Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

RÈN LUYỆN nề nếp THÓI QUEN BAN đầu CHO TRẺ 18 – 24 THÁNG TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.1 KB, 9 trang )

RÈN LUYỆN NỀ NẾP THÓI QUEN BAN ĐẦU
CHO TRẺ 18 – 24 THÁNG TUỔI.
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài:
Năm nào cũng vậy cứ vào đầu năm học mới là trường chúng tôi lại đón nhận
những cháu mới, thời gian đó cũng là lúc trường tôi phải đối đầu với thực trạng:
Không ít bé bị sốt, ho, nôn trớ, khóc liên tục, nhiều bé sút cân, cứ nghe đến hai chữ
“đi học” là bé lại lo lắng bứt rứt, khóc thét lên. Một số cha mẹ không có kinh nghiệm
đã chọn biện pháp tiêu cực là cho bé nghỉ học, có phụ huynh đe dọa, buộc bé phải
đến trường. Thế là, có bé mới vào học được vài ngày cha mẹ thấy bé khóc quá, “xót
con” nên cho nghỉ; Có bé cứ đi học được 1 ngày lại nghỉ hai ba ngày do bị sốt, thậm
chí có bé phải nằm viện cả tuần lễ, phụ huynh lại đến xin rút hồ sơ; Có bé chưa quen
với chế độ dinh dưỡng của trường nên bị tiêu chảy, lại cũng xin nghỉ học … Từ đó
dẫn đến tình trạng sĩ số cháu không ổn định, tăng giảm liên tục và để đảm bảo sĩ số
cháu theo kế hoạch đề ra nhà trường phải nhận thêm bé khác vào để bổ sung vào chỗ
trống của những bé đã nghỉ. Vậy là bé này vừa quen cô, quen bạn hết khóc thì có bé
mới vào lại khóc tiếp.
Do đó, nề nếp lớp chậm ổn định và trong thời gian này giáo viên rất vất vả các cô ăn
không ngon, ngủ cũng chẳng yên. Cá biệt, có khi suốt cả tuần lễ, cả trường không
ngủ được vì trưa nào cũng có bé khóc. Không chỉ có thế, phụ huynh cũng không an
tâm khi gửi con đến trường, cứ “thập thò” ở cửa lớp để “rình” xem con mình hết khóc
chưa? Có ăn được không? Có ngủ ngon không? ...
Trẻ nhà trẻ đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 18 – 24 tháng, trẻ còn đang rất bé, dễ bị tổn
thương về tâm lý vì ở độ tuổi này do đặc điểm sinh lý trẻ phát triển mạnh, là một giáo
viên mầm non được phân công phụ trách trẻ nhà trẻ, tôi thấy việc giáo dục đưa các
cháu vào nề nếp để tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu trong suốt quá trình cháu học ở nhà trẻ. Vì trẻ chưa tách rời khỏi bố
mẹ, gia đình...nên khi mới nhập trường trẻ thường có thái độ sợ hãi, mọi thứ đều lạ
lẫm, tránh né bạn, không chấp nhận sự giúp đỡ của các cô giáo, thậm chí còn la khóc,
không ăn không ngủ, hoặc không tham gia mọi hoạt động ... có thể trẻ dường như
không hòa nhập vào tập thể.


Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những
ngày đầu, những ngày mà trẻ không muốn rời xa mẹ để đến với cô giáo và các bạn.
Theo tôi nghĩ đây khồng phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các đồng
nghiệp nói chung.
Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 18 – 24
tháng tuổi” để làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm.
2. Mục đích của đề tài.
Giai đoạn này của trẻ chính là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát
triển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hòa quện vào nhau, ảnh hưởng lẫn
1


nhau, không tách bạch rõ nét. Trẻ hoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với các tác động
bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt, trẻ rất dễ bị tổn
thương về tâm lý. Bởi thế muốn rèn nề nếp thói quen ngay từ đầu cho trẻ, ngay từ
những ngày trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh
phúc, thấy mình được chấp nhận, được an toàn, được yêu mến và là thành viên trong
cộng đồng mà trẻ đang hòa nhập. Quan hệ của cô với trẻ giàu cảm xúc thân thiết, yêu
thương như quan hệ mẹ con. Vậy hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non
đòi hỏi phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời, phải có sự sáng tạo để phát hiện và đáp
ứng những nhu cầu phát triển của trẻ.
Hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non có định hướng, có mục đích
để giáo dục, phát triển trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn thay đổi, phù hợp
với nhu cầu phát triển của trẻ. có cảm tình, có hứng thú. Vì thế nghệ thuật chủ yếu
của cô thể hiện ở chỗ biết hòa nhập vào thế giới của trẻ, biết quên mình là người lớn
để thực sự là người bạn của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí
cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ, như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn của cô một cách
thoải mái vui vẻ. Từ đó giúp trẻ có những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ đầy đủ điều
kiện về thể lực, kiến thức, đồng thời hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ,
tạo tiền đề cho trẻ vững vàng và tự tin hơn.

Vì vậy chỉ có đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ thì mới tạo ra được môi trường
hoạt động tốt và tạo ra những cơ hội tốt cho trẻ phát huy khả năng chủ động, sáng tạo
một cách triệt để. Trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng đặc biệt là trẻ 18 –
24 tháng tuổi, nếu cô tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức,
thông qua mọi hoạt động hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi.... thì việc rèn nề nếp, thói
quen cho trẻ đạt kết quả cao hơn nhằm tìm ra được biện pháp tốt nhất giúp trẻ có
được nề nếp, thói quen ban đầu và giúp cho tôi và đồng nghiệp có được những giải
pháp để dạy trẻ đật hiệu quả cao.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
1.1. Cơ sở lý luận.
Để thực hiện được những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề nếp thói quen
ban đầu cho trẻ mầm non phải được chú trọng thường xuyên liên tục và không ngừng
được đổi mới. Đặc biệt việc giáo dục nề nếp thói quen ban đầu đối với trẻ ở độ tuổi
18 – 24 tháng, nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước kia đã thực hiện thì sẽ
không đưa lại hiệu quả cao, không phát huy được tính chủ động tích cực và khả năng
sáng tạo của trẻ, đồng thời kết quả về mặt trí tuệ của trẻ sẽ thấp, trẻ sẽ phát triển một
cách thụ động.
1.2. Thực trạng.
- Trường mầm non Quảng Đức luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo
sâu sát cùng với sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường, luôn tạo mọi
2


điều kiện giúp đỡ về mọi mặt, bên cạnh đó là đội ngũ giáo viên có trình độ, có nhiều
kinh nghiệm trong việc chăm sóc – giáo dục các cháu.
- Lớp được phân công 2 cô phụ trách 28 cháu, các cô đều có trình đọ chuyên
môn, có năng lực và có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ ở độ
tuổi nhà trẻ.
- Cơ sở vật chất của lớp để phục vụ cho mọi hoạt động cần thiết của trẻ tương

đối đầy đủ.
- Lớp có 50% số phụ huynh đã có con gửi ở trường nên đã phần nào nắm bắt
được tình hình của nhà trường.
Ngoài những thuận lợi nói trên trong quá trình thực hiện bản thân tôi gặp
không ít khó khăn nhất định:
- Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi đang ở giai đoạn phát triển lời nói, do đó
khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn, hơn nữa trẻ đang sống
trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ nuông chiều muốn gì được nấy. Là
lớp nhỏ nhất trường lại là lớp ghép của hai độ tuổi nhà trẻ, có hơn 30% là trẻ đã từng
đi học còn lại là những trẻ hoàn toàn mới do đó trẻ chưa quen nề nếp, thói quen trong
sinh hoạt, trẻ đang còn rụt rè và nhút nhát. Đặc biệt ở nhà trẻ gần như tháng nào cũng
có cháu mới, cháu mới đi quấy khóc kéo theo những cháu cũ cũng khóc theo dẫn đến
rất khó rèn nề nếp của trẻ.
- Lớp còn 50% phụ huynh chưa từng có con gửi ở trường nên cha mẹ học sinh
chưa quen nội quy, nề nếp của trường, của lớp.
Qua khảo sát ban đầu trên trẻ cho thấy:
NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG

TỶ LỆ
%
35%
27%
98%
20%
35%
20%

- Trẻ thích và đi học chuyên cần.
- Trẻ tự giác và có thói quen chào hỏi.
- Trẻ mang quà đến lớp.

- Biết tự xúc ăn và ăn uống sạch sẽ.
- Trẻ ngủ đúng giờ đủ giấc, biết lấy và cất gối giúp cô.
- Tham gia chơi nhiệt tình, có nề nếp trong vui chơi, biết cất đồ chơi đúng
nơi quy định.
- Trẻ hứng thú có nề nếp trong học tập.
20%
- Trẻ có thói quen vệ sinh sạch sẽ, biết tự đi vệ sinh.
25%
Để đi vào nề nếp thói quen cho trẻ từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên,
dựa trên cơ sở thực tế bản thân tôi đã đè ra một số biện pháp:
2. Các giải pháp thực hiện:
2.1. Nghiên cứu tham khảo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và
khả năng nắm bắt về việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 18 – 24
tháng tuổi.
Muốn đưa chất lượng về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ đạt hiệu quả
cao. Xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm sinh lý của trẻ tôi đã đi sâu
3


nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo... những tài liệu có nội dung về đề tài, học hỏi kinh
nghiệm của đồng nghiệp, của bản thân, nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan
trọng của vấn đề, nắm vững tình hình cụ thể của lớp. Xác định rõ những khó khăn và
điều kiện thuận lợi của nhà trường, của lớp, của bản thân. Từ đó tìm ra những biện
pháp thực hiện hữu hiệu nhất.
2.2. Phân nhóm trẻ theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ có biện pháp thích
hợp.
- Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ là vấn đề trọng
tâm . Ngoài ra tiến hành tổ chức để các cháu đi vào nề nếp thói quyên mọi lúc mọi
nơi . Vì vậy mọi hoạt động trong ngày của trẻ tôi đêì phải nghiên cứu lập ra chương
trình kế hoạch bồi dưỡng theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu một

cách hợp lý
+ Tốp trẻ nhút nhát ngồi cạnh tốp trẻ nhanh nhẹn mạnh dạn
+ Tốp trẻ khá ngồi cạnh tốp trẻ trung bình
+ Tốp trẻ hiếu động cá biệt hay nói chuyện ngòi cạnh tốp trẻ ngoan, ngồi cạnh
cô giáo để dễ quan sát và tiện điều hành trẻ tốt hơn
Cô động viên khích lệ sự tiến bộ với những trẻ hiếu động , cá biệt khi thấy trẻ
ngoan hơn. Đặc biệt tôi thường xuyên uốn nắn và tập cho trẻ cách đi, đứng, xưng hô,
cách trả lời cô khi cần thiết... bằng những hình thức trên tôi đã dần ổn định đưa trẻ
vào nề nếp thói quen trong mọi hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi. Đồng thời làm nảy sinh
sự say mê hứng thú trong việc rèn luyện về nề nếp thói quen cho trẻ đạt kết quả cao
hơn.
2.3. Tăng cường làm và sưu tầm nhiều đồ chơi đẹp và sáng tạo.
Trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng, trong độ tuổi này trẻ được hoạt
động dưới nhiều hình thức học mà chơi, chơi mà học, học ở mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy
muốn đưa chất lượng của việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ tốt hơn. Bản thân
tôi đã không ngừng cho việc sưu tầm, làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi sao cho đẹp,
sáng tạo,hấp dẫn, nhưng phải đảm bảo an toàn, sử dụng hợp lý và phù hợp với nội
dung với độ tuổi của trẻ để thu hút trẻ vào mọi hoạt động một cahcs thoải mái và tự
tin hơn.
Ví dụ: cháu mới đi học đang còn khóc vì nhớ bố mẹ, ông bà... tôi có thể bế
cháu lại gần bức tranh vẽ cảnh cô cùng các bạn xếp hình, để trẻ tập trung vào bức
tranh mà quên đi nổi nhớ nhà bằng cách tôi có thể đàm thoại với trẻ, chỉ vào hình ảnh
và hỏi trẻ: Tranh vẽ ai đây? còn ai đây nữa? cô giáo và cá bạn đang làm gì?...mai cô
cháu mình cùng xếp nhà giống như bạn nhé.
Từ việc chú trọng đến đồ dùng , đồ chơi trang bị cho trẻ hoạt động trong ngày
giúp trẻ hứng thú hơn , tăng phần tích hợp , tạo cho trẻ có giờ hoạt động tự tin và sing
động hơn , đó là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng hoạt động của
trẻ đạt kết quả cao hơn
2.4 Nêu gương tốt thông qua các hoạt động trong ngày
4



Trẻ 18- 24 tháng tuổi với đặc điểm tâm sinnh lý phát triển mạnh , trẻ còn bé
hay tò mò bắt chước , tôi luôn tôn trọng trẻ và hết sức công bằng , sử dụng khen chê
đúng mức . Khen và chê có tác dụng mạnh đến hành vi vâng lời của trẻ , nhưng
không nên khen quá đáng và chê trách chung chung, nên tôi thường khen những
gương tốt để trẻ bắt chước
Ví dụ : Cô khen những trẻ đi học ngoan , đúng giờ , mặc quần áo , đầu tóc gọn
gàng sạch đẹp . Biết chào cô khi đến lớp , thông qua các bài hát , bài thơ câu chuyện
mọi lúc mọi nơi , cũng giúp trẻ có thói quyen nề nếp hơn hoặc cô không nên chê trẻ
trước tập thể lớp mà nên gần gũi để góp ý nhỏ với trẻ về một số nề nếp chưa tốt hay
trong lớp còn một và cháu hay nhõng nhẽo không nge lời cô do sự nuông chiều của
ông bà bố mẹ... tôi dựa vào lúc có điều kiện , trong gìơ hoạt động nào đó mà trẻ có
thể học tập bắt chước . Tôi đã tận dụng cơ hội đó để thay đổi trẻ bằng mọi hình thức
. Từ sự giúp đỡ của cô giáo mà tính nhõng nhẽo của trẻ mất dần . Do được cô tạo
điều kiện giúp đỡ kết hợp rèn luyện mà trẻ đã thực sự hòa nhập vào nề nếp khuôn
khổ của cả lớp một cách thoải mái , dễ dàng và tự tin
2.5 Rèn luyện thói quen thường xuyên trong mọi hoạt động, mọi lúc mọi nơi.
Hàng ngày các cháu đến lớp với các nội dung hoạt động : giờ ăn , giờ ngủ, vệ
sinh học tập, vui chơi, giờ đón, giờ trả... mọi sinh hoạt đều là những hình thức để trẻ
được rèn luyện. Đối với độ tuổi này để đưa các cháu vào nề nếp, thói quen đâu phải
là chuyện dễ và đơn giản. Thực tế cháu còn rất bé chưa có ý thức như các anh chị lớn,
điều này cũng là một thử thách cho cô giáo. Muốn tạo cho trẻ có được thói quen
thường xuyên, phải luôn nhẹ nhàng, gần gủi và tình cảm với trẻ để uốn nắn hoặc
thông qua bài hát, bài thơ, câu chuyện.... trò chơi có nọi dung nói về nề nếp thói quen
tôi cũng có thể sử dụng để trẻ có phần nào liên hệ với bản thân và ngoan hơn, biết
vâng lời cô giáo. Nhờ sự tạo điều kiện và giúp đỡ của cô, trẻ được uốn nắn kịp thời
thường xuyên, liên tục, do đó việc rèn luyện nề nếp thói quen của trẻ trong mọi hoạt
động, mọi lúc, mọi nơi mang lại hiệu quả cao hơn, các cháu ngoan và nề nếp hơn.
2.6. Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, phối kết hợp với

gia đình về kiến thức khoa học.
Ngoài góc trao đổi với phụ huynh hàng tháng, góc lễ giáo... cô giáo còn có
trách nhiệm trực tiếp trao đổi với phụ huynh bằng nhiều hình thức:
+ Qua giờ đón trả trẻ.
+ Trong các các cuộc họp phụ huynh.
Với trách nhiệm của cô giáo mầm non, người mẹ thứ hai của trẻ, tôi thường
xuyên theo dõi và nắm tình hình mọi tính cách của trẻ ở mọi hoạt động trong ngày
tìm nguyên nhân để có biện pháp thích hợp kịp thời uốn nắn trẻ. Đồng thời trao đổi
với cha mẹ trẻ để bồi dưỡng thêm cho trẻ khi ở nhà. Giúp việc rèn luyện nề nếp thói
quen của trẻ theo khoa học và đi đến thống nhất trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ.
2.7. Rèn luyện bằng tình cảm của cô đối với trẻ.
Trẻ ở độ tuổi 18 – 24 tháng chưa rời khỏi bàn tay ấp ủ yêu thương của người
mẹ... vì thế các cháu mang đến trương, đến lớp một tâm trạng vừa bỡ ngỡ, lạ lẫm, vừa
5


lưu luyến gia đình, thậm chí có cháu còn sợ hãi khóc lóc.... vì tuổi này trẻ còn rất bé,
sống nhiều về tình cảm nên rất cần sự âu yếm, nhẹ nhàng của cô nhất là những ngày
đầu trẻ mới nhập lớp, cô phải làm sao để trẻ có thể cảm nhận được nguồn hạnh phúc,
được an toàn, được quan tâm và được yêu mến có thể coi là một thành viên trong
cộng đồng mà trẻ đang hòa nhập. Tình cảm của cô đối với trẻ giàu cảm xúc thân thiết,
yêu thương như quan hệ mẹ con. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không
khí cởi mở quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Khi trẻ có cảm
tình, có hứng thú cô có thể sử dụng nghệ thuật của mình để thu hút lôi cuốn trẻ vào
các hoạt động một cách dễ dàng.
Ví dụ: Khi đón trẻ vào lớp, những ngày đầu trẻ còn bỡ ngỡ thậm chí khóc nhè,
cô có thể bế trẻ âu yếm rồi đến gần các góc chơi hay tranh ảnh vẽ cảnh các bạn đang
chơi hoặc đang ngồi ăn cơm ở lớp...để trẻ quên đi nổi nhớ nhà... Thông qua nội dung
với lời dẫn nhẹ nhàng tình cảm cô đã gây cho trẻ lòng ham muốn đến lớp được múa
hát hay được vui chơi... của trẻ ngày một chuyên cần hơn, ngoan hơn.

Qua quá trình cô giúp trẻ đến nay trẻ đã thực sự yêu mến cô giáo và các bạn,
yêu trường, mến lớp, tình cảm thân mật giữa cô và các bạn ngày càng gắn bó gần gủi
hơn. Từ đó dã mất dần tình trạng đến lớp ngồi một mình khóc dễ gây nhớ gia đình
của trẻ.
PHẦN THỨ BA : KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1. Kết quả
Từ khi áp dụng các biện pháp trên đến nay tôi đã thu được một số kết quả đáng kể
như sau:
Các cháu đã thực sự hứng thú thích đi học yêu mến cô giáo và các bạn, có nề
nếp, tham gia nhiệt tình trong mọi hoạt động, trẻ có tác phong mạnh dạn và tự tin hơn
cụ thể:
NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG

TỶ LỆ
%
90%
97%
5%
98%
96%
98%

- Trẻ thích và đi học chuyên cần.
- Trẻ tự giác và có thói quen chào hỏi.
- Trẻ mang quà đến lớp.
- Biết tự xúc ăn và ăn uống sạch sẽ.
- Trẻ ngủ đúng giờ đủ giấc, biết lấy và cất gối giúp cô.
- Tham gia chơi nhiệt tình, có nề nếp trong vui chơi, biết cất đồ chơi đúng
nơi quy định.
- Trẻ hứng thú có nề nếp trong học tập.

96%
- Trẻ có thói quen vệ sinh sạch sẽ, biết tự đi vệ sinh.
97%
Từ những thực tế áp dụng các biện pháp đã thực hiện thường xuyên trên trẻ với
kết quả đã đạt được. Tôi thấy các cháu ở lớp hàng ngày đã có những thói quen về nề
nếp rất nổi bật. Các cháu đã có được những yêu cầu rèn luyện theo quy định của
6


chương trình, các cháu đã thực sự mạnh dạn, tự tin, có tinh thần đoàn kết, thân ái
cùng các bạn, thích đi học và nề nếp thói quen trong mọi hoạt động.
Muốn đạt được kết quả trong việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ bằng
những việc làm hàng ngày trong mọi hoạt động, ở mọi lúc, mọi nơi, cô giáo phải luôn
luôn học hỏi nâng cao trình độ, hiểu biết. Thông qua các hoạt động, dưới nhiều hình
thức để cung cấp, giúp trẻ tiếp thu được những thói quen, nề nếp cần thiết và phù
hợp. Việc hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên về giáo dục nhân cách và phát
triển toàn diện là nhiệm vụ hết sức khó khăn luôn được đặt lên hàng đầu. Vì thế
chúng ta phải biết kết hợp tốt và chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc và
nuôi dạy trẻ theo kiến thức khoa học. Có thể nói rằng những điều mà trẻ bắt đầu được
tiếp nhận ở độ tuổi này đều có ảnh hưởng lâu dài đến việc hình thành toàn bộ nhận
cách của trẻ sau này. Là một giáo viên mấm non cần phải nhận thức sâu sắc tầm quan
trọng và vai trò trách nhiệm với cái tên Người mẹ hiền thứ hai của trẻ. Thật sự yêu
mến trẻ, nhiệt tình và say mê với công việc, có tấm lòng yêu thương trẻ thực sự.
Trên đây là kết quả đạt được của trẻ về việc rèn luyện nề nếp thói quen
ban đầu cho trẻ, bằng sự nhiệt tình, sáng tạo, linh hoạt của cô giáo, cùng với mong
muốn được yêu thương gần gủi, tình cảm của trẻ và áp dụng những biện pháp tích
cực nhất để hướng trẻ vào nề nếp, thói quen ở lớp học, giúp trẻ thích đến lớp và yêu
quý cô giáo, yêu mến bạn bè.
2. Bài học kinh nghiệm.
- Xây dựng tốt mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của việc rèn luyện nề nếp,

thói quen ban đầu cho trẻ.
- Làm đồ dùng kết hợp tham mưu bổ sung ý kiến nâng cao cơ sở vật chất phục
vụ cho hoạt động của trẻ.
- Lên kế hoạch tìm kiếm nguyên vật liệu, phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi,
tuyên truyền giáo dục kết hợp giữa gia đình và nhà trường.
- Đưa việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ vào tất cả các hoạt động trong ngày,
nhằm giúp trẻ có nề nếp tốt.
- Để trẻ có thói quen nề nếp tốt thì cô giáo trước hết phải thực sự là người bạn
lớn của trẻ, luôn bên cạnh trẻ để kịp thời lắng nghe ý kiến, giải thích cho trẻ, gợi mở
cho trẻ khi còn lúng túng.
- Quá trình rèn luyện cho trẻ cô phải quan tâm đến khả năng và tính cách từng
trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp.
- Tham gia đầy đủ các buổi thao giảng của ngành của trường tổ chức.
- Ngoài chuyên môn vững vàng cô còn phải thực sự hoà nhập vào thế giới của
trẻ thơ. Cô là người hiểu tâm lý của trẻ, biết được ý định thực hiện của trẻ, cô nhẹ
nhàng, tình cảm dẫn dắt trẻ tìm hiểu và cùng thể hiện, đến với trẻ bằng những tình
cảm thân thương, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, thoải mái và đạt được hiệu quả cao
trong mọi hoạt động.

7


- Phải tuyên truyền sâu rộng đến từng phụ huynh, giúp phụ huynh hiểu được
tâm sinh lý trẻ khi bắt đầu đi học cũng như ý nghĩa của việc đưa bé đến trường mầm
non nhằm giúp phụ huynh an tâm và có biện pháp phối hợp tốt với nhà trường.
- Phải có sự thống nhất trong chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các bộ
phận trong nhà trường về yêu cầu, nội dung cũng như biện pháp thực hiện.
3. Kết luận.
Toàn bộ bài sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi xoay quanh nội dung là làm
sao cho trẻ có được nề nếp thói quen ban đầu cho tốt. Tôi đã đầu tư nghiên cứu ngay

từ lớp học của mình về tình cảm của trẻ, trí tuệ của trẻ và khả năng hoạt động của trẻ.
Nghiên cứu những nội dung của quá trình hoạt động tôi thấy rằng tất cả những gì áp
dụng với trẻ đều phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. Phương pháp tôi sử dụng chính là
trò chuyện tạo sự gần gủi, thân mật với trẻ. Toàn bộ kinh nghiệm trên đã áp dụng với
các cháu tại lớp tôi. Kết quả đạt được rất cao.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình học tập và công tác
của bản thân tôi. Tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp mong được sự
đóng góp của các đồng chí trong Ban giám hiệu và các bạn. Để từ đó bản thân tôi rút
ra được các kinh nghiệm sâu sắc hơn khi thực hiện việc rèn luyện nề nếp, thói quen
ban đầu cho trẻ.
4. Ý kiến đề xuất.
- Trong tình hình thực tế ở trường Mầm non nông thôn như trường chúng tôi
hiện nay, cơ sở vật chất đã có nhưng chưa đảm bảo yêu cầu để trẻ được hoạt động và
vui chơi theo đúng nghĩa của nó, đề nghị các cấp có thẩm quyền cần quan tâm hơn
nữa, hỗ trợ kinh phí hoạt động, mua sắm đồ dùng, đồ chơi trong ngoài lớp để các
cháu đủ điều kiện tham gia tốt vào hoạt động học tập và vui chơi.
- Tùy theo tình hình thực tế của từng trường, BGH có thể bố trí một khu vực
riêng và trang bị nhiều đồ chơi sao cho thật gần gũi, thật hấp dẫn và thu hút bé để
phụ huynh đưa bé đến làm quen với trường, lớp.
Quảng Đức ngày 16 tháng 4 năm 2012
Người thực hiện

Đỗ Huyền Trang

8


9




×