose : 20 gram
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

104


- Agar : 20 gram
- Nước cất : 1000ml
Nuôi cấy nấm ñối kháng trên môi trường nhân tạo, phải ñảm bảo thuần
chủng, ñặt môi trường trong ñiều kiện nhiệt ñộ thích hợp 28 – 300C và vô trùng. Sau
5 – 7 ngày nuôi cấy, nắm có thể phát triển tốt và có thể dùng làm nguồn ñể nhân nuôi
tạo sinh khối trong môi trường tự nhiên.
* Nhân nuôi sản xuất chế phẩm nấm ñối kháng
- Môi trường tự nhiên ñể nhân nuôi nấm ñối kháng : người ta thường dùng môi
trường trấu cám (cám gạo, bột ngô,...). Môi trường nuôi cấy ñược khử trùng trong
ñiều kiện 1,5 atm, 1210C trong thời gian 40 – 45 phút.
- Dùng nấm ñối kháng ñã nuôi cấy thuần trên môi trường nhân tạo ñể làm nguồn
nuôi cấy trên môi trường tự nhiên. Có thể nuôi cấy trong khay tôn (nhựa) hoặc

trong túi ni lông. Sau ñó ñặt môi trường nuôi cấy trong ñiều kiện nhiệt ñộ thích
hợp 28 – 30oC. Với ñiều kiện nuôi cấy trên, sau 5 – 7 ngày nuôi cấy, nấm ñối
kháng sẽ phát triển tốt, cho lượng bào tử ñạt tối ña, mật ñộ có thể ñạt tới 1 – 2 x
109 bào tử/ gam cơ chất.
- Sản xuất chế phẩm nấm ñối kháng : Nấm ñược nhân nuôi tạo sinh khối trong môi
trường tự nhiên, ñem trộn với bột tan (bột ñá có ñộ pH = 7) với tỷ lệ thích hợp,
ñạt mật ñộ 10 6 – 107 bào tử/ gam cơ chất. Chế phẩm nấm ñối kháng ñược hong
khô trong ñiều kiện tự nhiên, nhiệt ñộ thích hợp khoảng 30 – 350 C. Tiến hành
ñóng gói và bảo quản chế phẩm nấm ñối kháng trong ñiều kiện khô, thoáng và
nhiệt ñộ trung bình thấp (20 – 250C).
Ứng dụng phòng trừ bệnh nấm hại cây trồng có nguồn gốc trong ñất
Nguyên lý sử dụng chế phẩm sinh học nấm ñối kháng phòng trừ bệnh nấm
hại vùng rễ cây trồng cạn (mật ñộ : 105 – 106 bào tử nấm/ ml dịch bào tử) là phải ñưa
vào vùng rễ sớm trước khi gieo trồng. Có thể sử dụng chế phẩm nấm ñối kháng ñể
phòng trừ các loại bệnh hại phổ biến như : bệnh lở cổ rễ, thối rễ, héo vàng, héo rũ
gốc mốc trắng, tiêm hạch, thối hạch, v.v...hại cây cà chua, khoai tây, thuốc lá, lạc,
bầu bí, dưa chuột, ñậu ñỗ, rau, hoa cây cảnh, lúa, ngô và nhiều loại cây trồng nông
nghiệp khác (do nấm Rhizoctonia solani, Pythium spp, Fusarium spp, Cercospora sp,
Sclerotium rolfsii,...gây ra).
Một số phương pháp xử lý ñược áp dụng như sau :
- Xử lý hạt giống (củ giống) bằng chế phẩm nấm ñối kháng trước khi gieo trồng :
- Ngâm hạt (củ giống) trong chế phẩm nấm ñối kháng với thời gian 25 – 30 phút
(hoặc nhúng rễ cây con (cà chua, thuốc lá, cây cà, ớt,...) trước khi trồng, sau ñó
ñem gieo trồng, dùng dịch nấm ñối kháng tưới vào hạt (củ) ñã gieo. ðây là
phương pháp sử dụng chế phẩm nấm ñối kháng ñể phòng trừ nhóm bệnh nấm hại
vùng rễ cây trồng cạn có hiệu quả cao nhất.
- Bón sớm vào ñất trước khi gieo trồng: bón chế phẩm nấm ñối kháng vào ñất với
liều lượng thích hợp, nấm ñối kháng sẽ có mặt ở vùng rễ sớm ñể nó có thể chiếm
chỗ, cạnh tranh, ký sinh và ức chế với nấm gây bệnh khi xâm nhiễm vào vùng rễ
cây trồng. Nấm ñối kháng có thể sản sinh ra chất kháng sinh, chất này có khả

năng kìm hãm sự phát triển của sợi nấm gây bệnh, sự nảy mầm của bào tử, hoặc
kìm hãm ức chế việc hình thành hạch nấm Rhizoctonia solani, Sclerotium
rolfsii,...
- Phun chế phẩm lên cây: phương pháp này ít ñược dùng trong việc sử dụng nấm
ñối kháng phòng trừ bệnh hại cây trồng. Tuy nhiên ñể phòng trừ bệnh khô vằn
hại lúa, ngô,...thì biện pháp phun chế phẩm lên cây thường mang lại hiệu quả
phòng trừ bệnh cao hơn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

105


Trong sản xuất nông nghiệp, người ta ñã sử dụng chế phẩm sinh học nấm ñối
kháng ñể phòng trừ nhóm bệnh nấm hại vùng rễ, bệnh khô vằn hại lúa, ngô,... Hiệu
quả phòng trừ bệnh có khi ñạt tới 80 – 90% trên diện tích hẹp. ðiều ñó cho thấy khả
năng và triển vọng của việc sử dụng chế phẩm sinh học nấm ñối kháng trong phòng
trừ nhóm bệnh nấm hại cây trồng có nguồn gốc trong ñất trong một tương lai gần.
Bảng 6.3. Danh lục các vi sinh vật ñối kháng ñược nghiên cứu sử dụng trên thế giới
a. Biện pháp sinh học phòng trừ bệnh hại cây lúa
Tác nhân vi sinh vật
Tên bệnh hại
Nguyên nhân gây bệnh
phòng trừ sinh học
Bệnh ñạo ôn
Pyricularia oryzae
Pseudomonas fluorescens
Pseudomonas aeruginosa
Bệnh tiêm lửa
Helminthosporium oryzae

Bacillus sp.; Bacillus subtilis
Bệnh bạc lá
Xanthomonas oryzae
Pseudomonas
fluorescens;
Pseudomonas aeruginosa; Bacillus
subtilis;
Bacillus
pumilis;
Pseudomonas glumae.
Bệnh tiêm hạch
Sclerotium oryzae
Pseudomonas
fluorescens;
Pseudomonas aeruginosa; Bacillus
subtilis; Bacillus pumilis.
Bệnh khô vằn
Rhizoctonia solani
Pseudomonas
fluorescens;
Pseudomonas aeruginosa; Bacillus
subtilis; Bacillus pumilis; P. putida;
Bacillus laterosporus; Trichoderma
spp.
Bệnh thối bẹ lá Sarocladium oryzae
Pseudomonas fluorescens; Bacillus
ñòng
subtilis; Pseudomonas aeruginosa.
b. Biện pháp sinh học phòng trừ bệnh hại cây bông
Tác nhân vi sinh vật

phòng trừ sinh học
Bệnh giác ban
Xanthomonas campestris pv. Pseudomonas
fluorescens
Malvacearum
CRb26
fluorescens;
Bệnh chết rạp Rhizoctonia spp., Pythium spp. Pseudomonas
Gliocladium virens; Bacillus
cây con (lở cổ rễ,
thối cổ rễ cây
cereus; Pseudomonas cepacia.
con)
Bệnh thối rễ
Macrophomina
phaseolina; Pseudomonas
aeruginosa;
Rhizoctonia solani; Fusarium Paecilomyces
lilacinus;
solani
Trichoderma
viride;
Trichoderma koningii.
Bệnh héo vàng Fusarium oxysporum f.sp. Pseudomonas
fluorescens;
cây bông
vasinfectum
Gliocladium
virens;
Trichoderma hamatum.

Tên bệnh hại

Nguyên nhân gây bệnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

106


c. Biện pháp sinh học phòng trừ bệnh hại cây thuốc lá
Tác nhân vi sinh vật phòng
trừ sinh học
Bệnh thối ñen rễ
Thielaviopsis basicola
P. fluorescens CHAO
Bệnh héo rũ gốc mốc Sclerotium rolfsii
Trichoderma harzianum;
trắng
Trichoderma hamatum và
T. aureoviridae.
Bệnh ñen thân
Phytophthora parasitica var. Trichoderma harzianum;
Aspergillus carbonarium;
nicotianae
Aspergillus
terreus;
Penecillium
steckii;
Bacillus cereus UW85 và
Pseudomonas putida.

Bệnh thối gốc
Pythium
ultimum;
P. Trichoderma harzianum;
aphanidermatum;
P. Bacillus cereus UW85.
meriotylum.
Bệnh lở cổ rễ
Rhizoctonia solani
Trichoderma
viride;
Trichoderma harzianum;
Verticillium biguttatum;
Bacillus cereus BA55.
Bệnh ñốm nâu
Alternaria alternata
Bacillus mycoides
Bệnh mốc xám
Botrytis cinerea
Trichoderma harzianum
T39
Bệnh héo xanh vi Ralstonia solanacearum
Pseudomonas fluorescens;
khuẩn
Bacillus subtilis.
Bệnh tuyến trùng nốt Meloidogyne incognita
Pasteuria
penetrans;
sưng
Paecilomyces lilacinus

Tên bệnh hại

Nguyên nhân gây bệnh

d/. Biện pháp sinh học phòng trừ bệnh hại cây lạc
Tên bệnh hại

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh ñốm nâu

Cercospora
arachidicola

Bệnh ñốm ñen

Cercospora personata

Bệnh gỉ sắt

Puccinia arachidis

Bệnh héo rũ gốc mốc Aspergillus niger
ñen

Tác nhân vi sinh vật phòng trừ
sinh học
Penecillium spp; Verticillium
lecanii; Fusarium spp; Bacillus
cereus var. mycoides (0x-3);

Pseudomonas cepacia (Pc 742).
Penecillium spp; Verticillium
lecanii; Fusarium spp; Bacillus
cereus var. mycoides (0x-3);
Pseudomonas cepacia (Pc 742).
Verticillium lecanii; Penecillium
islandicum;
Acremonium
obclavatum;
Trichoderma
harzianum và Bacillus subtilis
AF1.
Trichoderma viride; Trichoderma
harzianum;
Pseudomonas
fluorescens
FPC32;
FPO4;

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

107


Bệnh lở cổ rễ

Rhizoctonia solani

Bệnh thối hạch


Sclerotinia
sclerotiorum
Bệnh héo rũ gốc mốc Sclerotium rolfsii
trắng

Bacillus subtilis AF1.
Trichoderma spp; Gliocladium
catenulatum P. fluorescens 2-79;
Pseudomonas aeruginosa EP7 và
Bacillus subtilis AF1
Gliocladium virens; Trichoderma
harzianum
Trichoderma spp; Talaromyces
flavus; P. fluorescens 2-79;
Pseudomonas aeruginosa EP7;
Bacillus subtilis AF1.

e/ Biện pháp sinh học phòng trừ bệnh hại cây mía
Tên bệnh hại
Bệnh thối ñỏ mía

Bệnh thối ñọt mía
Bệnh héo cây mía
Bệnh thối rễ
Bệnh ñốm lá vi khuẩn

Tác nhân vi sinh vật phòng
trừ sinh học
Colletotricum falcatum
Aspergillus

spp;
Trichoderma
harzianum;
Chaetomium
globosum;
Acremonium
spp;
Pseudomonas
fluorescens
CHAO, Pf1, ARR1.
Ceratocystis paradoxa
Trichoderma
viride

Trichoderma harzianum.
Fusarium moniliforme và Trichoderma
spp

Cephalosporium sacchari
Pseudomonas fluorescens.
Pythium graminicolum
Trichoderma
viride;
Pseudomonas
fluorescens
CHAO và VPT14.
Xanthomonas albilineans
Pantoea dispersa
Nguyên nhân gây bệnh


f/ Biện pháp sinh học phòng trừ bệnh hại cây khoai tây
Tên bệnh hại

Nguyên nhân gây bệnh

Tác nhân vi sinh vật phòng
trừ sinh học
Bệnh thối ướt
Erwinia carotovora
Pseudomonas fluorescens
và Bacillus subtilis 107.
Bệnh héo xanh vi khuẩn
Ralstonia solanacearum
Pseudomonas fluorescens
và Bacillus polymyxa FU6.
Bệnh lở cổ rễ
Rhizoctonia solani
Trichoderma
spp;
Verticillium
biguttatum;
Gliocladium virens.
Bệnh thối khô củ
Fusarium sambucinum
Pseudomonas fluorescens;
Pantoea agglomerans và
Bacillus sp.
Bệnh héo Verticillium
Verticillium
dahliae; Talaromyces flavus và

Verticillium albo-atrum
Gliocladium roseum.
Bệnh tuyến trùng nốt Meloidogyne incognita
Arthobotrys
irregularis;
sưng
Paecilomyces
lilacinus;
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

108


Bacillus
penetrans;
Verticillium
chlamydosporium
g/ Biện pháp sinh học phòng trừ bệnh hại cây ñậu tương
Tác nhân vi sinh vật phòng
trừ sinh học
Bệnh tuyến trùng bào Heterodera
glycines Verticillium
lecanii;
nang
Ichinohe
Verticillium
chlamydosporium;
Pyrenochaeta
terrestris;
Gliocladium sp.

Bệnh thối hạch
Sclerotinia sclerotiorum
Trichoderma harzianum;
Trichoderma
spp;
Gliocladium
virens;
Coliothyrium
minitans;
Trichothecium roseum và
Erwinia herbicola.
Bệnh ñốm hạt và thân Diaporthe phaseolorum và Chaetomium globosum và
cây
Phomopsis longicolla
Trichoderma spp.
Tên bệnh hại

Nguyên nhân gây bệnh

h. Biện pháp sinh học phòng trừ bệnh hại cây cà chua
Tên bệnh hại

Nguyên nhân gây bệnh

Tác nhân vi sinh vật phòng
trừ sinh học
Bệnh thán thư
Colletotrichum spp
Trichoderrma
spp;

Trichoderma harzianum;
Bệnh ñốm vòng
Alternaria solani
Trichoderrma
spp;
Trichoderma harzianum;
Bệnh mốc xám
Botrytis cinerea
Aureobasidium pullulans và
Bacillus amyloliquefaciens
Bệnh ñốm ñen vi Xanthomonas campestris Pseudomonas
fluorescens
khuẩn
pv. vesicatoria
Pseudomonas chlororaphis
PCL1391;
Bệnh ñốm lá vi khuẩn Pseudomonas syringae pv. Trichoderma spp.
Tomato
Bệnh thối rỗng thân
Erwinia carotovora pv. Pseudomonas
fluorescens
carotovora
WCS365;
Pythium
oligandrum;
Trichoderma
spp; Pseudomonas cepacia
Bệnh thối cổ rễ
Fusarium oxysporum f.sp. Pseudomonas
fluorescens

radicis lycopersici
WCS365;
Pythium
oligandrum;
Trichoderma
spp; Pseudomonas cepacia
Bệnh héo vàng
Fusarium oxysporum f.sp. Trichoderma spp;
Bacillus
subtilis
RB14;
lycopersici
Bacillus cereus.
Bệnh lở cổ rễ
Rhizoctonia solani
Gliocladium virens
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

109


subtilis
RB14;
Bệnh thối rễ, thối thân Pythium
debaryanum; Bacillus
Pseudomonas
fluorescens
Pythium ultimum
Pseudomonas cepacia và
Trichoderma spp.

Bệnh héo rũ gốc mốc Sclerotium rolfsii
Trichoderma spp.
trắng
Bệnh héo xanh vi Ralstonia solanacerarum Pasteuria penetrans; Bacillus
khuẩn
Smith
subtilis;
Pseudomonas
fluorescens
Bệnh tuyến trùng nốt Meloidogyne incognita
Verticillium lecanii;
sưng
Arthobotrys dactyloides.
i/. Biện pháp sinh học phòng trừ bệnh hại quả cam quít sau thu hoạch
Tên bệnh hại

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thán thư

Colletotrichum gloeosporiodes

Bệnh mốc xám quả

Botrytis cinerea

Bệnh thối rám quả

Phytophthora spp.


Bệnh thối quả

Diplodia natalensis; Phomopsis
citri

Bệnh ñốm vòng

Alternaria citri

Bệnh mốc xanh

Penicillium digitatum

Bệnh mốc lục

Penicillium italicum

Tác nhân vi sinh vật phòng
trừ sinh học
Trichoderma
spp;
Debaryomyces
hansenii;
Pichia
guilliermondii;
Aureobasidium pullulans;
Myrothecium
rorodum;
Pseudomonas cepacia,...


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Chao, C.T et al, 1989. Biological control of Fusarium oxysporum f.sp.
cucumerium causing cucumber wilt by Gliocladium virens and Trichoderma
harzianum. Korean Journal of Plant Pathology 5: 239-249.
2. Chung, H.S., & Choi, K.S, 1991. Biological control of sesame damping off in the
field by coating seed with antagonistic Trichoderma viride. Seed science and
Technology 18: 451-460.
3. ðỗ Tấn Dũng, 1993. Khả năng và hạn chế của việc sử dụng chất ñối kháng trong
biện pháp sinh học phòng chống bệnh hại cây trồng, Tạp chí BVTV số 131.
4. ðỗ Tấn Dũng, 2005. Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia
solanacearum Smith) gây hại một số cây trồng vùng Hà Nội và phụ cận, 1998 –
2003. Hội thảo quốc gia Bệnh cây và sinh học phân tử – Bệnh hại cây có nguồn
gốc trong ñất, Lần thứ 4 - ðại học Cần Thơ, 29/10/2004, NXB Nông nghiệp
2005, tr. 49 – 56.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật……

110


×